Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn - Tuần 33

Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn - Tuần 33

ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

 (NÓI VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG)

A. YÊU CẦU:

Giúp học sinh hiểu:

- Trường chúng ta có những truyền thống gì.

- Các em phải làm gì để giữ gìn truyền thống đó.

- Giáo dục HS yêu quý trường lóp của mình.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số hình ảnh truyền thống của trường.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ

 

doc 25 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
 Ngày soạn: 30/ 5/ 2010
 Ngày giảng:Thứ hai: 03/ 5/ 2010
ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
 (NÓI VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG)
A. YÊU CẦU:
Giúp học sinh hiểu:
- Trường chúng ta có những truyền thống gì.
- Các em phải làm gì để giữ gìn truyền thống đó.
- Giáo dục HS yêu quý trường lóp của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hình ảnh truyền thống của trường.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Bài cũ:
+ Em sẽ nói gì khi nhìn thấy một bạn bẻ cây ở sân trường.
- GV nhận xét, đánh giá 
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giáo viên nói về truyền thống của trường.
- Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã thành lập hơn 20 năm. 
- Ở trường các bạn học sinh đều ngoan, đều chăm học.
- Hàng năm nhà trường đạt kết quả học tập rất cao.
- GV nêu ra một vài ví dụ cho học sinh thấy được truyền thống của trường.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành nói mình sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường.
 + Em sẽ làm gì để bảo vệ truyền thống của trường?
 + Để sân trường luôn sạch đẹp em phải làm gì?
 + Em có vẽ bẩn lên tường, lên bàn nghế không?
- Học sinh trình bày. 
- Giáo viên kết luận chung.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành làm vệ sinh trường, lớp.
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ làm vệ sinh. Sau đó nhận xét chung.
* Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn: Thực hành đúng bài học.
_______________________________
TẬP ĐỌC: CÂY BÀNG
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có mỗi đặc điểm riêng.
- Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vẽ phóng to cây bàng và tranh của phần luyện nói 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài tập đọc “Sau cơn mưa” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
* Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài.
* Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oang, oac.
Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu 
Tìm tiếng trong bài có vần oang ?
Bài 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Cây bàng thay đổi như thế nào ? 
+ Vào mùa đông ? Cây bàng khẳng khiu trụi lá.
+ Vào mùa xuân ? Cành trên cành dưới chi chít lộc non.
+ Vào mùa hè ? Tán lá xanh um che mát một khoảng sân.
+ Vào mùa thu ? Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
Theo em cây bàng đẹp nhất vào lúc nào ?
Luyện nói:
Đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
Giáo viên tổ chức cho từng nhóm học sinh trao đổi kể cho nhau nghe các cây được trồng ở sân trường em. Sau đó cử người trình bày trước lớp.
Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6. Nhận xét dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 01/ 5/ 2010
 Ngày giảng:Thứ ba: 4/ 5/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ TRANH: BÉ HOA
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
Tập viết: 	TÔ CHỮ HOA U, Ư, V
A. YÊU CẦU:
- Tô được chữ hoa U, Ư, V
- Viết đúng các vần oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ: khoảng trời, áo khác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: U, Ư, V đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 4 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Hồ Gươm, nườm nượp.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa U, Ư, V tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: oang, oac, khoảng trời, áo khoác
U, Ư, V
oang, oac, ăn, ăng; 
khoảng trời, áo khác, khăn đỏ, măng non
1. Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ U, Ư.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
2. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành:
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố:
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ U, Ư.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
__________________________________
Chính tả (tập chép) CÂY BÀNG
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn "Xuân sang... cho đến hết". 36 chữ trong khoảng 15 - 17 phút.
- Điền đúng vần oang, oac, chữ g, gh vào chỗ trống
- Bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
- Học sinh cần có VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con các từ ngữ sau: trưa, tiếng chim, bóng râm.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (tập chép).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
__________________________________
Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
A. YÊU CẦU:
- Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ, biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng học toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: 
Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
Các số từ bé đến lớn là: 5, 7, 9, 10
Các số từ lớn đến bé là: 10, 9, 7, 5
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS đọc phép tính và kết quả nối tiếp mỗi em đọc 2 phép tính.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành ở VBT (cột a giáo viên gợi ý để học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng qua ví dụ: 6 + 2 = 8 và 2 + 6 = 8, cột b cho học sinh nêu cách thực hiện).
Cột a:
6 + 2 = 8 ,	1 + 9 = 10 ,	3 + 5 = 8
2 + 6 = 8 ,	9 + 1 = 10 ,	5 + 3 = 8
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
3 + 4 = 7 ,	6 – 5 = 1 ,	 0 + 8 = 8
5 + 5 = 10,	9 – 6 = 3 ,	 9 – 7 = 2
8 + 1 = 9 ,	5 + 4 = 9 ,	 5 – 0 = 5
Cho học sinh thực hành VBT và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Tổ chức cho các em thi đua theo 2 nhóm trên 2 bảng từ.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 03/ 5/ 2010
 Ngày giảng:Thứ năm: 6/ 5/ 2010
THỂ DỤC: CHUYỀN CẦU THEO NHÓM 2 NGƯỜI
 TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ
 (Có GV bộ môn)
_______________________________
Chính tả (Nghe viết): ĐI HỌC
A. YÊU CẦU:
- Nghe -viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ đi học trong khoảng 15 phút -20 phút .
- Điền đúng vần ăn hay ăng ; chữ ng hay ngh vào chổ trống
- Bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung hai khổ thơ cần chép và bài tập 2 và 3.
- Học sinh cần có VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Đi học”.
3.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Học sinh đọc lại hai khổ thơ đã được giáo viên chép trên bảng.
Cho học sinh phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗ ...  lớp viết các từ ngữ sau: mừng quýnh, nhễ nhại, khoe.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Chia quà”.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép
Học sinh đọc đoạn văn đã được giáo viên chép trên bảng phụ.
Cho học sinh phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
Giáo viên cho học sinh tập chép đoạn văn vào tập.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.(bài tập 2a)
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của bài tập 2a.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
________________________________
Kể chuyện: HAI TIẾNG KÌ LẠ
A. YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh
- Biết được ý nghĩa câu chuyện. Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. 
Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sai câu giận cả nhà ? viậc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Đoạn đầu: Kể chậm rãi, làm rõ các chi tiết.
Lời cụ già: thân mật, khích lệ Pao-lích. 
Lời Pao-lích nói với chị, với bà, với anh: nhẹ nhàng âu yếm.
Các chi tiết tả phản ứng của chị Lê-na, của bà, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên, sau đó là sự thích thú trước thay đổi của Pao-lích.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
 Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ea yêu mến và giúp đỡ cậu
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
________________________________
Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
A. YÊU CẦU:
- Nhận biết được thứ tự cac số từ 0 đến 100, thực hiện được cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ) giải được bài toán có lời văn đo được độ dài đoạn thẳng.
- Làm các bài tập 1,2 (a,c), bài 3 (cột 1,2), bài 4,5 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng học toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: 
Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
 Giải:
Sợi dây còn lại có độ dài là:
72 – 30 = 42 (cm)
 Đáp số: 42 cm
Nhận xét KTBC của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên tổ chức cho các em làm VBT rồi chữa bài trên bảng lớp.
Đối với học sinh giỏi giáo viên cho các em nhận xét từ cột thứ 2 tính từ trên xuống dưới, mỗi số đều bằng số liền trước cộng với 10.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành ở VBT và chữa bài trên bảng lớp.
a) 82, 83, 84, , 90
b) 45, 44, 43, , 37
c) 20, 30, 40, , 100
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm bảng con từng phép tính.
22 + 36 = 58, 	96 – 32 = 64, 	62 – 30 = 32
89 – 47 = 42, 	44 + 44 = 88, 	 	45 – 5 = 40
32 + 3 – 2 = 33, 	 56 – 20 – 4 = 32,	23 + 14 – 15 = 22
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học đọc đề toán, nêu tóm tắt và giải trên bảng lớp.
Tóm tắt:
Có tất cả	: 36 con
Thỏ	:12 con
Gà 	: ? con
 Giải:
Số con gà là:
36 – 12 = 24 (con)
	Đáp số: 24 con gà
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thực hiện đo ở SGK và ghi số đo được vào bảng con. Gọi nêu cách đo độ dài.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 11/ 5/ 2010
 Ngày giảng:Thứ sáu: 14/ 5/ 2010
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
A. YÊU CẦU:
Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100, biết cộng, trừ các số có hai chữ số, biết đo độ dài đoạn thẳng, giải được bài toán có lời văn.
- Làm các bài tập 1,2 (b), bài 3(cột 2,3), bài 4,5 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: 
Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
 Giải:
Số con gà là:
36 – 12 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con gà 
Nhận xét KTBC của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài rồi thực hành ở bảng con theo GV đọc.
Gọi học sinh đọc lại các số vừa được viết.
Năm (5), mười chín (19), bảy mươi tư (74), chín (9), ba mươi tám (38), sáu mươi tám (68), không (0), bốn mươi mốt (41), năm mươi lăm (55)
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài
Cho học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
4 + 2 = 6, 	10 – 6 = 4, 	3 + 4 = 7
8 – 5 = 3, 	19 + 0 = 19, 	2 + 8 = 10
3 + 6 = 9, 	17 – 6 = 11, 	10 – 7 = 3
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên thiết kế trên hai bảng phụ. Tổ chức cho hai nhóm thi đua tiếp sức, mỗi nhóm 9 em, mỗi em chỉ điền một dấu thích hợp.
35 < 42, 	90 < 100, 	38 = 30 + 8
87 > 85,	69 > 60,	46 > 40 + 5
63 > 36,	50 = 50,	94 < 90 + 5
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đọc đề toán, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
	Có	: 75 cm
	Cắt bỏ	:25 cm
	Còn lại 	: ? cm
	Giải:
Băng giấy còn lại có độ dài là:
75 – 25 = 50 (cm)
	Đáp số: 50cm
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đo độ dài từng đoạn thẳng rồi viết số đo vào chỗ chấm.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
________________________________
Tập đọc: NGƯỜI TRỒNG NA
A. YÊU CẦU:
I. Yêu cầu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con chấu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn người đã trồng.
- Trả lời dược câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC: Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: “Làm anh” trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (chú ý đổi giọng khi đọc đọan đối thoại)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả.
Cho học sinh ghép bảng từ: ngoài vườn, ra quả.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn đối thoại rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Luyện học sinh đọc cả bài. Khi đọc chú ý lời người hàng xóm vui vẻ, xởi lởi lời cụ già tin tưởng.
Luyện tập:
Ôn các vần oai, oay:
Tìm tiếng trong bài có vần oai?Oai: củ khoai, phá hoại, 
Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay? Oay: hí hoáy, loay hoay, 
Điền tiếng có vần oai hoặc oay?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Thấy cụ già trồng na người hàng xóm khuyên cụ điều gì?
Cụ tả lời thế nào?
Bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi trong bài?
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Đề tài: Kể về ông bà của em.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc các câu dưới tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, theo nhóm 3 học sinh, kể cho nhau nghe về ông bà của mình
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe.
________________________________
SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét, đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt. 
- Không có trường hợp nói tục.
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
- Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Tham gia sinh hoạt sao đều
2. Kế hoạch tuần tới.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác.
- Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học.
3. Sinh hoạt sao.
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát do các anh chị phụ trách.
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 3334.doc