Báo cáo công tác chủ nhiệm - Lớp một

Báo cáo công tác chủ nhiệm - Lớp một

Kính gửi : BGH Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

 Cô .Trưởng đoàn thực tập SP Đồng Nai.

Kính thưa quý thầy cô phụ trách đoàn thực tập cùng toàn thể các em giáo sinh thân mến!

Tôi xin báo cáo tình hình công tác chủ nhiệm của lớp trong thời gian qua.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

Trước kia khi tiếp nhận lớp do mình chủ nhiệm, bản thân tôi thấy lo lắng không biết phải làm sao, làm cách nào để giảng dạy tốt cho các em. Bởi vì các em ở lớp Mẫu giáo chuyển sang lớp 1 chưa quen với nề nếp học tập của bậc tiểu học. Là một GV tiểu học đã có hơn 10 năm thực hiên giảng dạy trên lớp, bản thân tôi đã rút ra một số ý kiến về công tác chủ nhiệm như sau.

 

doc 2 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo công tác chủ nhiệm - Lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ab
BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM - LỚP MỌÂT5
NĂM HỌC : 2007 – 2008
Kính gửi : BGH Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
	Cô ............................................................Trưởng đoàn thực tập SP Đồng Nai.
Kính thưa quý thầy cô phụ trách đoàn thực tập cùng toàn thể các em giáo sinh thân mến!
Tôi xin báo cáo tình hình công tác chủ nhiệm của lớp trong thời gian qua.
ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trước kia khi tiếp nhận lớp do mình chủ nhiệm, bản thân tôi thấy lo lắng không biết phải làm sao, làm cách nào để giảng dạy tốt cho các em. Bởi vì các em ở lớp Mẫu giáo chuyển sang lớp 1 chưa quen với nề nếp học tập của bậc tiểu học. Là một GV tiểu học đã có hơn 10 năm thực hiên giảng dạy trên lớp, bản thân tôi đã rút ra một số ý kiến về công tác chủ nhiệm như sau.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN :
Muốn chủ nhiệm tốt một lớp học, việc trước tiên là điều tra cơ bản về tình hình học sinh của lớp qua các công việc :
Nghiên cứu lý lịch HS để nắm được hoàn cảnh của các em.
Gần gũi, tiếp xúc nhiều với các em để trao đổi, tìm hiểu về tinh thần tập thể của các em.
Trao đổi với phụ huynh HS để có thêm thông tin về hành vi đạo đức của các em ngoài giờ lên lớp.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Sau khi điều tra cơ bản, GVCN cần phân loại đối tượng thành từng nhóm. Mỗi nhóm áp dụng mỗi biện pháp khác nhau cho phù hợp :
Nhóm 1 : Gồm những HS ngoan, lễ phép và năng động, có tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc. GVCN chỉ động viên, khích lệ cho các em phát huy hơn tính chủ động của mình. Nhắc các em nên gần gũi, thân ái với các bạn còn tính nhút nhát, thụ động.
Nhóm 2 : Gồm những HS thụ động, không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp. Ở nhóm này GVCN quan sát HS qua các hoạt động : học tập, vui chơi và nhất là những hành vi của các em qua giao tiếp với bạn bè. Tạo sự gần gũi, thân mật để các em mạnh dạn hơn. Giáo viên cần động viên và tuyên dương các em kịp thời, đúng lúc mỗi khi các em có tiến bộ.
Nhóm 3 : Gồm những HS có biểu hiện yếu kém trong học tập và có những hành vi đạo đức cần phải quan tâm. Đối với nhóm này phải lưu ý đặc biệt hơn. GVCN cần có tính kiên nhẫn để thuyết phục các em từ bỏ những cử chỉ hoặc những biểu hiện chưa tốt. Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh các em để hổ trợ tinh thần và giúp đỡ kịp thời. Từ đó tạo được niềm tin giúp các em dễ dàng sửa đổi những thiếu sót của mình.
Bên cạnh những việc cần làm của GVCN, cần có sự hổ trợ của Ban cán sự lớp. GVCN giao nhiệm vụ cho những thành viên này theo dõi, để nắm bắt hoạt động, hành vi của từng học sinh.
Liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp kịp thời và sử lý những sự cố về hành vi đạo đức (của các em) bất ngờ xảy ra.
Thông qua các bài học, tiết học, GVCN cũng cần tạo điều kiện để hình thành trong các em những ý thức, những hành vi đạo đức tốt cho các em. Rèn cho học sinh ý thức được những hành vi đạo đức tốt của mình, giúp các em biết cách ứng xử trong quan hệ bạn bè, thầy cô, cha mẹ, xã hội ...
KẾT QUẢ :
Thực hiện với các nêu trên với sự phới hợp nhịp nhàng và duy trì thường xuyên thì kết quả giáo dục hạnh kiểm học sinh sẽ rấùt khả quan: 100%học sinh thực hiện đủ 4 mục của học sinh tiểu học không còn có hạnh kiểm cần cố gắng. Từ đó ý thức học tập của các em lớn dần, cácem chú ý đến việc học hơn.
Tóm lại : Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệmhơn ai hết mỗi GV chúng ta cần trau dồi cho mình những năng lực, tính cách, tác phong sư phạm tốt, kiên trì nhẫn nại chăm lo cho tập thể lớp, xây dựng cho lớp mình thành một tập thể lớp đoàn kết, thân ái theo đúng phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. 
Giáo viên chủ nhiệm
Lê Thị Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO CONG TAC CHU NHIEM.doc