Giáo án Âm nhạc lớp 3

Giáo án Âm nhạc lớp 3

I. Mục tiêu:

 - Hs hiểu Quốc ca Việt Nam là BH nghi lễ của nhà nước , Quốc ca VN được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ .

 - Hs hát đúng giai điệu , lời ca của BH .

 - Giáo dục hs có ý thức nghiêm trang khi dự lễ Chào cờ và hát Quốc ca VN .

II. Gv chuẩn bị :

 - Hát thuộc bài Quốc ca Việt Nam , hát chuẩn xác với tính chất hùng mạnh .

 - Chia câu để dạy hát và giải thích một số từ ngữ trong lời ca .

 - Tranh ảnh về lễ chào cờ .

III. Các hoạt động dạy học :

 1. Tổ chức lớp : Ổn định lớp .

 2. Dạy bài mới :

 

doc 41 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1067Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng 8 năm 2009
Tiết 1 : Học bài hát Quốc ca Việt Nam
I. Mục tiêu:
 - Hs hiểu Quốc ca Việt Nam là BH nghi lễ của nhà nước , Quốc ca VN được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ .
 - Hs hát đúng giai điệu , lời ca của BH .
 - Giáo dục hs có ý thức nghiêm trang khi dự lễ Chào cờ và hát Quốc ca VN .
II. Gv chuẩn bị :
 - Hát thuộc bài Quốc ca Việt Nam , hát chuẩn xác với tính chất hùng mạnh .
 - Chia câu để dạy hát và giải thích một số từ ngữ trong lời ca .
 - Tranh ảnh về lễ chào cờ .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức lớp : ổn định lớp .
 2. Dạy bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Quốc ca Việt Nam .
 - Giới thiệu bài : - Hs chú ý lắng nghe .
 BH Quốc ca do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
 vào mùa thu năm 1945 , trong không khí cả
 nước đang sục sôi kháng chiến . 
 Ngày 19/ 8/ 1945 một cuộc mít tinh lớn tại
 Quảng trường Nhà hát lớn , dàn đồng ca của
 đội TNTP thủ đô hát bài Tiến quân ca chào lá
 cờ đỏ sao vàng trong niềm vui chiến thắng
 của c/ m Việt Nam . Bài Tiến quân ca đã trở
 thành Quốc ca của dân tộc VN kể từ hôm đó .
 - Giáo viên hát mẫu . - Chú ý lắng nghe .
 - Cho hs đọc lời ca . - Hs đọc lời ca .
 - Giải thích từ khó :
 “ Đường vinh quang xây xác quân thù “
 Đay là cách nói tượng trưng về sự quyết tâm
 chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của kẻ 
 thù . 
 “ Sa trường “ : Chiến trường .
 - Dạy hát từng câu , nối tiếp đến hết lời 1 . 
 - Tập hát theo hướng dẫn .
 * Lưu ý hs : Câu đầu tiên thể hiện nhịp đi
 hùng mạnh 
 “ Đoàn quân Việt Nam đi “
 Hoạt động 2 : Trả lời câu hỏi .
 - Gv nêu câu hỏi : - Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi .
 ? BH Quốc ca được hát khi nào ? 
 ? Ai là tác giả ?
 ? Khi chào cờ và hát Quốc ca , chúng ta phải
 có thái độ như thế nào ? 
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH . - Hs hát BH .
 - Dặn các em về học thuộc lời 1 BH và xem
 trước lời 2 .
Tiết 2 : Học bài hát Quốc ca Việt Nam .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát đúng Quốc ca Việt Nam ( lời 2 ) 
 - Giáo dục ý thức nghiêm trang khi Chào cờ và hát Quốc ca VN
II. Gv chuẩn bị : 
 - Thuộc BH , thể hiện tính hùng mạnh nghiêm trang .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : 
 - Hs hát Quốc ca VN ( lời 1 ) , nhớ tên tác giả .
 2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Học BH Quốc ca ( lời 1 )
 - Cho hs hát ôn lại lời 1 . - Hs hát ôn .
 - Hát mẫu lời 2 . - Chú ý lắng nghe .
 - Cho hs đọc đồng thanh lời ca . - Đọc lời ca .
 - Tập từng câu cho hs theo lối móc xích đến - Học hát theo hướng dẫn .
 hết bài .
 - Giải thích từ khó :
 “ Lầm than ; Gông xích ; Căm hờn “
 Sở dĩ lời ca nói đến “ Lầm than ; Gông xích ;
