Đề tài Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí

Đề tài Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí

A: Phần mở đầu

I, Lý do chọn đề tài

II, Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu III, Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

IV, Giả thiết khoa học

 B. Nội dung nghiên cứu

 chương 1:

 Một số vấn đề chung

I, Việc dạy và học phân môn vẻ trang trí ở THCS

 1, Vài nét về trường THCS Tây thành

 2, Nội dung dạy học phân môn vẻ trang trí ở trơng THCS

 3, Các dạng tài liệu vẻ trang trí ở chương trình THCS .

 4, Đặc điểm phân môn vẻ trang trí ở THCS

 5, Thực trạng dạy học phân môn vẻ trang trí ở trường THCS

 

doc 49 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRường Đại Học Mĩ Thuật Hà Nội 
 Luận văn tốt nghiệp 
 (khoa tại chức mỉ thuật)
Đề tài:
Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí
 Học viên : Nguyển viết thắng 
 Lớp : K4-MT
 Giáo viên hướng dẩn : Hoạ sỹ- GS - TS Nguyễn văn A 
 Vinh, ngày thámg năm2011
TRường Đại Học Mĩ Thuật Hà Nội 
 Luận văn tốt nghiệp 
 (khoa tại chức mỉ thuật)
Đề tài:
Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí
 Học viên : Nguyển viết thắng 
 Lớp : K4-MT
 Giáo viên hướng dẩn : Hoạ sỹ- GS - TS Nguyễn văn A 
 Vinh, ngày thámg năm2010
 Bản nhận xét đánh giá và chấm điểm
Tên đề tài: 
Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS Trong môn vẽ trang trí:
 Học viên thực hiện: Nguyển viết thắng 
 Lớp đại học Mỹ thuật - Hệ tại chức
 Mở liên kết taị trường cao đẳng VHNT Nghệ An
1. ý thức trách nhiệm , phương pháp làm việc của học viên:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung bài viết:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Chấm điểm: 
(Điểm trung bình chung cuối cùng đả thống nhất giửa nhóm giáo viên chấm)
Điểm bằng số................ Bằng chử...............................................................
 Hà nội , ngày tháng năm 2011 
 khoa tại chức mt 
 Giảng viên chấm Giảng viên chấm (ký, ghi rỏ họ tên) (ký, ghi rỏ họ tên) 
 mục lục
A: Phần mở đầu
I, Lý do chọn đề tài 
II, Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu III, Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 
IV, Giả thiết khoa học
 B. Nội dung nghiên cứu
 chương 1:
 Một số vấn đề chung
I, Việc dạy và học phân môn vẻ trang trí ở THCS 
 1, Vài nét về trường THCS Tây thành
 2, Nội dung dạy học phân môn vẻ trang trí ở trơng THCS
 3, Các dạng tài liệu vẻ trang trí ở chương trình THCS .
 4, Đặc điểm phân môn vẻ trang trí ở THCS
 5, Thực trạng dạy học phân môn vẻ trang trí ở trường THCS 
 chương 2:
 Dạy học vẽ phân môn trang trí ở THCS 
I, Những vấn đề chung của phương pháp dạy học vẻ phân môn trang trí ở THCS 
II, Phương pháp dạy học phân môn vẻ trang trí
 1, Phương pháp trực quan
 2, Phương pháp vấn đáp gợi mở
 3, Phương pháp luyện tập
III: Một số hình thức tổ chức dạy học vẻ trang trí
C: Kết luận và kiến nghị
1, Kết luận 
2, Kiến nghị
 Tài liệu tham khảo
 A-Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
 1, Sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nghành giáo dục phải đào tạo nhửng con người phát triển toàn diện để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đó, đòi hỏi nhà trờng, các cấp phải đổi mới mục tiêu đào tạo, đào tạo nhửng con người phát triển hài hoà nhiều mặt: Đức dục, Trí dục, Mỷ dục và Lao động. Thực hiện nhiệm vụ mỷ dục phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó mỉ thuật đóng vai trò quan trọng, là môn cơ sở của giáo dục thẩm mỉ, vì thế đả từ lâu môn mỉ thuật được xem là một trong nhửng môn học được quy định trong kế hoạch đào tạo ở bậc THCS góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
 2, Trong chương trình môn mỉ thuật, phân môn vẻ trang trí không được đặt thành một phần riêng mà nó được sắp xếp xen kẻ với các phân môn khác: vẻ theo mẩu (vẻ tượng), vẻ tranh, thưởng thức mỉ thuật góp phần làm phong phú nội dung mỉ thuật ở THCS.
