Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 2

Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 2

TIẾNG VIỆT

BÀI 4: DẤU HỎI, NẶNG

A- MĐYC:

 - HS nhận biết được các dấu hỏi, chấm.Biết ghép các tiếng bẻ, bẹ.

 - Biết được các dấu thanh hỏi, chấm ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo nd: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.

B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu hỏi, nặng.

 Tranh minh họa các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.Tranh minh họa phần luyện nói.

C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 I/ KTBC: HS viết dấu sắc và đọc tiếng bé.

 HS lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè.

 

doc 29 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 852Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 2
Thứ hai ngày tháng năm 2008
TIẾNG VIỆT
BÀI 4: DẤU HỎI, NẶNG
A- MĐYC:
	- HS nhận biết được các dấu hỏi, chấm.Biết ghép các tiếng bẻ, bẹ.
 	- Biết được các dấu thanh hỏi, chấm ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
 	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nd: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 	Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu hỏi, nặng.
 	Tranh minh họa các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.Tranh minh họa phần luyện nói.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	I/ KTBC: HS viết dấu sắc và đọc tiếng bé.
	HS lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè.
	II/ BÀI MỚI:	Tiết 1
	1.GTB: HS quan sát tranh và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (giỏ, khỉ, thỏ, hổ,mỏ).
	- GV: Tất cả các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh hỏi. GV chỉ dấu hỏi. HS đọc đồng thanh các tiếng có thanh hỏi.
	- GV: Tên của dấu này là dấu hỏi.
	? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ).
	- GV: Các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng. GV chỉ dấu thanh nặng. HS đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh nặng.
	- GV: Tên của dấu này là dấu nặng.
	2.Dạy dấu thanh: GV viết lên bảng dấu hỏi và dấu nặng.
	a) Ghép chữ và phát âm:
	* Dấu hỏi: GV nói: Khi thêm dấu hỏi vào be, ta được tiếng bẻ.
	- GV viết bảng: bẻ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẻ trong SGK.
	? Trong tiếng bẻ, dấu hỏi được đặt ở đâu? (được đặt bên trên con chữ e). 
	- GV phát âm: bẻ. - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm nhiều lần.
- HS thảo luận tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ (bẻ cái bánh, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,...)
* Dấu nặng: 
- GV nói: Khi thêm dấu nặng ta được tiếng bẹ.
- HS thảo luận và trả lời: (dấu nặng được đặt bên dưới con chữ e).
Lưu ý: Trong các dấu thanh, duy nhất chỉ có dấu nặng đặt ở dưới con chữ.
- GV phát âm: bẹ. - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bẹ nhiều lần.
- HS thảo luận để tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẹ (bẹ bắp, bẹ măng, bập bẹ, ... )
b) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
* Nhận diện: 
- GV viết dấu hỏi và nói: Dấu hỏi là 1 nét móc. GV đưa dấu hỏi trong bộ chữ cái cho HS xem để nhớ lâu.
? Dấu hỏi giống những vật gì? (giống cái móc câu đặt ngược, cái cổ con ngỗng).
- Dấu nặng: Tiến hành tương tự.
? Dấu nặng giống cái gì? (cái mụn ruồi, ông sao trong đêm, cái đuôi con rùa). 
	* Dấu hỏi:
	- GV viết mẫu lên bảng dấu hỏi và hướng dẫn qui trình. HS viết theo lên không trung.
	- HS viết vào bảng con dấu hỏi. GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi xuống của dấu.
	- GV hướng dẫn HS viết bảng con: bẻ. Chú ý vị trí đặt dấu thanh ở trên chữ e.
	- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
	* Dấu nặng:- GV viết dấu nặng trên bảng. HS viết. GV nhận xét.
	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bẹ. GV nhận xét, chữa lỗi.
Tiết 2
	3. Luyện tập:
	a) Luyện đọc:
	- HS phát âm tiếng: bẻ, bẹ. GV sửa lỗi phát âm.
	- HS đọc, phát âm theo: cá nhân, đồng thanh.
	b) Luyện viết
	HS tập tô: bẻ, bẹ, trong vở tập viết.
	c) Luyện nói: HS quan sát tranh và TLCH:
