Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên- Xã hội lớp 2

Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên- Xã hội lớp 2

 Môn Tự nhiên- Xã hội ở cấp tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, là môn học đảm nhận việc cung cấp các kiến thức cơ bản ban đầu cho học sinh. Trong số những chủ đề ở phân môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2, gần gũi và thực tế đối với các em. Vì vậy việc dạy môn này cũng hết sức quan trọng do nó cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ đẳng, cụ thể là hình thành khái niệm ban đầu, phát triển và khả năng tư duy độc lập, tính nhạy cảm của các giác quan, đồng thời cũng giúp cho các em có những hiểu biết về con người và xã hội, giữa thực vật và động vật. Biết quan sát phân loại, mô tả những vấn đề được học.

doc 4 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 2396Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên- Xã hội lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
MÔN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI LỚP 2.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môn Tự nhiên- Xã hội ở cấp tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, là môn học đảm nhận việc cung cấp các kiến thức cơ bản ban đầu cho học sinh. Trong số những chủ đề ở phân môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2, gần gũi và thực tế đối với các em. Vì vậy việc dạy môn này cũng hết sức quan trọng do nó cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học sơ đẳng, cụ thể là hình thành khái niệm ban đầu, phát triển và khả năng tư duy độc lập, tính nhạy cảm của các giác quan, đồng thời cũng giúp cho các em có những hiểu biết về con người và xã hội, giữa thực vật và động vật. Biết quan sát phân loại, mô tả những vấn đề được học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/Phần chung
 - Môn Tự nhiên- Xã hội lớp 2 được soạn theo quan điểm tích hợp: Tự nhiên, con người và xã hội. Trong đó con người với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa Tự nhiên và xã hội, vừa tác động đến Tự nhiên và xã hội. Được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày.
2/ Nội dung chương trình.
 - Môn Tự nhiên – xã hội lớp 2 gồm: 3 chủ đề lớn với 35 bài, ứng với 35 tiết của 35 tuần thực học. Trong đó có 31 bài học mới và 4 bài ôn tập được phân phối như sau: Con người và sức khỏe 10 bài: Xã hội 13 bài; Tự nhiên 12 bài.
3/ Phương pháp
 - Giáo viên phải có cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng vui tươi, tránh cho học sinh cách học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt, cứng nhắc một chiều. Vì vậy, giáo viên cũng cần vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Quan sát, động não, đóng vai, thảo luận, giảng giảiGiáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới về TNXH phù hợp với lứa tuổi của các em.
 - Giáo viên cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để học sinh biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
 - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu về kiến thức kỹ năng cơ bản được quy định trong chương trình tiểu học, giáo án cần ngắn gọn có nhiều thông tin:
 - Mục tiêu của bài học, gắn với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
 - Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về đồ dung dạy học của giáo viên và học sinh.
 - Xác định nội dung yêu cầu cần học đối với từng đối tượng, kể cả học sinh cá biệt ( nếu có).
 - Giáo viên phải nắm được khả năng học tập của từng học sinh trong lớp để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK, cần hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh. Việc xác định nội dung dạy học của giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu, dạy nội dung bài mới dựa trên kiến thức, kỹ năng của học sinh đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản. Khi dạy phải phù hợp với đối tượng học sinh có khó khăn về học tập.
 - Bên cạnh những phương pháp dạy học trên giáo viên cũng cần quan tâm đến mặt kiến thức kỹ năng và thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học, ý kiến cho rằng không những giúp học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh mà giáo viên cần uốn nắn những sai sót về kiến thức kỹ năng và phát hiện những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập. 
4/ Đánh giá
 Giáo viên phải thường xuyên chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể. Việc đánh giá là tìm và phát hiện ra những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm. Hình thức đánh giá có thể sử dụng là vấn đáp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi mở.
 Đánh giá thường xuyên bằng cách quan sát nhận xét thái độ học tập của học sinh trong tiết học một cách kịp thời. Để không cần cho điểm mà vẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Tự nhiên – xã hội lớp 2, động viên khuyến khích học sinh tích cực học tập. Trong khi hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên cần chú ý “quan sát và nghe.”
 *Những điều từng cá nhân học sinh nói và làm trong quá trình học tập:
 - Cách các em nói với bạn
 - Cách các em khám phá tìm ra những điều mới
 - Cách các em làm ra và sử dụng những gì đã biết
 - Những ý tưởng mới mẽ hay những gì chưa hợp lý trong suy nghĩ của các em.
 - Cách giao tiếp và các mối quan hệ qua lại giữa học sinh với học sinh.
 - Khi các em hoàn thành công việc giáo viên lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để đánh giá quá trình học tập của các em.
 Việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh theo QĐ 30/ 2005/ BGD&ĐT đã triển khai theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy cơ sở của mỗi hoạt động là những việc làm của học sinh. Giáo viên cần đưa ra nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 2 giúp học sinh lĩnh hội kiến thức con người và sức khỏe, về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên một cách nhẹ nhàng , vui vẻ có chất lượng
5/ Kết quả
 - Thông qua từng hoạt động mà giáo viên kết hợp các phương pháp trực quan, gợi mở, thực hành thảo luận, nhóm đôi, nhóm bốnhình thức tổ chức hoạt động phong phú hấp dẫn thu hút học sinh tập trung khám phá lĩnh hội kiến thức kỹ năng cơ bản một cách nhẹ nhàng có chất lượng:
THÁNG 9
TSHS
92
LĨNH HỘI KIẾN THỨC
 CHƯA LĨNH HỘI KIẾN THỨC
TS
 TL
TS
TL
42
50
THÁNG 11
TSHS
LĨNH HỘI KIẾN THỨC
CHƯA LĨNH HỘI KIẾN THỨC
92
TS
TL
TS
TL
62
30
Thực tế đạt 65.21% học sinh khám phá lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cơ bản dựa trên kiến thức của bài học mới. Dựa trên các hình thức tổ chức các hoạt động học tập, trò chơi học tập thực tế mà học sinh đã đạt được chuẩn quy định ở môn TNXH lớp 2 một cách tự tin.
 - Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vận dụng một cách linh hoạt trong mỗi tiết dạy, nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học sinh mang lại hiệu quả thiết thực giúp HS nắm vững kiến thức TNXH vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
III/. KẾT LUẬN
 Quá trình dạy môn TNXH lĩnh hội kiến thức kỹ năng phải cần có một thời gian dài rèn luyện: Cả năm học, cấp học mới có thể hiện rõ chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên củng cố giáo dục rèn luyện bài học có liên quan trong thực tế đời sống, xã hội, cộng đồng giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
 -Phân môn TNXH cấp Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng là kiến thức cơ bản cần thiết giúp các em vận dụng vào thực tế đời sống giữ gìn vệ sinh cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
 Trên đây là những ý kiến của tổ 2-3 đã đút kết và bàn bạc thảo luận. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành , thiết thực của lãnh đạo và các đồng nghiệp để tổ 2-3 có thể hoàn thiện chuyên đề mà bản thân sẽ tìm ra những biện pháp tốt hơn, toàn diện hơn nhằm phục vụ trong công tác giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de TNXH 2.doc