 Trang trí xuất phát từ thực tiển, phản ánh cuộc sống đời thường, nhưng không rập khuôn mà đòi hỏi phải luôn tạo ra cái mới, cái lạ, cái đẹp , nhiều hình nhiều vẻ từ bố cục, hình mảng, hoạ tiết đến màu sắc. Trang trí có một đặc điểm nổi bật là yêu cầu người học phải luôn suy nghỉ, sáng tạo không ngừng để có nhửng bài tập phong phú, đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc, vì thế học trang trí giúp cho học sinh năng lực làm việc dám nghỉ dám làm, dám thay đổi phương pháp làm việc khoa học, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. Vẻ trang trí mang tính giáo dục rất lớn, bồi dưởng và phát triển ở học sinh phẩm chất của con người lao động và sáng tạo.
 -Trang trí gần gủi, gắn bó với cuộc sống và nó tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho tất cả mọi người trong xã hội.
Trang trí mang sắc thái và mang màu sắc dân tộc rỏ nét nhất bởi nó xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của cộng đồng, mổi dân tộc, mổi quốc gia và như vậy nó mang tính giáo dục sâu sắc. 
 Có thể nói, học trang trí tạo cho người học vẽ có một kiến thức thẩm mĩ cơ bản và toàn diện nhất. Vì những đặc điểm trên mà học sinh THCS rất thích học trang trí, hơn cả học các phân môn khác trong chương trình, nhất là đối với các em học sinh nữ, vì học trang trí các em hoàn toàn được tự do vận dụng những gì đả học vào bài vẽ theo cách nghĩ, cách cảm thụ, sự thích thú của mình. 
 3, Thực tiển dạy học phân môn vẻ trang trí cho thấy, giáo viên hiểu biết rất ít về nghệ thuật trang trí và phương pháp dạy học phân môn vẻ trang trí.
 Do đó trong quá trình giảng dạy, thường giáo viên thông báo kiến thức một cách chung chung , chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy khã năng sáng tạo của học sinh, hướng dẩn chưa chú ý đến trọng tâm......Do vậy kết quả học tập của học sinh thấp, bài vẻ của học sinh thiếu tính sáng t ạo về bố cục, hoạ tiết và màu sắc. 
 Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn vẽ trang trí, đó là vấn đề đặt ra cho mổi giáo viên dạy và học phân môn vẽ trang trí ỡ THCS, vì vậy tôi chọn đè tài nghiên cứu là ”Một số vấn đề dạy học trang trí ơTHCS”. Nhằm vào việc cung cấp cho giáo viên dạy mĩ thuật một số kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học vẽ trang trí theo hương phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh THCS trong cách làm bài của các em.
 II, Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.
 1. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích của đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn mĩ thuật ở THCS nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng.
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn vẽ trang trí ơ THCS.
Xác lập hệ thống phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí.
 III. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
 1, Khách thể nghiên cứu.	
Quá trình dạy và học môn mỹ thuật ơTHCS.
 2, Đối tượng nghiên cứu
Trang trí và vấn đề dạy học phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 IV. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu sau:
 1, Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Để có cơ sở lý luận về đề tài này, tôi đả tiến hành nghiên cứu chắt lọc từ các tài liệu liên quan , như giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học mỹ thuật ởTHCS,dạy học phân môn vẽ trang trí ở THCS, tạp chí nghiên cứu giáo dục, báo giáo dục thời đại, tạp chí mỹ thuật khai thác nội dung chương trình sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 9.
 2. Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm
Đề ra được phương pháp dạy học phân môn vẻ trang trí và quy trình lên lớp 1 tiết dạy học vẻ trang trí ở THCS một cách thiết thực và hiệu quả, tôi đả học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của một số giáo viên ở một số trườngTHCS và tham khảo một số ý kiến của họ.
 3. Phương pháp quan sát.
Tôi tiến hành quan sát, thu thập những tư liệu, thao tác, thể hiện trong các giờ dạy- học của giáo viên và học sinh trong quá trinh dạy học phân môn vẻ trang trí.
