Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 4

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 4

I.Mục tiêu :

- Giúp HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng mỗi số bằng chính số đó.

- Biết sử dụng từ “ bằng nhau” dấu = khi so sánh số.

II.Đồ dùng dạy học:

-Bảng phụ và phấn màu.

-Một số dụng cụ có số lượng là 3. Vẽ 8 ô vuông chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 ô vuông.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 28 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
-------b&a------
Ngày soạn: Ngày 05 tháng 9 năm 2010 
 Ngày giảng:Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2010
 Toán. BÀI : BẰNG NHAU - DẤU BẰNG 
I.Mục tiêu :
- Giúp HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng mỗi số bằng chính số đó.
- Biết sử dụng từ “ bằng nhau” dấu = khi so sánh số.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ và phấn màu.
-Một số dụng cụ có số lượng là 3. Vẽ 8 ô vuông chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 ô vuông.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Yêu cầu học sinh làm bài 1 trên bảng con theo 2 dãy, mỗi dãy làm 2 cột.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Nhận biết QH bằng nhau
Nhận biết 3 = 3
Thực hiện trên bông hoa và chấm tròn để đi đến kết luận:
3 lọ hoa bằng 3 bông hoa, 3 chấm tròn xanh bằng 3 chấm tròn đỏ, ta nói “ba bằng ba” và ta viết 3 = 3.
GV viết lên bảng dấu “=” và giới thiệu đây là dấu bằng, đọc dấu “bằng”.
Giới thiệu 4 = 4 (TT như trên)
Vậy 2 có bằng 2 hay không? 5 có bằng 5 hay không?
Gọi học sinh nêu GV viết bảng : 
1 = 1, 2 = 2, 3 = 3, 4 = 4, 5 = 5.
GV gợi ý học sinh nhận xét và rút ra kết luận “mỗi số luôn bằng chính nó”.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: HD HS viết dấu = vào VBT.
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập.
HD HS quan sát bài mẫu và viết 5 = 5, 3 cột khác yêu cầu HS làm bảng con.
Bài 3: YC HS làm rồi chữa bài trên lớp.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập:
Hướng dẫn các em làm như bài 2.
4.Củng cố: 
HS nêu một vài VD có số lượng =
5.Nhận xét dặn dò :Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét giờ học.
Học sinh thực hiện bảng con.
Nhắc lại.
Thực hiện và nêu nhận xét.
Nhắc lại.
Đọc lại.
Viết bảng con 4 = 4
2 = 2, 5 = 5
Mỗi số luôn bằng chính nó.
Nhắc lại.
Thực hiện ở vở.
Thực hiện bảng con.
Thực hiện vào VBT và nêu kết quả.
Thực hiện theo HD của GV.
Lắng nghe, thực hiện ở nhà.
Tiếng Việt BÀI 13 : N , M
I.Mục tiêu :
- Học sinh đọc và viết được n, m, nơ, me.
- Đọc đúng câu ứng dụng “bò bê có cỏ, bò bê no nê”.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bố mẹ, ba má.
 II.Đồ dùng dạy học: 	
-Tranh minh hoạ từ khoá.
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phân luyện nói “bố mẹ, ba má”.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Viết : i, bi , a, cá
Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.Tìm tiếng có chứa âm i, a
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
Giới thiệu tranh, ghi bảng.
2.2. Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ:
Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
So sánh n với âm h
Yêu cầu tìm chữ n trên bộ chữ.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm. GV phát âm mẫu.
Theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Hướng dẫn đánh vần
GV HD đánh vần 1 lần. Đọc trơn. 
Hướng dẫn viết:
Viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
Nhận xét chỉnh sữa 
Âm m (dạy tương tự âm n).
- Chữ “m” gồm 2 nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
- So sánh chữ “n” và chữ “m”.
Dạy tiếng ứng dụng:
Ghi bảng: no – nô – nơ, mo – mô – mơ. 
Gọi đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi đọc toàn bảng.
 3.Củng cố T1: Tìm tiếng mang âm mới học
Tiết 2
- Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
- Luyện câu:
Treo tranh, yêu cầu QS rút ra câu ứng dụng ghi bảng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
Gọi ĐV tiếng no, nê, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
-Luyện viết:
Treo bảng phụ hướng dẫn.
Theo dõi giúp đỡ hs viết chậm.
-Luyện nói:Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
Gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề .Giáo dục tư tưởng tình cảm.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
Xem trước bài d, đ
Bảng con : N1: i – bi , N2: a – cá.
1 em đọc.
Theo dõi và lắng nghe.
HS so sánh.
Tìm chữ n trên bảng cài
Lắng nghe.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
CN nhóm 1, nhóm 2, lớp
Lớp theo dõi.
Viết trên không, bảng con
- So sánh chữ “n” và chữ “m”.
 Nghỉ giữa tiết.
Theo dõi và lắng nghe.
CN nhóm 1, nhóm 2, lớp
CN nhóm 1, nhóm 2, lớp
Lớp theo dõi.
Tìm tiếng chứa âm vừa học.
Toàn lớp.
Quan sát
Viết vào vở tập viết
“bố mẹ, ba má”.
Học sinh trả lời.
Trả lời theo ý của mỗi người.
CN 1 em, nơ, mõ, nỏ.....
Đạo đức Bài : GỌN GÀNG, SẠCH SẼ(T2)
I.Mục tiêu:
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
-Nêu được 1 số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
-Biết ích lợi của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
-HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
-Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Lược chải đầu. 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1 :HS làm BT 3:
. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
. Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
. Em có muốn làm như bạn không?
-Kluận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 
3/ HĐ 2: HS làm BT4.Từng đôi HS giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
-Nhận xét, tuyên dương các đôi làm tốt.
4/ HĐ 3: Cả lớp hát bài hát: “ Rửa mặt như mèo”.
. Lớp mình có ai giống mèo không?
-Chúng ta đừng ai giống mèo nhé !
5/ Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
-Qs tranh BT 3 thảo luận cùng bạn bên cạnh và TLCH:
1 số HS trình bày trước lớp ( mỗi em 1 tranh ).
-Từng đôi HS giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
-Cả lớp hát vài lần.
Ngày soạn: Ngày 05 tháng 9 năm 2010 
 Ngày giảng:Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2010
Học vần: BÀI : D , Đ
I.Mục tiêu : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
-Nhận ra được chữ d, đ trong các từ của một đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật các từ khoá: dê, đò và câu ứng dụng .	-Tranh minh hoạ phần luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV treo tranh rút âm ghi bảng.
2.2.Dạy chữ ghi âm:
a) Nhận diện chữ:
Giới thiệu cấu tạo chữ d
So sánh chữ d và chữ a?
Yêu cầu HS tìm chữ d trong bộ chữ?
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm: d
-Giới thiệu tiếng:
Yêu cầu học sinh cài tiếng dê.
Đánh vần mẫu. Đọc trơn
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Hướng dẫn viết:
Viết mẫu , hướng dẫn cách viết.
Nhận xét, chỉnh sửa.
Âm đ (dạy tương tự âm d).
- Chữ “đ” gồm d thêm một nét ngang.
- So sánh chữ “d" và chữ “đ”.
Dạy tiếng ứng dụng:
Đưa các tiếng ứng dụng trên bảng.
Gạch chân dưới tiếng chứa âm mới học.
Đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học. Đọc lại bài
Tiết 2
 Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
Gọi đánh vần tiếng dì, đi, đò, đọc trơn tiếng.
-Luyện viết:
Cho học sinh luyện viết ở vở TV .
GV hướng dẫn học sinh cách viết 
Theo dõi và sữa sai.NX
-Luyện nói:
Gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Em biết những loại bi nào? Bi ve có gì khác với các loại bi khác?
Em đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? Dế sống ở đâu? Thường ăn gì? Tiếng dế .? Em biết có truyện nào kể về dế không?.....
Giáo dục tư tưởng tình cảm.
4.Củng cố, dặn dò:
Gọi đọc bài,tìm tiếng có âm mới học
2 em.
Toàn lớp (N1: n – nơ, N2: m - me).
Theo dõi.
HS so sánh.
Tìm chữ d trong bộ chữ
 Quan sát , nhìn bảng, phát âm.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cả lớp cài: dê.
Đánh vần nối tiếp, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2, lớp
Lớp theo dõi.
Viết bảng con
HS so sánh.
Theo dõi, đọc thầm tìm tiếng có chứa âm mới học.
Cá nhân, nhóm, lớp.
2 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Theo dõi, đọc thầm tìm tiếng có chứa âm mới học.
Quan sát
Viết vào vở tập viết.
Trả lời theo hướng dẫn của GV và sự hiểu biết của mình.
Trả lời theo hiểu biết 
Truyện kể về dế là : Dế mèn phiêu lưu kí
Những học sinh khác nhận xét bạn nói và bổ sung.
2 em
 Nối tiếp tìm tiếng chứa âm vừa học.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc cách so sánh giữa hai số và điền dấu lớn , dấu bé đúng , nhanh.
Rèn cho HS có kĩ năng so sánh hai số thành thạo.
Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Điền dấu 
 1......3 4......2 3.......5
Nhận xét , sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1: Điền dấu >,<
 3......4 5......4 2.......3
 3......1 2......5 4.......2
 5......3 4......3 1.......2
Bài 2: Nhìn tranh vẽ , đếm số lượng của từng đồ vật và viết được số tương ứng rồi so sánh hai số đó.
Đính lên bảng 5 hình tròn và 3 hình tam giác , đếm số lượng hình rồi ghi số tương ứng và so sánh
+4 ô tô và 2 con chim
+5 con thỏ và 2 củ cà rốt
Nhận xét , sửa sai
Bài 3: 
a) Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 4 , 1 , 5 , 3 , 2
b)Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 3 , 1 , 2 ,5, 4
Theo dõi , chấm 1/3 lớp nhận xét , sửa sai.
Bài 4: Nối với số thích hợp.
Mỗi ô trống có thể nối với nhiều số.
Nhận xét , sửa sai
IV.Củng cố dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học
Nêu cách so sánh hai số
2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
Nêu yêu cầu
2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
So sánh hai số rồi điền dấu 
Thảo luận nhóm 2 (3 phút)
Đại diện nhóm nêu kết quả , lớp nhận xét bổ sung
 3 3
 2 2
 2 2
Nêu yêu cầu 
1 HS lên bảng làm , lớp làm vở ô li.
Nêu yêu cầu
Các tổ thi nhau nối tổ nào nối nhanh , đúng thì tổ đó thắng , lớp theo dõi nhận xét 
Ôn tập dấu lớn , dấu bé.
So sánh hai số rồi điền dấu
Giáo án chiều.
 ------b&a------
Toán: LUYỆN TẬP BẰNG NHAU, DẤU =
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc cách viết dấu = , cách so sánh các số để điền dấu đúng.
Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo.
Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1 .Bài cũ: Điền dấu 
 3....4 1.....3 2 .....5
 5....2 4.....2 1.......4
Nhận xét sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1: Viết dấu =
Hướng dẫn cách viết : viết 1 ô cách 1 ô
Bài 2: Viết theo mẫu . Vở bài tập.
 * * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * * *
4
>
3
3
<
4
Hướng dẫn cách làm : Đế ... Sao trưởng nhận xét. Toàn sao hoan hô: " Hoan hơ sao .....
 Chăm ngoan học giỏi
 Làm được nhiều việc tốt"
4.Đọc lời hứa của sao: Sao trưởng điều khiển , chúng ta luơn thực hiện tốt nhiệm vụ của sao , tồn sao đọc lời hứa:"Vâng lời Bác Hồ dạy
 Em xin hứa sẳn sàng
 Là con ngoan trị giỏi 
 Cháu Bác Hồ kính yêu"
5.Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm:
 Hát , đọc thơ , kể chuyện theo chủ điểm : " Em yêu mái trường thân yêu"
Múa bài: Em yêu trường em. Các em đã được đi tập huấn múa cho các bạn múa theo.
6.Nêu kế hoạch tuần tới.
 Lớp ổn định nề nếp , duy trì sĩ số .
Đi học đúng giờ, mặc áo quần dép...đúng trang phục
Học và làm bài tập đầy đủ, vệ sinh lớp học sạch sẽ
Chăm sóc CTMN. Không ăn quà vặt trong trường học.
Thi đua học tốt để dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Trang trí lớp học : góc học tập tiếng Việt
****************************
Tập viết. BÀI : LỄ – CỌ – BỜ – HỔ 
I.Mục tiêu :
 -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ: lễ, cọ, bờ, hổ.
-Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 3, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: viết e, b , bé.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Yêu cầu học sinh viết bảng con.
