Giáo án An toàn giao thông - Lớp 1 - Trường Tiểu học La Hai 2

Giáo án An toàn giao thông - Lớp 1 - Trường Tiểu học La Hai 2

Bài 1: TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

• Giúp HS nhận biết ba màu của đền tín hiệu điều khiển giao thông (ĐKGT)

• Giúp HS biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT.

• Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT.

II. Nội dung:

• Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh.

• Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT:

* Đèn đỏ: Dựng lại

* Đèn xanh: Được phép đi

* Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng.

III. Chuẩn bị:

• HS: Sách “ Pokémon cùng em học ATGT” (bài 1)

IV. Phương pháp:

• Quan sát, thảo luận.

• Đàm thoại.

• Thực hành.

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông - Lớp 1 - Trường Tiểu học La Hai 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết ba màu của đền tín hiệu điều khiển giao thông (ĐKGT)
Giúp HS biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT.
Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT.
II. Nội dung:
Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh.
Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT:
* Đèn đỏ: Dựng lại
* Đèn xanh: Được phép đi
* Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng.
III. Chuẩn bị:
HS: Sách “ Pokémon cùng em học ATGT” (bài 1)
IV. Phương pháp:
Quan sát, thảo luận.
Đàm thoại.
Thực hành.
V. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
* Hoạt động 1: 
Bước 1: Kể chuyện:
GV kể lại nội dung câu chuyện theo nội dung bài.
GV gọi HS đọc lại câu chuyện.
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
 GV nêu các câu hỏi sau:
Bo nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
Đèn tín hiệu ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào?
Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi ?
Bước 3: Chơi sắm vai:
GV chia lớp thành các nhóm đôi
Một HS đóng vai Mẹ, một HS đóng vai Bo.
Hai HS đối thoại với nhau theo lời của Mẹ và Bo trong sách
GV theo dõi và nhận xét các nhóm.
 Bước 4: GV kết luận:
 Qua câu chuyện giữa mẹ và Bo, chúng ta thấy ở các ngã tư, ngã nămthường có tín hiệu đèn ĐKGT. Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu : đỏ - xanh – vàng.
Khi gặp đèn đỏ, người và xe phải dừng lại.
Đèn xanh: Được phép đi.
Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Đèn xanh – đèn đỏ
Bước 1: HS nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn:
Đèn đỏ: Dừng lại
Đèn xanh: được phép đi
Đèn vàng: báo hiệu thay đổi tín hiệu.
Bước 2: GV phổ biến luật chơi
Khi GV hô “chuẩn bị”, hs đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông.
Khi GV hô “đèn xanh”, HS quay 2 tay xung quanh nhau, chân chạy tại chỗ như đang đi trên đường
Khi GV hô “đèn vàng”, HS quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng.
Khi GV hô “đèn đỏ” tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện và người đều phải dừng lại.
Chú ý khi chơi:
GV có thể hô không theo thứ tự các màu đèn và nhanh dần tạo sự bất ngờ, vui vẻ cho cả lớp.
Những HS làm sai sẽ bị mời lên bảng và sau đó phải nhảy lò cò về chỗ( như những người tham gia giao thông, vượt đền đỏ sẽ bị CSGT phạt)
Bước 3: GV kết luận
Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và làm ùn tắc giao thông.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc lại
- HS trả lời
- HS trả lời
- Các nhóm thi đua đóng vai.
- HS nêu
- HS tham gia trò chơi
** Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài trong sách.
	 - Kể lại câu chuyện bài 1.
Bài 2: KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG 
DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết các vạch trắng trên đường (loại mô tả trong sách) là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
Giúp HS không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
II. Nội dung:
Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng người lớn khi đi trên phố và khi qua đường.
Phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ mỗi khi qua đường.
III. Chuẩn bị:
HS: Sách “ Pokémon cùng em học ATGT” (bài 2)
