Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018

ThÓ dôc

TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG

TRÒ CHƠI: DIỆT CON VẬT CÓ HẠI

 I. Mục tiêu:

- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng.

- Biết đứng vào hàng dọc và dóng với bạn đứng trươc scho thẳng có thể còn chậm.)

- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo yêu cầu của GV.

II- Chuẩn bị:

 - Sân trường, vệ sinh sạch sẽ, còi.

 - Trang phục gọn gàng.

III. Hoạt động dạy - học

1. Hoạt động khởi động:

- GV ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ.

- HS hát bài : Thể dục buổi sáng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :

 *Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc.

- GV giảng giải và giới thiệu cách tập hợp và dóng hàng dọc.

- Hướng dẫn cách tập hợp và dóng hàng dọc.

- HS quan sát, trao đổi cặp đôi cách thực hiện, thực hiện thử.

 

docx 12 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
ThÓ dôc
TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG
TRÒ CHƠI: DIỆT CON VẬT CÓ HẠI
 I. Mục tiêu:
- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
- Biết đứng vào hàng dọc và dóng với bạn đứng trươc scho thẳng có thể còn chậm.)
- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo yêu cầu của GV.
II- Chuẩn bị: 
 - Sân trường, vệ sinh sạch sẽ, còi.
 - Trang phục gọn gàng.
III. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động:
- GV ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ.
- HS hát bài : Thể dục buổi sáng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
*Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc.
- GV giảng giải và giới thiệu cách tập hợp và dóng hàng dọc.
- Hướng dẫn cách tập hợp và dóng hàng dọc.	
- HS quan sát, trao đổi cặp đôi cách thực hiện, thực hiện thử.
3. Hoạt động thực hành kĩ năng :
*Thực hành tập hợp hàng dọc và dóng hàng dọc trong tổ
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu - Phân công vị trí cho các nhóm tập luyện 
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình luyện tập.
- GV cho thi đua trình diễn giữa các nhóm . GV, HS nhận xét.
- Cán sự lớp cho cả lớp tập 1 lần ,GV theo dõi uốn nắn cho HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
- GV nêu lại luật chơi và HD HS cách chơi “ Diệt các con vật có hại”.
- Lần 1: GV tổ chức cho cả lớp chơi thử.
- Các lần sau cán sự lớp tổ chức cho lớp chơi chính thức
- GV theo dõi uốn nắn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
4. Hoạt động vận dụng, kiến thức kĩ năng:
- Em cùng các bạn chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại ’’ trong giờ ra chơi.
5. Hoạt động sáng tạo: 
	- Tổ chức chơi trò chơi Diệt các con vật có hại với các bạn ở nhà.
.
Toán
Tiết6: CÁC SỐ 1,2 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật. Biết đọc, viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1,2,3, từ 3 đến 1. Biết thứ tự của các số 1, 2, 3. 
- HS cần hoàn thành BT 1,2,3.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, đếm số, đồ vật, KN sử dụng đồ dùng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1, 2 , 3 đồ vật cùng loại.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con. 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi ghép hình.”
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 1. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Hướng dẫn H quan sát các nhóm chỉ có 1 phân tử.
- Chỉ vào tranh và nói: “ Có một bạn gái”, “Có 1 con chim”... - HS nhắc lại CN- Lớp.
- Bước 2: Hướng dẫn H nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1, chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: Có một bạn gái, Có 1 con chim... đều có số lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó, số 1 viết bằng chữ số một, viết như sau: - Viết số 1 lên bảng.
 - Hướng dẫn H quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết.
- Bước 3: HS thực hành trên vật thật: lấy 1 ô vuông, 1 que tính, 1 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 1. 
b, Giới thiệu số 2 và số 3. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự số 1.
- Cho HS chỉ vào hình vẽ các cột HLP để đếm từ 1 đến 3( 1, 2,3) rồi đọc ( ba, hai, một).
- Làm tương tự với các hình ô vuông để HS thực hành đếm rồi đọc ngược lại (một, hai; hai, một) (một, hai, ba; ba, hai, một).
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 1,2,3. Làm việc cá nhân. 
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 2. Viết số vào ô trống ( làm việc lớp)
- Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp H làm bài (hình 1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3,4). 
Bài 3. Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp
- Treo tranh phóng to cho hs thi đua lên bảng làm.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
 -Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết số lượng các đồ vật.
	...................................................................................................
Tiếng Việt
TIẾNG CÓ MỘT PHẦN KHÁC NHAU (tiết 1, 2)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 97-101)
...................................................................................................
Chiều:
Luyện Tiếng Việt
TIẾNG CÓ MỘT PHẦN KHÁC NHAU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng có một phần khác nhau.
2. Kĩ năng: Rèn KN phân biệt tiếng có phần khác nhau; KN vẽ và đọc trên mô hình tiếng có phần khác nhau.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, tự giao tiếp, tự giải quyết các vấn đề
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách TV1.CGD. 
2. Học sinh: Sách TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện phân biệt tiếng có phần khác nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt tiếng có phần khác nhau.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho HS phân biệt tiếng có phần khác nhau theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp.
- Lưu ý: Tiếng có 3 bộ phận, nên các tiếng có thể giống nhau hay khác nhau về một trong ba bộ phận: thanh – phần đầu – phần vần.
