Giáo án Khoa học 5 học kì I

Giáo án Khoa học 5 học kì I

KHOA HỌC

SỰ SINH SẢN

I-MỤC TIÊU:

-Nhận ra mỗi trẻ em đều có bố, mẹ sinh ra và có những đặt điểm giống với bố mẹ của mình.

-Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bộ phiếu dùng cho trò chơi.

-Hình vẽ trong SGK.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 56 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 5 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN
I-MỤC TIÊU:
-Nhận ra mỗi trẻ em đều có bố, mẹ sinh ra và có những đặt điểm giống với bố mẹ của mình. 
-Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bộ phiếu dùng cho trò chơi.
-Hình vẽ trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?”
-Mục tiêu: học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều có bố, mẹ sinh ra và có những đặt điểm giống với bố mẹ của mình.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV phổ biến cách chơi.
Bước 2:Tổ chức chơi.
Bước 3: Tuyên dương cặp thắng. Nêu câu hỏi để đưa đến kết luận
-Kết luận: Mọi trẻ em đều cố bố mẹv sinh ra và có những đặt điểm giống với bố mẹ của mình.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn.
Bước 2: Nói về gia đình mình.
Bước 3: Nêu câu hỏi để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản.
-Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
-Mỗi học sinh nhận một phiếu( đã cho vẽ trước), nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó và ngược lại.
Ai tìm được đúng hình trước sẽ thắng.
-Làm việc theo cặp.
Vài học sinh nhắc lại.
Quan sát hình 1, 2, 3 (tr 4, 5), đọc lời thoại.
Liên hệ gia đình mình.
Làm việc theo cặp.
Trình bày ý kiến.
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
NAM HAY NỮ
I-MỤC TIÊU:
-Phận biệt các đặt điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
-Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
-Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGK
-Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Thảo luận
-Mục tiêu: học sinh xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3(tr 6)
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận.
-Kết luận: Ngoài những đặt điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sịnh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
Đến một tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
-Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
-Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”
-Mục tiêu: học sinh phân biệt các đặt điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV Tổ chức hướng dẫn.
Bước 2:Tổ chức chơi.
Bước 3: Tuyên dương cặp thắng. 
Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
-Mục tiêu: Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ, sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Trả lời 2 câu hỏi 
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận
-Kết luận: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi nay bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình
Thảo luận nhóm 2.
Cả lớp.
2 học sinh nhắc lại.
Thảo luận nhóm 4.
Nhận phiếu, thi xếp vào bảng:
Nam
 Nam và nữ
 nữ
Có râu
.
dịu dàng
Mang thai
.
đính phiếu lên bảng. giải thích vì sao xếp như vậy.Nhóm nào xếp đúng và nhanh trước là thắng.
Thảo luận nhóm 2.
Cả lớp.đai diện nhóm trình bày .Bạn nhận xét.
Vài học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:
.
.Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA 
ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I-MỤC TIÊU:
-Nhận biết: cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ với tinh trùng của bố.
-Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Giảng giải
-Mục tiêu: học sinh nhận biết được một số gtừ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 2: GV giảng:
-cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ với tinh trùng của bố. quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
-Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
-Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ đươc sinh ra.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
-Mục tiêu: Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát hình 1a, 1b, 1c, đọc chú giải.làm bài theo yêu cầu.
Bước 2: Quan sát hình 2, 3, 4, 5 làm bài theo yêu cầu.
Làm việc cá nhân.
3 học sinh lặp lại.
Làm việc nhóm 2.
Đại điện nhóm trình bày. 
Bạn nhận xét.
Làm việc nhóm 2.
Đại điện nhóm trình bày. 
Bạn nhận xét.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
CẦN LÀM GÌ ĐỂ 
CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHOẺ
I-MỤC TIÊU:
-Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
-Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viện khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
-Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
-Mục tiêu: học sinh nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát hình 1, 2, 3, 4 để trả lời câu hỏi.làm bài theo yêu cầu.
Bước 2: 
-Kết luận: Phụ nữ có thai cần:
+ăn uống đủ chất, lượng.
+Không dùng các chật kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma tuý
+ Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
+Tránh lao đọng nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+Đi khám định kì 3 tháng 1 lần.
+Tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
-Mục tiêu: học sinh xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viện khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát hình 5, 6, 7 và nêu nội dung từng hình.
Bước 2: Trả lời câu hỏi.
-Kết luận: Chuẩn bị cho em bé chào đời là trach nhiệm của mọi người trong gia đình, đặt biệt là người bố. Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trươcs khi có thai và trong thời kì mang thai giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
Làm việc nhóm 2.
Đại điện nhóm trình bày. 
Bạn nhận xét.
Vài học sinh nhắc lại.
Cá nhân.
Cá nhân.
2 học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
TỪ LÚC MỚI SINH 
ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I-MỤC TIÊU:
-Nêu một số đặt điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
-Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thông tin và hình trong SGK
-học sinh sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
-Mục tiêu: học sinh nêu được tuổ và đặt điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
*Cách tiến hành:
GV yêu cầu một số học sinh đem ảnh hồi nhỏ hay của trẻ em khác lên giới thiệu:
(Mấy tuổi, đã biết làm gì.)
Hoạt động 2: Trò chơi “ai nhánh ai đúng?”
-Mục tiêu: học sinh nêu được một số đặt điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV Tổ chức hướng dẫn.
Bước 2:Tổ chức chơi.
Bước 3: Tuyên dương cặp thắng
 Hoạt động 3: Thực hành
-Mục tiêu: học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
*Cách tiến hành:
Bước 1:Đọc thông tin trang 15 và trả lời câu hỏi.
Bước 2:Trình bày kết quả.
-Kêt luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặt biệt đối với cuọc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là:
+Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
Thực hiện cá nhân.
Làm việc nhóm 2.
Nhóm nào xong thì lắc chuông báo hiệu.
Làm việc cá nhân.
Vài học sinh trả lời.
Vài học sinh lập lại.
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 
ĐẾN TUỔI GIÀ
I-MỤC TIÊU:
-Nêu một số đặt điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưổng thành, tuổi già.
-Xác định bản thân học sinh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thông tin và hình trong SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghè khác nhau.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
-Mục tiêu: học sinh nêu được một số đặt điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưổng thành, tuổi già.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2:
Bước 3: 
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?”
-Mục tiêu: Củng cố cho học sinh những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưổng thành, tuổi già đã học ở phần trên. Học sinh xác định được bản thân học sinh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.Chia lớp thành 4 nhóm. Phát mỗi nhóm 3,4 hình.
Bước 2:
Bước 3: 
-Kết luận: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đâu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì.
+Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung đựơc sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người vào lứa tuổi của mình.
Đọc thông tin trang 16, 17 nêu đặc điểm nổi bậc của từng giai đoạn lứa tuổi.
Thảo luận nhóm 4.Ghi vào bảng.
Treo bảng , trình bày, nhóm khác bổ sung.
Xác định người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào và nêu đặc điểm.
Thảo luận nhóm 4. ... măng ở nước ta.
*Cách tiến hành:
- Phát câu hỏi thảo luận.
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
-Mục tiêu: Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận: Xi măn được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện,
-Làm việc nhóm 4: 
Nhận câu hỏi và thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
Làm việc nhóm 6: 
Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi trang 59.
-Một số học sinh trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
THUỶ TINH
I-MỤC TIÊU:
-Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
-Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
-Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình và thông tin trong SGK
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
-Mục tiêu: học sinh phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ,ly, côc, kính đeo mắt, kính xây dựng
Hoạt động 2: Thức hành xử lí thông tin.
-Mục tiêu: Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
Nêu được tính chất và công dụng của tuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thuỷ tinh chất lượng cao (rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền;khó vỡ) được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
-Làm việc nhóm 2: 
Quan sát hình trang 60 và trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc nhóm 4: 
Thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
CAO SU
I-MỤC TIÊU:
-Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
-Kể tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
-Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGK.
-Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mở bài: Sử dụng phương pháp hỏi-đáp để mở bài.
Hoạt động 1: Thực hành
-Mục tiêu: học sinh làm thực hành để tìm ra tính chất đặt trưng của cao su.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận: cau su có tính đàn hồi.
Hoạt động 2: Thảo luận
-Mục tiêu: Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận:
-Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ)
-Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cau su sẽ bị giòn, cứng,)
-Làm việc nhóm 2: 
Làm theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc cá nhân: 
Đọc nội dung Bạn cần biết trang 63 SGK, trả lời các câu hỏi.
-Một số học sinh trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
Vài học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
CHÂT DẺO
I-MỤC TIÊU:
Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGK.
-Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa,)
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát
-Mục tiêu: Giúp học sinh nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế
-Mục tiêu: học sinh nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: -Kết luận: 
Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiện, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
Chất dẻo có tính chất cách điện, cáh nhiệt, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế,dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh. Nhìn chung, chúng rất bền và không đòi hỏi cách bảo quản đặt biệt.
Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo coá thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, vải và kim loại vì chúng bền , nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
-Làm việc nhóm 2: 
Quan sát một số đồ dùng bằng nhựa đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 64 SGK, để tìm hiểu về tính chất của nó.
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc cá nhân: 
Đọc nội dung thông tin trang 65 SGK, trả lời các câu hỏi.
-Một số học sinh trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
2 học sinh nhắc lại
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
TƠ SỢI
I-MỤC TIÊU:
-Kể tên một số lọai tơ sợi.
-Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiện và tơ sợi nhân tạo.
-Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hành và tông tin trong SGK.
-Một số loại tơ sợi nhân tạo và tơ sợi tự nhiên hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm.
-Phiếu học tập.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
-Mục tiêu: học sinh kể được tên một số lọai tơ sợi
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
Hoạt động 2: Thực hành
-Mục tiêu: học sinh làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiện và tơ sợi nhân tạo
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận:
-Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tro.
-Tơ sợi nhận tạo: Khi cháy thì vón cục lại.
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
-Mục tiêu: học sinh nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV phát phiếu bài tập.
Bước 2: 
-Làm việc nhóm 2: 
Quan sát trả lời các câu hỏi trang 66 SGK, để kể tên một số loại tơ sợi.
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc nhóm 2: 
Thực hành theo chỉ dẫn trang 67 SGK, ghi lại kết quả..
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc cá nhân: 
Đọc nội dung thông tin trang 67 SGK, làm bài vào phiếu.
-Một số học sinh chữa bài.. Bạn nhận xét, bổ sung. 
Rút kinh nghiệm:
.
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 
HỌC KÌ I
I-MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức về:
-Đặc điểm giới tính.
-Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhận.
-Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hìng trong SGK.
-Phiếu học tập.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
-Mục tiêu: củng cố về đặt điểm giới tính và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV phát phiếu bài tập.
Bước 2: 
Hoạt động 2: Thực hành
-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV tổ chức và hướng dẫn.
Bước 2: 
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ”
-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”
-Làm việc cá nhân: 
Đọc nội dung thông tin trang 68 SGK, làm bài vào phiếu.
-Một số học sinh chữa bài.. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc nhóm 6: Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu đã học. Thực hành theo chỉ dẫn trang 69 SGK, ghi lại kết quả..
-Đại diện nhóm trình bày. Bạn nhận xét, bổ sung. 
-Làm việc nhóm 4: ( Tổ chưc chơi theo hướng dẫn SGV)
Rút kinh nghiệm:
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I-MỤC TIÊU:
-Phân biệt 3 thể của chất.
-Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”
-Mục tiêu: học sinh biết phận biêtk 3 thể của chất.
*Cách tiến hành:(chuẩn bị theo SGV)
Bước 1:GV tổ chức và hướng dẫn.
Bước 2: 
Bước 3: Cùng kiểm tra.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai
đúng?”
-Mục tiêu: học sinh nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
phổ biến cách chơi và luật chơi.
đọc câu hỏi.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
-Mục tiêu: học sinh nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV tổ chức và hướng dẫn.
Bước 2: 
-Kết luận: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biển đổi lí học.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
-Mục tiêu: Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lóng, thể khí. Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
*Cách tiến hành:
Bước 1:GV tổ chức và hướng dẫn. phát mỗi nhóm một số phiếu trắng.
Bước 2: 
Bước 3: Cùng kiểm tra.
-Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội 6 học sinh. 
-2 đội đứng xếp hàng trước bảng( chơi theo hướng dẫn SGV)
Tiến hành chơi
-Làm việc nhóm 4: Thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng, xong lắc chuông. Nhóm nào lắc chuông trươc và đúng là thắng cuộc.
-Quan sát các hình trang 73 SGK, nói về sự chuyển thể của nước.
- Tìm thêm các ví dụ khác. đọc ví dụ mục Bạn cần biết.
-Làm việc nhóm 6: 
+Viết nhiều tên các chất ở 3 thể hoặc nhiều tên có thể chuyển từ thể này sang thể khác
+Nhóm nào nhiều hơn và đúng là thắng cuộc.
BGH duyệt
KT duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC L5.doc