 V. Giả thuyết khoa học.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn vẻ trang trí ở THCS và ý nghiã phân môn vẽ trang trí trong việc giáo dục cái đẹp (Mỹ dục) cho học sinh , tôi cho rằng: Nếu tổ chức tốt các hoạt động học mỹ thuật cho học sinh THCS, xây dựng được một hệ thông phương pháp dạy học phân môn vẻ trang trí phù hợp với học sinh củng như vận dụng hợp lý các phương pháp đó vào dạy học, thì sẻ đem lại chất lượng cao, hình thành cho học sinh nếp nghỉ, phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy khoa học, năng lực làm việc, dám nghỉ dám làm,dám thay đổi, mong muốn có hiệu quả làm nên cái đẹp.
 B. Nội dung nghiên cứu 
 Chương I
 Một số vấn đề chung
I. Việc dạy và học phân môn vẻ trang trí ở THCS
 1, Vài nét về trường THCS Tây thành
 -Trường THCS Tây thành nằm ở khu vực miền núi phía tây của Huyện Yên thành-Tỉnh Nghệ An, là một trương có số lượng học sinh khá nhiều, gần 600hs /17 lớp ,có 32 giáo viên đứng lớp, trường đóng trên địa bàn khá rộng dân cư thưa, với số gia đình thuộc hộ nghèo khá nhiều số gia đình theo thiên chúa giáo đông nên việc quan tâm đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, việc đi học của các em còn tương đối khó khăn, nhiều học sinh còn phải đi học cách xa trường 9-10 cây số. Khó khăn là vậy nhưng với sự nhiệt tình có trách nhiệm của đội ngủ thầy cô giáo trong toàn trường nên đả đưa mọi phong trào ở các đoàn thể trong toàn trường luôn có vị trí ở trong nghành và luôn có uy tín trách nhiệm trong địa bàn khu dân cư. 
 -Điều kiện cơ sở vật chất. Với một địa phương ở miên núi khó khăn về nhiều mặt đặc biệt là cơ sở vật chất, các phòng chức năng chưa đầy đủ, phòng học riêng cho hoạ, nhạc chưa có nên việc bồi dưỡng thêm cho các em còn gặp nhiều khó khăn, do không đủ phòng học nên trường chúng tôi phải học hai ca trong ngày. Điều kiện là vậ ...  ý cách điều chĩnh.
 Khi học sinh đang làm bài, giáo viên không nên chữa trực tiếp vào bài mà nên vẽ sang bài bên cạnh để các em tự so sánh, tìm ra cái sai. Trường hợp học sinh quá kém, giáo viên không nên tỏ ra khó chịu làm cho các em chán nản, tự ti mà cần chi bảo cặn kẽ và động viên khuyến khích là chủ yếu.
 - Việc rèn luyện nề nếp như cách ngồi, cách đễ vỡ vẽ, cách trình bày bố cục trên trang giấy, cách sử dụng các dụng cụ học vẽ....Cần được nhắc nhở, uốn nắn thường xuyên trong suốt quá trình vẽ, trong tất cả các giờ vẽ, tạo thành một nề nếp cho học sinh.
 * Ưu điểm và tồn tại của việc sử dụng phương pháp luyện tập trong việc dạy học vẽ trang trí.
 - Giáo viên dạy mỹ thuật ở trường THCS dạy đả chú ý đến luyện tập, song về phương pháp luyện tập chưa cao, thể hiện ở:Chưa có trọng tâm cho luyện tập, đồng thời chưa có các dạng bài chuyên sâu, phương pháp hướng dẩn vẩn còn chung chung, chưa có kế hoạch cho từng loại học sinh , nặng về yêu cầu học sinh mà xem nhẹ động viên , khích lệ hay gợi mở, do vậy giờ học chưa vui ,học sinh thiếu tự giác học tập.
 - Học sinh THCS thường chưa biết nghiên cứu yêu cầu của bài vẽ, do đó bài vẽ thường chung chung , ít có tính sáng tạo cả về bố cục , hoạ tiết. Một bộ phận không ít thường làm theo chỉ dẩn của giáo viên, ít động nảo, nên bài vẽ chưa thể hiện được sự đa dạng.
 Kết luận: 
Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mổi phương pháp dạy học đều có ưu điểm và hạn chế. Điều quan trọng là giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học vào quá trình giảng dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao, đó được coi là nghệ thuật sư phạm.
 Mỹ thuật là một môn nghệ thuật nên viẹc dạy mỹ thuật cần có nghệ thuật, vễ trang trí có đặc thù riêng của nó về kiến thức củng như về phương pháp lên lớp, do vậy trong dạy học vẽ trang trí đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng lý luận phương pháp dạy học chung một cách hợp lý, tế nhị, đồng thời phải chú ý đến “Phương pháp đặc thù” của phân môn.
 III. Một số hình thức tổ chức dạy học vẽ trang trí.
 Củng như các phân môn khác, trong dạy học vẽ trang trí , giáo viên có thể tổ chức dạy học theo các hình thức sau:
 1.Tổ chức dạy học theo lớp.