b. Hoạt động 2: Vẽ mô hình tiếng có phần khác nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ mô hình tiếng có phần khác nhau cho HS.
* Cách tiến hành: - GV cho HS vẽ mô hình trên bảng con.
- Cho HS tự vẽ vào vở ôli
- Lưu ý cho HS cách đánh dấu mô hình khác nhau phần thanh, khác nhau phần đầu và khác nhau phần vần.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng phân biệt tiếng có phần khác nhau.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh Chuẩn bị bài sau.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Về nhà em tự luyện đọc thêm trong vở Bài tập Tiếng Việt công nghệ.
..................................................................................
Kĩ năng sống
 TIẾT 1: CHUẨN BỊ SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 TIẾT 2 : AN TOÀN GIAO THÔNG
......................................................................................................................
 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 
 Tiếng Việt
 LUYỆN TẬP (tiết 3, 4 )
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 102-104)
..................................................................................
Toán
Tiết 7: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được số lượng 1, 2, 3. Biết đọc viết, đếm, các số 1, 2, 3.
- Bài tập cần hoàn thành: 1,2.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, đếm số, đồ vật; kĩ năng sử dụng đồ dùng. 
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV.Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi đọc đúng đọc nhanh.”
- HS nối tiếp nhau đọc các số 1,2,3; 3,2,1.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống. Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn HS tập nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát, đếm số lượng trong từng hình vẽ và điền số phù hợp.
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
- Cho HS chia sẻ KQ trước lớp.
- NX – chốt đáp án đúng.
Bài 2: Điền số thích hợp vào dưới mỗi hình. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1.
- NX – chốt đáp án đúng. (H1: 2; H2; 1, 2)
3. . Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà ôn lại bài và xem trước tiết sau.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập....
......................................................................
Đạo đức
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức học ở tiết 1 qua các hình thức:
- Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “Trường em”.
2. Kĩ năng: Giao tiếp, mạnh dạn trước đông người.
GD KNS: KN tự giới thiệu về bản thân; KN thể hiện sự tự tin trước đám đông.
3. Thái độ: Biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tư duy phản biện.
- Năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức; phát triển bản thân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập 4 SGK. Bài hát Em yêu trường em.
2. HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm / lớp, phương pháp thực hành luyện tập.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Em yêu trường em”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể truyện theo tranh ( Bài tập 4). Làm việc nhóm 
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát tranh và kể chuyện theo tranh. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn kể chuyện trước lớp.
- GV kể lại truyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh nội dung câu chuyện, liên hệ.
b. Hoạt động 2: Hát, múa, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “Trường em”.Làm việc nhóm 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm múa hát, đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề “Trường em”. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận chọn tiết mục.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét khen ngợi những nhóm có phần biểu diễn hay.
- GVKL: Vào lớp 1 các em có thầy cô mới,bạn bè mới.Các em phải thực hiện nhiệm vụ của người HS để được thầy cô bạn bè yêu mến.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng: 
- HD HS về nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà sưu tầm các bài thơ, bài hát về mái trường, thầy cô.
5. Hoạt động sáng tạo 
- Biết giới thiệu bản thân mình cho người thân của mình ở nhà cùng nghe.
..................................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018
Toán
Tiết 8: CÁC SỐ 1,2,3,4,5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1-5. Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1 đến 5, từ 5 đến 1. Biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1,2,3,4,5. BT: 1,2,3. 
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết được số lượng các đồ vật trong thực tế. 
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán 1; Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1. 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV.Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Thi đọc đúng đọc nhanh.”
- HS nối tiếp nhau đọc các số 1,2,3; 3,2,1.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 4 và chữ số 4. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Yêu cầu HS viết số thích hợp vào ô trống ở dòng đầu tiên ở trong SGK.
- Bước 2: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 4.
- Bước 3: HS thực hành trên vật thật: lấy 4 ô vuông, 4 que tính, 4 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 4. 
- GVKL: 4 bạn, 4 chấm tròn, 4 hình tam giác... ta dùng số 4 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó. Số 4 được biểu diễn bằng chữ số 4 in( treo hình số 4 in) và chữ số 4 viết (treo hình số 4 viết). Chữ số 4 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
b, Giới thiệu số 5. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự số 4.
c, Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1,2,3,4,5. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Yêu cầu HS đọc liền mạch các số dưới mỗi cột ô vuông.
- GV hỏi : + Trước khi đếm số 2 em phải đếm số nào?
 + Sau khi đếm số 2 em đếm số nào?
Kết luận: “ Như vậy, ta nói số 2 đứng sau số 1 và đứng trước số 3”
