Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 33

Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 33

 - HS nhận biết nội dung đề tài bé và hoa

 - HS biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa

 - HS vẽ được một bức tranh về đề tài bé và hoa

II. Chuẩn bị:

 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh về đề tài bé và hoa

 - Phấn trắng, phấn màu

 - Một số hình ảnh bé và hoa khác nhau

 - Bài bài vẽ của HS năm trước

 2. Sự chuẩn bị của học sinh:

- Vở tập vẽ hoặc giấy A4

 

doc 25 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Môn: Mĩ thuật – Lớp 1
BÀI 33: TẬP VẼ TRANH CÓ BÉ VÀ HOA
 (Tiết PPCT: 33)
 Ngày dạy : 24/04/2012 : Lớp 1A
 26/04/2012 : Lớp 1D
 - HS nhận biết nội dung đề tài bé và hoa
 - HS biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa
 - HS vẽ được một bức tranh về đề tài bé và hoa
II. Chuẩn bị:	
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh về đề tài bé và hoa
	- Phấn trắng, phấn màu
 - Một số hình ảnh bé và hoa khác nhau 
 - Bài bài vẽ của HS năm trước
 2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy A4
- Màu vẽ, bút chì, gôm, ...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: (1')
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (1')
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài (3')
 + Bài học hôm nay, lớp chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách vẽ tranh với đề tài Bé và hoa
 - GV mời HS đọc lại tên bài và GV ghi tựa bài lên bảng 
Hoạt động 1 (5')
* Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV cho HS xem một số tranh về đề tài 
- GV chỉ vào từng tranh và đặt câu hỏi gợi ý:
 + Trong tranh vẽ cảnh gì?
 + Tranh có những hình ảnh nào?
 + Đâu là hình ảnh chính trong tranh?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là hình ảnh nào?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại nội dung của đề tài
Hoạt động 2 (7')
	* Hướng dẫn HS cách vẽ tranh:	
- GV chọn ví dụ một nội dung để hướng dẫn HS cách vẽ tranh, chọn bé đi chợ hoa
- GV đặt câu hỏi gợi ý :
 + Cảnh bé đi chợ hoa sẽ có những hình ảnh nào ?
- GV nhận xét và hỏi tiếp:
 + Vậy thì đâu là hình ảnh chính trong tranh?
 + Đâu là hình ảnh phụ?
- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem từng hình ảnh
- Khi vẽ xong hình ảnh chính và hình ảnh phụ GV đặt tiếp câu hỏi:
 + Muốn tranh của mình thêm sinh động ta sẽ vẽ thêm gì vào tranh nữa?
- GV nhận xét và vẽ thêm những chi tiết phụ cho tranh sinh động hơn cho HS xem
 + Để tranh được đẹp hơn ta sẽ làm gì?
- GV nhận xét và cho HS xem một bức tranh vẽ màu hoàn chỉnh
- GV cho HS xem thêm một số tranh vẽ phong cảnh khác nhau và hướng dẫn cho HS cách sắp xếp bố cục 
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS lấy dụng cụ học tập ra để thực hành
- GV nhắc nhở HS cách ngồi vẽ bài và chọn nội dung phù hợp với khả năng
- Khi HS làm bài GV quan sát lớp và đến từng HS gợi ý cho HS làm bài.
- GV động viên, nhắc nhở HS làm bài.
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng.
Hoạt động 4 (5')
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS nhận xét:
 + Bốc cục bài đã cân đối chưa?
 + Hình vẽ như thế nào?
 + Màu sắc trong tranh ra sao?
- GV mời HS chọn bài mình thích và nêu lí do
- GV nhận xét và đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- HS lắng nghe
- HS đọc lại tên bài và quan sát
- HS quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
- HS trả lời theo quan sát
- HS trả lời theo tranh
- HS trả lời 
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS trả lời 
- HS lắng nghe và chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
 + Vẽ thêm các hình ảnh cây, hoa, 
- HS lắng nghe và chú ý quan sát
 + Tô màu cho tranh
- HS chú ý quan sát tham khảo
- HS tập trung quan sát tham khảo và lắng nghe – ghi nhớ
- HS chuẩn bị dụng cụ thực hành
- HS lắng nghe và tập trung thực hành