 Căm hờn “ là do hoàn cảnh xã hội đen tối của 
 những ngày trước c/ m tháng 8 , lúc đó nhân 
dân ta sống trong khổ đau dưới ách thống trị
 của chế độ phong kiến , của thực dân Pháp và 
 phát xít Nhật . Tình cảnh đó đã đẩy toàn dân 
 ta đến con đường duy nhất là đứng lên đánh 
 Pháp , đuổi Nhật - giành độc lập tự do cho tổ
 quốc .
 - Chia nhóm cho hs lần lượt ôn luyện lời 2 . - Luyện hát theo hướng dẫn .
 - Cho hs hát cả 2 lời .
 Hoạt động 2 : Tập tổ chức Chào cờ .
 - Cho hs đứng lên , điều hành các em thực - Hs thực hiện theo hướng dẫn .
 hiện một buổi Chào cờ .
 - Hướng dẫn hs đứng nghiêm trang , hát
 Quốc ca rõ lời .
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH Quốc ca ( cả 2 lời ) - Cả lớp hát .
 - Dặn các em về học thật thuộc lời BH .
Tiết 3 : Học bài hát Bài ca đi học .
 I . Mục tiêu : 
 - Hs biết tên BH , tên tác giả và nội dung bài .
 - Hát đúng và thuộc lời 1 . 
 - Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường , kính trọng thầy cô giáo và yêu quí
 bạn bè .
II. Gv chuẩn bị : 
 - Hát chuẩn xác BH với tính chất vui tươi trong sáng .
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : 
 - Hs lên hát bài Quốc ca VN ( 2 lời ) , nhớ tên tác giả .
2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Bài ca đi học .
 - Giới thiệu bài : 
 Sau những ngày nghỉ hè thoải mái các em lại - Hs chú ý lắng nghe .
 bước vào một năm học mới sôi nổi hào hứng .
 BH Bài ca đi học - một sáng tác của thầy giáo
 Phan Trần Bảng , biểu hiện nhịp bước chân 
 của các em đến trường .
 - Gv hát mẫu .
 - Cho hs đọc đồng thanh lời ca BH . - Hs đọc lời ca .
 - Dạy hát từng câu đến hết lời 1 . - Học hát theo hướng dẫn .
 - Cho hs hát luyện theo tổ nhóm . - Luyện hát theo hướng dẫn .
 - Chia đôi lớp hát đuổi nhau từng câu nhịp
 nhàng .
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm .
 - Cho hs sử dụng nhạc cụ gõ , gõ đệm cho BH - Thực hiện theo hướng dẫn .
 + Gõ đệm theo phách .
 + Gõ đệm theo tiết tấu .
 “ Bình minh dâng lên ánh trên giọt
 x x
 x x x x x x x 
 - Chia đôi lớp : nửa lớp hát ; nửa lớp gõ đệm 
 theo phách hoặc gõ đệm theo tiết tấu .
 - Gọi một số nhóm lên bảng vừa hát vừa tự - Hs lên bảng thực hiện .
 gõ đệm theo các cách đã học .
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại bài vừa học + vỗ tay theo - Hs thực hiện theo yêu cầu .
 phách .
 - Dặn hs về học thuộc lời 1 và xem trước lời 2
 của bài .
 Tiết 4 : Học bài hát Bài ca đi học .
I . Mục tiêu :
 - Hs hát đúng lời 2 và thuộc cả bài .
 - Giáo dục lòng yêu mến trường lớp , yêu mến bạn bè .
II. Gv chuẩn bị :
 - Hát chuẩ xác và truyền cảm .
 - Nhạc cụ gõ .
 - Một số động tác phụ hoạ cho bài .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : 
 - Kiểm tra đan xen trong giờ học .
 2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy hát lời 2 và ôn luyện BH
 “ Bài ca đi học “
 - Gv hát mẫu lại toàn bài . - Hs chú ý lắng nghe .
 - Cho hs đọc đồng thanh lời ca ( lời 2 ) - Đọc lời ca .
 - Cho hs hát lại lời 1 sau đó tự hát lời 2 . - Hát theo hướng dẫn .
 ( Gv nghe sửa sai )
 - Cho hát luyện theo tổ nhóm .
 - Tiếp tục cho các em vừa hát vừa vỗ tay (gõ) - Thực hiện theo hướng dẫn .
 đệm theo phách và theo tiết tấu .
 Hoạt động 2 :Hát kết hợp vận động phụ họa 
 - Gv hướng dẫn một số động tác phụ hoạ đơn - Hs chú ý quan sát . giản : 
 + Động tác 1 : Chân nhún sang phải , tay 
 phải vồng phía trước đưa sang phải và ngược
 lại với tay trái , chân trái .
 ( áp dụng với câu 1 và 3 - cả 2 lời )
