Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27

I.MỤC TIÊU:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,. Bước đầu biết nghỉ hơi ở những nơi có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).

HS khá giỏi gọi được tên các loài hoa trong ảnh ( SGK ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk

· bộ chữ, bảng phụ, một số loại hoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 1, 2:Tập đọc: HOA NGỌC LAN
I.MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,... Bước đầu biết nghỉ hơi ở những nơi có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
HS khá giỏi gọi được tên các loài hoa trong ảnh ( SGK ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
bộ chữ, bảng phụ, một số loại hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1/Bài cũ
3-5’
* 2 HS đọc bài Vẽ ngựa và trả lời câu hỏi
- Tại sao nhìn tranh bà lại không đoán được bé vẽ con gì?
- Gọi HS lên bảng viết các từ: vì sao, bức tranh, trông nom, trông thấy 
- GV nhận xét cho điểm HS
* HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Vì bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.
- HS dưới lớp viết bảng con
- Lắng nghe.
2/Bài mới
* Giới thiệu bài 1’
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS luyện đọc
1-2’
Hoạt động 2 HD HS luyện đọc các tiếng từ
4-5’
Hoạt động 3
Luyện đọc câu
4-5’
Hoạt động 4
LĐ đoạn , bài
4-5’
* Thi đọc trơn cả bài
4-5’
Hoạt động 5 Ôn các vần ăm, ăp
8-10’
Tiết 1
* Giới thiệu tranh bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Hôm nay ta học bài : “Hoa ngọc lan”
* GV đọc mẫu lần 1
- Chú ý giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm
* GV ghi các từ : hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra lên bảng và cho HS đọc 
- GV giải nghĩa từ : ngan ngát
- Chỉ vào đầu từng câu
* Cho HS đọc đoạn 1 
Cho HS đọc đoạn 2.
Cho HS đọc đoạn 3
Cho HS đọc cả bài.
* Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm
- GV nhận xét cho điểm
* Tìm tiếng trong bài có vần ăp trong bài?
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm, ăp?
- Cho HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp theo nhóm
- Nhận xét tiết học 
* Lắng nghe.
- Bà đang cài hoa lan lên tóc bé
- Lắng nghe.
* Lắng nghe nhận biết cách đọc.
* 3 đến 5 HS đọc từ
Cả lớp đồng thanh
- Lắng nghe.
-Mỗi một câu 2 HS đọc
Mỗi bàn đọc 1 câu, đọc nối tiếp
* 3 HS
3 HS
3 HS đọc nối tiếp.
2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh
* HS thi đọc đoạn, bài nối tiếp mỗi HS một câu .
HS đọc, HS chấm điểm
- Lắng nghe.
* Tìm chỉ trên bảng:khắp
- Phân tích cá nhân
- HS thi đua giữa các nhóm với nhau viết bảng con.
- Thảo luận luyện nói nhóm 2, đại diện một số nhóm nói trước lớp.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
10’
Hoạt động 2 Thi đọc trơn cả bài
10’
Hoạt động 3
Luyện nói: kể tên các loài hoa mà em biết
10’
Tiết 2
* GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Hoa lan có màu gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi
- Hương hoa lan thơm như thế nào?
* Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc
- GV nhận xét, cho điểm
* GV cho HS quan sát tranh , hoa thật rồi yêu cầu các em gọi tên các loài hoa đó
- HS nói thêm những điều mình biết về loài hoa mà mình kể VD: hoa có màu gì? Cánh to hay nhỏ? Lá nó như thế nào? Hoa đó nở vào mùa nào? 
- Cho HS luyện nói
- GV nhận xét cho điểm
* Lắng nghe 
- 2-3 em đọc.
- Hoa lan có màu trắng ngần.
- HS trả lời câu hỏi
- Hương hoa lan thơm ngan ngát.
* HS thi đọc trơn giữa các nhóm, các tổ với nhau
- Lắng nghe.
* HS thực hành hỏi đáp theo mẫu
- Luyện nói theo nhóm 4 những hiểu biết về loài hoa: VD hoa có màu đỏ;hồng; vàng ; tím. Cánh hoa to, nhỏ. Lá màu xanh, vàng tím, nở mùa thu , xuân
- Lắng nghe.