 Đây là cách thức dạy học thông thường. Trong cách thức này giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: Quan sát- trực quan, đàm thoại , giảng giải, thực hành-luyện tập.
 2. Tổ chức dạy học theo nhóm.
 Cách tổ chức này ta chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ(Từ 2-5 hoặc6 em một nhóm). Các nhóm làm việc theo sự điều khiển, hướng dẩn của giáo viên, giáo viên có thể phối hợp nhièu phương pháp trong giờ học như: Trực quan, thực hành, luyện tập và nổi bật là phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp này kích thích học sinh, tích cực hoạt động, tất cả mọi người đều tham gia, chia sẽ kinh nghiệm, Có thể chia nhóm bằng những cách sau:
 a, Chia nhóm bằng cách ngẩu nhiên
 Nếu định chia lớp làm mấy nhóm thì cho học sinh điểm số từ 1 đến số của nhóm đó, lần lượt điểm số từ người đầu tiên đến người cuối cùng, sau đó yêu cầu nhưng người có cùng một số thì ngồi một nhóm , hoặc có thể thay điểm số bằng tên các con vật hay hoa quả như mèo, cho, lợn, gà, cam, quýt bưởi,.....cách chia này làm cho các nhóm luôn thay đổi, tạo cho học sinh hứng thú tham gia hoạt động của nhóm một cách hứng thú và nhiệt tình.
 b, Nhóm cố định:
 Chia hai bàn thành một nhóm, hay một bàn thành một nhóm.
 Cách tổ chức dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo để giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động và sự điều khiển của giáo viên củng phải hết sức linh hoạt. Giáo viên cần chuẩn bị các phiếu bài tập, ngoài ra cần có các đồ dùng khác như giấy khổ lớn(A3, A4) bút viết bảng, tranh ảnh, màu vẽ, sách giáo khoa.....Cách tổ chức này củng có thể thực hiện cho các giờ xem tranh, vẽ tự do, vẽ theo đề tài...
 3,Tổ chức dạy học cá nhân.
 Giáo viên tổ chức, học sinh tự nghiên cứu, tự làm việc . Cách tổ chức này được thực hiện trong các giờ thực hành bài vẽ của cá nhân .
 Ba cách tổ chức trên có thể tổ chức ở ba giờ học khác nhau, nhưng củng có thể thực hiện cả ba cách trong một giờ học tuỳ theo nội dung của giờ học đó.
 Ngoài ba cách tổ chức học trên, giáo viên có thể tổ chức một số giờ học ngoài trời, giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với vẽ đẹp của thiên nhiên.
 IV. Các gợi ý về phương pháp dạy vẽ trang trí và một số bài trang trí tham khảo.
 1. Khi dạy học sinh sử dụng các đường nét cơ bản để chia đoạn đường diềm, kẽ các hình vuông, hình chữ nhật, các đường chéo cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng bút chì, thước kẽ và đường gấp khúc cho thuận tay.
 2. Khi học sinh “Chép mẫu” (Hoạ tiết) cần hướng dẩn học sinh chép theo từng bước từ dễ đến khó đễ học sinh biết cách vẽ, hoàn thành bài vẽ một cách dễ dàng (Hướng dẩn từng bước lên bảng cho học sinh làm theo). Cần hướng dẩn cho học sinh thấy được vẽ đẹp của các hoạ tiết.
 3. Khi hướng dẩn các em tập sáng tạo trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật....Cần thiết phải có những mẫu trang trí đẹp đễ giáo viên phân tích cho các em nắm bắt được sự phong phú khác nhau của sáng tác và hiểu đúng khái niệm của nó .
 4. Khi sáng tạo hoạ tiết hay sáng tạo mẫu trang trí ứng dụng cần phải cho học sinh biết rằng hoạ tiết mẫu trang trí này được thiết lập đễ vẽ vào đâu? và làm gì? và hiểu được mục đích sử dụng như thế sẽ kích thích trí tưởng tượng, tạo ra sự hăng hái làm việc của học sinh .
 5. Dạy cho học sinh tô màu theo mặt phẳng bằng các nét gạch chéo, gạch chồng nhiều lớp, sao cho mịn màng, nét gạch không chờm ra ngoài phạm vi cần tô, vẽ màu cần dạy cho các em biết chọn màu thẫm tô cạnh màu nhạt đễ cùng tông màu, hoặc biết sử dụng màu tạo ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
 C. Kết luận và kiến nghị
 I. Kết luận. 
 1. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học, cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, có tích cực hay không, giờ học có phát huy được tính sáng tạo của học sinh hay không, có đễ lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm trong sáng, lành mạnh trong tam hồn của các em hay không....Phần lớn đều phụ thuộc vào các phương pháp dạy học của người giáo viên.
