Giáo án giảng dạy Tuần thứ 15 - Khối 1

Giáo án giảng dạy Tuần thứ 15 - Khối 1

Học vần

 OM - AM

I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo vần om, am, tiếng xóm, làng.

 -Phân biệt được sự khác nhau giữa om và am để đọc và viết đúng các tiếng có chứa vần om, am.

 -Nhận ra om, am trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.

-Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.

-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói.

-Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Đọc sách kết hợp bảng con.

Viết bảng con.

GV nhận xét chung.

2.Bài mới:

GV giới thiệu tranh rút ra vần om, ghi bảng.

Gọi 1 HS phân tích vần om.

Lớp cài vần om.

GV nhận xét

So sánh vần on với om.

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần thứ 15 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT PPCT
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU CHỈNH
Hai
10/12
CHÀO CỜ
HỌC VẦN
HỌC VẦN
ĐẠO ĐỨC
MĨ THUẬT
15
119
120
15
15
Sinh hoạt dưới cờ
Om – am
Om – am
Đi học đều và đúng giờ (t2)
Vẽ cây, vẽ nhà. 
Ba
11/12
HỌC VẦN
HỌC VẦN
TOÁN
TN & XH
121
122
57
15
Ăm – âm
Ăm – âm
Luyện tập
Lớp học 
BT3 bỏ cột 2
Tư
12/12
TOÁN
HỌC VẦN
HỌC VẦN
THỦ CÔNG 
58
123
124
15
Phép cộng tong phạm vi 10
Ôm – ơm
Ôm – ơm
Gấp cái quạt (T1)
BT 1 bỏ cột 4 phần b
Năm
13/12
TOÁN 
HỌC VẦN
HỌC VẦN
ÂM NHẠC
SHNK
59
125
126
15
15
Luyện tập
Em – êm 
Em – êm
Ôn 2 bài hát: Đàn gà con, sắp đến tết rồi.
Đọc thơ: Chú Giải phóng quân
Sáu
14/12
THỂ DỤC
TOÁN
TẬP VIẾT 
TẬP VIẾT 
SINH HOẠT
15
60
13
14
15
TDRLTTCB – trò chơi vận động
Phép trừ trong phạm vi 10
Nhà trường, buôn làng, 
Đỏ thắm, mầm non, 
Sinh hoạt lớp
BT 1 bỏ cột 4 phần b
Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2007
 Học vần
 OM - AM
I.Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo vần om, am, tiếng xóm, làng.
	-Phân biệt được sự khác nhau giữa om và am để đọc và viết đúng các tiếng có chứa vần om, am.
	-Nhận ra om, am trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài. 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần om, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần om.
Lớp cài vần om.
GV nhận xét 
So sánh vần on với om.
HD đánh vần vần om.
Có om, muốn có tiếng xóm ta làm thế nào?
Cài tiếng xóm.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng xóm.
Gọi phân tích tiếng xóm. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng xóm. 
Dùng tranh giới thiệu từ “làng xóm”.
Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
Gọi đánh vần tiếng xóm, đọc trơn từ làng xóm.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần am (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
HD viết bảng con : om, làng xóm, am, rừng tràm.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Chòm râu, đom đóm,quả trám, trái cam.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Chòm râu, đom đóm,quả trám, trái cam.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó.
Đọc sơ đồ 2
Gọi đọc toàn bảng
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Mưa tháng bảy gãy cành trám.
Nắng tháng tám rám trái bòng.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói : Chủ đề: “Nói lời cảm ơn”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh và hỏi:
Trong trang vẽ những ai?
Họ đang làm gì?
Tại sao em bé lại cảm ơn chị?
Con đã nói lời cảm ơn bao giờ chưa?
Khi nào thì phải nói lời cảm ơn?
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết 
4.Củng cố: Gọi đọc bài.
Trò chơi: Thi nói lời cảm ơn.
Hai đội chơi, mỗi đội 2 người. Đóng vai tạo ra tình huống nói lời cảm ơn.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : bình minh; N2 : nhà rông.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau: bắt đầu bằng nguyên âm o.
Khác nhau: om kết thúc bằng m.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm x đứng trước vần om và thanh sắc trên đầu âm o.
Toàn lớp.
CN 1 em.
Xờ – om – xom – sắc – xóm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Tiếng xóm.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng m.
Khác nhau : am bắt đầu nguyên âm a.
3 em
1 em.
Nghỉ giữa tiết.
Toàn lớp viết
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
Chòm, đom đóm, trám, cam.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần om, am
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Hai chị em.
Chị cho em một quả bóng bay. Em cảm ơn chị.
Vì chị cho quả bóng bay.
Học sinh tự nêu.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 2 học sinh lên chơi trò chơi.
Bạn A cho B quyển vở. B nói “B xin cảm ơn bạn”.
Học sinh khác nhận xét.
 Đạo đức:
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 2)
I.Mục tiêu: -Học sinh lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: Hỏi bài trước: 
Hỏi học sinh về bài cũ.
Em hãy kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : 
Sắm vai tình huống trong bài tập 4:
GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong BT 4.
GV đọc cho học sinh nghe lời nói trong từng bức tranh.
Nhận xét đóng vai của các nhóm.
GV hỏi:Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
GV kết luận:Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Hoạt động 2:
Học sinh thảo luận nhóm (bài tập 5)
GV nêu yêu cầu thảo luận.
Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
GV kết luận:Trời mưa các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học.
Hoạt động 3:
Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp.
Đi học đều có lợi gì?
Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học cần làm gì?
Gọi học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài.
Trò ngoan đến lớp đúng giờ,
Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì.
Giáo viên kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học của mình.
3.Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Đi học đều đúng giờ, không la cà dọc đường, nghỉ học phải xin phép.
HS nêu tên bài học.
GV gọi 4 học sinh để kiểm tra bài.
Học sinh nêu.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
Các nhóm thảo luận và đóng vai trước lớp.
Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Cho học sinh thảo luận nhóm.
Học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét.
Học sinh nhắc lại.
Vài em trình bày.
Học sinh lắng nghe vài em đọc lại.
Học sinh nêu tên bài học.
Học sinh nêu nội dung bài học.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
MĨ THUẬT
VẼ CÂY
|.Mục tiêu
Giúp HS :
 -Nhận biết các loại cây và hình dáng của chúng .
 -Biết cách vẽ 1 vài loại cây quen thuộc.
 -Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích.
 ||.Đồ dùng dạy học
 Tranh , ảnh về các loại cây : tre , phượng , dừa
 Hình vẽ các loại cây
 Hình hướng dẫn cách vẽ
||.Các hoạt động dạy học
GV
HS
1Giới thiệu tranh , ảnh 1 số cây
 GV giới thiệu tranh , ảnh một số loại cây và gợi ý để HS nhận xét về hình dáng và màu sắc của chúng
 GV cho HS tìm một số cây khác với cây trong tranh ảnh
 GV tĩm tắt :Cĩ nhiều loại cây như cây phượng , dừa , bàng ,Cây gồm cĩ :Vịm , lá , thân , cành. Nhiều loại cây cĩ hoa quả
2 . Hướng dẫn HS cách vẽ cây (10 phút)
 GV cĩ thể giới thiệu cách vẽ cây theo các bước sau :
 -Vẽ thân , cành
 -Vẽ vịm lá (tán lá)
 -Vẽ thêm chi tiết
 -Vẽ màu theo ý thích
3 . Thực hành (17 phút)
 GV cho HS vẽ vào vở
 Lưu ý : HS khơng nên vẽ tán lá trịn hay thân cây thẳng khiến hình dáng của cây thiếu sinh động
GV giúp HS yếu kém để các em hồn thành bài vẽ
4 . Nhận xét đánh giá (4 phút)
 GV giới thiệu một số bài và hướng dẫn HS nhận xét về hình vẽ , cách sắp xếp , màu sắc
5 . Dặn dị (1 phút)
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương
 Về nhà quan sát cây nơi mình ở
HS quan sát và nhận xét về : tên cây , các bộ phận của cây ,
Một số HS tìm 
HS theo dõi
HS vẽ vào vở : Cĩ thể vẽ 1 hoặc nhiều cây thành hàng cây , vườn cây ăn quả theo sự quan sát, nhận biết ở thiên nhiên.
Vẽ xong vẽ màu theo ý thích
 HS nhận xét và chọn bài vẽ mà mình thích
Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2007
Học vần
ĂM - ÂM
I.Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo các vần ăm, âm, các tiếng: tằm, nấm.
	-Phân biệt được sự khác nhau giữa vần ăm và âm.
 	-Đọc và viết đúng các vần ăm, âm, các từ nuôi tằm, hái nấm.
-Nhận ra ăm, âm trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-Đọc được từ và câu ứng dụng. 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần ăm, ghi bảng.
 ... áng 12 năm 2007 
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI
 I/MỤC ĐÍCH:
 - Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCBõ đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác hơn giờ trước .
 - Tiếp tục làm quen với trò chơi “Chạy tiếp sức”.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
 II/ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
 - Sân trường, vệ sinh nơi tập, chuẩn bị còi, bóng, kẻ sân cho trò chơi. 
 III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
I/PHẦN MỞ ĐẦU:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
 + Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. 
 + Ôn trò chơi “Chạy tiếp sức”. 
 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu rồi cho đứng lại, quay mặt vào tâm. 
 * Trò chơi (do GV chọn).
II/CƠ BẢN:
 - Ôn phối hợp.
Nhịp 1 : Đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng .
Nhịp 2 : Về TTĐCB.
Nhịp 3 : Đưa chân phải ra sau, hai tay giơ cao chếch chữ V .
Nhịp 4 : Về TTĐCB.
 * Ôn phối hợp :
Nhịp 1 : Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 2 : Về TTĐCB.
Nhịp 3 : Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 4 : Về TTĐCB.
Yêu cầu : thực hiện ở mức độ chính xác hơn giờ trước .
 * Cho từng tổ thi đua với nhau 
 - Ôn trò chơi “Chạy tiếp sức”
Yêu cầu : tham gia chơi tương đối chủ động 
III/KẾT THÚC:
 - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 - Cúi lắc người, nhảy thả lỏng . 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà:
 + Ôn : Các động tác Thể dục RLTTCB.
7’
30 – 50 m
25’
5’
1 - 2 l
2Í 4 nhịp
5’
1 - 2 l
2Í 4 nhịp
7’
1 - 2 l
8’
2 – 3 l
3’
- 4 hàng ngang
ê
 x x x x x x x x x o
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x 
- Vòng tròn.
- Từ đội hình vòng tròn sau khởi động, GV dùng khẩu lệnh cho HS quay mặt vào tâm, giãn cách một sải tay ôn một số kĩ năng RLTTCB, cán sự lớp điều khiển (có làm mẫu), GV quan sát .
- Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- Gọi vài HS thực hiện tốt lên làm.
- Từng tổ lên thực hiện, tổ trưởng 
điều khiển . Các tổ còn lại quan sát và nhận xét .
- 4 hàng dọc .
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và một số sai lầm mà HS còn mắc phải ở lần chơi trước, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi mới cho chơi chính thức, có phân thắng bại.
œ œ œ œ ]O
š š š š ]O
œ œ œ œ ]O
š š š š ]O
 ê
 GV
- 4 hàng ngang
- GV hoặc lớp trưởng hô .
- Gọi một vài em lên thực hiện lại các nội dung.
- Nêu ưu, khuyết điểm của HS.
- Về nhà tự ôn.
TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 
I . Mục tiêu:
Kiến thức : hình thành bảng trừ trong phạm vi 10
Kĩ năng : làm đúng các dạng toán 
Thái độ: giáo dục HS tính chính xác , khoa học 
II . Chuẩn bị :
GV: mẫu vật có số lượng là 10 , tranh minh hoạ
HS : vở BTT
III . Các hoạt động :
	1 . Khởi động :(1’) Hát
	2 . Bài cũ : (5’)
Sửa bài 2: điền số vào chỗ chấm :
 5 + = 10 6 - = 4
 8 -  = 1 9 -  = 8 
 0 + = 10 4 + = 7
GV nhận xét 
 Yêu cầu HS đọc phép cộng trong phạm vi 10 
	3 . Bài mới:(1’)
Tiết này các em học phép trừ trong phạm vi 10- Ghi tựa 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐDH
Hoạt động 1 : thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 ( 10’)
PP: đàm thoại , trực quan 
GV gắn vật mẫu :
Có 10 bông hoa bớt 1 bông hoa còn lại mấy bông hoa ?
10 bớt 1 còn mấy ?
10 trừ 1 bằng mấy ?- ghi 10 – 1= 9
tương tự GV giới thiệu các phép trừ với các mẫu vật. Các em tự thành lập phép tính .
GV ghi : 10 – 2 = 8 10 – 6 = 4
 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 
 10 – 4 = 6 10 – 8 = 2 
 10 – 5 = 5 10 – 1 = 9
GV xóa bảng từ từ , khuyến khích hs học thuộc tại lớp 
Nghỉ giải lao 3’
Hoạt động 2 : thực hành (15’)
PP: luyện tập , thực hành 
Bài 1: em hãy nêu yêu cầu .
 Yêu cầu hs đọc phép trừ trong phạm vi 10
 Nhắc lại cách đặt tính dọc.
 Cả lớp làm bài vào vở 
Bài 2 : em hãy nêu yêu cầu ?
- Muốn tìm số chưa biết, em lấy 10 trừ đi số đã biết
Bài 3: em hãy nêu yêu cầu ?
Muốn thực hiện bài này em thực hiện như thế nào?
Cả lớp làm bài vào vở 
Bài 4. Yêu cầu HS đặt đề tóan, phép tính.
Nhận xét.
Hoạt động 3 : củng cố(5’)
Có 10 bông hoa bớt 1 bông hoa còn lại 9 bông hoa
10 bớt 1 còn 9. 10 – 1 = 9
hs nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
HS đọc thuộc tại lớp 
Tính 
Viết kết quả thẳng cột
Hs làm bài vào vở 
5 hs lên bảng sửa .
HS làm bài, sửa bài theo hình thức” đúng – sai”
điền dấu : , =
thực hiện phép tính sau đó so sánh kết quả 
* sửa bài băng chuyền
hs thi đua 
4-5hs đặt đề tóan
Phép tính : 10 – 2 = 8
	5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
Ôn tập lại bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Chuẩn bị : Luyện tập 
Nhận xét tiết học .
 Tập viết
 NHÀ TRƯỜNG – BUÔN LÀNG – HIỀN LÀNH
ĐÌNH LÀNG – BỆNH VIỆN – ĐOM ĐÓM
I.Mục tiêu :
 -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 13, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
4 HS lên bảng viết:
con ong, cây thông, vầng trăng, củ gừng, củ riềng.
Chấm bài tổ 3.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, l, b. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
 Tập viết
 ĐỎ THẮM – MẦM NON – CHÔM CHÔM 
TRẺ EM – GHẾ ĐỆM – MŨM MĨM
I.Mục tiêu :
 -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 14, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 6 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
4 học sinh lên bảng viết:
Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
Chấm bài tổ 4.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2; Tổ 3; Tổ 4.
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: 
Về học tập:
Về vệ sinh:
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời.
______________________________________________
KÝ DUYỆT 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15_07-08.doc