 + Động tác 2 : Một tay trước , một tay sau
 nhún người nghiêng sang phải - nghiêng sang
 trái .
 ( áp dụng với câu 2 - cả 2 lời )
 + Động tác 3 : Làm động tác đi đều nhịp
 nhàng .
 ( áp dụng với câu 4 - cả 2 lời )
 - Cho cả lớp đứng tại chỗ cùng tập vài lần . - Tập động tác phụ hoạ theo hướng 
	dẫn .
 - Gọi một số nhóm lên bảng thể hiện . - Hs lên bảng .
 ( Nhận xét - Đánh giá ) 
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH + vỗ tay theo phách .
 - Dặn hs về học thuộc lời BH và tập động tác 
 phụ hoạ thành thạo .
Tiết 5 : Học bài hát Đếm Sao .
I . Mục tiêu : 
 - Hs nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/ 4 qua BH Đếm Sao .
 - Hát đúng và thuộc bài , thực hiện vài động tác phụ hoạ .
 - Giáo dục hs tình cảm yêu thiên nhiên .
II. Gv chuẩn bị : 
 - Hát chuẩn xác và truyền cảm BH .
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : 
 - Hs lên bảng hát bài Bài ca đi học .
 2. Bài mới : 
 Giáo viên : Học sinh : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH Đếm Sao .
 - Giới thiệu bài : 
 BH Đếm Sao được nhạc sĩ Văn Chung sáng tác - Hs chú ý lắng nghe .
 dựa trên câu đồng dao của các em nhỏ chơi trò
 chơi Đếm sao . Chúng ta hãy cùng tưởng tượng 
 một buổi tối mùa hè các bạn nhỏ cùng nhau
 ngồi chơi trên sân nhà , cùng ngước nhìn bầu
 trời đầy sao và thi nhau đếm .
 - Gv hát mẫu .
 - Cho hs đọc đồng thanh lời ca . - Hs đọc lời ca .
 - Dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài . - Học hát theo hướng dẫn .
 * Lưu ý hs những tiếng ngân dài 3 phách .
 “ Một ông sao sáng , hai ông sáng sao 
 Ba ông sao sáng , sáng chiếu muôn ánh vàng 
 Bốn ông sáng sao , kìa năm ông sao sáng 
 Kìa sáu ông sáng sao , trên trời cao” 
- Đếm đủ phách ở tiếng ngân , giúp hs hát đúng - Hs lưu ý để hát đúng .
 hát đều . 
 - Cho hs hát luyện theo tổ nhóm..
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp múa phụ hoạ .
 - Gv hướng dẫn một số động tác múa đơn giản. - Hs chú ý quan sát và thực hiện 
 + Động tác 1 : 	theo .
 Thực hiện trong 2 câu hát đầu . Hai tay mềm
 mại giơ cao rồi uốn cong cho 2 tay chạm nhau
 ở đầu ngón , lòng bàn tay quay ra phía trước .
 Nghiêng người sang 2 bên nhịp nhàng theo giai
 điệu . 
 + Động tác 2 : 
 Giữ nguyên động tác tay , quay tròn tại chỗ khi
 hát 2 câu cuối bài .
 - Gọi một số nhóm lên bảng thể hiện . - Hs lên bảng theo yêu cầu .
 Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò .
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn các em học thuộc BH và luyện động tác 
 phụ hoạ .
Lớp 3
Tiết 6 : Ôn bài hát Đếm sao
 Trò chơi âm nhạc .
I . Mục tiêu :
 - Hs hát đúng , thuộc bài , hát với tình cảm vui tươi .
 - Hs hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn .
 - Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Một số mũ gắn hình ngôi sao để hs biểu diễn .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu :
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : 
Nội dung 1 : Ôn bài hát Đếm sao
 Giáo viên : Học sinh :
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn lại BH Đếm sao . - Hát ôn BH theo hướng dẫn .
 - Cho hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3 . 
 Một ông sao sáng , hai ông sáng sao ..
 x x x x ..
 - Chia lớp thành nhiều nhóm thi đua biểu diễn 
 như đã học ở tiết trước ,
 ( Nhận xét - Đánh giá )
Nội dung 2 : Trò chơi âm nhạc .
 a) Trò chơi 1 : Đếm sao
 - Gv viết hình tiết tấu lên bảng cho hs nói theo - Đọc theo hướng dẫn .
 tiết tấu , đếm từ 1 đến 10 ông sao .