- HS tập trung thực hành
- HS chú ý quan sát
- HS nhận xét theo gợi ý
- HS chọn bài mình thích
- HS tập trung quan sát
- HS lắng nghe
4. Củng cố: (2')
 - GV cho HS chơi trò chơi “ai nhanh hơn” với thời gian là 1 phút, mỗi tổ cử hai đại diện lên bảng tìm những ảnh về bé và hoa để ghép thành tranh. Tổ nào hoàn thành xong trước thì sẽ chiến
 - HS cử đại diện và lên bảng tham gia trò chơi
 - Khi hết thời gian GV mời HS nhận xét
 - GV nhận xét và đánh giá tóm lại nội dung bài
5. Dặn dò: (1')
 - Về nhà hoàn thành bài nếu em nào chưa hoàn thành 
 - Chuẩn bị bài sau:
 + Xem và tìm hiểu bài 34: Tập vẽ tranh đề tài :Tự chọn
 + Bút chì, gôm, màu vẽ, vở tập vẽ lớp 1
Môn: Mĩ thuật – Lớp 2
BÀI 33: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC 
(Tiết PPCT: 33)
Ngày dạy : 24/04/2012 : Lớp 2A
 26/04/2012 : Lớp 2D
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được hình dáng, tỉ lệ, màu sắc vẻ đẹp riêng của bình đựng nước
 - HS biết cách vẽ bình đựng nước theo mẫu
 - HS vẽ được cái bình đựng nước
II. Chuẩn bị:
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
	- Một vài cái bình đựng nước có hình dáng khác nhau
 - Phấn màu, phấn trắng
 - Một số bài vẽ của HS năm trước
 2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ lớp 3 hoặc giấy A4
- Màu vẽ, bút chì, gôm,
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: (1')
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (1')
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài (1')
 + Hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để vẽ một đồ vật rất có ích trong cuộc sống chúng ta.
 + Vậy em nào biết đồ vật hôm nay lớp mình sẽ vẽ là gì? 
- GV nhận xét và dẫn vào bài
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 (5')
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số bình đựng nước và đặt câu hỏi gợi ý:
 + Hình dáng của những cái bình đựng nước này như thế nào?
 + Bình đựng nước có dạng hình gì?
- GV nhận xét và chỉ vào một số bình đựng nước và đặt câu hỏi:
 + Bình đựng nước này có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và đặt tiếp câu hỏi:
 + Bình đựng nước có mấy bộ phận?
 + Đó là những bộ phận nào?
- GV mời HS lên bảng xác định từng bộ phận của bình đựng nước.
- GV mời HS nhận xét 
- GV nhận xét xác định lại từng bộ phận của bình đựng nước 
- GV yêu cầu HS quan sát và đặt tiếp câu hỏi:
 + Chiều cao bằng mấy phần của chiều ngang bình đựng nước?
 + Bình đựng nước được làm bằng chất liệu gì?
 + Màu sắc của những bình đựng nước này như thế nào?
 + Bình đựng nước có được trang trí không?
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý
Hoạt động 2 (25')
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV mời HS lên bảng sắp xếp lại quy trình cách vẽ của bài vẽ theo mẫu
- GV mời HS nhận xét và nhắc lại quy trình
- GV nhận xét và hướng dẫn từng bước vẽ qua đặt câu hỏi gợi ý và vẽ lên bảng
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
 + Khi đã quan sát mẫu rồi, chúng ta sẽ làm gì?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và phác khung hình của cái bình lên bảng cho HS xem
 + Phác xong khung hình của bình đựng nước rồi chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và phân chia tỉ lệ cho HS xem
 + Tiếp đến ta sẽ sử dụng nét gì để phác hình?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và phác hình cho HS xem
 + Dựa vào nét thẳng này chúng ta sẽ làm gì để có hình?
- GV nhận xét – nhấn mạnh và sử dụng nét cong vẽ chậm lên bảng cho HS xem
- GV cho HS xem một số bài vẽ sai bố cục và đặt câu hỏi gợi ý cho HS nhận ra bài vẽ sai
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại một số ý
Hoạt động 3 (16')
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ hoặc giấy tập vẽ.
- GV đặt mẫu cho HS quan sát và thực hành theo nhóm 4
- GV nhắc nhở HS quan sát kĩ mẫu vẽ và vẽ theo mẫu trước mặt
- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp, nhắc nhở HS cố gắng vẽ nhanh và đúng
- GV động viên, nhắc nhở HS làm bài.
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng.
Hoạt động 4 (4')
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài vẽ tốt và chưa tốt treo lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét bài vẽ về:
 + Hình vẽ có gần giống mẫu chưa?
 + Bố cục bài vẽ như thế nào?
 + Cách vẽ đậm nhạt ra sao?
- GV mời HS chọn ra bài mình thích và nêu lí do vì sao thích?
- GV cho HS nhận xét – bổ sung và đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS lắng nghe
 + Cái bình đựng nước
- HS lắng nghe
- HS đọc tên bài và quan sát
- HS chú ý quan sát và lắng nghe – trả lời
 + Hình dáng của những bình đựng nước này khác nhau
 + Có dạng hình trụ
- HS lắng nghe và quan sát
- HS trả lời theo quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo quan sát
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS lên xác định từng bộ phận
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời
- HS trả lời theo quan sát
- HS trả lời 
 + Có rất nhiều màu
 + Có trang trí
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lên bảng sắp xếp lại quy trình
- HS nhận xét và nhắc lại quy trình
- HS lắng nghe và chú ý
- HS lắng nghe và trả lời
 + Ước lượng tỉ lệ và phác khung của bình đựng nước
- HS lắng nghe – ghi nhớ và quan sát tham khảo
 + Phân chia tỉ lệ từng bộ phận của bình
- HS lắng nghe và ghi nhớ - quan sát tham khảo
 + Sử dụng nét thẳng để phác hình
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
 + Dùng nét cong để vẽ và chỉnh sửa hình
- HS lắng nghe và chú ý quan sát tham khảo
- HS chú ý quan sát và lắng nghe câu hỏi – chọn ra bài vẽ sai
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lấy vở tập vẽ hoặc giấy vẽ ra.
- HS chú ý quan sát mẫu
- HS lắng nghe và tập trung thực hành.
- HS tập trung làm bài.
- HS chú ý quan sát.
- HS nhận xét theo gợi ý của GV
- HS chọn bài mình thích và trả lời theo cảm nhận
- HS chú ý quan sát – lắng nghe và ghi nhớ rút kinh nghiệm cho mình
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
 - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình vẽ theo mẫu
- HS nhắc lại theo trí nhớ:
- GV mời HS nhận xét và bổ sung
- HS nhận xét bổ sung	
- GV nhận xét – tóm lại
5. Dặn dò: (1')
 - Chuẩn bị bài sau:
 + Tập quan sát phong cảnh xung
 + Xem và tìm hiểu bài 34: Tập vẽ tranh: Đề tài phong cảnh thiên nhiên 
 + Vở tập vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ,....
o0o..
Môn: Mĩ thuật – Lớp 3
BÀI 33: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI
 (Tiết PPCT: 33)
Ngày dạy : 24/04/2012 : Lớp 3A
 26/04/2012 : Lớp 3D,3E
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu nội dung của các bức tranh
 - HS có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc
II. Chuẩn bị:
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
	 - Tập tranh thiếu nhi Việt Nam và tập tranh thiếu nhi thế giới
 - Phiếu bài tập
 2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
- Bút chì, gôm, bút lông, .
III. Các  ... rí
 + Màu sắc
- GV mời HS chọn ra bài mình thích
- GV nhận xét – bổ sung và đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS lắng nghe
- HS đọc lại tên bài và quan sát
- HS tập trung quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS trả lời
 + Cổng trại và lều trại
 + Gỗ, tre, nứa,
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
 + Hình dáng của cổng trại
 + Vẽ các hình trang trí cho cổng, tên đơn vị, khẩu hiệu, cờ hoa, 
- HS chú ý lắng nghe và quan sát tham khảo
 + Tô màu
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
 + Tạo dáng lều trại
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
- HS lắng nghe và trả lời
 + Vẽ hình trang trí ở mái lều, cửa lều
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
 + Tô màu
