Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

Thể dục

ĐỨNG ĐƯA HAI TAY DANG NGANG. ĐỨNG ĐƯA HAI TAY LÊN CAO CHẾCH CHỮ V

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V

2.Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự.

- Học đứng đưa 2 tay dang ngang, đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tự giác trong giờ học.

4. Năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực thể chất.

 

docx 18 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét
...
TUẦN 9
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
Chào cờ
TẬP TRUNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 .................................................................................
Thể dục
ĐỨNG ĐƯA HAI TAY DANG NGANG. ĐỨNG ĐƯA HAI TAY LÊN CAO CHẾCH CHỮ V
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V 
2.Kỹ năng:
- Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự.
- Học đứng đưa 2 tay dang ngang, đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong giờ học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực thể chất.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, còi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm
- GV cho cả lớp khởi động.
- Đứng vỗ tay hát.
- Khởi động các khớp.
Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành
 1. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dàn hàng, dồn hàng.
GV giúp đỡ.
2. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn tư thế đứng cơ bản 
- Ôn đứng đưa 2 tay ra trước
- GV nhắc lại kĩ thuật động tác và dùng khẩu lệnh cho HS thực hiện. 
- GV quan sát, sửa sai cho HS
- Học đứng đưa 2 tay dang ngang
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
- GV làm mẫu và cho HS thực hiện theo.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
* Tập phối hợp: 
- GV cho HS tập phối hợp.
- Quan sát, chỉnh sửa cho những em thực hiện chưa tốt.
- Nhịp 1: từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
- Nhịp 2: về TTĐCB.
- Nhịp 3: đứng đưa 2 tay dang ngang (bàn tay sấp).
- Nhịp 4: về TTĐCB.
- Học đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
- GV làm mẫu và cho HS thực hiện theo.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
+ Chuẩn bị: tư thế đứng cơ bản.
+ Động tác: từ TTĐCB đưa 2 tay lên cao chếch chữ V, 2 lòng bàn tay hướng vào nhau, các ngón tay khép lại, thân người và chân thẳng, mặt hơi ngửa, mắt nhìn lên cao.
* Tập phối hợp: 
- GV cho HS tập phối hợp.
- Quan sát, chỉnh sửa cho những em thực hiện chưa tốt
- Nhịp 1: từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
- Nhịp 2: về TTĐCB.
- Nhịp 3: đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Nhịp 4: về TTĐCB.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống
- GV cho cả lớp thả lỏng.
- Cúi xuống hít sâu, thở đều, rũ tay chân.
- Bơm bóng, xì bóng.
- Đứng vỗ tay và hát.
Hoạt động 5: Sáng tạo
- Ôn thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
Đội hình khởi động
x x x x x x
x x x x x
x x x x x x
x x x x x 
 GV
- Cán sự điều khiển lớp tập
Đội hình tập luyện
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
GV
- HS thự hiện
Đội hình tập luyện
x x x x x 
x x x x 
x x x x x 
 GV
- HS quan sát
- HS thực hiện 
Đội hình tập luyện
x x x x x 
x x x x 
x x x x x 
 GV
HS tập
HS quan sát
HS tập
Đội hình tập luyện
x x x x x 
x x x x 
x x x x x 
GV
HS tập 
Đội hình thả lỏng
x x x x x
x x x x
x x x x x
x x x x
GV
..........................................................................................
Toán
Tiết 33: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết phép cộng với số 0. Thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. 
2. Kĩ năng: Rèn KN làm tính và sử dụng đồ dùng; KN nhận thức, KN tư duy,...
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận; yêu thích học toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 1.
 2. HS: SGK Toán 1; VBT Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm
Chơi trò chơi “Ai may mắn?”
 1 + 0 = 2 + 0 =
 	 5 + 0 = 4 + 0 =
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành
Bài 1. Tính. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 3 HS lên bảng(Mức 1) – Lớp thực hành làm bảng con. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. KL: Số 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó, số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 
Bài 2. Tính. - HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 3 HS lên bảng(Mức 2)
 – Lớp thực hành làm bảng con. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- KL: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài 3. >, <, = ( Mức 3,4)
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Hs làm vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- KL: Muốn thực hiện bài toán dạng so sánh ta thực hiện qua 3 bước:
+ Bước 1: Tính kết quả hai vế
+ Bước 2: So sánh 
+ Bước 3: Đọc số 
Hoạt động 3 Vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Cho HS chơi trò chơi: Nói nhanh nói đúng. 
- 1em nêu phép tính, 1em nêu kết quả.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động 4 Sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để tính toán.
......................................................................................
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HKI (tiết 1, 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS về các phụ âm, nguyên âm đã học.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa các phụ âm, nguyên âm đã học.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bộ chữ CGD, bảng phụ, phiếu bài tập. 
2. Học sinh: Sách, vở, bảng con.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1. Khởi động: TC: Truyền điện. 
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, d, đ, e,ê,...
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
Thực hành:
 Hoạt động 1: Thực hành:
- Luyện đọc các phụ âm, nguyên âm đã học.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt nguyên âm, phụ âm và đọc đúng các âm đó.
* Cách tiến hành: GV phát phiếu HT
- HS thảo luận nhóm đôi điền các phụ âm, nguyên âm vào bảng.
- Chia sẻ KQ trước lớp.
- GVKL – cho HS luyện đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ, cả lớp.
b. Vẽ mô hình tiếng có chứa các phụ âm, nguyên âm đã học.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ mô hình và đưa tiếng vào mô hình.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc các tiếng chứa các phụ âm, nguyên âm đã học yêu cầu HS đưa tiếng vào mô hình trên bảng con.
- Lưu ý cho HS với những mô hình chứa luật chính tả âm /c/, /g/.
c. Luyện viết các phụ âm, nguyên âm đã học.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc cho HS thực hành viết trên bảng con.
- GV đọc cho HS tự viết vào vở.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ các phụ âm, nguyên âm.
..........................................................................................
	Chiều:
Luyện Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và rèn kĩ năng đọc trơn qua các bài học: /tr/,/th/,/nh/,/ch/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa các âm /tr/,/th/,/nh/,/ch/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phiếu bài tập. 
2. Học sinh: Sách TV1.CGD, bảng con.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
-Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện. 
- HS nối tiếp đọc các phụ âm, nguyên âm đã học.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc các tiếng, từ chứa các âm /tr/,/th/,/nh/,/ch/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc trơn qua các bài học: /tr/,/th/,/nh/,/ch/.
* Cách tiến hành: GV phát phiếu HT
- HS thảo luận nhóm đôi điền các âm /tr/,/th/,/nh/,/ch/ vào chỗ chấm để tạo thành tiếng.
- Chia sẻ KQ trước lớp.
- GVKL – cho HS luyện đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ, cả lớp.
- Cho HS luyện đọc theo 4 mức độ.
b. Hoạt động 2: Luyện viết các tiếng, từ chứa các âm /tr/,/th/,/nh/,/ch/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc cho HS thực hành viết trên bảng con.
- GV đọc cho HS tự viết vào vở.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ các phụ âm, nguyên âm.
.........................................................................................
Kĩ năng sống
 Tiết 17:BIẾT ƠN THÀY CÔ
 Tiết 18:CHĂM SÓC SỨC KHOẺ ĐÔI MẮT (tiết 1) 
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tiếng việt
ÔNTẬP GIỮA HKI (tiết 3, 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS về các phụ âm, nguyên âm đã học.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa các phụ âm, nguyên âm đã học.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bộ chữ CGD, bảng phụ, phiếu bài tập. 
2. Học sinh: Sách, vở, bảng con.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
-Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
IV.Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện. 
- HS nối tiếp đọc các âm đã học.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc các phụ âm, nguyên âm đã học.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt nguyên âm, phụ âm và đọc đúng các âm đó.
* Cách tiến hành: GV phát phiếu HT
- HS thảo luận nhóm đôi điền các phụ âm, nguyên âm vào bảng.
- Chia sẻ KQ trước lớp.