 3/ Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Cho1 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi:
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
Chuẩn bị bài “ Nhà bà ngoại”
Nhận xét tiết học.
* Hoa ngọc lan
- Theo dõi đọc thầm
- HS lắng nghe
Tiết 3.Đạo đức : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
- Học sinh khá giỏi biết được ý nghĩa của câu cảm ơn, xin lỗi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học Tình huống sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
* Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời
- Khi nào thì nói lời xin lỗi?
- Khi nào thì nói lời cảm ơn?
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn nói lời cảm ơn hay xin lỗi ?
- GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
- Khi mắc phải lỗi gì đó
- Khi được người khác cho hoặc giúp đỡ.
- Cảm thấy rất vui.
- Lắng nghe
2/Bài mới
Hoạt động 1
HS thảo luận theo nhóm BT 3
6-8’
* GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 2
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3
- Yêu cầu làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV kết luận: 
Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Em nhặt lên trả và kèm theo lời xin lỗi bạn.
Nếu em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo, em sẽ nói lời cảm ơn bạn.
 * Lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm
- HS báo cáo trước lớp . Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
Hoạt động 2
HS chơi ghép hoa bài tập 5
6-8’
* GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa. Một nhị ghi từ “cảm ơn”, một nhị ghi từ “xin lỗi” và các cánh hoa trên đó ghi các tình huống khác nhau.
-GV nêu yêu cầu ghép hoa
- Gọi nhận xét
- GV chốt lại và nhận xét các tình huống cần nói lời cảm ơn, cần nói lời xin lỗi 
* HS thảo luận theo nhóm 2 người
- HS làm việc theo nhóm. Lựa những cánh hoa có ghi tình huống cần nói lời “cảm ơn” ghép vối nhị hoa có ghi lời “cảm ơn” thành một bông hoa cảm ơn
Tương tự như vậy ghép thành bông hoa xin lỗi
- Nhận xét chéo nhóm 
- Lắng nghe
Hoạt động 3
HS làm bài tập 6
6-8’
- GV giải thích bài tập 6
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói .......................khi được người khác quan tâm giúp đơ.õ
Nói .......................khi làm phiền người khác.
- GV yêu cầu HS đọc các từ đã chọn
- Cho HS sắm vai theo các tình huống sau:
- Tình huống 1: Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách mất một trang. Hôm nay Thắng mang sách đến trả cho bạn. 
Theo các em, bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ( nếu có thể )
- GV tổng kết: 
Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn – “ Không có gì, bạn đừng lo”
- Nghe nắm bắt cách làm.
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác
-HS lần lượt nêu, HS khác lắng nghe, nhận xét bạn
- HS thảo luận cách nhóm mình sẽ sắm vai như thế nào , lên diễn trước lớp 
- Theo dõi nhận xét từng hành vi có trong tình huống của bạn.
HS lên diễn vai
Sau mỗi lần biểu diễn, HS nhận xét xem như vậy có đúng không? Có cách nào khác không?
- Cho HS đóng vai lại theo cách khác
- Có thể sắm vai theo nhiều cách khác nhau.
- Lắng nghe.
3/Củng cố 
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn?
- Khi nào cần nói lời xin lỗi?
- GV kết luận
- Nhắc nhở HS thường xuyên thể hiện hành vi đó trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học.
* Cảm ơn và xin lỗi.
- Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
- Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
- HS lắng nghe 
- Nghe để thực hiện.
 Tiết 4.Tự nhiên xã hội: CON MÈO
 I. MỤC TIÊU:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi mèo. 
- Chỉ đực các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
HS khá giỏi nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: mắt tinh, tai, mũi thính; răng sắc; móng vuốt nhọn; chân có đệm thịt đi rất mềm.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh ảnh về con mèo
Sgk, vở bài tập TNXH.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1/ Bài cũ 
3-5’
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
- Nuôi gà có ích lợi gì?
- Cơ thể gà có những bộ phận nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
- Cho thịt, trứng và phân bón cây
- Đầu , mình , đuôi, chân
- Lắng nghe.
2/ Bài mới 
* Cho cả lớp hát.