 Một ông sao sáng , hai ông sáng sao 
 Ba “ bốn 	 “
 Năm “ sáu 	 “
 Bảy “ tám 	 “
 Chín “ mười “
 b) Trò chơi 2 : Hát theo các em A ; U ; I
 - Hướng dẫn hs dùng các nguyên âm hát thay - Nghe , nắm vững trò chơi .
 lời ca của bài .
 - Viết lên bảng 3 âm : A ; U ; I dùng thước chỉ 
 vào âm nào thì hs hát câu hát bằng âm đó . Khi - Thực hiện trò chơi theo hiệu
 cần ra lệnh hát bằng lời ca thì gv xòe bàn tay lệnh .
 hướng về phía hs .
 3. Phần kết thúc :
 - Cho cả lớp hát lại BH Đếm s ...  hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Cùng múa hát dưới trăng .
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH
 Cùng múa hát dưới trăng . (15’)
 - Giới thiệu bài .	- Chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Dạy hát từng câu cho hs theo lối móc xích	 - Học hát theo hướng dẫn . 
 đến hết bài . 
 - Cho từng tổ nhóm , cá nhân luyện hát nhiều
 lần .
 Hoạt động2 : Hát kết hợp gõ đệm và
 vận động phụ hoạ (15’)
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm cho BH - Thực hiện theo hướng dẫn .
 theo phách :
 Mặt trăng tròn nhô lên , toả sáng ..
 x x x x xx x x ..
 - Hướng dẫn hs đứng hát , đung đưa nhịp
 nhàng theo nhịp .
 - Gọi một số nhóm , cá nhân thực hiện . - Hs thực hiện .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn hs về học thuộc lời BH và nhớ tên tác giả .
Thứ tư ngày 13 tháng 2 năm 200
Tiết 22 : 
ôn bài hát cùng múa hát dưới trăng
 giới thiệu khuông nhạc và khoá son .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca , hát đồng đều , hoà giọng .
 - Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ .
 - Nhận biết khuông nhạc và khoá son .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Động tác vận động phụ hoạ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn BH Cùng múa hát dưới trăng . (20’)
 Giáo viên : Học sinh :
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH . - Hát ôn theo hướng dẫn .
 - Lưu ý hs hát đúng những tiếng có luyến
 trong bài .
 - Chia lớp thành 3 nhóm hát như sau :
 + Nhóm 1 : Mặt trăng ..khu rừng .
 + “ 2 : Thỏ mẹ vui múa .
 + “ 3 : Hươu nai nhảy cùng .
 + “ 4 : La la .dưới trăng (2 lần)
 - Kiểm tra một số nhóm .
 (Nhận xét - Đánh giá)
Nội dung 2 : Giới thiệu khuông nhạc và khoá son (10’)
 - Gv giới thiệu khuông nhạcv và khoá son gồm - Hs chú ý quan sát và nhận biết.
 5 dòng kể song song cách đều nhau . Các dòng
 kẻ và các khe giữa 2 dòng được tính từ dưới lên
 trên . ( 5 dòng - 4 khe )
 - Khoá son được đặt ở đầu khuông nhạc.
 - Gọi một số hs nhắc lại .
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa ôn .
 - Dặn hs về luyện tập BH và tự tìm một số động tác phụ hoạ cho bài .
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008
 Tiết 23 : 
giới thiệu một số hình nốt nhạc .
I . Mục tiêu : 
 - Nhận biết một số hình nốt nhạc : nốt trắng , nốt đen , nốt móc đơn , móc kép 
 - Tập viết các hình nốt .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nghiên cứu các tư liệu SGV trang 53 .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Giới thiệu một số hình nốt nhạc . 
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Giới thiệu một số hình
 nốt nhạc (10’)
 - Giải thích từ “hình nốt” : - Chú ý lắng nghe .
 Khác với “tên nốt” là : đồ , rê , mi , 
 “hình nốt” dùng để ghi chép độ ngân dài-ngắn
 của âm thanh .
 - Giới thiệu một số hình nốt : - Quan sát và ghi nhớ .
 + Hình nốt trắng :
 + Hình nốt đen :
 + Hình nốt móc đơn , móc kép :
 + Dấu lặng đen , lặng đơn :
