Báo cáo Giúp đỡ học sinh yếu kém về tiếng việt lớp 1

Báo cáo Giúp đỡ học sinh yếu kém về tiếng việt lớp 1

 - Sau khi rời trường mầm non – Trẻ 6 tuổi bước vào lớp 1, trẻ chuyển từ hoạt động chính là vui chơi sang hoạt động chính là học nên bước đầu trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật là khó khăn.

 Trẻ phải biết nói lên những yêu cầu cần thiết của một bài học, nhìn vào âm, vần, tiếng. các em nhận diện và đọc đúng âm, vần, tiếng. đó. Với những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi học sinh lớp 1 phải nắm bắt được kiến thức đọc, viết một cách vững vàng để biến nhũng kiến thức đó thành kỹ năng kỹ xảo.

 - Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy việc giúp đỡ học sinh lớp 1 đọc thông viết thạo đã khó, lại càng khó hơn khi giúp đỡ những em yếu kém đọc, viết tốt.

 - Mặt khác học sinh lớp 1 khả năng tập trung chú ý chưa cao. Tư duy phát triển chậm.

 

doc 3 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1587Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Giúp đỡ học sinh yếu kém về tiếng việt lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ TIẾNG VIỆT LỚP 1
Lí do chọn việc làm mới:
 - Sau khi rời trường mầm non – Trẻ 6 tuổi bước vào lớp 1, trẻ chuyển từ hoạt động chính là vui chơi sang hoạt động chính là học nên bước đầu trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật là khó khăn.
 Trẻ phải biết nói lên những yêu cầu cần thiết của một bài học, nhìn vào âm, vần, tiếng... các em nhận diện và đọc đúng âm, vần, tiếng... đó. Với những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi học sinh lớp 1 phải nắm bắt được kiến thức đọc, viết một cách vững vàng để biến nhũng kiến thức đó thành kỹ năng kỹ xảo.
 - Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy việc giúp đỡ học sinh lớp 1 đọc thông viết thạo đã khó, lại càng khó hơn khi giúp đỡ những em yếu kém đọc, viết tốt.
 - Mặt khác học sinh lớp 1 khả năng tập trung chú ý chưa cao. Tư duy phát triển chậm. 
 - Muốn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là học sinh cấp tiểu học thì phải thông qua các hoạt động tập thể, điều kiện và môi trường sống, các hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng thì vốn hiểu biết của trẻ ngày càng rộng. Ở tất cả các môn học giáo viên cần chú ý rèn luyện cho các em biết dùng từ đúng chọn lời hay ý đẹp để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó nâng cao vốn hiểu biết của các em.
 * Qua khảo sát thực tế sau một thời gian giảng dạy tôi nhận thấy trong lớp 1A có 7 em yếu kém 
 Trong đó 2 em do dị tật bẩm sinh nói ngọng.Số còn lại 1 số em chưa qua lớp mầm non, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các em còn giao phó cho giáo viên.
Giải pháp:
 + Khuyến khích, động viên các em đi học chuyên cần 
 + Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh. Có biện pháp giúp đỡ kịp thời những kiến thức cơ bản các em chưa nắm được 
 + Phân công đôi bạn cùng học, nhóm bạn thi đua
 + Giáo viên phải nghiên cứu thiết kế bài giảng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Làm và sử dụng đồ dùng dạy học ở mỗi tiết học sao cho có hiệu quả nhất. Đồ dùng dạy học phải đẹp hấp dẫn phù hợp với nội dung bài học, làm sao thu hút sự tập trung chú ý cao nhất của học sinh trong mỗi giờ học. Hệ thống câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ các em.
 + Giáo viên gần gũi cởi mở để giúp các em tự tin, bạo dạn, biết hòa mình vào trong tập thể, cùng học tập giúp đỡ lẫn nhau.
 + Có kế hoạch giúp các em yếu vào cuối mỗi số buổi học từ 4h20 phút đến 5h và thứ 7 hàng tuần cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1: Học âm và chữ cái 
 + Học sinh nhận diện âm và chữ cái: đọc, viết đúng các chữ cái
 + Giúp các em phát âm đúng, nhất là các em ngọng: cách uốn lưỡi, môi, luồng hơi... như thế nào. 
* VD: + âm “s” khi phát âm luồng hơi bị cản đầu lưỡi chạm răng rồi cong lên vòm trên 
 +Âm “p” luồng hơi ra bị cản 2 môi sát nhau sau đó mới bật mở
 *Giai đoạn 2: Học vần 
 + Học sinh ghép 2 – 3 âm thành vần, ghép âm đầu với vần và dấu thanh để được tiếng, từ... Khi đánh vần, hướng dẫn những em yếu thật kỹ, ghép vần và đánh vần đúng 
VD: +oan – o –a – n – oan. Kết thúc bằng âm n
 +Oang – o – a – ng – oang kết thúc bằng âm ng
HS thi nhau đọc đúng tiếng, từ, câu 
Nhận xét: bạn đọc, để luyện đọc đúng
* Giai đoạn 3: Tập đọc 
 - Rèn cho các em đọc đúng tiến tới đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu
Biết đọc thầm trả lời câu hỏi đơn giản 
Viết mỗi bài chính tả đúng từ 85 đến 90%
Nắm quy tắc chính tả để viết đúng VD: Khi nào viết g, - gh . ng – ngh 
 Viết ngh, gh,... khi đứng trước e, ê, i.
+ Giáo viên đầu tư, tìm tòi đưa ra những trò chơi hợp lí, hấp dẫn lồng ghép chơi mà học để giúp các em hứng thú học tập và thu kết quả cao. Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh 
+ Cuối mỗi tháng tổ chức các em thi đọc, viết để động viên, khích lệ các em
+ Tổ chức các hình thức dạy học khác nhau để tránh sự nhàm chán 
Kết quả :
Qua kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp các biện pháp để giúp các em chậm tiến 
Tôi thấy các em yếu kém tiến bộ rõ rệt. Đọc được câu văn,bài thơ, bài văn ngắn.Nghe đọc hoặc nhìn chép đúng một đoạn văn ngắn. Các em đã gần gũi và biết chia sẽ với cô giáo, bạn bè có ý thức trong học tập không khí lớp học vui hơn, giờ học sôi nổi hơn. 
* Kết quả học tiếng việt tiến bộ rõ rệt. Đến khi kiểm tra chất lượng giữa kỳ II 6 em đạt khá và trung bình chỉ còn một học sinh yếu .
 Trên đây là một số giải pháp rút ra từ thực tế giảng dạy ở lớp 1 của bản thân tôi. Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để việc làm mới của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Đông Hà, ngày 10/04/2010
 Người viết
 Nguyễn Thị Thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBao cao viec lam moi Giup do HS yeu kem mon TV.doc