Giáo án các môn khối 1 - Tuần 12, 13

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 12, 13

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi: “Đèn hiệu”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 

doc 38 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 12, 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ôn - ơn
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Đèn hiệu”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Đọc viết bài ăn - ân.
Bảng con: ăn, ân, gần gũi, khăn rằn.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ôn - ơn – GV, HS, lớp.
GV ghi ôn – So sánh ăn và ôn.
Ghép ôn. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng chồn. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ con chồn, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu ôn, con chồn. HS viết bảng con.
b) Dạy vần ơn:
Tương tự vần ôn.
So sánh ôn và ơn?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 46.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Một con vịt”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Mai sau khôn lớn”.
Hỏi đối đáp theo nội dung chủ đề.
GV chốt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc toàn bài.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
 Mục tiêu:
Củng cố cho HS về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học.
Có kĩ năng giải toán nhanh chính xác.
Chuẩn bị:
GV: Bài tập ghi sẵn trên bảng phụ.
HS: Vở bài tập toán.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Hoa nở, hoa tàn”
Hoạt động 2: Kiểm tra
HS lên bảng giải bài tập 2.
Bảng con:	1 + 4 – 3 =
	3 + 2 – 1 =
	5 + 0 – 3 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
GV hỏi, HS trả lời.
Bài 3: Tính
HS thực hiện vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
GV treo tranh 2 bài a và b.
2 HS lên bảng thi đua viết phép tính.
Lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm vào vở bài tập.
Trò chơi “Tiếp sức”:
Hai đội A và B thi đua làm trên bảng lớp
	4 + 1 =	5 + 0 =
	2 + 3 =	4 – 3 =
Nhận xét chung.
---------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS hiểu trẻ em có quyền có quốc tịch.
Quốc kì Việt Nam là cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
Quốc kì tượng trưng cho đất nước cần tôn trọng giữ gìn.
HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn trọng quốc kì và yêu quí Tổ quốc Việt Nam.
Biết đứng để chào lá quốc kì.
II. Chuẩn bị:
Lá cờ
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Xây dựng nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Là anh chị, khi chơi với em nhỏ em cần làm gì?
Bổ phận làm em, em phải như thế nào với anh chị?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
Tranh 1: 
Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Các bạn nhỏ là người nước nào? Vì sao em biết?
GV chốt: Các bạn trong tranh, mỗi bạn có một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Nhật Bản Quốc tịch chúng ta là Việt Nam.
Tranh 2:
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
+ Những người trong tranh đang làm gì?
+ Tư thế họ chào cờ như thế nào?
+ Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ?
+ Vì sao họ lại sung sướng khi cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc?
GV chốt: Khi chào cờ cần đứng nghiêm trang, bỏ nón mũ, mắt hướng về lá quốc kì.
Hoạt động 4: Sắm vai
GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cùng sắm vai một tình huống trong bài tập 4.
Lớp nhận xét: Cách cư xử của các anh chị đối với em nhỏ trong tình huống đã được chưa? Tại sao?
GV chốt: Là anh chị cần nhường nhịn em nhỏ, là em cần lễ phép với anh chị.
Hoạt động 5: Thực hành
GV treo lá quốc kì, điều khiển HS chào cờ.
Nhận xét.
Hoạt động 6: Củng cố
Khi chào cờ em phải làm gì?
Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ?
Dặn dò về nhà học bài và thực hiện đúng những điều đã học.
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: NHÀ Ở
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết nhà là nơi sống của mọi người trong gia đình.
Nhà ở có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể. Biết địa chỉ nhà ở của mình.
Biết kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà.
Yêu quí ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh về nhà ở của các miền khác nhau.
HS: Vở bài tập
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Gia đình em gồm những ai?
Con cái có bổn phận gì đối với cha mẹ?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
GV cho HS quan sát tranh 12 sgk.
+ Ngôi nhà này ở đâu?
+ Em thích ngôi nhà nào? Tại sao?
HS thảo luận theo cặp.
GV cho HS quan sát thêm tranh vẽ nhà ở các miền khác nhau.
GV chốt: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình.
Hoạt động 4: Thảo luận
GV chia nhóm thảo luận ( 1 nhóm 4 HS ), mỗi nhóm quan sát tranh trang 27 và nói tên những đồ dùng vẽ trong hình – Thảo luận 7 phút.
Các nhóm báo cáo, nhận xét.
Ngoài ra còn có đồ dùng nào chưa có trong hình vẽ?
GV chốt: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt. Vì vậy em phải biết bảo quản và giữ gìn những đồ dùng đó.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Em phải làm gì để bảo quản và giữ gìn đồ dùng trong gia đình?
Dặn dò: Về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN en - ên
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được en, ên, lá sen, con nhện và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Thổi bóng”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Đọc viết bài ôn - ơn.
Bảng con: ôn, ơn, khôn lớn, cơn mưa.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần en - ên – HS, lớp.
Dạy vần en
HS so sánh en và ơn.
HS ghép en. Đánh vần, đọc en.
HS ghép tiếng sen. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ lá sen, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết en, lá sen. HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Lí cây xanh”
c) Vần ên giới thiệu tương tự
So sánh en và ên?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Xây nhà”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Đi học”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 47, nêu cấu tạo.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố các phép tính cộng trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 6.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 8 HS
Bảng con:	4 +  > 4	4 – 2 = 
	 - 3 = 2	5 – 3 > 
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV cho HS lấy 5 hình vuông. Lấy thêm 1 hình vuông nữa. Vậy có tất cả mấy hình vuông?
Lập được phép tính gì?
HS lập vào bảng cài, đọc phép tính. GV ghi bảng: 5 + 1 = 6 – HS đọc đồng thanh.
Vậy: 1 + 5 = ? à 1 + 5 = 6 – HS đọc đồng thanh.
GV chốt: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
GV giới thiệu tương tự các phép tính:
	4 + 2 = 6
	2 + 4 = 6
	3 + 3 = 6
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con.
GV củng cố cách đặt tính theo cột dọc.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở ( dòng 1)
GV chấm một số vở.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV hỏi miệng bài 2, điền kết quả vào ghi nhớ.
Thi đua làm bài 4.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác thể. Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước.
Học động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Ôn trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
GV: Sân tập, bóng.
HS: Trang phục.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng giậm chân tại chỗ hát.
Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
Ôn phối hợp:
Hai tay chống hông , ra trước và dang ngang.
Hai tay đưa lên cao chếch chữ V.
2. Phần cơ bản:
Học:
 + Đứng kiễng gót hai tay chống hông.
 + Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.
 + Đứng đưa một chân ra sau, hai tay thẳng hướng
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Vỗ tay hát.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
7 phút
2 lần x 4 nhịp
8 phút
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
x x
U
x x
x x
x x
U
x x x x x
x x x x x
--------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN in - un
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được in, un, đèn pin, con giun và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời xin lỗi.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết những tiếng từ có vần en – ên.
Đọc bảng tay.
Đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần in - un – HS, lớp.
 Dạy vần in
HS so sánh in và ên.
HS ghép in. Đánh vần, đọc in.
HS ghép tiếng pin, phân tích. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu cái đèn pin: Vật chiếu sáng khi trời tối à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết in, đèn pin. GV - HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”
c) Vần un giới thiệu tương tự
So sánh in và un?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
 ... đọc bảng trừ, GV xóa dần
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con, bảng lớp.
Bài 2: Tính
Thi đua làm bài tiếp sức giữa 4 tổ.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở bài 3 ( dòng 1 ).
GV chấm một số bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS làm vào bảng con.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc lại ghi nhớ.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác đã học. 
Học động tác: Đứng đưa một chân ra sau, hai tay thẳng hướng
Chơi trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
GV: Sân tập.
HS: Trang phục.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Chạy nhẹ và hít thở sâu.
Ôn nghỉ, nghiêm, quay phải, trái.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
Ôn đứng một chân ra trước, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Ôn động tác phối hợp.
Học đưa một chân dang ngang hai tay chống hông.
3. Phần kết thúc:
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
Chạy nhẹ trên sân và hít thở sâu.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
8 phút
3 lần
2 lần x 4 nhịp
2 lần x 4 nhịp
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x x x x x
U
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x
U
x x
x x
x x
x x
U
x x
x x
x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ăng - âng
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ăng, âng, măng tre, nhà tầng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Thổi bóng”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các từ có vần ong, ông.
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ăng - âng – HS, lớp.
a) Dạy vần ăng
So sánh ăng và ông?
HS ghép vần ăng, phân tích ăng. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng trăng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ vầng trăng, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ăng, vầng trăng.
HS đồ bóng, viết bảng con.
c) Vần âng giới thiệu tương tự
So sánh ăng và âng?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? Cảnh vẽ có đẹp không? Em có thích không?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 53.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Vâng lời cha mẹ”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Giáo dục: Phải đoàn kết giúp đỡ bạn.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi bài tập 2 ( cột 1 và 2 ).
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Tôi bảo”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng tay: 10 HS.
Bảng con:	4 + 3 =	7 – 0 =
	7 – 4 =	7 – 7 =
	 7 – 3 =	7 + 0 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm bảng con.
Chốt: Đặt tính thẳng cột.
Bài 2: Tính
GV tổ chức thi đua tiếp sức giữa hai dãy A và B.
 Nhận xét.
Bài 3: Điền số
HS làm vở (cột 1 và 3).
GV chấm bài.
Bài 4: Điền dấu > < =:
HS làm vào vở bài tập.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
HS thi đua làm bài 5 trên bảng con.
Nhận xét chung.
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2006.
THỦ CÔNG
Bài: CÁC QUI ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY, GẤP HÌNH
I. Mục tiêu:
HS hiểu các kí hiệu qui ước về gấp giấy
Gấp hình theo kí hiệu qui ước.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu vẽ những dấu hiệu qui ước về gấp giấy.
HS: Giấy màu.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chim bay”.
Hoạt động 2: Thực hành
a) Kí hiệu đường giữa hình:
Đường giữa hình là đường có nét gạch chấm.
b) Đường dấu gấp:
Đường dấu gấp là đường có nét đứt.
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 
c) Kí hiệu đường gấp vào:
Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào.
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 
d) Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
Trên đường dấu gấp có mũi tên cong.
P
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 
Sau mỗi lần giới thiệu, GV cho HS vẽ trên bảng con.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại kí hiệu về đường dấu gấp.
Dặn dò về nhà chuẩn bị cho tiết sau.
Nhận xét chung.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ung - ưng
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ung, ưng, bông súng, sừng hươu và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các từ có mang vần ăng, âng?
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi ung - ưng – HS, lớp.
a) Dạy vần ung
So sánh ung và ưng?
HS ghép vần ung, phân tích vần. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng súng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
GV giới thiệu tranh vẽ bông súng, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ung, bông súng, nêu cấu tạo.
HS đồ bóng, viết bảng con.
c) Vần ưng giới thiệu tương tự
So sánh ung và ưng?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Đứng, nằm, ngồi”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 54.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Rừng, thung lũng, suối, đèo”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
I. Mục tiêu:
Giúp HS hình thành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 8.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
HS: Vở số 2, sách toán.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chim bay”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:	3 + 2 + 1 =	6 – 6 + 7 =
	7 – 5 + 1 =	4 + 3 – 2=	
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV đính hình tròn: Cô có mấy hình tròn? ( 7 )
Cô thêm mấy hình tròn nữa? ( 1 )
Cô có tất cả mấy hình tròn? ( 8 )
Lập được phép tính gì?
HS lập phép tính vào bảng cài: 7 + 1 = 8.
GV ghi bảng, HS đọc đồng thanh.
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng cộng, GV xóa dần.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào vở
Nêu lại cách đặt tính theo cột dọc?
Bài 2: Tính
HS làm vào vở (cột 1, 3 và 4).
GV chấm một số bài.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở bài tập toán.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV treo tranh bài 4, hai đội A, B thi đua làm vào bảng con.
Nhận xét chung.
------------------------------------------
Phần kí duyệt của khối trưởng:
	Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ CÁ
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết về hình dáng và các bộ phận của cá.
Biết cách vẽ cá.
Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ cá.
HS: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Bạn Tí bảo”.
Hoạt động 2: Bài cũ
Kiểm tra những bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu
Cá có hình gì?
Gồm những bộ phận nào?
Màu sắc như thế nào?
Kể tên một số loại cá mà em biết?
Hoạt động 4: Hướng dẫn cách vẽ cá
Vẽ mình cá trước, đến đuôi cá, mang cá, vây cá.
Tô màu theo ý thích.
HS vẽ vào vở tập vẽ.
GV chấm bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Dặn dò về nhà vẽ lại nhiều hơn.
Nhận xét chung.
------------------------------------
TẬP VIẾT
Tiết 11: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây
Tiết 12: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng
I. Mục tiêu:
HS nhớ chắc chắn cấu tạo các chữ của tiết 11 và tiết 12.
Rèn kĩ năng viết liền nét, đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ.
HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Những bài chưa viết xong ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
GV giới thiệu đề bài tiết 11 và tiết 12.
GV treo bảng phụ ghi sẵn chữ mẫu, nêu cấu tạo, khoảng cách từng chữ cho HS viết.
Từ nền nhà:
+ nền: Viết n liền nét với ê của vần ên, dấu huyền trên con chữ ê.
+ nhà: Viết nh liền nét với a, dấu huyền trên đầu con chữ a.
HS tô bóng, viết bảng con.
Các từ khác giới thiệu tương tự.
Thư giãn: Hát “Rửa mặt như mèo”.
* Viết vở:
GV yêu cầu HS mở vở viết bài tuần 11 và tuần 12.
GV viết mẫu, HS viết bài vào vở.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Viết lại một số từ còn xấu.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: SẮP ĐẾN TẾT RỒI
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu, lời ca.
HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
HS biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ.
HS: Vở tập hát.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
Cá nhân, tổ, lớp hát bài Đàn gà con.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Dạy hát
GV giới thiệu bài hát, ghi tựa bài.
GV hát mẫu 2lần.
HS đọc đồng thanh lời ca.
Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
Lưu ý: Tiếng cuối mỗi câu không ngânvà nghỉ bằng dấu lặng đen.
Bốn nhịp cuối bài vỗ tay theo tiết tấu
Vừa hát, vừa vỗ tay theo phách.
Đứng hát nhún chân nhẹ nhàng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
HS hát, vỗ tay.
Về nhà tập hát nhiều lần.
Nhận xét chung.
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12-13.doc