Giáo án Lớp 1 - Buổi 2 - Tuần 5 & 6 - Trường Tiểu học Ninh Tiến

Giáo án Lớp 1 - Buổi 2 - Tuần 5 & 6 - Trường Tiểu học Ninh Tiến

Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC, VIẾT: u, ư

I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có u, ư

 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.

II. Các hoạt động:

 1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.

 2. Giảng bài:

 GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:

* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:

u, ư, nụ, thư, tú, mụ, lư, hư, dư, nu, nư, đu đủ, cử tạ, hổ dữ, cá thu,.

 ( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)

* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 9 - VBTBT )

 

doc 14 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi 2 - Tuần 5 & 6 - Trường Tiểu học Ninh Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tiếng việt
Luyện đọc, viết: u, ư
I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có u, ư
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
u, ư, nụ, thư, tú, mụ, lư, hư, dư, nu, nư, đu đủ, cử tạ, hổ dữ, cá thu,...
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 9 - VBTBT )
	a) hổ	 	b) bí
	cò dữ củ từ
 thỏ me
	- GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) u, ư
	b) cử tạ, hổ dữ, cá thu 
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
Sinh hoạt tập thể
Truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu: - Cho HS tiếp tục sinh hoạt theo chủ đề "Truyền thống nhà trường" với nội dung: tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
	- Giáo dục HS lòng tự hào về trường, lớp; thêm yêu trường, lớp, quyết tâm học tập.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
	- GV giới thiệu một vài truyền thống tốt đẹp của nhà trường;
	+ Ngày thành lập trường.
	+ Các tên đã thay đổi.
	+ Các thầy cô đã làm hiệu trưởng, hiệu phó.
	+ Truyền thống đạo đức, nề nếp của HS trong nhà trường cũng như thành tích về học tập và rèn luyện của các em học sinh đã học tập tại trường.
	- HS kể lại những điều em vừa được biết về trường, các HS khác nghe, nhận
 xét và bổ sung.
	- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Luyện tập đội hình đội ngũ, trò chơi vận động
I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đúng nghỉ. Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác, nhanh.
	- Ôn quay phải, quay trái. Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay theo khẩu lệnh.
 - Ôn trò chơi " Diệt các con vật có hại". 
II. Các hoạt động:
	1. Mở đầu:
	- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc, chuyển sang hàng ngang, GV phổ biến nội dung giờ học.
	- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to 1- 2, 1- 2, 1- 2,...
	2. Cơ bản:
	- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 10 - 12 phút:
	+ Lần 1+ 2: GV điều khiển có kết hợp nhận xét, sửa sai.
	+ Lần 3: Cán sự điều khiển.
	+ Ôn tư thế đúng nghiêm, nghỉ: 2 - 3 lần.
	+ Ôn quay phải, quay trái: 2 - 3 lần.
	+ Tập phối hợp: 2 lần.
	- Ôn trò chơi " Diệt các con vật có hại" : 6 - 8 phút
	? Những con vật nào có hại cần tiêu diệt?
	+ GV nêu lại cách chơi, cho HS chơi thử, chơi chính thức ( có thể phạt những em diệt nhầm).
	3. Kết thúc:
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to 1 - 2, 1 - 2, 1 - 2,...
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét chung giờ học, giao bài tập về nhà.
Toán
Luyện tập về các số 6, 7
I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cấu tạo, thứ tự các số 6, 7 trong dãy số đã học; so sánh các số từ 1 đến 7.
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết số và trình bày cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung tiết học - ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau;
* Bài 1 ( Bài 2/ 18 và bài 2/ 19 - VBT)
	- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS làm bài cá nhân, GV quan sát, hướng dẫn HS cách làm: cần quan sát kỹ tranh, đếm số lượng rồi so sánh.
	- Gọi HS đọc lại bài làm rồi nêu cấu tạo số 6, 7.
* Bài 2 ( Bài 3/ 19 - VBT)
	- HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS làm bài cá nhân, GV chấm bài của học sinh . Gọi 1 em đọc lại bài làm.
* Bài 3 ( Bài 2/ 15 - VBTBT)
	- GV nêu cầu của bài tập, hướng dẫn cách làm.
	- HS làm bài cá nhân, GV chấm bài.
	- Gọi HS đọc bài làm.
	? Số nào đứng trước ( sau số 6)?
	? Số nào ở giữa số 4 và 7 ?
* Bài 4 : Cho các số 3, 7, 5, 4, 2
	a) Trong các số trên số nào lớn nhất?
	b) Trong các số trên số nào bé nhất?
	c) Xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn?
	- GV nêu yêu cầu của bài, yêu cầu HS trả lời miệng ý a, b.
	- 1 HS lên bảng làm ý c, lớp làm vào vở.
	- Hướng dẫn HS chữa bài, cần lưu ý HS để xếp đúng cần học thuộc thứ tự các số từ 1 đến 7.
	3. Củng cố: - GV nêu lại nội dung luyện tập.
	 - Dặn HS về nhà đếm thuộc các số từ 1 đến 7 , từ 7 đến 1; thuộc cấu tạo các số 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Tiếng việt
Luyện đọc, viết: x, ch
I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có x, ch
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
x, ch, thợ xẻ, chó xù, lá chè, thợ nề, thơ ca, chợ xa, chờ bà, che lá, che chở, xẻ gỗ,...
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 10 - VBTBT)
	a)	 ô tô	 b) cá
	xe thồ chở bí
 nở hè
	- GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) x, ch
	b) lá chè, che chở
	c) xe ô tô chở cá về thị xã.
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần, câu văn 1 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
Âm nhac
Luyện tập hai bài hát: 
quê hương tươi đẹp, mời bạn vui múa ca
I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời và giai điệu hai bài hát: " Quê hương tươi đẹp",
" Mời bạn vui múa ca".
	- Biết vận động phụ hoạ và gõ đệm bài hát khi biểu diễn.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung tiết học.
	- Luyện tập bài hát "Quê hương tươi đẹp ".
	+1 HS hát toàn bài, GV sửa chữa những chỗ HS hát chưa đúng.
	+ HS luyện tập bài hát theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
	+ Gõ đệm bài hát theo phách và nhịp ( GV làm mẫu, HS làm theo).
	+ Vận động phụ hoạ: vừa hát vừa nhún chân .
	+ Biểu diễn bài hát trước lớp: cá nhân, nhóm.
	+ GV cùng cả lớp chọn tiết mục hát hay nhất, tuyên dương.
	- Luyện tập bài hát " Mời bạn vui múa ca" ( tương tự)
	- GV nhận xét chung giờ học, dặn về nhà luyện tập bài hát.
Tiếng việt
Luyện đọc, viết: s, r, k, kh
I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có s, r, k, kh
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
s, r, k, kh, su su, sư tử, rổ rá, lá khô, kì cọ, kẻ vở, khe đá, ra đi, rổ khế, khệ nệ,...
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 11 - VBTBT)
	a)	 sả	 b) cá
	lá mạ rổ thị
 chè mơ
c)	 kho	 d) cũ
	cá khô kẻ chì
 khe vở
 - GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) s, r, k, kh
	b) rổ khế, sư tử, kẻ vở
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
An toàn giao thông
bài 2: tìm hiểu đường phố
( Giáo án soạn riêng)
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toán 
Luyện tập về các số 8, 9, 0
I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về đọc, viết số 8, 9, 0; cấu tạo số 8, 9; đếm và so sánh các số trong phạm vi 9; vị trí của số 8, 9 trong dãy số từ 0 đến 9.
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết số, trình bày cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung tiết học - ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau;
* Bài 1 ( Bài 5/ 16 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu, tự làm, 1 HS lên bảng.
	- Gọi HS đọc lại bài làm. Củng cố cho HS về cấu tạo của số 8, 9.
* Bài 2 ( Bài 6/ 16 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu, tự làm, 1 HS lên bảng.
	- GV củng cố cho HS về so sánh các số từ 1 đến 9. Đặc biệt lưu ý cột 3 b so sánh nhiều số với nhau bước đầu hướng dẫn các em xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
	- GV chữa bài, rèn cho HS thuộc thứ tự các số từ 0 đến 9.
* Bài 3 ( Bài 9/ 17 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu, tự làm bài vào vở.
	- GV chữa bài, rèn cho HS thuộc thứ tự các số từ 0 đến 9.
* Bài 4 ( Bài 7/ 116 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu của bài.
	- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
	- Hướng dẫn HS chữa bài. GV kết luận.
	3. Củng cố: - GV nêu lại nội dung luyện tập.
	 - Dặn HS về nhà đếm thuộc các số từ 0 đến 9 , từ 9 đến 0; thuộc cấu tạo các số 8, 9.
Mĩ thuật
Luyện tập: vẽ nét cong
I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết nét cong, HS biết cách vẽ nét cong.
	- Từ các nét cong có thể sử dụng vẽ một số vật, cảnh vật trong thiên nhiên sau đó tô màu theo ý thích.
	 - Rèn cho HS óc quan sát, sáng tạo, yêu thích môn học.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung tiết học.
	- GV giới thiệu nét cong
	? Nêu những vật, đồ vật được vẽ từ nét cong?
	+ GV cho HS xem một số vật, đồ vật được vẽ từ nét cong.
	- Hướng dẫn lại cách vẽ nét cong:
	? Vẽ nét cong như thế nào? ( HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh).
	- HS thực hành vẽ bức tranh tuỳ ý có sử dụng nét cong. GV theo dõi, giúp đỡ thêm. Có thể cho các em tô màu theo ý thích.
	- GV cho cả lớp xem một số bài vẽ đã hoàn thành, bình chọn bài vẽ đẹp.	
	- GV nhận xét chung giờ học, dặn chuẩn bị giờ sau.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Sinh hoạt lớp ( tiết 5)
NHận xét tuần 
I. Mục tiêu: 
 	- HS thấy rõ những ưu, khuyết điểm đã mắc trong tuần từ đó có ‏‎biện pháp thực hiện tốt trong tuần sau.
 	- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, kỉ luật cao, luôn cố gắng thực hiện tốt nội qui trường, lớp.
II. Nội dung
 	1. Nhận xét tuần:
 	- GV nhận xét chung tình hình lớp trong tuần , chỉ rõ những ưu, khuyết điểm.
 	- GV phân tích để HS thấy rõ nguyê ... g:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
p, ph, nh, phố cổ, nhổ cỏ, phá cỗ, phở bò, đi phà, nhà lá, nhà xe, ...
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 9 - VBTBT )
	a) 	 	cổ	b) lá
	phố cũ nhà cổ 
 xá to
	- GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) p, ph, nh
	b) phố cổ, nhổ cỏ, phá cỗ
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
Sinh hoạt tập thể
Truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu: - Cho HS tiếp tục sinh hoạt theo chủ đề "Truyền thống nhà trường" với nội dung: tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
	- Giáo dục HS lòng tự hào về ngôi trường của mình, từ đó có ý thức học tập và tu dưỡng tốt để xây dựng trường, lớp.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
	- GV giới thiệu tiếp một vài truyền thống tốt đẹp khác của nhà trường;
	+ Truyền thống về học tập, thành tích thi VSCĐ, thi HSG.
	+Truyền thống về hoạt động Đội.
	+ Truyền thống về văn nghệ, thể dục thể thao.
	....
	- HS báo cáo trước lớp những thông tin mà mình đã tìm hiểu được về trường, lớp ( 4 - 5 em).
	- Dạy HS hát bài" Em yêu trường em" ( tiếp).
	- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Luyện tập đội hình đội ngũ, trò chơi vận động
I. Mục tiêu: - Ôn luyện một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh, trật tự và kỉ luật.
 - Ôn trò chơi " Qua đường lội". 
II. Các hoạt động:
	1. Mở đầu:
	- GV nhận lớp, GV phổ biến nội dung giờ học.
	- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to 1- 2, 1- 2, 1- 2,...
	2. Cơ bản:
	- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 - 3 lần:
	+ Lần 1+ 2: GV điều khiển có kết hợp nhận xét, sửa sai.
	+ Lần 3: Cán sự điều khiển.
	- Ôn trò chơi " Qua đường lội" : 8 - 10 phút
	+ GV nêu lại cách chơi, cho HS chơi thử, chơi chính thức ( có thể phạt những đội thua).
	3. Kết thúc:
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to 1 - 2, 1 - 2, 1 - 2,...
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét chung giờ học, giao bài tập về nhà.
Toán
Luyện tập về số 10
I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cấu tạo, thứ tự các số 10 trong dãy số đã học; so sánh các số từ 0 đến 10.
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết số và trình bày cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung tiết học - ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau;
* Bài 1 ( Bài 2/ 23 - VBT)
	- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS làm bài cá nhân.
	- Gọi HS đọc lại bài làm rồi nêu cấu tạo số 10.
* Bài 2 ( Bài 2/ 18 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS làm bài cá nhân, GV chấm bài của học sinh . Gọi 1 em đọc lại bài làm.
	- GV yêu cầu HS đọc thuộc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và ngược lại.
* Bài 3 ( Bài 3/ 19 - VBTBT)
	- GV nêu cầu của bài tập, hướng dẫn cách làm.
	- HS làm bài cá nhân, GV chấm bài.
	- Gọi HS đọc bài làm.
	- GV củng cố cho HS về so sánh 2 số đến 10.
* Bài 4 : ( Bài 7/ 19 - VBTBT)
	- HS đọc đề, làm bài cá nhân.
	- Yêu cầu HS liệt kê đầy đủ các số từu 0 đến 10. HS ghi nhớ: các số từ 0 đến 10 số lớn nhất là 10, số bé nhất là 0.
	3. Củng cố: - GV nêu lại nội dung luyện tập.
	 - Dặn HS về nhà đếm thuộc các số từ 0 đến 10 , từ 10 đến 0; thuộc cấu tạo các số 10.
Tiếng việt
Luyện đọc, viết: g, gh
I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có g, gh
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
g, gh, tủ gỗ, ghế nhỏ, gồ ghề, ghi nhớ, gỗ gụ, gà ri, ghè đá, ghê sợ, ....
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 10 - VBTBT)
	a)	 ri	 b) gỗ
	gà gô ghế gụ
 gỗ ri
	c) Nhà em có là gỗ gụ
	 Ghế nhà em	 gà gô
	- GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Điền g hay gh?
	 gà ...ô; ...ế ...ỗ, ....à ri, con ....ẹ 
	- GV cho HS tự điền rồi chữa bài 
* Bài 4: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) g, gh
	b) ghế nhỏ, gồ ghề
	c) nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần, câu văn 1 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
Âm nhac
Luyện tập bài hát: tìm bạn thân
( Nhạc và lời: Việt Anh)
I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời và giai điệu hai bài hát: " Tìm bạn thân".
	- Biết vỗ tay và gõ đệm theo phách.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung tiết học.
	- Luyện tập bài hát "Tìm bạn thân ".
	+1 HS hát lời 1 của bài, GV sửa chữa những chỗ HS hát chưa đúng.
	+ HS luyện tập bài hát theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
	+ Gõ đệm bài hát theo phách ( GV làm mẫu, HS làm theo).
	+ Biểu diễn bài hát trước lớp: cá nhân, nhóm.
	+ GV cùng cả lớp chọn tiết mục hát hay nhất, tuyên dương.
	- Cả lớp hát lời 1 bài hát " Tìm bạn thân" .
	- GV nhận xét chung giờ học, dặn về nhà luyện tập bài hát.
Tiếng việt
Luyện đọc, viết: q, qu, gi, ng, ngh
I. Mục tiêu: - HS đọc đúng một số tiếng có q, qu, gi, ng, ngh
	 - Rèn kỹ năng đọc, viết cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: Đọc các âm, tiếng sau:
q, qu, gi, ng, ngh, chả quế, giò chả, giỏ cá, giá đỗ, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghỉ hè, nghĩ kĩ,...
	( Cho HS đọc tiếp nối cá nhân, đọc theo bàn, đọc theo tổ, cả lớp, có kết hợp phân tích tiếng.)
* Bài 2: Nối chữ với chữ rồi đọc: ( Bài 2/ 11 - VBTBT)
	a)	quê	 già	 b) giã thị
	quạ đò quà giỏ 
 cụ nhà quả quê
 c) ngũ ngừ	 d) nghỉ ngủ
	 củ quả nghĩ hè
 cá nghệ ru kĩ
 - GV nêu yêu cầu của bài, cho HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	- Hướng dẫn HS chữa bài.
	- Gọi HS đọc bài đã chữa.
* Bài 3: Điền ng hay ngh?
	 ....ĩ kĩ, .....ủ, ....ô, .....e, ....à 
	- GV cho HS tự điền rồi chữa bài 
* Bài 4: Viết các chữ, tiếng sau:
	a) q, qu, k, kh
	b) nghĩ kĩ, quê nhà
	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi chữ 2 lần.
	- GV chấm một số bài, nhận xét.
	3. Củng cố: - GV hỏi HS nội dung luyện tập.
	 - Dặn dò về đọc bài trong SGK, vở bài tập.
An toàn giao thông
bài 3: đèn tín hiệu giao thông
( Giáo án soạn riêng)
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Toán 
Luyện tập chung chuẩn bị cho kiểm tra
I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cấu tạo, thứ tự của các số từ 0 đến 10; so sánh
 được các số từ 0 đến 10.
	 - Rèn kỹ làm bài cho HS.
II. Các hoạt động:
	1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung tiết học - ghi tên bài lên bảng.
	2. Giảng bài: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau;
* Bài 1 : Đếm xuôi và ngược từ 0 đến 10
	? Trong các số từ 0 đến 10 số nào lớn nhất, số nào bé nhất
	? Số nào vữa lớn hơn 4 vừa bé hơn 6?
* Bài 2 ( Bài 4/ 25 - VBT)
	- HS nêu yêu cầu, tự làm, 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
	- GV củng cố cho HS về so sánh các số từ 0 đến 10. 
* Bài 3 ( Bài 8/ 19 - VBTBT)
	- HS nêu yêu cầu, tự làm bài vào vở.
	- GV chữa bài, rèn cho HS thuộc thứ tự các số từ 0 đến 9.
* Bài 4 : An và Bình chia nhau 8 viên kẹo, An lấy số kẹo nhiều hơn Bình và số kẹo của An ít hơn 6 viên kẹo. Hỏi mỗi bạn lấy bao nhiêu viên kẹo?
	- GV đọc đề bài yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng kết quả.
	- GV hướng dẫn : trước tiên cần phân tích cấu tạo của số 8 sau đó dựa vào đề bài để tìm kết quả, chỉ có đáp số 5 và 3 là đúng.
	3. Củng cố: - GV nêu lại nội dung luyện tập.
	 - Dặn HS về nhà đếm thuộc các số từ 0 đến 10 , từ 10 đến 0; thuộc cấu tạo các số trong phạm vi 10.
Mĩ thuật
Luyện tập: vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc một số quả có dạng tròn.
	- Vẽ hoặc nặn được 1 quả dạng tròn mà em thích.
	 - Rèn cho HS óc quan sát, sáng tạo, yêu thích môn học.
II. Các hoạt động:
	- GV giới thiệu nội dung tiết học.
	- HS nêu lại đặc điểm của quả dạng tròn.
	? Kể tên 1 số quả dạng tròn?
	- HS nêu lại cách vẽ hoặc nặn quả dạng tròn.
	- GV nêu lại và hướng dẫn lại cách vẽ hoặc nặn.
	- HS thực hành vẽ hoặc nặn. GV theo dõi, giúp đỡ thêm. Có thể cho các em tô màu theo ý thích.
	- GV cho cả lớp xem một số bài vẽ đã hoàn thành, bình chọn bài vẽ đẹp.	
	- GV nhận xét chung giờ học, dặn chuẩn bị giờ sau.
Tự học
Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày
Sinh hoạt lớp ( tiết 6)
NHận xét tuần 
I. Mục tiêu: 
 	- HS thấy rõ những ưu, khuyết điểm đã mắc trong tuần từ đó có ‏‎biện pháp thực hiện tốt trong tuần sau.
 	- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, kỉ luật cao, luôn cố gắng thực hiện tốt nội qui trường, lớp.
II. Nội dung
 	1. Nhận xét tuần:
 	- GV nhận xét chung tình hình lớp trong tuần , chỉ rõ những ưu, khuyết điểm.
 	- GV phân tích để HS thấy rõ nguyên nhân của ưu, khuyết điểm.
 	- GV cùng cả lớp tìm biện pháp khắc phục khuyết điểm.
 	2. Phương hướng tuần sau:
 	- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập.
 	- Nâng cao chất lượng học tập ở trên lớp cũng như ở nhà.
	- Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, phấn đấu không có HS đi học muộn.
	- Rèn nếp VSCĐ.
 	- Tiếp tục học bài thể dục giữa giờ.
	- Hưởng ững cuộc phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày 15/ 10, 20/ 10 và 20/11.
 	 3. Sinh hoạt văn nghệ: HS hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề mái trường mến yêu. Có thể biểu diễn cá nhân hoặc nhóm
 	4. Dặn dò: Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm thực hiện tốt nề nếp lớp và phương hướng đã đề ra

Tài liệu đính kèm:

  • docGA1B2 T5-6.doc