GV nhận xét sửa sai.
Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
3.Thực hành :
Cho học sinh viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp hoàn thành bài viết
4.Củng cố :Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
3 học sinh lên bảng viết: e, b, bé
Lớp viết bảng con 
Chấm bài tổ 3.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
lễ, cọ, bờ, hổ.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: l, b, h (lễ, bờ, hổ, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
Thực hành bài viết.
Đọc lại nội dung bài viết.
lễ , cọ , bờ , hổ
 Tập viết. BÀI : MƠ – DO – TA – THƠ 
I.Mục tiêu :
 -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các tiếng: mơ, do, ta, thơ.
-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 4, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Viết: lễ, cọ , bờ , hổ
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
YC HS viết bảng con.GV NX sửa sai.
Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
3.Thực hành :
Cho học sinh viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp hoàn thành bài viết
4.Củng cố, Dặn dò : 
Thu vở chấm một số em.
Viết bài ở nhà, xem bài mới.
4 học sinh lên bảng viết: lễ, cọ, bờ , hổ
Chấm bài tổ 1
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
mơ, do, ta, thơ.
Các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h (thơ). Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: d (do). Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t (thơ), còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
KC giữa các chữ bằng 1 vòng tròn .
Học sinh viết 1 số từ khó.
Đọc lại nội dung bài viết.
HS thực hành bài viết.
 Toán. BÀI : SỐ 6
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6
- Biết đọc viết số 6, đếm và so sánh các số trong PV 6, nhận biết số 6, vị trí số 6.
- BT cần làm: 1, 2, 3.
- Yêu thích môn học.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK phóng to.Nhóm các đồ vật có đến 6 phần tử (có số lượng là 6).
- Mẫu chữ số 6 in và viết.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Cho học sinh làm bảng con, 2 học sinh làm trên bảng lớp bài 2, 3.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
*Lập số 6.
Đính hình SGK phóng to. 
Có mấy bạn đang chơi?
Có mấy bạn đang đi tới?
Có 5 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
Đính các chấm tròn và hỏi tương tự.
GV rút ra phần nhận xét và ghi bảng.
Đính các con tính, hỏi tương tự trên.
GV kết luận: Các bạn, chấm tròn, que tính đều có số lượng là mấy? (là 6)
Bài học hôm nay ta học là số 6.
GV ghi tựa.
Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết
GV treo mẫu và giới thiệu. Gọi HS đọc.
Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 6 số nào bé nhất.
Số liền sau số 1 là số mấy? Gọi học sinh đọc từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
Hướng dẫn viết số 6
Bài 1: Yêu cầu HS viết số 6 vào VBT.
Bài 2: quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 6.
Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: quan sát các cột ô vuông và viết số thích hợp vào ô trống dưới các ô vuông.
Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến và ngược lại.
Bài 4: các nhóm quan sát bài tập và nói kết quả nối tiếp theo bàn.
3.Củng cố: Gọi HS nêu lại cấu tạo số 6.
Số 6 lớn hơn những số nào?
Những số nào bé hơn số 6?
4.Dặn dò :Làm các bài tập , xem bài mới.
Thực hiện bảng con và bảng lớp.
5 bạn.
1 bạn
6 bạn.
Nhắc lại.
Quan sát và đọc số 6.
Số 1.
Số 2, 3, 4, 5, 6
Đọc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
Viết bảng con số 6.
Viết số 6 vào VBT.
6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5. Gồm 2 và 4, gồm 4 và 2. Gồm 3 và 3.
Viết số vào ô trống.
Nêu yêu cầu của đề.
Quan sát hình viết vào VBT và nêu miệng các kết quả.
Thực hiện nối tiếp theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
Giáo án chiều.
 ------b&a------
Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT T, TH , TỔ , THỎ , THỢ MỎ 
I.Mục tiêu: Giúp HS
Nắm được cấu tạo , độ cao , khoảng cách giữa các con chữ , khoảng cách giữa các tiếng 
Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng , đẹp ,trình bày sạch sẽ
Giáo dục HS biết giữ gìn vở sạch , rèn chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẳn các tiếng
Vở ô li
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: Viết : cá , bi , ba lô
Nhận xét , sửa sai.
2.Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Mục tiêu: HS nắm chắc quy trình viết chữ t, th , tổ , thỏ , thọ mỏ.
