Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 năm 2008

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 năm 2008

Bài 55 : eng-iêng

I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc và viết được: eng, iêng, tiếng xẻng, trống, chiêng

 - Đọc được từ ứng dụng : cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

 - Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

 - Phát triển lời nói tự nhiên : Ao, hồ, giếng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1

 - Tranh minh hoạ hoặc vật thật cho các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.

 - Bảng ghép chữ Tiếng Việt

 

doc 34 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tiết 2, 3 : Học vần
Bài 55 : eng-iêng
I.MỤC TIÊU:
 	- HS đọc và viết được: eng, iêng, tiếng xẻng, trống, chiêng
 - Đọc được từ ứng dụng : cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. 
 - Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 - Phát triển lời nói tự nhiên : Ao, hồ, giếng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
 	- Tranh minh hoạ hoặc vật thật cho các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
 	- Bảng ghép chữ Tiếng Việt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS viết bảng con: trung thu
 cu gừng
- Gọi 2 HS đọc bài 54
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học 2 vần cũng kết thúc bằng âm ng
-GV ghi : eng, iêng lên bảng
b.Dạy vần : 
* Vần eng 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần eng . 
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần eng 
- Em hãy so sánh ung với ong 
ng
 eng e 
 ong o 
- Cho học sinh phát âm lại .
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần eng 
- Vần eng đánh vần như thế nào?
+ GV chỉnh sửa, đánh vần.
- Cho HS hãy thêm âm x ghép vào vần eng và dấu hỏi để tạo thành tiếng xẻng.
- GV nhận xét, ghi bảng: xẻng 
- Em có nhận xét gì về vị trí âm x vần eng trong tiếng xẻng?
-Tiếng xẻng được đánh vần như thếnào?
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
+ Trong tranh vẽ gì? 
+GV rút ra từ khoá: lưỡi xẻng, ghi bảng
- Cho học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá 
- GV đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Đọc từ ứng dụng :
- GV ghi bảng : cái kẻng, xà beng, 
 củ riềng, bay liệng .
 - Gọi học sinh đọc từ ứng dụng, nêu tiếng mới có vần ung, ưng 
- GV giải thích từ :
+ Cái kẻng: là một dụng cụ, khi gõ phát ra tiếng kêu báo hiệu.
+ Xà beng: là vật dụng dùng để đào lỗ hay để bẩy các vật nặng. 
+ Củ riềng là loại củ dùng để làm gia vị hay để làm thuốc.
+Bay liệng: là bay lượn va øchao nghiêng trên không.
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
* Viết
- GV viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần iêng: 
- GV cho HS nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần iêng
- So sánh 2 hai vần eng và iêng
ng
 eng e
 iêng iê 
* viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa.
 (Tiết 2)
 3.Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng 
+ GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
- Đọc câu ứng dụng 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh minh hoạ điều gì?
+ Cho HS đọc câu ứng dụng dưới tranh.
 Dù ai nói ngã nói nghiêng 
 Lòng ta vẫn vững như kiền ba chân.
- Khi đọc bài này, chúng ta phải lưu ý điều gì?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng, gọi học sinh đọc lại, GV nhận xét 
* Luyện nói theo chủ đề : ao, hồ, giếng
- GV treo tranh 
- Cho HS quan sát tranh 
+Tranh vẽ những gì?
+ Hãy nhìn tranh chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
+ Ao thường để làm gì?
+ Giếng thường để làm gì?
+ Nơi em ở có ao , hồ, giếng không?