 Vì vậy đễ dạy học phân môn vẽ trang trí trong môn mỹ thuật ở trường THCS có chất lượng cao, người giáo viên dạy mỹ thuật phải có những hiểu biết sâu rộng về phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí , vận dụng nó vào trong quá trình giãng dạy đễ chuyển tải những kiến thức của mình vào cho học sinh.
 2. Đễ đáp ứng được sự phát triển của xã hội hiện nay trong quá trình học tập học sinh phải tích cực, chủ động tìm tòi đễ phát hiện ra trí thức. Hay nói cách khác, dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lỉnh hội trí thức.
 Vai trò của học sinh là chủ động, phải làm ra “các sản phẩm học tập” bằng chính sự tìm tòi ,sáng tạo của bản thân dưới sự hướng dẩn, tổ chức của giáo viên. Mà dạy học phân môn vẽ trang trí là quá trình rèn luyện cho học sinh nếp nghĩ, phương pháp làm việc khoa học- tư duy khoa học, tư duy sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh chỉ đạt được điều này khi học sinh hứng thú , tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Chính vì vậy mà người giáo viên dạy mỹ thuật phải am hiểu phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí và vận dụng nó theo hướng phát huy thính độc lập , tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tri thức.
 3. Tiếp thu những thành tựu về lý kuận phươnh pháp dạy học, về tâm lý học lứa tuổi và tìm hiểu thực trạng dạy học mỹ thuật noi chung và dạy học phân môn vẽ trang trí nói chung, luận văn đã làm rỏ được một số vấn đề về dạy-học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS.
 Tuy nhiên, với khoảng thời gian có hạn, tôi chưa thể nghiiên cứu một cách toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề. Tôi mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm và dóng góp ý kiến của các quý thầy cô giáo cùng các bạn đọc, nhất là những người quan tâm đến việc dạy học mỹ thuật cho học sinh bậc THCS.
 II. Một số kiến nghị.
 1. Cần xác định đúng vai trò của môn mỹ thuật ở bậc THCS, bởi từ trước đến nay người ta chỉ quan niệm đối với học sinh THCS là môn quan trọng, những môn học chính quan niệm đó đả in sâu vào tâm trí và suy nghĩ của nhiều người , trước khi đến trườngcha mẹ chỉ chuẩn bị cho con mình biết đọc, biết viết, biết làm tính. Chính vì vậy mà các môn học khác, trong đó có mỹ thuật bị xếp xuống hàng thứ yếu.
 2. Nhà nước cần có những đầu tư về cơ sở vật chất, vàê đồ dùng dạy học trong từng phân môn, trong môn mỹ thuật đễ việc dạy học phân môn này ngày càng được nâng cao, và có hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu giáo dục cho học sinh “phát triển toàn diện, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản đễ học sinh tiếp tục học vào các trường năng khiếu”.
 3. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy họcvà tự sưu tầm tư liệu nhằm đễ phục vụ cho từng phân môn và cần xem đó là hoạy động chuyên môn trong nhà trường THCS. 
 4. Các nhà trường THCS cần xây dựng phòng học bộ môn dành cho môn mỹ thuật đễ giáo viên và học sinh có thễ trình bày các đồ dùng dạy học sưu tầm được và các sản phẩm của mình, đồng thời phòng học mỹ thuât còn có tác dụng tạo không khí học tập cho học sinh hứng thú học tập.......
 5. Biên soạn tài liệu hướng dẩn giảng dạy môn học nói chung và từng phân môn cụ thể nói riêng. Thực tế dạy học ở THCS cho thấy giáo viên mỹ thuật còn sữ dụng các phương pháp một cách chung chung ....|
 Tài liệu tham khảo
1. Sách hướng dẩn giảng dạy mỹ thuật 3,5 - NXB Giáo dục năm 1999
2. Luật giáo dục - NXB Giáo dục năm 1998
3. Giáo dục học đại cương - NXB Giáo dục năm 2001
4. Mỹ thuật và phương pháp dạy học - NXB Giáo dục năm 2001
5. Giáo trình mỹ thuật học 
6. Tự học vẽ-phạm viết song - NXB Giáo dục năm 2001
7. Hỏi đáp dạy học bộ môn mỹ thuật - NXB Giáo dục năm 2002
8. Văn kiện hội nghị BCHTW Đảng lần thứ I khoá VII
9. Văn kiện hội nghị BCHTW Đảng lần thứ II,III,V khoá VIII
10.Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng KhóaVIII đại hội Đảng lần thứ IX.
 ....................HếT..................
H
HKJUYIMKMUIK

Tài liệu đính kèm:

  • docluan van tot nghiep my thuat.doc