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lấy dụng cụ chuẩn bị thực hành
- HS chú ý lắng nghe
- HS theo nhóm mình thích
- HS lắng nghe và tập trung thực hành
- HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình
- HS nhận xét theo gợi ý của GV
- HS chọn bài mình thích
- HS tập trung quan sát và lắng nghe – rút kinh nghiệm cho mình
- HS lắng nghe
4. Củng cố: (3')
- GV cho HS chơi trò chơi “ ai nhanh hơn và thông minh hơn”, với thời gian 1 phút tận dụng những hình ảnh, họa tiết trên trong hộp trang trí cho cái liều trại trên bảng được đẹp, nhóm nào xong trước sẽ chiến thắng
- HS tham gia trò chơi – HS còn lại cổ vũ
- Khi hết thời gian GV mời HS nhận xét – chọn ra bài mình thích
- GV nhận xét và đánh giá – tóm lại bài
5. Dặn dò: (1’)
 - Về nhà vẽ hoàn chỉnh bài nếu em nào chưa vẽ xong
 - Chuẩn bị bài sau:
 + Xem và tìm hiểu bài 34: Tâp vẽ tranh: Đề tài tự chọn
 + Chuẩn bị vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, gôm, giấy A4
.o0o..
Môn: Thủ công – Lớp 1
Bài : 
 Cắt dán và trang trí ngôi nhà
TCT : 33
Ngày dạy : 27/04/2012 : Lớp 1D
I.Mục tiêu:
 - Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
 - Cắt ,dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
 II.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bài mẫu, .
- HS: Vở thủ công, giấy màu, kéo,
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài ghi bảng
T. GIAN
NỘI DUNG BÀI
PHƯƠNG PHÁP
5 - 7
phút
10 phút
 15 phút
5 phút
Hoạt động1: HD cắt dán hàng rào 
- GV dán bài mẫu lên bảng và hỏi:
+ Để cắt dán được hàng rào ta làm thế nào? ( Kẻ những đường thẳng cách đều nhau và cắt rời thành các nan giấy để tạo thành hàng rào 
-Định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của hàng rào 
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn dán và trang trí ngôi nhà 
+Để dán ngơi nhà ta dán ta tiến hành thé nào? ( Dán thân nhà trước, mái nhà sau. Tiếp theo dán cửa sổ, cửa ra vào và dán hàng rào hai bên. 
- GV dán và hướng dẫn HS cách dán 
- Sắp xếp cho ngay ngắn. Cách bôi hồ mỏng 
 NGHỈ 5 PHÚT
Hoạt động 3 HS thực hành
 - GV yêu cầu HS bỏ giấy lên bàn tiến hành kẻ, cắt , dán ngôi nhà 
 HS thực hành – GV quan sát lớp giúp đỡ các em yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
*) Nhận xét đánh giá
- GV cho 1 số HS lên trưng bày sản phẩm
- GV cùng HS nhận xét đánh giá.
IV. Củng cố dặn dò	
-GV củng cố lại bài dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết sau 
- GV nhận xét giờ học ưu khuyết điểm.
Hỏi đáp
Thực hành
.............................o0o.............................
Thủ công – Lớp 2
ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI
TCT: 33
Ngày dạy : 27/04/2012 : Lớp 2D
I. Mục tiêu :
- Ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng làm thủ công lớp 2. 
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học. 
II. Chuẩn bị :
 - Chuẩn bị các mẫu đồ chơi ở bài 14,15,16,17.
 - HS giấy màu, kéo, hồ ,dán 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ CÁC HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- GV kiểm tra dụng cụ học tập 
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: (1’)
- Bài hôm nay các em thực hành làm đồ chơi , các đồ chơi đã học 
- GV ghi đầu bài lên bảng .
- Chương 3 làm đồ chơi gồm những đồ chơi gì?
Thực hành : (25’)
- GV tổ chức cho học sinh thực hành 
- HS thực hành làm đồ chơi theo ‏‎‎ý thích 
- Trong khi học sinh thực hành gv theo dõi và uốn nắn những hs yếu khi làm sản phẩm .
.
- HS nhắc lại tên bài .
- Gồm những đồ chơi:
- Làm dây xúc xích ,
- Làm đồng hồ đeo tay 
- Làm vòng đeo tay 
- Làm con bướm
- HS thực hành làm sản phẩm theo ý thích 
4. Củng cố - dặn dò : (3’)
- Nhận xét sản phẩm của học sinh.
- Nhận xét chung giờ học
............................o0o............................
Thủ công – Lớp 3
Bài 18 LÀM QUẠT GIẤY TRÒN 
TCT : 33
Ngày dạy : 27/04/2012 : Lớp 3D,3e
I. MỤC TIÊU :