+ Ao hồ, giếng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Nhà em thường lấy nước ăn từ đâu? Ao, hồ, giếng, nước mưa?
+ Bảo vệ nguồn nước chúng ta phải làm gì?
* Luyện viết : eng, iêng, lưỡi xẻng, 
 trống, chiêng.
- GV cho HS viết vào vở tập viết : 
- GV theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
4.Củõng cố-Dặn dò :
- GV chỉ bảng, học sinh đọc. 
- Tổ chức trò chơi
- Tìm tiếng mới có vần vừa học
- Tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài, xem trước bài 55
Hoạt động của học sinh
- HS 2 dãy bàn viết vào bảng con.
- 2 HS đọc bài.
- HS nhắc lại: eng, iêng
- eng được tạo bởi e và ng
- Lớp ghép e + ngờ – eng
- Giống: ng
- Khác: e và o
- HS phát âm eng 
- e – ngờ – eng 
- HS ghép xẻng 
- Âm x đứng trước eng đứng sau dấu hỏi tên e.
- xờ – eng – xeng hỏi xẻng
( cá nhân, nhóm, lớp đánh vần lầøn lượt )
+Tranh vẽ lưỡi xẻng. 
- e –ngờ – eng 
- xờ – eng – xeng- hỏi xẻng 
 Lưỡi xẻng
- HS lần lượt đọc: cá nhân, tổ.
- Gọi 2 HS đọc 
-Lớp chú ý, nhẩm đọc từ, nêu tiếng có vần eng, iêng ( kẻng beng, riềng, liệng )
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét
- Lớp theo dõi . Viết trên không å để định hình cách viết. 
+Viết trên bảng con.
+ HS nhận xét bài viết. 
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc từ ứng dụng.
- HS cá nhân, tổ, lớp lần lượt đọc 
+ Vẽ ba bạn đang rủ rê một bạn đang học bài đi chơi đá bóng, đá cầu nhưng bạn này nhất quyết không đi và kiên trì ngồi học. Cuối cùng bạn ấy được điểm 10 còn ba bạn kia bị điểm kém.
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
 Dù ai nói ngả noí nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba
 chân - Ngắt nghỉ hơi khi hết câu. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, tập the
å- HS đọc chủ đề luyện nói : 
 ao, hồ, giếng
- HS quan sát tranh và tự nói
+Tranh vẽ cảnh ao có người cho cá ăn , cảnh giếng có người đang múc nước 
+ HS nhìn tranh và chỉ.
+nuôi cá, tôm, trồng khoai nước, rửa ráy giặt giũû.
+ Để lấy nước ăn, uống.
+ Có
+ tự nói theo suy nghĩ
+lấy nước ăn uống từ giếng.
+Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
- HS viết vào vở.
- HS thi nhau tìm tiếng mới có vần vừa học
Tiết 4 : Toán
	Phép trừ trong phạm vi 8
	I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS: 
 	- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ.
 	- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 1
 - Các vật mẫu trong bộ đồ dùng toán 1 và các mô hình vật thật phù hợp với nội dung bài dạy: 8 hình tam giác, 8 hình tròn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 8
2.Bài mới.
a.Giới thiệu : Phép trừ trong phạm vi 8
b.Hình thành bảng trừ trong phạm vi 8.
* Bước 1:
- Hướng dẫn Hs quan sát hình vẽ để nêu vấn đề toán cần giải quyết.
* Bước 2: GV chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 8 bớt 1 bằng mấy?
- GV ghi bảng: 8 – 1 = 7
- GV nêu: 8 bớt 7 bằng mấy?
- Ghi : 8 – 7 = 1
* Bước 3: 
- Ghi và nêu: 8 – 1 = 7 8 – 7 = 1
Là phép tính trừ
c.Học phép trừ: 
 8 – 2 = 6 8 – 6 = 2
 8 – 3 = 5 8 – 5 = 3
 8 – 4 = 4 8 – 4 = 4
- Thực hiện tiến hành theo 3 bước đẻ HS tự rút ra kết luận và điền kết quả vào chỗ chấm.
* Ghi nhớ bảng trừ.
- Cho HS đọc thuộc bảng trừ
- GV có thể nêu các câu hỏi để HS trả lời: Tám trừ mấy bằng bảy?
 Tám trừ bảy bằng mấy?
 Sáu bằng tám trừ mấy?
 Hai bằng tám trừ mấy?
3.Thực hành:
- GV cho HS thực hiện các bài tập.
* Bài 1: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và thực hiện:
* Bài 2: Tính 
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và thực hiện.
- Hướng dẫn HS tự nhẩm và nêu kết qua,nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ û
* Bài 3: Tính
- GV cho HS nêu cách làm bài:
-8-0 bằng mấy?Vì sao?
8+0 bằng mấy?Vì sao?
* Bài 4:
- GV cho HS nhìn tranh nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
 4.Củng cố - dặn dò :
- Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài hôm sau. Luyện tập
Hoạt động của học sinh
- HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 8.
- Có 8 hình tam giác, bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?
- 8 bớt 1 bằng 7
- Hs đọc : 8 – 1 = 7
- 8 bớt 7 bằng 1
- Đọc: 8 – 7 = 1
- Đọc 8 – 1 = 7 8 – 7 = 1 
- HS thi nhau nêu kết quả và diền vào chỗ chấm
- HS thi nhau đọc thuộc bảng trừ
- HS thi nhau trả lời lần lượt theo câu hỏi.
- Thực hiện bài toán và viết kết quả theo cột dọc.
- HS cùng chữa bài
-Tính và viết kết quả theo hàng ngang
1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 4 + 4 = 8
8 – 1 = 7 8 – 2 = 6 8 – 4 = 4
8 – 7 = 1 8 – 6 = 2 8 – 8 = 0
- Muốn tính 8-1-3= thì ta tính 8 trừ với 1 được bao nhiêu trừ tiếp với 3, rồi ghi kết quả sau dấu bằng.
+Hs làm bài và chữa bài.
 8 – 4 = 4 8 – 8 = 0 
 8 – 1 – 3 = 4 8 – 0 = 8
 8 – 2 – 2 = 4 8 + 0 = 8
a. Có 8 quả mận, bạn đã lấy 4 quả. Hỏi còn mấy quả mận?
- Thực hiện phép trừ.
8
-
4
=
4
b
8
-
3
=
5
c. 
8
-
6
=
2
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7
-HSlắng nghe>
Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tiết 1:Toán
Luyện tập
I.MỤC TIÊU:
- Giúp hs củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 8.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 1
- Các tờ bìa có đánh số từ 0 đến 7
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nhắc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 8
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Luyện tập
b.Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và làm bài, chữa bài:
- Cho Hs nhẩm rồi nêu kết quả
- Lưu ý cho Hs khi làm bài 
* Bài 2: Số ?
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và thực hiện.
- Hs tự nêu cách làm bài
* Bài 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài và cách thực hiện. 
* Bài4: Nối với số thích hợp
- Cho HS nêu yêu cầu, cách làm bài và thực hiện bài toán.
* Bài 5 :
- GV cho HS nhìn tranh nêu bài toán và viết phép tính thích h ... 
- HS thi nhau tìm tiếng mới có vần vừa học
TNXH
	An toàn khi ở nhà
I.MỤC TIÊU :
 	* Giúp học sinh biết :
 - Kể tên một số vật sắc, nhọn có thể gây đức tay, chảy máu.
 - Kể tên một số vật dụng trong nhà có thể gây cháy, nóng, bỏng .
 - Cách đề phòng và xử lý khi tai nạn xảy ra .
 - Giáo dục tính cẩn thận an toàn khi ở nhà 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Các hình vẽ ở bài 14 trong SGK phóng to.
 	- Một số tình huống HS thảo luận 
 	- Sưu tầm một số tranh ảnh, một số câu chuyện, một vài ví dụ về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ ở nhà.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Ngoài việc học ở trường, hàng ngày các em làm những công việc gì ở nhà?
- Em cảm thấy thế nào khi nhà cửa sạch sẽ 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung, nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài An toàn khi ở nhà 
- GV ghi đề lên bảng 
* Hoạt động1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS biết được các vật dể đức tay và cách phòng chống. 
Cách tiến hành 
 Bước 1:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ở SGK trả lời các câu hỏi : 
+ Chỉ và nói được các bạn trong mỗi hình đang làm gì? 
 + Dự kiến xem điều gì xảy ra với các bạn nếu thiếu tính cẩn thận 
Bước 2 : Thu kết quả quan sát. 
- Gọi một số HS trình bày 
+Khi dùng dao kéo, vật nhọn  chúng ta cần lưu ý điều gì để tránh đức tay? 
GV: Những đồ vật trên cần để xa tầm tay đối với trẻ em 
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : HS biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy 
Cách tiến hành :