- GVKL – cho HS luyện đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ, cả lớp.
- Cho HS luyện đọc theo 4 mức độ.
b. Hoạt động 2: Vẽ mô hình tiếng có chứa các phụ âm, nguyên âm đã học.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ mô hình và đưa tiếng vào mô hình.
* Cá ... iản. Biết BV cây xanh là góp phần BVMT.
2. Kĩ năng: Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng. Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây cối.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: + Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. + Giấy thủ công, giấy trắng.
- Hs: Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn, vở thủ công.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, hoạt động cá nhân, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; ...
IV- C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc:
1. Hoạt động khởi động:
- GV cho cả lớp hát bài hát: Giờ vào lớp
- GV giới thiệu bài 
2. Hoạt động thực hành kĩ năng :
*Hs thực hành làm sản phẩm. 
 - GV yªu cÇu HS ®Æt tê giÊy mµu xanh l¸ c©y ho¨c xanh ®Ëm. §Æt mÆt cã kÎ «lªn trªn.
- Yªu cÇu HS ®Õm « ,®¸nh dÊu vÏ vµ xÐ h×nh vu«ng cã c¹nh 6 «, xÐ h×nh vu«ng rêi khái tê giÊy mµu.
* L­u ý : Th©n c©y c¸c em ph¶i xÐ giÊy mµu n©u.
*Trưng bày sản phẩm. Các nhóm dán sản phẩm vào vở
*Đánh giá sản phẩm Đánh giá về sản phẩm của bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá kết quả thực hành của HS theo các mức: Hoàn thành , chưa hoàn thành.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng: 
- Hãy xé hình cây để tặng bạn bè, người thân.
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết học sau.
4. Hoạt động sáng tạo : 
- Tìm một số giấy , bìa có thể thay thế giấy thủ công.
 ......................................................................................
Tự nhiên và xã hội
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh biết:
- Kể về những hoạt động trò chơi mà em thích.
- Biết đi đứng và ngồi học đúng cách, đúng tư thế
2. Kĩ năng: Rèn KN giữ gìn vệ sinh thân thể,vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
3. Thái độ: GD HS có ý thức tự giác, thực hiện những điều đã học vào cuộc sống.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK. 
2. HS: SGK, VBT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; thảo luận nhóm...
IV.Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi: “Hướng dẫn giao thông”.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Thảo luận theo cặp. Làm việc nhóm đôi.
- Mục tiêu: Biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm để bảo vệ mắ.
- Cách tiến hành: 
Bước 1:GVnêu y/c: Hãy nói với bạn tên các hoạt động hay T.C mà các em chơi hàng ngày.
Bước 2: HS thực hành hỏi đáp theo cặp đôi. 
Bước 3: Chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Khi chơi cần chú ý an toàn, tránh tai nạn.
b, Làm việc với SGK. Làm việc nhóm.
- Mục tiêu: Biết được tác dụng của việc nghỉ ngơi đúng cách.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 20,21 SGK và trao đổi với nhau:
- Bạn nhỏ đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó?
+ Cho HS chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Khi làm việc nhiều và học hành quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi. Nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc, đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ.Cần nghỉ ngơi bằng những trò chơi phù hợp, bổ ích.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- Hướng dẫn HS thực hành ở nhà, nghỉ ngơi đúng cách.
5. Hoạt động sáng tạo :
- Biết tham gia các trò chơi có lợi cho sức khỏe.
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018
	 Tiếng việt
LUẬT CHÍNH TẢ E,Ê,I. ( tiết 8)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 17-20 )
 ...........................................................................
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 20)
 ...........................................................................
Toán
Tiết 36: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. Biết mối quan hệ giữa phép trừ với phép cộng. Bài tập cần hoàn thành: 1,2,3. 
2. Kĩ năng: Rèn KN làm tính trừ trong phạm vi 3. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV.Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” 2 đội thi tiếp sức. 
 Số? 
1 +  = 3	 2 +  = 3 
3 +  = 5	  + 4 = 5 
4 +  = 4	 0 +  = 0
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Hướng dẫn H đọc phép trừ 2-1=1 H . Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: HS q/s tranh trong SGK, trao đổi nhóm đôi nêu bài toán và trả lời.
- Bước 2: HS thực hành trên vật thật: lấy 2 hình tròn, bớt đi 1 hình tròn sau đó chỉ và đọc 2 hình tròn bớt 1 hình tròn còn 1 hình tròn. 
- GVKL: Hai bớt 1còn 1 ta viết: 2 - 1= 1 (Dấu - đọc là trừ yêu cầu HS đọc)
- Bước 3: HS viết bảng con số 6.
b, Hình thành phép trừ : 3 – 1. (Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.)
- 3 – 1 = 2 ; 3 – 2 = 1
- Tiến hành tương tự như phép trừ: 2 – 1 = 1.
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 3.
c, Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Cho HS quan sát sơ đồ, trao đổi nhóm đôi nêu các phép tính viết được từ sơ đồ.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét – KL, cho HS đọc CN- dãy, cả lớp: 2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
 1 + 2 = 3 3 – 2 = 1
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Tính. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành làm vào bảng con. 3 HS lên bảng. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. Cho HS đọc lại bài.
Bài 2. Tính. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành làm vào bảng con. 3 HS lên bảng. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. Lưu ý: Cách viết phép tính và kết quả theo cột dọc.
- Cho HS đọc lại bài.
Bài 3. Viết phép tính thích hợp. Làm việc nhóm
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi dựa vào tranh vẽ nêu bài toán, viết phép tính.
- Chia sẻ kết quả trước lớp. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- Lưu ý: Cách nêu bài toán, viết phép tính.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Cho HS chơi trò chơi “ Thi nói đúng, nói nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có các phép tính trừ trong phạm vi 3. HS nêu nhanh KQ.
- Nhận xét, dặn về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 3.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập....
Toán
 Tiết 37: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính. 
- HS cần hoàn thành BT 1(cột 2, 3), 2, 3(cột 2,3), 4. HS M4 hoàn thành hết các bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn KN tính toán; KN nhận thức, KNtư duy,...
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận; yêu thích học toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, tự giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 1.
 2. HS: SGK Toán 1; VBT Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III.Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm
- Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
3 – 1 . 1 + 2	0 + 3  3 - 1
1 + 1  3 – 2 	3 - 1  3 + 1
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành
Bài 1(cột 2, 3). Tính. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Trao đổi nhóm nêu nhận xét các phép tính ở cột thứ 2 và thứ 3.
- Chia sẻ KQ trước lớp: mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ, cách làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng – Lớp thực hành làm bảng con. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- Khuyến khích HS M 4 làm cột 4. 
Lưu ý: biểu thức có 2 dấu phép tính khác nhau (3-1+1) khi làm tính phải cẩn thận để không bị nhầm lẫn. 
Bài 2. Số? 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm bài.
- GV lưu ý: Thực hiện các phép tính cộng trừ và ghi kết quả vào ô trống tương ứng.
- Lớp thực hành làm vào vở. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Trực tiếp hướng dẫn emAn Ly, Trang Nguyên, làm bài.
Bài 3(cột 2,3). Viết dấu + hay dấu - vào ô trống. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính. 
- GV lưu ý: Dựa trên công thức cộng trừ mà em đã học để điền dấu đúng 
- Hs làm vào vở. GV nhận xét – KL mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- Khuyến khích HS M 4 làm cột 4.
Bài 4. Viết phép tính thích hợp. Làm việc nhóm
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi dựa vào tranh vẽ nêu bài toán, viết phép tính.
- Chia sẻ kết quả trước lớp. GV nhận xét – chỉnh sửa. 
- Lưu ý: Cách nêu bài toán, viết phép tính.
Hoạt động 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Cho HS chơi trò chơi: Nói nhanh nói đúng. 
- 1em nêu phép tính, 1em nêu kết quả.
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động 4. Sáng tạo
-Tự tổ chức chơi trò chơi ở nhà: “Ai nhanh , ai đúng”	
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018
	 Tiếng Việt
LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 10)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 20)
.................................................................................................
	Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 9
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2018_2019.docx