Cả lớp hát bài: Con mèo lười
Hoạt động 1
Quan sát tranh và làm bài tập
MĐ: HS tự khám phá kiến thức và biết:
Cấu tạo của mèo
Ích lợi của mèo
Vẽ được con mèo
* Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện
- GV cho HS quan sát tranh vẽ con mèo
Phát phiếu học tập cho HS
Khoanh tròn trước câu em cho là đúng
- Mèo có lông màu trắng, nâu, đen.
- Mèo có bốn chân
- Mèo có hai chân
- Mèo có mắt rất sáng
- Ria mèo để đánh hơi
- Mèo chỉ ăn cơm với cá
- Đánh dấu x vào ô trống nếu em thấy câu trả lời đúng
Cơ thể mèo gồm : đầu , tay 
tai, chân , thân, ria, đuôi, mào
-Nuôi mèo có ích lợi 
	Để bắt chuột	
	Để làm cảnh
	Để trông nhà	
	Để chơi với em bé
 ...  5 Luyện nói: xếp các ô chữ 
8-10’
Tiết 2
* GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Buổi sớm, điều gì đã xảy ra?
- Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói gì với mèo?
-Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
-Cho thi đọc cả bài
- GV nhận xét, cho điểm
* GV gọi HS đọc câu hỏi 3:
- Cho HS thực hành xếp các ô chữ
-Cho HS đọc lại bài đã xếp đúng
- Cho HS đọc lại toàn bài
- GV nhận xét cho điểm
* Lắng nghe.
- 2-3 em đọc 
- HS trả lời câu hỏi
Một con mèo chộp được một chú sẻ
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu câu hỏi.
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói với mèo :Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh
- 2-3 em đọc lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Sẻ vội bay vụt đi.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc lại toàn bài
- Lắng nghe
 * 2-3 em đọc
- Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài.
- 3-4 em đọc ,đọc đồng thanh.
-2HS ,đọc đồng thanh.
- Lắng nghe.
3/Củng cố dặn dò
3-5’
 * Hôm nay học bài gì?
- Cho HS kể lại chuyện theo cách phân vai: ( Người dẫn chuyện, Sẻ, Mèo)
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
Chuẩn bị bài “ Mẹ và cô”
Nhận xét tiết học.
* Mưu chú Sẻ.
- HS phân vai thể hiện câu chuyện
- Lắng nghe.
Tiết 3. Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU:
- Củng cố đọc viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có một phép cộng.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3( b, c), 4, 5.
- HS khá giỏi làm thêm câu a bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Trò chơi, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
ND/thời lượng
HĐ/Giáo viên
H Đ/Học sinh
1/Bài cũ
3-5 ‘
2/Bài mới
Hoạt động 1
Bài 1
Trò chơi tiếp sức.
6-7’
Hoạt động 2
Bài 2
Làm miệng 6-7’
Hoạt động 3
Bài 3
Làm bảng
. 6-7’
Hoạt động 4
Bài 4
LaØm vở.
6-7’
Hoạt động 5 
Bài 5
Làm miệng
* Cho tìm số liền sau của : 39,47,63,73,
- H: Tìm số lền sau bằng cách nào?
- Nhận xét học sinh làm bài.
* Chia hai đội .hướng dẫn làm bài.
- Theo dõi nhận xét 
* Treo các số lên bảng 
- H:Khi đọc số có 2 chữ số ta chú ý gì?
* Đưa ra số 62 và 63 yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
* Cho đọc đề. 
- HD học sinh tóm tắt và giải.
-Đề bài cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết có tất cả mấy cây ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu làm bài
* Thi ai trả lời nhanh nhất 
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào ?
* Lên bảng trả lời miệng: tìm số liền sau của : 39, 47, 63, 73, Tìm số lền sau bằng cách lấy số đó đếm thêm một đơn vị
- Lắng nghe.
* Cử người thi viết tiếp sức trên bảng : 15,16,17,18,19,,20,21.69,70, 71,72,73,74
- Đọc lại số.
- Lần lượt đọc cá nhân 
Cả lớp đọc lại.
- Khi đọc số có 2 chữ số ta phải đọc có chữ mươi.