	- Quan sát tranh, các em thấy gì? (chú nông dân đang bẻ bắp, bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn, mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái trước khi đến trường).
	- Các bức tranh này có gì giống nhau? (đều có tiếng bẻ để chỉ hoạt động).
	- Các bức tranh này có gì khác nhau? (các hoạt động rất khác nhau).
	- Em thích bức tranh nào? Vì sao?
	- Em thường chia quà cho mọi người không? Hay em thích dùng 1 mình?
	- Trước khi đến trường, em có sửa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không?
	- Nhà em có trồng ngô không?Ai đi hái ngô trên đồng về nhà?
	- Tiếng bẻ còn được dùng ở đâu nữa? (bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay lái,...)
	- Đọc lại tên của bài này.
	III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV chỉ bảng.- HS theo dõi và đọc
	- HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học. 
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. VN học bài và xem trước bài 5. 
TOÁN
	Bài 5:	 LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU:
	- Giúp HS củng cố về: Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
	- HS có ý thức trong giờ học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- Que tính, 1 số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
	2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
	Bài 1: GV hướng dẫn HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình.
	Chú ý: Hình vuông tô cùng 1 màu xanh, hình tròn tô cùng 1 màu đỏ, hình tam giác tô cùng 1 màu vàng.
	Bài 2: Thực hành ghép hình.
	- GV hướng dẫn HS dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành 1 hình mới. Ngoài các hình trong SGK, GV khuyến khích HSghép thành 1 số hìnhkhác. HS nào ghép đúng, nhanh thì lớp vỗ tay hoan nghênh.
	- GV động viên những HS ghép được nhiều hình mới.
	* Thực hành xếp hình:
	HS dùng các que tính để xếp thành hình vuông, hình tam giác.
	* Trò chơi:
	HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác ở các đồ vật trong phòng học, ở nhà,...
	Ai nêu được nhiều đồ vật nhất và đúng sẽ được khen thưởng.
	CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học.
	- VN tìm các hình vừa học trong các đồ vật ở nhà. 
 Thứ ba ngày tháng năm 2008
TIẾNG VIỆT
	Bài 5: DẤU HUYỀN, NGÃ
A- MĐYC:
	- HS nhận biết được các dấu huyền, ngã.Biết ghép các tiếng bè, bẽ.
 	- Biết được các dấu thanh huyền, ngã ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
 	- Phát triển lời nói tự nhiên : Nói về bè (bè gỗ, bè tre nứa) và tác dụng của nó trong đời sống.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 	Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu huyền, ngã.
 	Tranh minh họa(hoặc các mẫu vật) các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, võng.Tranh minh họa phần luyện nói: Bè
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	I/ KTBC:
	HS viết dấu hỏi, nặng và đọc tiếng bẻ, bẹ.
	HS lên bảng chỉ dấu hỏi, nặng trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.
	II/ BÀI MỚI:	 	Tiết 1
	1.GTB: HS quan sát tranh và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (dừa, mèo cò, gà).
	- GV: Tất cả các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh huyền. GV chỉ dấu huyền.HS đọc đồng thanh các tiếng có thanh huyền.
	- GV: Tên của dấu này là dấu huyền.
	? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (vẽ, gỗ, võ, võng).
	- GV: Các tiếng trên giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh ngã.GV chỉ dấu thanh ngã.HS đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh ngã.
	- GV: Tên của dấu này là dấu ngã.
	2.Dạy dấu thanh: GV viết lên bảng dấu huyền và dấu ngã. 
	a) Ghép chữ và phát âm:
	* Dấu huyền:GV nói: Khi thêm dấu huyền vào be, ta được tiếng bè.
	- GV viết bảng: bè và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK.
	? Trong tiếng bè, dấu huyền được đặt ở đâu? (dấu huyền được đặt bên trên con chữ e). 
	- GV phát âm: bè.- HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm nhiều lần.
	- HS thảo luận tìm ra các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bè (thuyền bè, bè chuối, bè nhóm, to bè bè,...)
	* Dấu ngã: GV nói: Khi thêm dấu ngã ta được tiếng bẽ.
	- GV ghi bảng: bẽ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẽ trong SGK. 
	- HS thảo luận và trả lời: (dấu ngã được đặt bên trên con chữ e)
	- GV phát âm: bẽ - HS đọc: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
	- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bẽ nhiều lần.
	b) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
 * Nhận diện:
Dấu huyền:
- GV viết lại dấu huyền và nói: Dấu huyền là 1 nét sổ nghiêng trái.GV đưa dấu huyền trong Bộ chữ cái cho HS xem để nhớ lâu.
? Dấu huyền giống những vật gì? (giống cái thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng,...).
 Dấu ngã: Tiến hành tương tự.
- Dấu ngã là 1 nét móc có đuôi đi lên. GV đưa dấu ngã trong Bộ chữ cái cho HS xem để có ấn tượng, nhớ lâu.
? Dấu ngã giống những vật gì? (giống cái đòn gánh, làn sóng khi gió to,...).
	* Dấu huyền:
	- GV viết mẫu lên bảng dấu huyền và hướng dẫn qui trình. HS viết theo lên không trung.
	- HS viết vào bảng con dấu huyền. GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi xuống của dấu.
	- GV hướng dẫn HS viết bảng con: bè. Chú ý vị trí đặt dấu thanh ở trên chữ e.
	- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
	* Dấu ngã:
	- GV viết dấu ngã trên bảng. HS viết. GV nhận xét.
	- GV lưu ý điểm đầu tiên đặt bút và chiều đi của dấu ngã.
	- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bẽ. GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
Tiết 2
	3. Luyện tập:
	a) Luyện đọc:
	- HS phát âm tiếng: bè, bẽ. GV sửa lỗi phát âm.
	- HS đọc, phát âm theo: cá nhân, đồng thanh.
	b) Luyện viết
	HS tập tô: bè, bẽ trong vở tập viết.
	c) Luyện nói: HS quan sát tranh và TLCH:
	- Quan sát tranh, các em thấy gì?
	- Bè đi trên cạn hay dưới nước?
	- Thuyền khác bè thế nào?
	- Bè dùng để làm gì? Bè thường chở gì?
	- Những người trong bức tranh đang làm gì?
	- Tại sao phải dùng bè mà không dùng thuyền?
	- Em đã trông thấy bè bao giờ chưa? Quê em có ai thường đi bè?
	- Đọc lại tên của bài này.
	III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV chỉ bảng.- HS theo dõi và đọc
	- HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học. 
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. VN học bài và xem trước bài 6. 
TOÁN
	Bài 6: 	CÁC SỐ 1,2,3.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Có khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3 (mỗi số là đại diện cho 1 lớp cácnhóm đối tượng có cùng số lượng).
	- Biết đọc, viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
	- Nhận biết số lượng các nhóm có 1; 2; 3 đồ vật và thứ tự của các số 1; 2; 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
	Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại: 3 bông hoa, 3 con mèo, 3 hình vuông,...
	3 tờ bìa viết sẵn 1 trong các số 1, 2, 3.
	3 tờ bìa, vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	I/ KTBC:
	HS nhận diện 1 số hình: vuông, tròn, tam giác.(GV vẽ sẵn ở bảng phụ).
	II/ Bài mới:
	1.Giới thiệu từng số 1, 2, 3.
	*Số 1: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có 1 phần tử (bức ảnh có 1 con chim, tranh có 1 bạn gái, tờ bìa có 1 chấm tròn,...). Mỗi lần như vậy GV nêu:"Có 1 con chim","Có một bạn gái",... rồi gọi HS nhắc lại.
	Bước 2: GV hướng dẫn HS nhqận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1. GV chỉ vào từng n ... 1 (2, 3, 4) hàng dọc ... tập hợp"
	 "Nhìn trước ... thẳng!"
	"Thôi!"
2. Trò chơi: "Diệt các con vật có hại"
- GV và HS kể thêm 1 số con vật có hại cần phải diệt trừ.
- HS chơi thử để nhớ lại và nắm vững cách chơi.
- HS chơi chính thức có thưởng, phạt.
III/ Phần kết thúc:
- HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
SINH HOẠT
LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
1. Đánh giá:
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ và người lớn. 1 số em còn chưa tự giác, chửi bậy, gây gỗ các bạn.
- Học tập: Các em đã đi vào nề nếp học bài ở nhà trước khi đến lớp, làm bài đầy đủ. Việc ôn bài 15' đầu giờ chưa thực hiện tốt. Đi học muộn: Vân Anh, Lâm, ... Sách vở, đồ dùng học tập còn thiếu, quên ở nhà: Tuấn, Ngọc, Thảo, Vân Anh, Thuỷ, ... Cần thực hiện nghiêm túc quy chế của trường, Đội đề ra: đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ko nói tục, chửi bậy, gây gỗ, đánh đập nhau, ko được ngắt lá, bẻ cành, ko ăn quà vặt trong trường, ngồi học nghiêm túc ko làm việc riêng, có đầy đủ đồ dùng học tập, ... 