+Tiến hành:
Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc các âm , tiếng , từ 
Bài viết có những âm nào?
Những chữ nào viết cao 5 ô li ?
Những chữ nào viết cao 2 ô li ?
Những chữ nào viết cao 3 ô li ?
Khi viết khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Khi viết các tiếng trong một từ thì viết như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện viết:
+Mục tiêu: viết đúng đẹp các chữ t, th , tổ , thỏ , thọ mỏ.
+Tiến hành:
Viết mẫu và hướng dẫn cách viết 
Chỉnh sửa.
Thu chấm , nhận xét , sửa sai.
IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Luyện viết ở nhà mỗi chữ 1 dòng.
 Lớp viết bảng con , 2 em lên bảng viết.
Quan sát đọc cá nhân, lớp
t , h ,o , ,ô, h, o , ô, t
Cách nhau 1 ô li
Cách nhau một con chữ o
Quan sát và nhận xét.
Luyện viết bảng con
Viết vào vở ô li.
Viết xong nộp vở chấm.
Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Toán. LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HSnắm chắc cách so sánh 2 số rồi điền dấu , = thành thạo
Rèn cho HS biết làm các dạng toán nối , điền dấu , điền số nhanh đúng
Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ , phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:Điền dấu > , < , =
 4......4 5......4 1.......2
 2......5 3......3 3......2
Nhận xét sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1 : Điền dấu > , < , =
 6......5 6......4 1.......2
 4......2 3......3 3......5
Nhận xét sửa sai
Bài 2: Làm cho bằng nhau.
Chia nhóm 4 , thời gian 3 phút
Chia nhóm 4 , thời gian 3 phút
Cùng HS nhận xét , sửa sai.
Bài 3: Điền số:
<
4
2
<
>
4
5
>
<
3
<
5
Chọn số thích hợp để điền vào ô trống
Cùng HS nhận xét , sửa sai.
Bài 4: Nối với số thích hợp
 2 > 3 > 4 > 5>
 1 2 3 4
Nhận xét , sửa sai . Nêu cách làm?
IV.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. Làm lại các bài đã làm sai.
2 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con
2 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con
Nêu yêu cầu
Thảo luận N4 nối để có số HV bằng HT
Nhóm nào làm xong dán bảng 
Đại diện nhóm trình bày , vì sao nối như vậy?
Nêu yêu cầu
3 HSlên bảng làm , lớp làm VBT
Nêu yêu cầu
2 đội ,mỗi đội 4 em nối tiếp lên nối , lớp theo dõi động viên nhận xét tổ nào làm nhanh đúng tôt đó thắng.
Mỗi ô trống có thể nối nhiều số.
Hoạt động TT SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM
Truyền thống nhà trường
I.Mục tiêu:
HS hiểu và biết cách giữ vệ sinh răng miệng và thưvcj hành vệ sinh răng miệng. 
Biết vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Giáo dục HS biết yêu trường lớp có ý thức giữ gìn trường lớp
II.Đồ dùng dạy học:
GV+ HS: bàn chải , kem , nước sạch, khăn
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nhắc lại tên trường của mình đang học .Em đã làm gì để bảo vệ trường lớp sạch đẹp?
+Hoạt động 1: Vệ sinh trường lớp.
-Mục tiêu: HS vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp
-Tiến hành:
Phổ biến công việc
Chia tôt , phân công công việc
Theo dõi nhắc nhở thêm
Nhận xét vệ sinh đã sạch sẽ chưa?
*Liên hệ: Hằng ngày các em đã giữ gìn trường lớp sạch đẹp chưa?
IV.Củng cố dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về ông Hồ Chơn Nhơn. Nhận xét giờ học.
2 HS trả lời
Theo dõi
Tổ 4: Quét nhà , tổ trưởng : Thành.
Tổ 3: lau cửa kính , lá cây, tổ trưởng : Dương
Tổ 1-2: Nhặt rác xung quanh hè trườg, CTMBN. Tổ trưởng : Nhi, Phương.
Thi nhau nói
Tự nêu ý kiến
Hát bài: Em yêu trường em
 Lớp chúng mình
Ký duyệt của BGH
Ngày ... tháng ... năm 20
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày ... tháng ... năm 20
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 2BThuha.doc