 Bước 1 : - Cho HS quan sát hình 31 trong SGK theo từng nhóm :
- Điều gì có thể xảy ra trong cảnh trên? 
 + Nếu điều không may xảy ra em sẽ làm gì?
 Bước 2 : Gọi đại diện nhóm chỉ vào tranh trình bày ý kiến của nhóm mình 
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm?
ðGV kết luận : 
 + Không được để đèn dầu, các vật gây cháy trong màn hay để gần đồ bắt lửa.
 + Tránh xa các vật dể gây bỏng, gây cháy 
 +Sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ mó ổ cắm, phích điện .
 + Phải lưu ý không cho em bé lại gần vật nguy hiểm 
3.Củng cố- dặn dò :
* Tập xử lý tình huống 
- Đi học về thấy nhà hàng xóm bốc khói, lúc đó cửa khoá, Lúc đó em sẽ làm gì?
- Em đang ngồi học, em của em gọt cam đứt tay , em sẽ làm gì lúc đó?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài hôm sau: Lớp học
Hoạt động của học sinh
- Học bài, làm bài, quét nhà .
 - DÊå chịu, mát mẻ.
- HS nhận xét, bổ sung
- Các bạn đang bổ, sắc trái cây 
- Bưng chai ly bị vỡû, đưt tay 
- Chảy máu nếu thiếu cẩn thận .
- Cẩn thận với vật sắc nhọn khi dùng 
- Cháy, bỏng, điện giật. 
- Báo cho người lớn biết ngăn cản bé 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
HS theo dõi.
- Gọi báo cho mọi người biết 
- băng lại cho em bé 
HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 05 tháng 12 năm 2008
	Tiết 1, 2: Học vần
Ôn tập
I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS :
 	- Hiểu được cấu tạo các vần đã học trong tuần.
 	- Đọc viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh.
 - Đọc đúng các từ câu ứng dụng trong bài, đọc được các câu, từ chứa các vần vừa học.
 	- Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng tuyện kể Quạ và Công.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Sách Tiếng Việt 1 tập I
 	- Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng ng, nh (Trang 120 SGK)
 	- Tranh minh hoạ các từ câu ứng dụng, truyện kể Quạ và Công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 (Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc bài 58
- Đọc cho Hs viết bảng con:
 Đường làng, thông minh
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ôn tập
 - Cho HS quan sát 2 khung đầu bài cho biết đó là những vần gì ? 
- Hai vần có điểm gì khác nhau ?
- GV cho HS tìm nêu các vần có kết thúc bằng ng, nh
- GV ghi các vần HS tìm trên bảng lớp .
b.Hướng dẫn ôn tập :
* Các vần vừa học:
- Cho HS chỉ các vần vừa học có trong bảng ôn
- Gv đọc vần HS chỉ chữ ghi âm.
* Ghép âm thành vần:
- Cho lớp ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang sao cho thích hợp để tạo các vần tương ứng.
* Đọc từ ngữ ứng dụng: bình minh, nhà rông, nắng chang chang
- Cho HS đọc các từ ứng dụng
- Giải thích các từ ứng dụng:
+ Bình minh: là buổi sáng sớm lúc mặt trời mọc.
+ Nhà rông: nhà để tụ họp người dân trong làng.
+ Nắng chanh chang: nắng to, dày, và rất nóng.
* Tập viết từ ứng dụng:
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa.
 (Tiết 2)
3.Luyện tập:
- Cho HS luyện đọc bài ở tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng:
+ GV giới thiệu câu ứng dụng:
 Trên trời mây trắng như bông.
 Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
 Mấy cô má đỏ hây hây
 Đội bông như thể đội mây về làng.
- Cho HS luyện đọc câu, doạn , bài
* Kể chuyện : Quạ và Công
- GV cho HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV nêu nội dung tranh.
- GV cho hs tập kể chuyện theo tranh.
- Rút ra bài học : Vội vàng hấp tấp lại có tính tham lam nên chẳng bao giờ làm được việc gì cả. 
* Cho HS viết vào vở.
* Tổ chức trò chơi: Thi làm Quạ Công.
4.Củng cố– dặn dò: 
- Cho HS đọc lại bài
- tìm chữ mới có vần vừa ôn.
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài hôm sau: bài 60