IV. Phương pháp:
Quan sát, thảo luận
Đàm thoại
Thực hành.
V. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
* Hoạt động 1: Nêu tình huống
Bước 1: GV kể cho HS nghe câu chuyện trong sách “ Pokémon cùng em học ATGT” nhưng chỉ dừng lại ở đoạn Bo chạy sang đường để mua kem (để tình huống mở).
Bước 2: Thảo luận nhóm:
GV chia các lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
* Chuyện gì có thể xảy ra với Bo ?
* Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm ?
* Nếu em ở đó, em sẽ khuyên Bo điều gì ?
Các nhóm trình bày ý kiến.
Bước 3: GV cho HS xem ( hoặc kể) tiếp đoạn kết của tình huống
Bước 4: GV kết luận:
 GV nhắc lại lời của cô giáo và nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường một mình của Bo là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ.
Bước 1: Cả lớp gấp sách lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
 Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho đi bộ sang đường chưa ? 
Bước 2: GV yêu cầu HS mở sách và quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi:
 Em có nhìn thấy vạch trắng trên đường không, nó nằm ở đâu ?
GV kết luận:
 Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy các vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nói có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện
Bước 3: HS đọc to phần ghi nhớ
* Hoạt động 3 : Thực hành qua đường
Bước 1: Tuỳ tình hình cụ thể của từng lớp, từng trường, GV cho các em thực hành trong lớp học, trong sân trường hoặc trên đường phố.
 Gv chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ:
Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai: Một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em. Em đóng vai người lớn có thể không sách túi, hoặc xách túi. Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn
Các nhóm thực hành sang đường.
Chú ý: Nếu nhóm nào thực hiện chưa đúng, GV cho nhóm bạn nhận xét và yêu cầu thực hiện lại.
Bứơc 2: GV kết luận:
 Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
- Các nhóm thảo luận.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS trả lời, GV bổ sung. 
	** Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài trong sách.
	 	 - Kể lại câu chuyện bài 2.
Bài 3: KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ 
I. Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố
-Giúp học sinh biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn
-Giúp học sinh có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
II. Nội dung: 
-Chỉ chơi đùa ở những nơi quy định, đảm bảo an toàn.
-Không chơi đùa ở gần đường phố hay trên đường phố, những nơi có người và phương tiện tham gia giao thông.
III. Chuẩn bị:
-HS:Sách “Pokémon cùng em học an toàn giao thông”(bài 3).
-Tranh vẽ:
1.Hai bạn đang chơi cầu lông trên vỉa hè.
2.Các bạn đang chơi nhảy dây trong sân trường.
3.Một nhóm trẻ con đang chơi “bịt mắt bắt dê” trong sân chơi ở khu tập thể.
4.Hình vẽ ông mặt trời cười-ông mặt trời buồn và một số tranh minh hoạ (hoạt động 2)
5.Hai bộ thẻ chữ, ghi các địa điểm chơi cho học sinh lựa chọn (hoạt động 3).
IV.Phương pháp:
-Quan sát, thảo luận 
-Đàm thoại 
-Thực hành
V.Gợi ý các hoạt động
Hoaït ñoäng thaày
Hoaït ñoäng troø
OÅn ñònh : 
Baøi cuõ : 
-Y/C HS ñoïc ghi nhôù baøi hoïc tuaàn tröôùc 
- Nhaän xeùt 
3 . Baøi môùi :
* GTB : GV ghi töïa 
* HÑ1 : Tìm hieåu truyeän 
-GV chia nhoùm y/c HS quan saùt tranh
vaø keå laïi caâu chuyeän 
Goïi 1 soá caëp trình baøy 
Nhaän xeùt 
Gv neâu caâu hoûi , y/c HS traû lôøi 
+ Bo vaø Huy ñang chôi troø gì ?
+ Caùc baïn ñaù boùng ôû ñaâu 
+ Luùc naøy xe coä ntn ?
+ Chuyeän gì ñaõ xaûy ra vôùi 2 baïn ?
+ Em thöû töôûng töôïng chuyeän gì seõ xaûy ra ?
_ GV keát luaän :
* HÑ 2: Baøy toû yù kieán 
- GV gaén töøng böùc tranh leân baûng , y/c HS quan saùt vaø baøy toû yù kieán taùn thaønh hay khoâng taùn thaønh = caùch giô theû vaø neâu lí do vì sao em taùn thaønh hoaëc khoâng taùn thaønh 
- GV keát luaän :
- Ghi baûng caâu ghi nhôù vaù cho HS ñoïc 
* HÑ 3: Chôi troø chôi : “ Neân – khoâng neân ’’
- GV chia lôùp thaønh 2 ñoäi , moãi ñoäi 5 em 