- HS biết làm quạt giấy tròn
- HS làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật
- HS thích làm được đồ chơi
II. CHUẨN BỊ :
1. Sự chuẩn bị của GV
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ để hs quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Gấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
2. Sự chuẩn bị của HS
 - SGK , vở thực hành .
 - Giấy thủ công. thước kẻ, bút chì, kéo, hồ,.....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập chuẩn bị đan nong mốt của học sinh.
3. Bài mới.
TIẾT 3 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 3:
Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí
- GV gọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- GV gợi ý cho HS trangtrí quạt bằng cách vẽ cáchình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Trong quá trình thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
- HS nhắc lại các bước
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hành làm quạt giẩy tròn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
- HS tập trung thực hành
IV, NHẬN XÉT - DẶN DÒ.
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của Hs.
- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để làm bài kiểm tra cuối năm.
...............................o0o..............................
Kĩ thuật – Lớp 4
BÀI LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (3 tiết )
TCT : 33
Ngày dạy : 27/04/2012 : Lớp 4E
I/ Mục tiêu:
 -Biết tên gọivà chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn mang tính sáng tạo.
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật , đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài:
 Lắp ghép mô hình tự chọn.
* Hoạt đông 1:
HS chọn mô hình lắp ghép
 -GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
* Hoạt động 2:
Chọn và kiểm tra các chi tiết
 -GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
 -Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
* Hoạt động 3:
HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
 -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
 +Lắp từng bộ phận.
 +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
* Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-13	HS đ 
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS chọn các chi tiết.
-HS lắp ráp mô hình.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS lắng nghe.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
..........................o0o........................
Kĩ thuật – Lớp 5
 BÀI 18 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
TCT 33
 Ngày dạy : 27/04/2012 : Lớp 5D
I/ Mục Tiêu 
HS lắp được mô hình tự chọn .
Tự hào về mô hình mà mình đã lắp được.
II/ Đồ Dùng Dạy Học .
Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III/ Các Hoạt Động Dạy Học
 1/ Ổn định . Hát 
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS .
 3/ Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :
HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý của GV hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoăc hình vẽ tự sưu tầm .
Hoạt động 2 :
HS thực hành lắp ghép mô hình tự chọn
a/ Chọn chi tiết
b/ Lắp ghép từng bộ phận
c/ Lắp ghép mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 3
Đánh giá sản phẩm
- GV tổ hức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá theo mục III SGK 
- GV yêu cầu HS đánh giá sản phẩm
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm.
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS chọn 1 mô hình lắp ghép
- HS chọn 1 mô hình lắp ghép
- HS quan sát quan sát .
- HS đánh giá sản phẩm
- HS lắng nghe và ghi nhớ
 4. Cũng cố - dặn dò
- GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS
- - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết học sau: Lắp ghép mô hình tụ chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN PS TUAN 33 2012.doc