 Hoạt động 2 : Tập viết các hình nốt (10’).
 - Cho hs tập viết vào bảng con các hình nốt - Hs tập viết .
 nhạc trên .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 Hoạt động 3 : Kể chuyện (10’).
 - Gv kể câu chuyện : - Chú ý lắng nghe .
 “Du Bá Nha và Chung Tử Kì “
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Gọi một số hs nhắc lại tên các hình nốt vừa học .
 - Dặn các em về nhà ôn luyện và ghi nhớ .
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2008
Tiết 24 : 
 - ôn 2 bài hát Em yêu trường em
 Cùng múa hát dưới trăng
 - tập nhận biết một số nốt nhạc
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát thuộc 2 BH , tập biểu diễn kết hợp vận động .
 - Nhận biết tên nốt , hình nốt trên khuông.
 - Trò chơi : Gắn nốt nhạc trên khuông .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn 2 BH Em yêu trường em ,
Cùng múa hát dưới trăng . (20’)
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Ôn BH Em yêu trường em 
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH . - Thực hiện hát ôn theo h/dẫn .
 - Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa vận động
 phụ hoạ (đã học ở tiết 20) 
 - Gọi một số nhóm lên bảng .
 (Nhận xét - Đánh giá)
 Hoạt động 2 : Ôn BH
 Cùng múa hát dưới trăng
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH . - Thực hiện hát ôn theo h/dẫn .
 - Cho hs hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3 vài lần .
 - Cho hs đứng tại chỗ , vừa hát vừa nhún chân 
 nghiêng về bên trái , nghiêng về bên phải nhịp 
 nhàng theo nhịp 3 .
 - Gọi một số nhóm hoặc cá nhân lên bảng thể
 hiện .
 (Nhận xét - Đánh giá)
Nội dung 2 : Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông (10’)
 - Gv giới thiệu : Để ghi độ cao thấp của âm - Chú ý lắng nghe .
 thanh người ta dùng tên các nốt . Các em đã 
 làm quen với 7 tên nốt là : Đô , rê , mi , pha , 
 son , la ,xi . Mỗi nốt này được đặt trên 1 vị trí
 của khuông nhạc .
 - Kẻ khuông nhạc , viết nốt nhạc .
 - Cho hs đọc , nhận biết tên các nốt .	- Đọc và ghi nhớ .
 ( Kkông đọc cao độ )
 - Tiếp tục cho hs đọc tên nốt cùng với hình nốt . - Đọc theo hướng dẫn .
 ( đã học ở tiết 23 )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại 2 BH vừa ôn .
 - Dặn hs về tập chép các nốt nhạc, ghi nhớ tên nốt và hình nốt .
Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2008
Tiết 25 :
học hát bài
 Chị ong nâu và em bé .
 ( Nhạc và lời : Tân Huyền )
I . Mục tiêu : 
 - Hát đúng giai điệu , lời ca ( chú ý những chỗ có luyến âm và ngắt câu ) . Hát đồng đều , rõ lời .
 - Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài .
 - Giáo dục cho hs tinh thần chăm học , chăm làm .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ . 
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Chị ong nâu và em bé.
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH
 Cùng múa hát dưới trăng . (15’)
 - Giới thiệu bài .	- Chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Dạy hát từng câu cho hs theo lối móc xích	 - Học hát theo hướng dẫn . 
 đến hết bài . 
 * Lưu ý hs những chỗ luyến âm :
 Chú gà ; Ông mặt trời . 
 - Cho từng tổ nhóm , cá nhân luyện hát nhiều
 lần .
 Hoạt động2 : Hát kết hợp gõ đệm (15’)
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm cho BH - Thực hiện theo hướng dẫn .
 theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca :
 Chị ong nâu nâu nâu nâu , chị bay ..
	x x	x
 x x x x x x x x ..
 - Hướng dẫn hs đứng hát , đung đưa nhịp
 nhàng theo nhịp .
 - Gọi một số nhóm , cá nhân thực hiện . - Hs thực hiện .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn hs về học thuộc lời BH và nhớ tên tác giả .
Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2008
Tiết 26 : 
 ôn bài : chị ong nâu và em bé . 
 nghe nhạc .
I . Mục tiêu : 
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của BH .
 - Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ .
 - Nghe một BH thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Động tác vận động phụ hoạ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung 1 : Ôn BH Chị ong nâu và em bé . (20’)
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Ôn tập lời 1 và học tiếp lời 2 
 bài : Chị ong nâu và em bé .
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn lời 1 BH . - Hát ôn theo hướng dẫn .
 - Dạy hát lời 2 .
 - Lưu ý hs hát đúng những tiếng có luyến
 trong bài .
 - Tập xong cho hs hát toàn bài kết hợp gõ đệm 
 theo tiết tấu .
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
 - Gv hướng dẫn một số động tác phụ hoạ : - Chú ý quan sát .
	+ câu 1 : Giang 2 tay ra 2 bên làm động
 tác chim vỗ cánh bay .
 	+ câu 3 : Đưa 2 tay lên miệng làm động
 tác gà gáy .
	+ câu 4 - 5 : Đưa 2 tay lên cáo quá đầu
 mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động
 tác chim vỗ cánh bay .
	+ câu 6 -7 : Tay trái chống hông , tay
 phải chỉ sang trái và ngược lại .
	+ câu 8 - 9 : ( như câu 1 -2 )
	+ câu 10 -11 : Tay bắt chéo trước ngực ,
 2 chân nhún nhịp nhàng , đầu nghiêng sang
 trái - phải .
 - Cho cả lớp cùng đứng dậy thực hiện . - Thực hiện theo hướng dẫn .
 - Kiểm tra một số nhóm .
 (Nhận xét - Đánh giá)
Nội dung 2 : Nghe hát (10’)
 - Gv hát cho hs nghe một BH thiếu nhi chọn - Chú ý lắng nghe .
lọc hoặc một bài dân ca .
 - Sau khi cho hs nghe , GV đặt câu hỏi cho hs - Nêu cảm nhận .
 nêu cảm nhận về BH .
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH .
 - Dặn hs về học thuộc lời BH và nhớ tên tác giả .
Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2008
Tiết 27 : 
học hát bài
Tiếng hát bạn bè mình .
 ( Nhạc và lời : Lê hoàng Minh )
I . Mục tiêu : 
 - Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , hoà giọng và nhẹ nhàng .
 - Hs biết BH Tiếng hát bạn bè mình có tính chất vui hoạt , sinh động , dùng để hát tập thể .
 - Giáo dục cho hs lòng yêu hoà bình , yêu thương mọi người .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ . 
 - Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: (2’)
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : (30’)
Nội dung : Dạy BH Tiếng hát bạn bè mình .
 Giáo viên : Học sinh :
 Hoạt động 1 : Dạy BH
 Tiếng hát bạn bè mình . (15’)
 - Giới thiệu bài .	- Chú ý lắng nghe .
 - Hát mẫu .
 - Cho hs đọc lời ca . - Đọc đồng thanh lời ca .
 - Dạy hát từng câu cho hs theo lối móc xích	 - Học hát theo hướng dẫn . 
 đến hết bài . 
 - Cho từng tổ nhóm , cá nhân luyện hát nhiều
 lần .
 Hoạt động2 : Hát kết hợp gõ đệm (15’)
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm cho BH - Thực hiện theo hướng dẫn .
 theo phách và theo tiết tấu lời ca :
 Trong không gian bay bay , một hành ..
 x x xx	x
 x x x x x x x ..
 - Hướng dẫn hs đứng hát , đung đưa nhịp
 nhàng theo nhịp .
 - Gọi một số nhóm , cá nhân thực hiện . - Hs thực hiện .
 ( Nhận xét - Đánh giá )
 3. Phần kết thúc : (3’)
 - Cho hs hát lại BH vừa học .
 - Dặn hs về học thuộc lời BH và nhớ tên tác giả .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Am nhac lop 3.doc