Hoạt động của học sinh
-3 HS đọc lại bài
- HS 2 Dãy bàn cùng viết 2 từ GV vừa đọc.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- Vần : ang - anh
- Khác: vần ang kết thúc bằng ng vần anh kết thúc bằng nh.
- HS lần lượt tìm và nêu.
- HS lần lượt lên ghi các vần: am, ăm, âm, om, ôm, um, iêm, uôm, ươm, em, êm, im.
- HS tự chỉ các vần và đọc
- HS lần lượt đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép được: ăng, âng, ong, ông, ung, ưng, iêng, uông, ương, eng, inh.
- HS đọc : bình minh, nhà rông, nắng chang chang
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc lần lượt.
- HS thảo luận nhóm và nhận xét.
- HS luỵện đọc nhóm, cá nhân, tập thể.
- HS đọc tên câu chuyện: Quạ và Công
- HS theo dõi câu chuyện
- HS tập kể theo nhóm.
- HS kể nối tiếp câu chuyện theo tổ.
- HS viết vào vở tập viết
- HS lên thực hiện trò chơi.
- HS đọc lần lượt Cá nhân, nhóm.
- HS thi nhau tìm tiếng mới có vần vừa ôn.
Tiết 3 : Thủ công
Gấp các đoạn thẳng cách đều
I.MỤC TIÊU:
 	- HS biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều
 	- Gấp nhanh chính xác các mẫu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 * GV:
 	- Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn.
 	- Qui trình các nếp gấp (Hình phóng to)
 * Hs.
 	- Giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở của HS.
 	- Vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 Gấp các đoạn thẳng cách đều.
b.Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát các mẫu các đoạn thẳng cách đều.
- Qua hình mẫu GV điïnh hướng sự chú ý của HS vào các nếp gấp để rút ra nhận xét.
c.Hướng dẫn cách xếp :
- Gấp nếp thứ nhất.
- GV ghim tờ giấy màu lên bảng mặt sau sát vào mặt bảng. Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
- Gấp nếp thứ hai: GV ghim lại tờ giấy mặt màu phía ngoài để gấp nếp thứ hai. Cách gấp như nếp thứ nhất.
- Gấp nếp thứ ba: GV ghim tờ giấy mặt màu úp vào mặt bảng, gấp vào 1 ô như nếp ggáp thứ hai.
- Cứ như thế tiếp tục gấp các nếp gấp tiếp theo cho đến hết.
d.Thực hành :
- GV cho HS thực hành.
- Trong khi thực hành Gv đến từng bàn theo dõi và hướng đãn các em thực hiện cho đúng qui trìng gấp.
3.Củng co á– dặn dò:
- Cho HS nhắc lại qui trình gấp các nếp gấp cách đều.
- Nhận xét chung tiết dạy .
- Về nhà tập làm lại 
- Chuẩn bị bài hôm sau: Gấp cái quạt.
Hoạt động của học sinh
- HS tự kiểm tra lại dụng cụ của mình.
- Các nếp gấp các đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp lại.
- HS theo dõi cách gấp GV hướng dẫn.
- Thực hành trên giấy.
- HS nhắc lại qui trình gấp các nếp gấp cách đều.
-HS lắng nghe.
Tiết	:	sinh hoạt
I. NHẬN XÉT TÌNH HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA.
* Học tập
	- Hs đi học đều, đúng giờ vào lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Các em đã học thuộc bài ở nhà và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
*Nêu gương một số em chăm chỉ học tập tốt trong tuần
 	+ Cụ thể: Trà My,Trình,Tình,...
	- Còn tồn tại một số em học yếu chưa có ý thức tự học, ít chú ý nghe giảng bài , chưa thuộc bài và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
 + Cụ thể: Mân, Huy
*Trực nhật : 
- Các tổ thực hiện việc trực nhật tốt.
* Vệ sinh cá nhân:
	- Đa số các em đến lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đồng phục thứ hai đầu tuần
* Ý thức kỉ luật:
	- Đa số các em biết lễ phép và yêu quí bạn bè, trong lớp im lặng và giữ trật tự. Biết thực hiện nội qui lớp học
 II. HƯỚNG KHẮC PHỤC TUẦN ĐẾN 
	- Duy trì nề nếp học tập tốt, Cần rèn luyện chữ viết.
- Đồng phuc gọn gàng.
	- Rèn luyện yÙ thức chấp hành kỉ luật tốt.
*Rút kinh nghiệm bổ sung:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc