Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 25 đến tuần 35

Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 25 đến tuần 35

RÙA VÀ THỎ

I.Mục tiêu:

- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.

- HS khá, giỏi kể được 2, 3 đoạn của câu chuyện.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

-Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 25 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:25
RÙA VÀ THỎ
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.
- HS khá, giỏi kể được 2, 3 đoạn của câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC:
- Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, do yêu cầu cao hơn nên các em cần chú ý hơn để học tốt môn học này.
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
* Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Thỏ nói gì với Rùa?
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
* Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Rùa, Thỏ và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Rùa, thành Thỏ, người dẫn chuyện quàng khăn giống một bà cụ.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.
-Rùa tập chạy, Thỏ vẽ mĩa mai coi thường nhìn theo Rùa.
- Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa?
- Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy.
- Học sinh hoá trang theo vai và thi kể theo nhóm 3 em.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 2 học sinh đóng vai Rùa, Thỏ để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kêu ngạo, coi thường bạn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (3 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Tuyên dương các bạn kể tốt.
Tuần:26
CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ
I.Mục tiêu:
-Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó,kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của cô bé, của Sói và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lấy lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dể bị kẻ xấu làm hại
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Một khăn quàng màu đỏ, một mặt nạ Sói cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.
III.Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC : 
Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 54 bài kể chuyện Rùa và Thỏ, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
*Hôm nay, các em sẽ được biết một câu chuyện có tên là: Cô bé trùm khăn đỏ. Bây giờ các em nghe cô kể chuyện này nhé.
*Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Lời Khăn Đỏ nói với Sói ngây thơ, hồn nhiên. Lời Sói lúc ngọt ngào khi dỗ Khăn Đỏ vào rừng chơi, lúc ôm đồm, lúc hăm doạ, khi giả giọng bà lão trả lời cháu.
*Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Giáo viên nhắc nhở học sinh khi kể đoạn 1 nên thêm câu mở đầu giới thiệu Khăn Đỏ (là cô bé đi đâu cũng trùm chiếc khăn màu đỏ nên được mọi người gọi là Khăn Đỏ).
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
*Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Khăn Đỏ, Sói và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Sói, thành Khăn Đỏ.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
*Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện khuyên các em phải biết nghe lời cha mẹ. Đi đâu không được la cà dọc đường.
Câu chuyện khuyên các em đi đâu phải đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường.
La cà dọc đường dễ nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng.
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.
Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà dọc đường.
Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì?
3 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1.
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 2 học sinh đóng vai Khăn Đỏ và Sói để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh liên hệ thực tế, tuyên dương các em thực hiện tốt lời dặn của cha mẹ.
1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (3 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
Tuần :27
TRÍ KHÔN
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC:
- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Con người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ.
 Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể:
- Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn.
- Lời Hổ: Tò mò, háo hức.
- Lời Trâu: An phận, thật thà.
- Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan.
- Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp.
Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
 Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân.
- Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
3.Củng cố dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người t ... ặc sai)
VD: Kể theo bức tranh 1: Dê mẹ lên đường đi kiếm cỏ
- Dê mẹ ra khỏi nhà, quay lại nhắc các con đóng cửa chặt nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Khi nào mẹ trở về, hát bài:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
- Các con mới được mở cửa. Dê con làm đúng lời mẹ dặn. Mẹ con vui vẻ gặp nhau. Dê con bú mẹ no nê. Dê mẹ lại đi kiếm cỏ
- Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
- Các em biết vì sao sói lại tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?
4.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe
Lớp hát
Sói và sóc
1 HS lên kể
1 HS nêu ý nghĩa truyện
- HS lắng nghe
- HS quan sát và lắng nghe
- 2 HS thi kể
- 2 HS làm giám khảo và sẽ cho điểm công khai
- 2HS kể toàn truyện
- 4 HS đóng vai; dê mẹ, dê con, sói, người dẫn truyện
- Vì dê con biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu sói. Sói bị thất bại nên tiu nghiûu bỏ đi. Truyện khuyên ta biết vâng lời người lớn
Tuần :32
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I.Mục tiêu:
- Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được ý nghĩa chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.
+ HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
-Dụng cụ hoá trang: vòng đội dầu có lông chim của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC :
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
- Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
*Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng - Cháu tiên nhằm giải thích của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô kể này nhé.
*Kể chuyện: Giáo viên kể 2, lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện.
* Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
*Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? (Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.)
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.
- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe câu chuyện.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Lần 1: các em thuộc các nhóm đóng vai và kể lại 1 đoạn câu chuyện
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
-Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-Tuyên dương các bạn kể tốt.
Tuần :33
CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I.Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của truyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ phải sống cô độc.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
GDBVMT (gián tiếp): Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình (nội dung chuyện)
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC:
Giáo viên yêu cầu học sinh học xem tranh, trả lời câu hỏi dưới tranh.
- GV cho HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Cô chủ không biết quý tình bạn
 Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Ž Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
 Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai. Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- GV nhắc nhở: Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau: Hai tiếng kì lạ.
- HS thực hiện.
- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
HS quan sát.
HS trả lời.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 à 5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
+ Ai không biết quý tình bạn, người đó sẽ bị cô độc.
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Tuyên dương các bạn kể tốt.
Tuần:34
HAI TIẾNG KÌ LẠ
I.Mục tiêu
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Biết được ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa, mặt nạ sói và sóc
III. Các hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC :
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
* Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sao câu giận cả nhà ? việc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.
* Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
- Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
* Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ea yêu mến và giúp đỡ cậu
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- 4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
- Pao-lích đang buồn bực.
Câu hỏi dưới tranh: Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên?
- Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 học sinh)
- Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Tiếp tục kể các tranh còn lại.
- Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện).
- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Hai tiếng vui lòng cùng lời nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến em bé Pao- lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Tuyên dương các bạn kể tốt.
Tuần:35

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(207).doc