Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2018

 Chào cờ

TẬP TRUNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

 .

Thể dục

BÀI 1:LÀM QUEN – TRÒ CHƠI: ‘ DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.

- Biết cách chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng có những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.

3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

4. Góp phần hình thành các năng lực cho HS: Năng lực tự học, tự giaior quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực thể chất.

 

docx 14 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét
TUẦN 1
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2018
 Chào cờ
TẬP TRUNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..
Thể dục
BÀI 1:LÀM QUEN – TRÒ CHƠI: ‘ DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Biết cách chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng có những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.
4. Góp phần hình thành các năng lực cho HS: Năng lực tự học, tự giaior quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực thể chất.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. 
 - Phương tiện: còi, kẻ sân chơi trò chơi.
- Trang phục gọn gàng. Nghiêm túc trong giờ học.
- Đảm bảo an toàn trong giờ học. Đảm bảo vệ sinh sân tập. 
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức dạy học
A. Hoạt động khởi động:
 - GV tập hợp HS thành 2 – 3 hàng dọc, sau đó cho quay sang thành hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
8’
2’
Đội hình
x x x x x x
x x x x x x
∆ GV
- GV tập hợp HS thành 2 – 3 hàng dọc, sau đó cho quay sang thành hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ 
6’
Đội hình
 x x x x x 
 x x x x x 
 ∆ GV 
- GV hướng dẫn HS khởi động
- HS khởi động tích cực.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
1) Biên chế tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, thông minh.
22
5’
Đội hình
x x x x x x
x x x x x x
∆ GV
- GV phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học
2) Phổ biến nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học: 
6’
- GV Phổ biến nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học: Phải tập hợp ở ngoài sân dưới sự điều khiển của GV. Quần áo, trang phục tập phải gọn gàng lên lớp đi giầy hoặc dép có quai hậu, ra vào lớp phải xin phép. Khi GV cho phép mới được ra, vào lớp.
3) Làm quen trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- Cách chơi: + Khi GV gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê, , chó v.v thì tất cả HS im lặng. Nếu em nào hô: “Diệt” là bị phạt, phải lò cò một vòng xung quanh các bạn.
+ Khi GV gọi tên các con vật có hại như: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối v.v.. thì tất cả HS đòng thanh hô to “Diệt ! Diệt ! Diệt !” và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi.
11’
Đội hình
x x x x x x
x x x x x x
∆ GV
- GV nêu tên trò chơi, hỏi để HS trả lời xem những con vật nào có hại, có ích. Thống nhất với cả lớp khi gọi đến tên các con vật có hại thì đồng thanh hô to “Diệt ! Diệt ! Diệt !”, còn tên các con vật có ích thì đứng im, ai hô “Diệt !” là sai.
- GV gọi tên một số con vật cho HS làm quen dần với cách chơi.
- HS chú ý lắng nghe để hô chính xác với yêu cầu của GV.
C. Hoạt động vận dụng: 
1. Thả lỏng 
- Lớp tập một số động tác thả lỏng: đứng vỗ tay và hát
5’
2’
Đội hình
x x x x x x
x x x x x x
∆ GV
- GV hướng dẫn HS thả lỏng
- HS thả lỏng tích cực
2.GV cùng HS hệ thống lại bài.
3. GV nhận xét giờ học . Về học thuộc trò chơi đã học.
1’
2’
- GV tập hợp lớp và cùng HS củng cố bài học
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà theo quy định 
...................................................................................................
Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm quen với SGK, ĐD học Toán, các HĐ học tập trong giờ học Toán.
2. Kĩ năng: Rèn KN sử dụng SGK, ĐD học tập.
3. Thái độ: HS có không khí vui vẻ trong lớp, tự giới thiệu về mình ở mọi nơi. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
 2. HS: SGK Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
 III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học::: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi “Gió thổi”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK Toán 1.
- Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách nhiều lần. 
 GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
b, Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1. 
HS làm việc nhóm: Thảo luận theo nội dung của từng ảnh 1 trong sách giáo khoa; chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
GV chốt lại kiến thức: Trong học Toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, các em nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của cô giáo. 
c, Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1.
3. Thực hành: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS mở hộp đựng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
- Đưa từng đồ dùng Toán 1 yêu cầu lấy đúng mẫu và đọc tên các đồ dùng đó.
- Nêu tác dụng của mỗi loại đồ dùng.
- Yêu cầu HS cất các đồ dùng vào đúng chỗ quy định trong hộp, đậy nắp và cất hộp.
- Lưu ý cách bảo quản bộ đồ dùng học Toán...
4. Hoạt động tiếp nối: 
- Yêu cầu HS biết giữ gìn và bảo quản SGK sạch sẽ, không bôi bẩn để dùng được lâu bền.
- Dặn HS Chuẩn bị bài: Nhiều hơn ,ít hơn.
5 . Sáng tạo
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng 
- Nhận xét trò chơi, tuyên dương..
....................................................................................
 Tiếng Việt
TIẾT 1, 2: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 57-67)
..
 Chiều: 
 Luyện Tiếng Việt 
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng, tách lời ra từng tiếng.
2. Kĩ năng: Rèn KN nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, thầm; KN vẽ hình vuông, tam giác, tròn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: SáchTV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên cho HS luyện nói 4 mức độ theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.
Dự kiến: HS sẽ không đồng đều khi nói thầm, cho HS đọc to tiếng cuối cùng.
b. Hoạt động 2: Vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ hình vuông, hình tam giác, hình tròn cho HS.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách chấm điểm tọa độ và vẽ hình trên bảng con.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng nói theo 4 mức độ với các bài hát mà em thuộc.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh Chuẩn bị bài sau.
...................................................................................
Kĩ năng sống
 Tiết 1: KĨ NĂNG TỰ GIỚI THIỆU
Tiết 2: CÁCH GHI NHỚ TÊN NGƯỜI KHÁC
.........................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2018
Tiếng Việt
TIẾT 3, 4: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
.
Toán
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. 
2. Kĩ năng: Rèn KN so sánh, dùng từ “nhiều hơn, ít hơn” trong hoạt động hàng ngày, KN sử dụng đồ dùng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa; 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con. 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi “Chia quà”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, So sánh số lượng cốc và thìa. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV đặt 5 cái cốc và 4 cái thìa lên bàn y/c HS thực hành đặt từng cái thìa vào từng cái cốc sau đó so sánh số lượng cốc và thìa.
- GVKL: + Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. – Nhiều HS nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
+ Khi đặt mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc.– Nhiều HS nhắc lại: Số thìa ít hơn số cốc.
b, So sánh số lọ hoa và số bông hoa. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự so sánh cốc và thìa.
3. Thực hành:
a. So sánh số chai và số nút chai: Làm việc cá nhân
- HS thực hành nối một chiếc chai với một chiếc nút và xem chai hay nút chai còn thừa ra?
- HS báo cáo KQ trước lớp. NX – KL. 
- GV trực tiếp hướng dẫn em Trí Nhân,Thảo Nguyên cách nối và so sánh.
b. So sánh số thỏ và số cà rốt; So sánh số nồi và số vung nồi; So sánh số phích cắm và số ổ cắm điện. 
- Tiến hành tương tự phần a.
4. Hoạt động vận dụng
- HD HS về nhà tìm thêm các nhóm đồ vật để so sánh. VD: áo và quần, bát và đũa, giày và tất v.v..
......................................................................................
Đạo đức
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1(tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học; Biết tên trường, lớp, thầy, cô giáo, 
một số bạn bè trong lớp. Bước đầu biết giới thiệu  ...  cá nhân
- HS thực hành tô màu vào các hình vuông.
- Khuyến khích HS chọn các màu khác nhau để tô.
- Lưu ý tô đúng hình, không tô chờm màu ra ngoài hình.
- GV trực tiếp hướng dẫn em An Ly,Đức Cường cách tô màu.
Bài 2: Tô màu. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Tô màu. Làm việc cá nhân
Lưu ý: Khi tô màu các em nên chọn hai màu khác nhau để khi nhìn vào chúng ta dễ phân biệt phần của hình vuông, phần của hình tròn.
4. Hoạt động vận dụng:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
5. Hoạt động sáng tạo: 
- Về nhà vẽ các hình vuông và hình tròn theo cách vẽ mô hình ở môn Tiếng Việt bằng các kích thước khác nhau và tô màu theo ý thích của mình. 
 - Nhận xét.
................................................................................................
Tiếng Việt
TIẾNG GIỐNG NHAU
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 76-79)
................................................................................................
	Chiều:
Tiếng Việt
TIẾNG KHÁC NHAU – THANH ( TIẾT 7)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 84 -86)
................................................................................................
Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học tập.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công; một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh, lá cây,
2. Kĩ năng: Rèn KN sử dụng và giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học, giáo tiếp, giải quyết các vấn đề sáng tạo.
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán.
2. HS: Dụng cụ môn học
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. Làm việc cả lớp. 
- HS tự lấy đồ dùng thủ công đặt lên bàn quan sát và nêu đặc điểm của từng loại dụng cụ: giấy thủ công, thước kẻ, kéo, hồ dán,...
- Chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét – KL: Sử dụng giấy phải tiết kiệm, đúng mục đích, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
b, An toàn khi sử dụng dụng cụ. Làm việc nhóm. 
- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm về những điều cần chú ý khi sử dụng dụng cụ: kéo, ... 
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Sử dụng đồ dùng thủ công cần chú ý an toàn, tiết kiệm.
 Liên hệ: Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
Giúp HS hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho HS ý thức tiết kiệm năng lượng.
4. Hoạt động vận dụng :
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ để dùng trong các bài học Thủ công. 
5.Hoạt động sáng tạo:
- Tìm một số giấy có thể thay thế giấy thủ công.
Tự nhiên và xã hội
CƠ THỂ CHÚNG TA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như: tóc, tai, mắt. mũi, lưng, bụng,...; phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết các bộ phận của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể.
4. Năng lực: 
 - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK. 
2. HS: SGK, VBT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; thảo luận nhóm...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát tranh. Làm việc nhóm đôi
- HS chỉ ra và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể với bạn bên cạnh. 
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV chốt tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
b, Quan sát tranh. Làm việc nhóm đôi
- HS chỉ và nói các bạn trong tranh đang làm gì với bạn bên cạnh. 
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và chân tay. Chúng ta nên tích cực vận động để khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
3. Thực hành: Tập thể dục. 
 - Gv hướng dẫn hs học hát.
 - Gv làm mẫu và hướng dẫn làm các động tác.
 Kết luận: Muốn thân thể khoẻ mạnh chúng ta phải tập thể dục hàng ngày.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- Cho HS thi đếm xem ai kể được nhiều bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhắc hs cần tập thể dục hàng ngày.
5. Hoạt động sáng tạo :
- Yêu cầu hs về nhà hãy vẽ một người thân của mình và gọi tên các bộ phận trên cơ thể của người đó cho người thân và các bạn của mình nghe.
.......................................................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tiếng Việt
TIẾNG KHÁC NHAU - THANH (TIẾT 8)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 84 -86)
.........................................................................	
Tiếng Việt
TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN - ĐÁNHVẦN (TIẾT 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 87- 97)
Toán
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. Bước đầu nhận ra 
hình tam giác từ các vật thật. 
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết được hình tam giác trong thực tế. 
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học tập.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 1 số hình tam giác bằng bìa, 1 số vật thật có dạng hình tam giác.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi nói đúng nói nhanh.”
- GV đưa ra một số hình vuông, hình tròn yêu cầu H chỉ và gọi đúng tên hình. Các nhóm nối tiếp nhau đưa ra câu trả lời.
- Nhóm nào nói đúng, nhanh là nhóm đó thắng cuộc.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu hình tam giác. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- GV đưa lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ một hình tam giác đều nói: “ Đây là hình tam giác”; y/c HS nhắc lại.
- GV đưa tấm bìa hình tam giác y/c HS nối tiếp nhau nêu tên hình.
- GVy/c HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học Toán đặt lên bàn.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi tìm một số đồ vật có mặt là hình tam giác từ các vật thật.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS tìm được càng nhiều càng tốt.
3. Thực hành: Thi ghép hình nhanh. Làm việc nhóm
- Cho các nhóm sử dụng bộ đồ dùng Toán 1 ( chủ yếu là các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, để xếp các hình như sách trong SGK. 
- HS thực hành ghép theo nhóm.
- Khuyến khích HS sáng tạo, chọn các các mẫu khác SGK để ghép. 
- GV theo dõi, giúp đỡ, hỏi cách ghép của 1 số nhóm..
- Xếp xong, các nhóm trình bày KQ: yêu cầu HS gọi tên hình (ngôi nhà, cây, thuyền...) và chỉ những hình tam giác mà các em sử dụng.
4. Hoạt động vận dụng:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình tam giác.
5. Hoạt động sáng tạo:
Về tìm các đồ vận có hình tam giác ở lớp, ở nhà...
.
Toán
 Tiết 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết về hình tròn, hình vuông, hình tam giác; ghép các hình đã biết thành hình mới. HS cần hoàn thành BT 1,2.
2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, KN ghép hình.
3. Thái độ: Thích tìm các đồ vật có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Bảng phụ có vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu.
 2. HS: SGK Toán 1;; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động. Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Mục tiêu: Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Thực hành: PP luyện tập, thực hành
Bài 1. Tô màu vào các hình. (Làm việc cá nhân) 
- HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình.
- Lưu ý: - Các hình vuông tô cùng một màu.
 	 - Các hình tròn tô cùng một màu.
 	 - Các hình tam giác tô cùng một màu.
Bài 2. Thực hành ghép hình. (Làm việc nhóm) 
- HS sử dụng các hình để ghép theo mẫu như SGK.(mức 1,2)
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm, hỏi cách ghép.
- Gọi nhóm HS thực hành ghép trên bảng lớp và nêu cách ghép.
- Khuyến khích HS sáng tạo các mẫu ghép khác.(mức 3,4)
4. Hoạt động tiếp nối: 
- Thực hành xếp hình vuông, hình tam giác bằng các que diêm hoặc que tính.
- Tìm các đồ vật ở trong phòng học, ở nhà có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
5. Hoạt động sáng tạo
- Về tập xếp thành các hình đã học thành các hình có trong đời sống hằng ngày
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2018
Tiếng Việt
TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN - ĐÁNHVẦN (TIẾT 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 87-97)
..
	 SINHHOẠT
Kiểm điểm các hoat động trong tuần 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2018_2019.docx