Y/C trong 1 phuùt , laàn löôït töøng baïn choïn theû ghi ñòa ñieåm chôi phuø hôïp vôùi töøng coät . Ñoäi naøo nhieàu theû vaø ñuùng seõ thaéng 
- GV chuaån bò 2 boä theû ghi ND sau : 
1.Chôi trong saân tröôøng 
2.Chôi saùt væa heø 
3.Chôi treân væa heø 
4.Chôi ôû saân vaän ñoäng 
5.Chôi trong caâu laïc boä 
6.Chôi ôû ngaõ tö 
7.Chôi ôû goùc phoá 
8.Chôi trong coâng vieân
- Nhaän xeùt , tuyeân döông 
4. Cuûng coá – daën doø : 
- Heä thoáng laïi ND baøi 
- Nhaän xeùt tieát hoïc 
- Daën doø 
HS nhaéc laïi 
- HS thaûo luaän caëp ñoâi 
- 2 nhoùm keå laïi caâu chuyeän tröôùc lôùp 
HS traû lôøi :
+ Ñaù boùng 
+ Treân væa heø 
+Taáp naäp 
- HS quan saùt tranh vaø baøy toû yù kieán = caùch giô theû “ Oâng maët trôøi ’’ 
+ Taùn thaønh – giô theû oâng maët trôøi cöôøi 
+ Khoâng taùn thaønh – giô theû oâng maët trôøi buoàn 
HS ñoïc : 
_ HS chôi troø chôi theo 2 ñoäi vaø laàn löôït chôi theo höôùng daãn 
Bài 4: TRÈO QUA DÃI PHÂN CÁCH LÀ RẤT NGUY HIỂM 
I.Mục tiêu
 * Giúp hoc sinh nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách.
 * Giúp hs không chơi và treo qua dải phân cách. 
II. Nội dung
 * Hs biết dải là nơi ngăn hai dòng xe trên đường giao thông.
 Chơi gân dải phân cách treo qua dải phân cách là nguy hiểm dễ bị tai nạn giao thông 
III. Chuẩn bị:
 * HS:sách “pokémon cùng em học ATGT” 
 * 2 câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học.
IV.Hoạt động dạy và học:
 * Quan sát, thảo luận.
 * Đàm thoại.
 * Thực hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Bước 1: GV hỏi HS:
Nếu nhà ở ven đường quốc lộ có dải phân cách, em có nên chơi trò trèo qua các dải phân cách ? Hành động đó là sai hay đúng ? Vì sao ?
Bước 2: HS trả lời:
Bước 3: 
 GVnhận xét, đưa ra kết luận rồi tên bài học
 Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
* Nhóm1 ,2 ,3 quan sát và nêu nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1 ,2 ,3
* Nhóm 4 nêu nội dung của bức tranh 4 (ghi nhớ)
Bước 2: Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
Bước 3: GV hỏi
* Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không ?Nguy hiểm như thế nào?
* Các em có chọn chỗ vui chơi đó không ?
Bước 4: 
HS phát biểu trả lời.
Các em khác nhận xét bổ sung.
Bước 5: GV kết luận
 Không chọn cách vui chơi là trèo qua dãi phân cách trên đường giao thông.
Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
Bước 1:GV hướng dẫn
Nêu cho 4 nhóm mỗi nhóm ... m vai đoàn tàu.
*Cử bạn lớp trưởng là người dẫn chuyện.
*Cả lớp xem và nhận xét cách thể hiện của các bạn.
Bước 2:Tổ chức trò chơi:
*Địa điểm tổ chức:trong lớp hoặc ngoài sân trường(nếu tổ chức ở sân trường thì đoàn tàu sẽ đông hơn, nhiều em được tham gia)
*Tổ chức chơi 2 lược để cho 8 bạn đại diện cho 4 nhóm đều được sắm vai.
Lưu ý:Nếu còn thời gian tổ chức thêm lược chơi để nhiều em được tham gia.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Các nhóm nêu
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trình bày ý kiến.
GHI NHỚ: -Học thuộc ghi nhớ cuối bài trong sách 
	-Kể lại câu chuyện bài 5
BÀI 6: KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA
I. Mục tiêu
-Giúp hs nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa.
-Giúp hs có ý thức không chaỵ trên đường lúc trời mưa, nhất là ở nơi có nhiều xe qua lại.
II.Nội dung 
-Ôn lại các kiến thức đã học ở bài trước.
-Hs quan sát tranh để nhận biết sự nguy hiểm khi chạy trên đường có nhiều xe qua lại khi trời mưa.
-Hs ghi nhoé ý nghĩa của bài học
III.Chuẩn bị
HS:Sách “pokémon cùng em học ATGT (bài 6)
2 câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học.
IV. Phương pháp
Quan sát, thảo luận
Đàm thoại
HS thảo luận nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Bước 1: GV kể một câu chuyện có nội dung tương rự như bài 6 sách “ Pokémon cùng em học ATGT:, sau đó đặt câu hỏi:
Hành động chạy tắm mưa trên đường khi có xe cộ qua lại của bạn trong câu chuyện cô vừa kể là sai hay đúng ? Vì sao?
Bước 2: HS phát biểu
Bước 3: GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học:
Không chạy trên đường khi trời mưa
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, gv giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1,2,3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1,2,3.
Nhóm 4 nêu lên nội dung của cả 3 bức tranh.
Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm.
Bước 2: GV hỏi:
Hành động của hai bạn Nam và Bo, ai sai, ai đúng ?
Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em nên học tập bạn nào ?
Bước 3: 
HS phát biểu trả lời
Các em khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV kết luận
Không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại.
Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
Bước 1: GV hướng dẫn
Nêu cho 4 nhóm, mỗi nhóm một câu hỏi tình huống, các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó ( 2 nhóm chung 1 câu hỏi)
Tình huống 1: Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to. Trên đoạn đường chỉ có một vài mái hiên. Bo rủ Nam vào trú mưa nhưng Nam nói: Đằng nào cũng ướt, thế thì chúng mình vừa tắm mưa, vừa chạy về nhà, thích hơn. Các em chọn cách nào ?
 Tình huống 2: Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to. Cả đoạn đường dài không có chỗ nào có thể trú mưa được. Nam và Bo cần phải đi thế nào để về nhà một cách an toàn ?
Bước 2: 
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Các nhóm nêu
- HS nêu
- HS trình bày ý kiến.
GHI NHỚ: -Học thuộc ghi nhớ cuối bài trong sách 
	 -Kể lại câu chuyện bài 6
BÀI 7: KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN 
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
Hình thành cho HS luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặt áo phao.
II. Nội dung:
Ôn lại những kiến thức đã được học ở bài trước.
HS quan sát tranh, tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết khi ngồi trên thuyền mà đùa nghịch, không mặc áo phao là rất nguy hiểm.
HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học.
III. Chuẩn bị:
GV: Tranh, ảnh các bạn HS đang lên thuyền để đi học.
HS: Sách truyện tranh “Rùa và Thỏ cùng em học ATGT” (Bài 7).
Một số câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học .
IV. Phương pháp:
Kể chuyện 
Quan sát, thảo luận.
Đàm thoại.
HS trao đổi nhóm.
V. Gợi ý các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Bước 1: GV : Cho HS quan sát tranh sau đó đặt câu hỏi tình huống:
- Các em có thích được ngồi thuyền để đi chơi không?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em đùa nghịch và không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền?
- Khi ngồi trên thuyền, em phải làm gì để đảm bảo an toàn? 
Bước 2: GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên.
Bước 3: GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học.
Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm , GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Nhóm 1, 2 quan sát tranh trong bài và kể lại nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự: nhóm 1 kể nội dung bức tranh 1, nhóm 1 kể nội dung bức tranh 2.
- Nhóm 3 quan sát tranh và kể lại nội dung của cả 2 bức tranh.
- Các bạn ở mỗi nhóm nhận xét, bổ sung về nội dung bạn vừa kể.
Bước 2: GV hỏi:
- Khi về thăm bà ngoại, mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì? 
- Mẹ đã làm gì cho hai anh em An trước khi xuống thuyền.
- Khi ngồi trên thuyền hai anh em An đã làm gì? 
- Việc làm của hai anh em có nguy hiểm không? Tại sao? 
Bước 3: 
HS phát biểu trả lời
Các em khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV kết luận
- Khi đi lại bằng thuyền tất cả mọi người đều phải mặc áo phao.
- Khi ngồi trên thuyền các em phải ngồi ngay ngắn không được đùa nghịch.
Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐI THUYỀN AN TOÀN.
Bước 1: GV hướng cách chơi và tổ chức cho HS chơi .
- Chọn một khoảng sân rộng, GV vẽ 6 vòng tròn. Tại mỗi vòng tròn đặt sẵn 1 áo phao.
- Có 6 chiếc áo phao dùng cho hai đội (03 chiếc màu đỏ, 03 chiếc màu xanh), mỗi đội một loại màu áo. Nếu không có áo phao có thể sử dụng áo phao tượng trưng.
- Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn làm người đi thuyền, số còn lại làm cổ động viên (nắm tay nhau thành vòng, đóng vai, “nước” bao quanh 6 bạn làm “thuyền” - là 6 vòng tròn vẽ sẵn )
- 6 người đi thuyền được bịt mắt, tập trung tại giữa sân chơi.
- Trọng tài hô “lên thuyền”, người chơi phải nhành chóng tìm “thuyền” của đội mình (tìm vong2 tròn có sẵn áo phao với màu áo đã quy định). Sau khi tìm được thuyền, người chơi bỏi khăn bịt mắt, mặc áo phao.
- Đội nào mặc được áo phao nhanh hơn, đội đó thắng.
- Hai đội thi đấu trong 2 hiệp (mỗi hiệp khoảng 1 phút rưỡi); sau mỗi hiệp, mỗi đội cử lại 3 người khác tham gia. 
Bước 2: 
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Các nhóm nêu
GHI NHỚ: 	- Học thuộc lòng phần ghi nhớ ở cuối bài 
	 	- Kể lại câu chuyện bài 7
BÀI 8: KHÔNG LỘI QUA SUỐI KHI CÓ NƯỚC LŨ 
I. Mục tiêu :
Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ .
Hình thành cho HS luôn có ý thức không lội qua suối khi có nước lũ mà phải đi trên cầu hoặc đi cùng người lớn để cho an toàn .
II. Nội dung :
Ôn lại những kiến thức đã được học ở bài trước .
HS quan sát tranh , tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ .
HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học .
III. Chuẩn bị :
GV : Tranh , ảnh con suối cạn và con suối có nước lũ .
HS : Sách truyện tranh “ Rùa và Thỏ cùng em học ATGT ” ( Bài 8 ) .
Một số câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học .
IV. Phương pháp :
Kể chuyện 
Quan sát , thảo luận .
Đàm thoại .
HS trao đổi nhóm .
V. Gợi ý các hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Bước 1: GV : Cho HS quan sát tranh sau đó đặt câu hỏi tình huống:
- Con suối khi cạn, lội qua có nguy hiểm không ?
- Khi có lũ, nước suối có gì khác với lúc không có lũ ?
- Nếu suối có lũ nhưng nước vẫn còn cạn , em có lội qua không ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đang lội suối mà nước lũ lớn tràn về ?
Bước 2: GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên.
HS khác bổ sung
Bước 3: GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học.
Không lội qua suối khi có nước lũ 
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm , GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Các nhóm quan sát tranh trong bài và kể lại nội dung của các bức tranh theo thứ tự :
+ Nhóm 1 và nhóm 2 quan sát bức tranh 1, sau đó cử một bạn kể lại nội dung bức tranh 1.
+ Nhóm 3 quan sát cả hai tranh 1 và 2, sau đó cử một bạn kể lại nội dung của cả 2 bức tranh.
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung về nội dung bạn vừa kể.
Bước 2: GV hỏi:
- Hai chị em Mi và Mai lội qua đoạn suối cạn có nguy hiểm không ? 
- Tại sao nước suối đục và chảy mạnh hơn mọi khi ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai chị em Mi và Mai vẫn lội qua khi suối có lũ?
Bước 3: 
HS phát biểu trả lời
Các em khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV kết luận
- Nếu nước suối đục và chảy nhanh hơn đấy là dấu hiệu có lũ đang về, lội qua sẽ rất nguy hiểm.
- Khi đi đường nếu gặp suối có lũ, tuyệt đối không được lội qua.
Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI QUA CẦU
Bước 1: GV hướng cách chơi và tổ chức cho HS chơi .
- Tổ chức 2 đội chơi với số lượng bằng nhau.
- “Dựng” hai chiếc “cầu” bằng cách xếp gạch nối nhau thành hàng dài 2 – 3m. Mỗi cầu có một dây thừng căng dọc “cầu” giả làm tay vịn và có 4 HS ngồi cách “cầu” 40 cm dọc theo hai bên thân “cầu” đóng vai “nước”.
- Khi có hiệu lệnh “qua cầu”, hai đội sẽ đi qua chiếc cầu của mình (lần lượt hai học sinh một lần). Sau khi qua cầu, HS sẽ quay lại để tiếp tục qua cầu một số lần nữa (tuỳ thuộc vào thời gian và việc đi trên cầu nhanh hay chậm của đồng đội).
- Khi đi trên cầu nếu trượt chân khỏi hàng gạch hoặc quên không bám vào tay vịn sẽ bị bạn đòng vai nước “ bắt” ra ngoài.
- Đội nào có nhiều nào có nhiều người qua cầu hơn trong khoảng thời gian 3 phút (tính theo số lần qua được cầu) sẽ là đội thắng cuộc.
Bước 2: 
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Các nhóm nêu
GHI NHỚ: 	- Học thuộc ghi nhớ cuối bài trong sách 
	- Kể lại câu chuyện bài 8

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_AN_TOAN_GIAO_THONG_LOP_1_RUA_VA_THO_8_BAI.doc