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số 4,5. Làm việc cá nhân. 
- HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 2. Viết số vào ô trống( lớp)
- Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp H làm bài (hình 1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3,4). 
Bài 3. Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp
- Treo tranh phóng to cho hs thi đua lên bảng làm.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
-Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS nối tiếp giơ số và đọc.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3,4,5.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết số luongj các đồ vật.
 ...........................................................................
Tiếng Việt
ÂM-PHÂN BIỆT PHỤ ÂM .NGUYÊN ÂM (tiết 5,6 )
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 106 -118)
...............................................................................................................................
Chiều: 
Tiếng Việt
Bài 2: ÂM-PHÂN BIỆT PHỤ ÂM .NGUYÊN ÂM (tiết 7 )
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 119-121)
 ...........................................................................
Thñ c«ng
xÐ, d¸n h×nh ch÷ nhËt
I- Môc tiªu:
- BiÕt c¸ch xÐ, d¸n h×nh ch÷ nhËt.
- XÐ, d¸n ®ưîc h×nh ch÷ nhËt. §ưêng xÐ cã thÓ chưa th¼ng, bÞ r¨ng cưa .H×nh d¸n cã thÓ chưa ph¼ng.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên: Một mẫu hình chữ nhật, tranh quy trình xé HCN, phiếu bài tập cho HĐ1
 - Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công, hồ dán.
III- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, hoạt động cá nhân, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; ...
IV. Các ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Hoạt động khởi động:
- GV cho cả lớp chơi trò chơi : Gọi thuyền
- GV giới thiệu bài 
2. Hình thành kiến thức mới :
*Quan sát, khám phá mẫu.
 - Các nhóm quan sát mẫu HCN và dựa vào Vở thực hành thủ công 1 để thảo luận 
cho biết vật liệu dùng xé HCN là gì?
- ( 1- 2) nhóm trình bày.
- GV giới thiệu mẫu.
*Xem hướng dẫn và làm thử. 
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng – GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- HS nhìn vào sách thực hành thủ công trao đổi cặp về cách xé HCN.
- HS cùng bạn thử xé theo các bước hướng dẫn ( cá nhân).
*Phân tích và rút ra các bước làm.
- Gọi 2 Hs lên trước lớp thực hiện các thao tác xé theo ý hiểu của mình.
- Gv nhận xét, động viên khuyến khích các em.
- GV làm mẫu
* Củng cố.
- HS thực hành xé HCN.
- GV đi quan sát, giúp đỡ hs.
3. Hoạt động thực hành kĩ năng :
*Hs thực hành làm sản phẩm. Hs thực hành xé HCN
*Trưng bày sản phẩm. Các nhóm dán sản phẩm vào vở
*Đánh giá sản phẩm Đánh giá về sản phẩm của bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá kết quả thực hành của Hs theo các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng: 
- Hãy xé HCN để tặng bạn bè, người thân.
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết học sau.
5. Hoạt động sáng tạo : 
- Tìm một số giấy , xé dán HCN để trang trí góc học tập.
............................................................................................
Tự nhiên và xã hội
CHÚNGTA ĐANG LỚN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. HS mức 3,4 nêu được ví dụ cụ thể, sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết về sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn có người béo hơn, đó là bình thường.
2. Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết sự thay đổi của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể.
4. Năng lực: 
 - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK. 
2. HS: SGK, VBT.
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; thảo luận nhóm...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi vật tay.
- Chơi theo nhóm 4 người, mỗi lần 1 cặp, những người thắng đấu tiếp với nhau.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Làm việc với sgk. Làm việc nhóm đôi
- Mục tiêu: Hs biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao cân nặng và sự hiểu biết.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được.
+ Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động và sự hiểu biết. Các em cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn
b, Thực hành theo nhóm nhỏ. Làm việc nhóm 
Bước 1: Chia mỗi nhóm 4 HS làm 2 cặp; cho lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. Tiến hành tương tự để xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn, ai béo, ai gầy
Bước 2: Yêu cầu các nhóm phát biểu suy nghĩ cá nhân: Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không? Điều đó có gì đáng lo không? 
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, cần phải giữ gìn vệ sinh, không ốm đau, chúng ta sẽ lớn hơn.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- Cho HS vẽ về các bạn trong nhóm.
- Nhắc hs cần tập thể dục hàng ngày để cơ thể cao lớn, khỏe mạnh.
4. Hoạt động sáng tạo :
- Biết hoạt động thể dục, thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.
 ..........................................................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018
	Tiếng Việt
 Bài 2: ÂM-PHÂN BIỆT PHỤ ÂM .NGUYÊN ÂM (tiết 8 )
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 122-123)
.......................................................................................................
Tiếng Việt
ÂM/C/( tiết 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 123-127)
.......................................................................................................
 Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018
	Tiếng Việt
ÂM/C/( tiết 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 123-127)
.......................................................................................................
SINH HOẠT
 KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 2
.......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.docx