- Có hàng chục là 6 và hàng đơn vị 2 và 3 , 2 < 3 nên 62 < 63 
- Cả lớp làm bảng con, 3 HS lên bảng làm
- Theo dõi sửa sai
 * 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- Có 10 cây cam và 8 cây chanh.
- Có tất cả mấy cây ?
- Lấy số cây cam cộng số cây chanh.
- Cả lớp làm vở.
* Các nhóm thi xem ai trả lời nhanh nhất
- Số lớn nhất có hai chữ số là số 99
3/Củng cố dặn dò
3-5’
- Có nhận xét gì về số 99
- Hướng dẫn về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- Đều là hai số giống nhau 
- Nghe để thực hiện.
Tiết 4/Toán: 
ÔN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VÀ GIẢI TOÁN CÓ 
LỜI VĂN
I/ MỤC TIÊU: 
* Kiến thức :
 HS củng cố về các số có hai chữ số. Về giải toán có lời văn.
* Kỹ năng:
 HS vẽ rèn kĩ năng giải được bài toán có lời văn. Sắp xếp, so sánh các số có hai chữ số.
*Thái độ: 
 Học sinh có ý thức tham gia phát biểu xây dựng bài làm tính cẩn thận chính xác.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: bảng phụ. Phấn màu .
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Điền dấu: , =
 67  97 57  75 98  89
 45  54 79  92 61  17
 46  56 68  86 21  13
Bài 2 : Cho các số sau: 98, 67, 99, 19, 87.
a/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
b/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 3:
Tân có 40 que tính, mẹ mua về cho Tân 3 chục que tính nữa. Hỏi Tân có tất cả bao nhiêu que tính?
Bài 4: 
a/ Khoanh vào số lớn nhất : 82, 67, 98, 49, 40.
b/Khoanh vào số bé nhất :
99, 57, 28, 49, 77.
Dặn dò : Về nhà xem lại các bài tập trên.
HS đọc yêu cầu bài
 HS làm bảng con
 HS nhận xét, sửa sai.
 GV nhận xét, chữa bài.
 HS làm bảng con. 
 HS đọc lại kết quả đúng.
HS đọc bài toán ( Lợi )
1 HS lên bảng tóm tắt và giải: Hà Trang. Lớp làm vở ô li.
Nhận xét, chữa bài.
*HS lần lượt đọc các số ( 2-3 HS)
HS làm bảng con.
HS làm bảng con.
CHIỀU:
Tiết 1/BD + GĐTiếng Việt: 
 LUYỆN ĐỌC BÀI : MƯU CHÚ SẺ
 LUYỆN VIẾT CÂU CHỨA TIẾNG CÓ 
VẦN UÔN, VẦN UÔNG
 I / MỤC TIÊU: 
 * HS giỏi biết cách ngắt, nghỉ đúng chỗ, đọc trôi chảy bài tập đọc: Mưu chú sẻ.
Viết được 3 – 4 câu chứa tiếng có vần uôn, vần uông.
 * HS yếu tập đọc trơn được bài tập đọc: Mưu chú sẻ.
Viết được 1 - 2 câu chứa tiếng có vần uôn, vần uông.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Học sinh yếu
Học sinh giỏi
1/Đọc:
- Đọc bài : Mưu chú sẻ ( Mai Thảo, Lợi, Hằng )
- Tìm tiếng trong bài chứa vần uôn, uông.
GV nhận xét, chấm điểm.
2/Viết vở ô li:
Viết 1 - 2 câu chứa tiếng có vần uôn.
Viết 1 - 2 câu chứa tiếng có vần uông.
Sau mỗi lần GV chú ý sửa sai cho HS.
Dặn dò: Về nhà đọc lại bài: Mưu chú sẻ.
1/Đọc:
- Đọc bài : Mưu chú sẻ ( Lan Nhi, Phạm Thảo, Lộc)
- Sẻ làm gì để thoát nạn?
GV nhận xét, chấm điểm.
2/Viết vở ô li:
Viết 3 – 4 câu chứa tiếng có vần uôn.
Viết 3 - 4 câu chứa tiếng có vần uông.
HS đọc câu của mình, GV nhận xét, chấm điểm.
Dặn dò : Về nhà viết lại những câu chưa đúng.
Tiết 2/ HD Tiếng Việt: ÔN VẦN ONG, VẦN ÔNG
 LUYỆN VIẾT CÁC CHỮ CÁI: E, Ê, G 
I / MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp các con chữ E, Ê, G theo kiểu chữ viết hoa, cỡ chữ nhỏ. Ôn vần ong, vần ông.
 HS có ý thức trình bày chữ viết rõ ràng, sạch , đẹp.
II / CHUẨN BỊ : 
 GV kẻ sẵn bảng lớp các ô li như vở ô li.
 HS chuẩn bị đầy đủ bảng con, vở ô li, bút chữ A.
 III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tìn từ chứa tiếng có vần ong, vần ông:
- Chia lớp thành 2 đội: Đội vần ong và đội vần ông. Đội mang tên vần gì thì tìm từ chứa tiếng có vần đó.
GV ghi nhanh những từ HS nêu lên bảng
GV hướng dẫn HS tổng kết trò chơi
Đội nào tìm được nhiều từ hơn thì đội đó thắng cuộc.
2. Nói câu chứa tíng có vần ong, vần ông:
- Thực hiện tương tự như trên
3. Hướng dẫn HS viết bảng con
GV viết mẫu lên bảng lớp lần lượt các chữ cái lên bảng kiểu chữ viết hoa, cỡ chữ nhỏ các con chữ: E, Ê, G
GV nhận xét, sửa sai cho HS.
4. Hướng dẫn HS viết vở ô li.
GV theo dõi HS viết bài, chú ý tư thế ngồi viết của HS để nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế. Lưu ý cách trình bày bài của HS.
5. Chấm bài, nhận xét
Nhận xét chung về chữ viết cách trình bày bài của HS.
Khen những HS có chữ viết đẹp, đúng mẫu.
Dặn dò: Về nhà rèn chữ viết cho đẹp hơn. Viết lại những chữ chưa đẹp.
- HS lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ.
- HS tham gia thi nêu từ chứa tiếng có vần mang tên đội mình.
HS tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS theo dõi GV viết mẫu
- HS viết bảng con lần lượt các con chữ có độ cao 2 li rưỡi: E, Ê, G
HS viết mỗi chữ 1 dòng vào vở ô li
- HS lắng nghe
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn đạt điểm 9, 10.
Tiết 3/ HD Toán: CỦNG CỐ VỀ ĐỌC, VIẾT, SẮP XẾP
 CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I MỤC TIÊU: 
* Kiến thức :
 HS yếu củng cố về đọc, viết, sắp xếp, so sánh các số có hai chữ số. 
 * Kỹ năng:
 HS vẽ rèn kĩ năng đọc, viết, sắp xếp, so sánh các số có hai chữ số. 
*Thái độ: 
 Học sinh có ý thức tham gia phát biểu xây dựng bài làm tính cẩn thận chính xác.
 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: bảng phụ. Phấn màu .
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Điền dấu: , =
 87  77 57  75 98  89
 65  54 89  92 61  17
 96  69 68  86 31  19
GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : 
 Cho các số sau: 28, 67, 96, 19, 83
a/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
b/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 2 : 
 Cho các số sau: 48, 57, 86, 29, 91
a/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
b/ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4: 
Cho các số sau: 90, 67, 29, 41, 77.
a/ Khoanh vào số lớn nhất : 90, 67, 29, 41, 77.
b/Khoanh vào số bé nhất :
90, 67, 29, 41, 77.
Cho HS đổi chéo, kiểm tra, nhận xét bài bạn.
GV nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
HS đọc yêu cầu bài
 HS làm bảng con
 HS nhận xét, sửa sai.
Hà Trang đọc các số đã cho
Lợi lên bảng làm
Lớp làm bảng con. 
 HS đọc lại kết quả đúng.
Thùy Nhung đọc các số đã cho.
Hằng lên bảng làm
HS làm bảng con. 
 HS đọc lại kết quả đúng.
Nhận xét, chữa bài.
HS lần lượt đọc các số .( 2-3 HS)
HS làm vở ô li
HS đổi chéo, kiểm tra, nhận xét bài bạn.
HS lắng nghe.
HẾT TUẦN 27

Tài liệu đính kèm:

  • docmuoi 27.doc