- TD, vệ sinh: Đã đi vào khuôn khổ song 1 số em ra còn chậm. Tập họp ra vào lớp đôi lúc còn lộn xộn. Vệ sinh còn bẩn, chưa tự giác.
- Mặc đồng phục chưa đúng với yêu cầu của Đội.
2. Phương hướng:
Tiếp tục duy trì nề nếp, khắc phục những tồn tại mắc phải. Vệ sinh lớp cũng như cá nhân sạch sẽ, áo quần gọn gàng. Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp. Mặc đồng phục đúng quy định. Tiếp tục nộp tiền đủ chỉ tiêu.
Chiều thứ hai
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Dấu hỏi, nặng)
A- MĐYC:
HS nắm chắc các dấu thanh hỏi, nặng. HS biết nối các tranh có dấu hỏi, nặng vào đúng vị trí của dấu.
HS tô chữ bẻ, bẹ đúng cỡ, đúng kiểu, đẹp.
B- ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS đọc bài ở SGK. Viết bảng dấu hỏi, nặng. GV nhận xét.
II/ BÀI TẬP:
1. GTB: GV gtb và gb.
2. HDHS làm bài tập.
Bài 1: Nối.
- GVHDHS làm bài: qsát tranh, gọi tên, đánh vần xem tranh nào có chứa dấu hỏi, nặng thì nối vào đúng dấu đó.
VD: quả đu đủ - HS đánh vần: đ - u - đu - hỏi - đủ. Nối vào dấu hỏi. 
- HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
Tranh nào ko có dấu hỏi và nặng thì ko nối. VD: cà rốt. 
+ Quả đu đủ có dấu gì? (hỏi). 
+ Cà rốt có dấu chúng ta vừa học ko? (ko)
+ Bó mạ có dấu gì? (nặng). 
+ Vở có dấu gì? (hỏi)
+ Bắp ngô có dấu gì? 
+ Giỏ cá có dấu gì? 
+ Con ngựa có dấu gì?
Bài 2: Tô chữ.
- GVHDHS tô: Khi tô chú ý đưa bút đi đúng theo đường chấm sẵn, chữ b cao 5 ly, chữ e cao 2 ly. Chú ý nét nối giữa 2 con chữ phải liền nhau. Dấu thanh hỏi ở trên đầu chữ e, nặng ở dưới chữ e.
- GV nhắc nhở cách cầm bút, dặt vở cho HS. 
- HS tô, GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm bài.
Dặn dò: VN tập viết các chữ đã tô cào vở ô ly.
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ (e, b)
A- MĐYC:
HS viết đúng lỗi chính tả, đúng cỡ chữ, kiểu chữ các âm đã học: e, b.
HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
B- ĐDDH: Bút, vở chính tả, bảng con.
C- HĐDH:
- GV giới thiệu các chữ cần viết: e, b.
- HS nêu lại cách viết các chữ trên ở bảng: chữ e cao 1 ô, chữ b cao 2 ô rưỡi.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
- HS viết vào vở. GV qsát, nhắc nhở những HS còn yếu.
GV nhắc cho HS viết: e, b, be, bé, bẻ, bẹ. Mỗi chữ 1 dòng.
* Chú ý cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi cho HS.
- GV thu vở chấm bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
VN viết lại các chữ đã viết ở lớp.
TOÁN
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
A- MĐYC:
HS làm đúng các bài tập.
HS có ý thức làm bài.
B- ĐDDH: Vở bt, bút màu.
C- HĐDH:
I/ KTBC: 
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Tô màu hình vuông.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tô màu. GV theo dõi, nhắc nhở.
Chú ý: Khi tô màu cần tô gọn trong ô, ko tô ra ngoài, tô đều màu vào hình cho đẹp. Tuỳ theo ý thích của từng người tô sao cho đẹp, hài hoà.
Bài 2: Tô màu vào hình tròn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tô màu. GV theo dõi.
Chú ý: Giống như hình vuông, ta cần tô gọn, ko bị nhoè ra ngoài, đều màu. Chú ý cách trình bày màu ở các hình sao cho đẹp. (hình con lật đật)
Bài 3: Tô màu vào hình vuông, hình tròn.
Chú ý: Tô hình ở trong trước sau đó tô màu hình ngoài. Cần chọn màu phối hợp sao cho đẹp mắt.
Bài 4: Xếp hình.
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lấy que tính ra và HDHS quan sát tranh ở vbt rồi xếp các hình đó. 
- GV theo dõi, giúp đỡ.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học. VN tìm các đồ dùng có hình vuông, hình tròn.
Chiều thứ tư
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Dấu huyền, ngã)
A- MĐYC:
HS nắm chắc các dấu thanh huyền, ngã. HS biết nối các tranh có dấu huyền, ngã vào đúng vị trí của dấu.
HS tô chữ bè, bẽ đúng cỡ, đúng kiểu, đẹp.
B- ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS đọc bài ở SGK. Viết bảng dấu huyền, ngã. GV nhận xét.
II/ BÀI TẬP:
1. GTB: GV gtb và gb.
2. HDHS làm bài tập.
Bài 1: Nối.
- GVHDHS làm bài: qsát tranh, gọi tên, đánh vần xem tranh nào có chứa dấu huyền, ngã thì nối vào đúng dấu đó.
VD: rễ - HS đánh vần: r - ê - rê - ngã - rễ. Nối vào dấu ngã. 
- HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
Tranh nào ko có dấu huyền và ngã thì ko nối. VD: bé ngủ. 
+ Quả đu đủ có dấu gì? (hỏi). 
+ Cà rốt có dấu chúng ta vừa học ko? (ko)
+ Bó mạ có dấu gì? (nặng). 
+ Vở có dấu gì? (hỏi)
+ Bắp ngô có dấu gì? 
+ Giỏ cá có dấu gì? 
+ Con ngựa có dấu gì?
Bài 2: Tô chữ.
- GVHDHS tô: Khi tô chú ý đưa bút đi đúng theo đường chấm sẵn, chữ b cao 5 ly, chữ e cao 2 ly. Chú ý nét nối giữa 2 con chữ phải liền nhau. Dấu thanh huyền, ngã ở trên đầu chữ e.
- GV nhắc nhở cách cầm bút, dặt vở cho HS. 
- HS tô, GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm bài.
Dặn dò: VN tập viết các chữ đã tô cào vở ô ly.
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ (be, bè)
A- MĐYC:
HS viết đúng lỗi chính tả, đúng cỡ chữ, kiểu chữ các âm đã học: be, bè.
HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
B- ĐDDH: Bút, vở chính tả, bảng con.
C- HĐDH:
	1. HDHS viết chính tả ở bảng con.
- GV giới thiệu các chữ cần viết: e, b.
- HS tìm tiếng mới có các âm trên. GV chọn từ ghi ở bảng cho HS đọc.
- GV cho HS đọc các từ ghi ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa: chú ý các nét nối, điểm bắt đầu và kết thúc.
2. HDHS viết vở.
- GV nhắc lại các âm, từ các em đã được đọc.
- HDHS viết: mỗi từ viết hai dòng.
- GV nhắc cho HS viết: be bè bẽ. Mỗi chữ 2 dòng.
* Chú ý cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi cho HS.
- GV thu vở chấm bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
VN viết lại các chữ đã viết ở lớp vào vở ở nhà.
TOÁN
CÁC SỐ 1, 2, 3.
A- MĐYC:
- Củng cố cách đọc, viết các số trong phạm vi 3.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt, bút màu. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Viết số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS viết các số 1, 2, 3 vào bảng con. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét.
- HS viết vào vở bt. GV theo dõi, giúp đỡ.
Bài 2: Điền số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHD mẫu: Ở tranh có 1 con vịt ta viết số 1 vào vòng tròn.
- HS đếm số bông hoa, số quả táo rồi điền vào vở.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 3: Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp.
- GV hdẫn HS làm bài.
- GV kẻ bảng yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài ở bảng. Lớp tự chữa bài của mình.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, đếm và viết các số đến 3.
Chiều thứ sáu
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (ê, v)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: bế bé, vẽ bê.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm các từ ngữ có trong bài, suy nghĩ để nối đúng với tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền ê hay v?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, gọi tên, tìm âm điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Mẫu: bê. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: bê, ve, vé.
Bài 3:
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các âm: ê và v. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các âm: ê, v. 
- HS tìm tiếng mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: bế bé, vẽ bê, ve, vé, về,...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: Bé vẽ bê, ve.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TNXH
BÀI TẬP (Chúng ta đang lớn)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết vẽ các bạn trong nhóm mình. Từ đó các em biết được ai là người cao nhất, gầy nhất.
- Giáo dục HS yêu mến bạn bè.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sử dụng tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu: Hãy vẽ 4 bạn trong nhóm.
- HS vẽ và chọn màu cho đẹp. GV theo dõi, nhắc nhở.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Đánh dấu x vào dưới hình vẽ bạn cao nhất.
	 Đánh dấu * dưới hình vẽ bạn gầy nhất.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
II/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN xem bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc