Giáo án Lớp 1 Tuần 26 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 26 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

MẸ VÀ CÔ

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l: lòng ,lặn, lon ; s :sáng, sà; ch : chạy,tr : trời .Đọc đúng các từ :Lòng mẹ, mặt trời, lặn, lon ton. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ ( bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng, như là sau dấu chấm )

Ôn các vần: uôi, ươi; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôi, ươi. Hiểu các từ ngữ trong bài: sà vào, lon ton, chân trời

. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé. Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Tranh, sách giáo khoa

Học sinh : Sách giáo khoa , bìa kẻ ô li

 

doc 22 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 911Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 26 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 12/ 03/ 2006
	Ngày dạy :Thứ hai 13/03/ 2006
CHÀO CỜ
š&›
TẬP ĐỌC
MẸ VÀ CÔ
I. Mục tiêu:
v Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ ïâm đầu l: lòng ,lặn, lon ; s :sáng, sà; ch : chạy,tr : trời .Đọc đúng các từ :Lòng mẹ, mặt trời, lặn, lon ton. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ ( bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng, như là sau dấu chấm )
vÔn các vần: uôi, ươi; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôi, ươi. Hiểu các từ ngữ trong bài: sà vào, lon ton, chân trời
v. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé. Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về. 
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên: Tranh, sách giáo khoa
vHọc sinh : Sách giáo khoa , bìa kẻ ô li
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: ( Hiêu, Nhung,Vinh,)
vHọc sinh đọc và trả lời câu hỏi bài : Mưu chú Sẻ
 Hỏi :Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đãõ nói gì với Mèo?( Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?)
Hỏi :Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?( Sẻ vụt bay đi)
vGọi 1 học sinh lên sắp xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài ( Sẻ nhanh trí...)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 TIẾT 1:
* Giới thiệu bài : Ghi đề bài “ Mẹ và cô”
*Hoạt động 1 : Luyện đọc âm, vần, tiếng, từ
-Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm
- Tìm những tiếng có âm đầu: l ,s ,ch, tr , vần uôi
-Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh vần tiếng buổi
-Luyện đọc các từ: Lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton. 
-Giảng từ : sà vào, lon ton, chân trời. 
-Hướng dẫn học sinh đọc các từ 
 *Hoạt động 2: Luyện đọc câu.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
-Chỉ không thứ tự
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn,bài.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc
 *Hoạt động 4: Chơi trò chơi củng cố.
-Treo tranh
Hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ?
Giới thiệu câu : Dòng suối chảy êm ả.
Hỏi : Tìm tiếng có vần uôi ?
Hỏi : Tranh vẽ gì ?
Giới thiệu câu : Bông hoa tươi thắm khoe sắc dưới ánh mặt trời.
Hỏi : Tìm tiếng có vần ươi ?
-Thi tìm tiếng có vần uôi , ươi.
-Nói câu chứa tiếng có vần uôi , ươi.
-Gọi 2 học sinh lên thi đọc hay.
- Hỏi :Em nào đọc được những dòng thơ nói lên tình yêu của bé đối với cô giáo, với mẹ?
*Nghỉ chuyển tiết
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa 
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm (giao việc).
-Hỏi: Trong bài có mấy dòng thơ ?
-Hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn
(đọc nối tiếp)
- Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
* Trò chơi giữa tiết
*Hoạt động 3 : Luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi học sinh đọc từng đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi.
-Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 1
-Hỏi : Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé với cô giáo ?
-Hỏi:Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé với mẹ ?
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 2.
-Hỏi :Hai chân trời của bé là những ai ?
-Luyện đọc kết hợp trả lời câu hỏi 
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ.
-Giáo viên xóa dần
*Hoạt động 4: Luyện nói
 Chủ đề: Tập nói lời chào
 -Của bé với mẹ trước khi bé vào lớp.
-Của bé với cô trước khi bé ra về.
 Giáo viên chốt ý : Biết nói lời chào cô, chào mẹ.
Đọc đề cá nhân, lớp
 -Theo dõi
- Đọc thầm
l: lòng ,lặn, lon ; s :sáng, sà; ch:chạy, tr : trời ;uôi: buổi. 
- Phân tích :tiếng buổi có âm b đứng trước,vần uôi đứng sau, dấu hỏi đánh trên âm ô cá nhân .
Đọc đồng thanh
Đọc nối tiếp :cá nhân 
Cá nhân
Đọc nối tiếp theo nhóm, tổ.
Hát múa.
Cá nhân, nhóm, tổ. 
 Đọc đồng thanh
Quan sát
 Cảnh đồi núi, dòng suối.
Cá nhân
Suối
Bông hoa hướng dương.
Cá nhân
tươi, dưới
 tuổi thơ, buồng chuối,tưới rau, hoa bưởi...
Buồng chuối nhà em trồng quả rất to.
Trời ít mưa nên ngày nào mẹ em cũng tưới rau.
Đọc cá nhân, cả lớp nhận xét
 Hát múa
Cá nhân, nhóm...
- Sách giáo khoa 
 1 học sinh đọc cả bài
Đọc thầm .
8 dòng thơ.
Cá nhân.
- 1 em đọc toàn bài
 Hát múa
Cá nhân
Buổi sáng...... cổ cô.
Buổi chiều .... lòng mẹ.
Cá nhân
Cô và mẹ.
- Tự nhẩm. Thi xem em nào, bàn, tổ nào thuộc bài nhanh.
 Đọc đồng thanh
 Nhắc lại :Cá nhân
 Thảo luận nhóm
Hỏi :Bạn hãy nói lời chào của bạn với mẹ trước khi bạn vào lớp?
Đáp : Chào mẹ,con đi học....
Hỏi : Bạn hãy nói lời chào của bạn vớicô trước khi bạn ra về?
Đáp : Chào cô, cháu về....
- 1 em hỏi, 1 em trả lời 
 4/ Củng cố:
vThi đọc đúng, diễn cảm: 2 em đọc.
vKhen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò:
vHọc bài để chuẩn bị viết chính tả bài Mẹ và cô.
ĐẠO ĐỨC CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I. Mục tiêu:
v Học sinh hiểu:Khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi.
Vì sao cần nói cảm ơn, xin lỗi,
Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
v Biết nói lời xin lỗi, cảm ơn trong các tình huống giao tiếp.
v Giáo dục học sinh tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quí trọng những người biết nói cản ơn, xin lỗi.
II. Chuẩn bị:
v Giáo viên 	: Tranh, vở bài tập.
v Học sinh	: Vở bài tập	
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Đông, Mi, Trinh)
v Đi bộ trên đường em phải đi như thế nào? ( Đường có vỉa hè phải đi trên vỉa hè, đường không có vỉa hè phải đi sát lề phía bên phải) 
v Đi bộ dưới lòng đường là đúng hay sai? Có thể gây nguy hiểm gì? ( Đi dưới lòng đường là sai qui định. Có thể gây tai nạn ).
v Đi bộ đúng qui định có lợi gì ? ( Tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác )
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:
 -Hướng dẫn quan sát tranh ( bài tập 1) 
 -Thảo luận:
+Các bạn trong tranh đang làm gì?
+Vì sao các bạn lại làm như vậy?
+Nhận xét hành vi của các bạn?
-Gọi đại diện các nhóm trình bày.
*Kết luận: Cảm ơn khi được tặng quà. Xin lỗi cô giáo khi đi học muộn.
H : Nếu được bạn cho quà, ăn xong em bỏ rác vào đâu? à Giáo dục môi trường
 -Hướng dẫn quan sát tranh, thảo luận nhóm bài tập 2:
 +Các bạn Lan, Hưng, Vân, Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp? Vì sao ?
 +Gọi các nhóm trình bày nội dung thảo luận
*Kết luận: Tranh 1: cần nói lời cảm ơn.
 Tranh 2: cần nói lời xin lỗi.
 Tranh 3: cần nói lời cảm ơn .
 Tranh 4: cần nói lời xin lỗi. 
*Trò chơi giữa tiết
*Hoạt động 2: ( bài tập 4 )
 -Hướng dẫn đóng vai chủ đề cảm ơn, xin lỗi
 -Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày .
 -Theo dõi
H : Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhóm?
 H: Em cảm thấy thế nào khi được cảm ơn ?
 H: Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi? 
 -Chốt lại cách ứng xử trong từng tình huống và kết luận:
 + Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.
 + Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
-Quan sát tranh.
-Thảo luận nhóm
 . Tranh 1: một bạn tặng quà cho 2 bạn, 2 bạn nói cảm ơn.
 . Tranh 2: bạn xin lỗi cô giáo vì đi học muộn.
 . Hành vi đúng
-Các nhóm trình bày ý kiến
-Bỏ rác vào thùng rác.
-Quan sát tranh. Thảo luận
 . Tranh 1: Lan sẽ cảm ơn.
 . Tranh 1: Hưng sẽ xin lỗi.
 . Tranh 1: Vân sẽ cảm ơn.
 . Tranh 1: Tuấn sẽ xin lỗi.
-Nhóm 2 lên trình bày
-Múa, hát.
-Nhóm 1: chủ đề “ Cảm ơn “
 Nhóm 2: chủ đề “ Xin lỗi “
 Nhóm 3: chủ đề “ Cảm ơn “
 Nhóm 4: chủ đề “ Xin lỗi “
-Các bạn trong nhóm trình bày ý kiến
- Vui
- Vui
- Hết giận
- Cá nhân, cả lớp nhắc lại ý bên
4/ Củng cố:
 -Giáo dục học sinh: Nói cảm ơn khi được ai quan tâm giúp đỡ. Nói xin lỗi khi làm phiền người khác.
5/ Dặn dò: 
-Tập thói quen cảm ơn, xin lỗi.
š&›
TOÁN
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
v Học sinh nhận biết số lượng , đọc, viết các số từ 20 đến 50.
vBiết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 đến 50.
vGiáo dục học sinh yêu thích môn toán ,viết các số có 2 chữ số đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên : 04 bó chục que tính và 10 que tính rời.
vHọc sinh : que tính như giáo viên
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Trinh, Nhung, Anh)
vSố 10 gồm 1chục và 0 đơn vị.
vSố 18 gồm 1chục và 8 đơn vị.
vSố 19 gồm 1chục và 9 đơn vị.
vViết số thứ tự từ lớn đến bé:90, 18, 60, 10 .
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài:Các số có 2 chữ số
*Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 20 đến 30.( 5 phút)
 -Hướng dẫn học sinh.
- Giáo viên lần lượt đưa 2 bó que tính rồi 3 que tính và nói : “ Hai chục vả 3 là hai mươi ba”
 Ghi bảng :23.
 -Hướng dẫn thứ tự như trên để học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết số từ 21 -> 30.
*Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 30 ->40.(5 phút)
 ( hướng dẫn tương tự như số từ 21  ... ,điền dấu.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập điền vần, chữ vào chỗ chấm
 + Điền ai hay:
 + Điền c hay k:
 + Dấu ( ? ) hoặc ( ~ ):
 + Điền an hay at:
 + Điền ng hay ngh:
*Giáo viên chốt lại nội dung ôn tập : Ôn vần, tiếng, từ khó. Tập đăït câu.
Nhắc đề : cá nhân
Theo dõi
Đọc : cá nhân , lớp.
 Viết bảng con các vần.
 con nai, chạy nhảy, chào mào...
Hát múa
Con nai sống ở trong rừng.
 cái chai, máy xay, nhai trầu.
 kì cọ, thước kẻ, kết quả, quả cà.
 vỡ tan, chõ xôi, tổ cò, vất vả.
 kéo đàn, cán dao, bát nước, cát vàng.
 ngà voi, nghĩ ngợi, ngoan ngoãn, nghề nghiệp
4/ Củng cố :
vChơi trò chơi tìm và gắn từ nhanh.
5/Dặn dò: 	
vDặn học sinh về ôn bài để thi giữa kì.
š&›
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
CON GÀ
I. Mục tiêu: 
vGiúp học sinh biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà; phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
vNêu ích lợi của việc nuôi gà. Thịt gà với trứng là thức ăn bổ dưỡng.
vGiáo dục học sinh có ý thức chăm sóc gà.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên : Tranh, ảnh.
vHọc sinh : SGK
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :( Đức, Nhựt)
Hỏi : Cá sống ở đâu? ( ao, hồ, sông, suối )
Hỏi : Hãy chỉ tên các bộ phận của con cá? ( đầu, mình, vây, đuôi)
Hỏi : Nói về lợi ích của việc ăn cá? ( mau lớn)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài: Con gà
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 -Hướng dẫn học sinh mở SGK trang 54
-Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 2
Hỏi : Mô tả con gà trong hình thứ nhất ở SGK/ 54. Đó là gà trống hay gà mái?
Hỏi : Mô tả con gà trong hình thứ hai ở SGK / 54. Đó là con gà trống hay gà mái?
Hỏi : Mô tả con gà ở SGK / 55
Hỏi: Gà trống, gà mái, gà con giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Hỏi : Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
Hỏi : Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
Hỏi : Nuôi gà để làm gì?
Hỏi : Ai thích ăn thịt gà, trứng gà? Aên thịt gà, trứng gà có lợi gì?
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động 2 :Kết luận 
-Giáo viên đẳt câu hỏi để học sinh chốt lại kết luận.
 Trang 54: hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái. Con gà nào cũng có đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh. Toàn thân gà có lông che phủ. Đầu gà nhỏ, có mào; mỏ gà nhọn, ngắn và cứng. Chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để đào đất.
 Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu.
 Thịt gà và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ.Tuy nhiên gà bị nhiễm cúm thì không nên ăn ( Lồng ghép giảng về bệnh cúm tuýp A-H5N1)
Nhắc đề : cá nhân
Mở SGK
Nhóm: quan sát tranh + trả lời câu hỏi trong SGK: 1em hỏi, 1 em trả lời.
Mào to, đỏ chót, lông có màu sặc sỡ, đuôi cao vồng. Đó là gà trống
Mào đỏ, lông vàng dịu, đuôi ngắn. Đó là gà mái.
Lông tơ mềm mại.
.
Mỏ để mổ, móng để bới đất.
Gà đi trên mặt đất. Không bay cao và xa được.
Để lấy thịt
.có nhiều chất đạm, tốt cho sức khoẻ.
 Hát múa
Lắng nghe.
Nhắc lại kết luận.
4/ Củng cố: 	
vTrò chơi: bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con.
5/ Dặn dò : 
vVề học bài. 
š&›
TOÁN
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp )
I. Mục tiêu:
v Học sinh nhận biết số lượng , đọc, viết các số từ 70 đến 99.
vBiết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99.
vGiáo dục học sinh viết số đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên + học sinh: 09 bó chục que tính và 10 que tính rời.
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm bài( Cường, Cường, Đông, Phụng)
vViết số: năm mươi, năm mươi ba, năm mươi sáu (50, 53, 56 ) 
vViết số : sáu mươi hai, sáu mươi tư, sáu mươi chín ( 62, 64. 69 ) 
vĐúng ghi đ, sai ghhi s:
Ÿ Năm mươi tư viết là 506	( s )
Ÿ Năm mươi tám viết là 508	( s )
Ÿ Sáu mươi chín viết là 609	( s )
Ÿ Sáu mươi ba viết là 63	( đ )
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Giới thiệu số từ 70 đến 80 ( 7phút)
 -Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. Vẽ để nhận ra, có 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính nên viết 7 vào chỗ chấm ở cột “ chục “. Có 2 que tính nữa nên viết 2 vào chỗ chấm ở cột ”đơn vị”. Giáo viên nêu: có 7 chục và 2 đơn vị, tức là có bảy mươi hai.
 Yêu cầu học sinh gắn số và đọc số 72.
 -Hướng dẫn học sinh lấy 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và nói “ có 7 chục que tính “ . Lấy thêm 1 que tính nữa và nói “ có 1 que tính “. Chỉ vào 7 bó que tính và 1 que tính và nói “ Bảy chục và một là bảy mươi mốt “.
 -Làm tương tự để học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 80.
 -Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 80 đến đến 99.(7 phút)
 -Hướng dẫn tương tự như các số từ 79 đến 80.
 -Bài 2 và 3: Gọi HS nêu yêu cầu của từng bài. .(7 phút)
 Bài tập 3: .(3 phút)Giáo viên giúp học sinh nhận ra “ cấu tạo “ của các số có 2 chữ số.
 -Bài 4: Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời.(2 phút)
Quan sát.
Gắn 72 và đọc “ bảy mươi hai “.
Thực hành trên que tính.
Gắn 71 và đọc “ bảy mươi mốt “
-Viết số : bảy mươi,, tám mươi.
Múa, hát.
Làm thao tác với que tính.
Làm bài, sửa bài ở bảng lớp.
-Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị..
Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị
Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị
Có 33 cái bát. Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị.
4/ Củng cố: 	
vGọi học sinh đọc theo tổ các số đã học từ 70 đến 99
5/ Dặn dò :	Về ôn bài. Xem trước bài ” So sánh các số có hai chữ số”
š&›
 Ngày soạn: 15/ 03/ 2006
 Ngày dạy : Thứ sáu /17 /03/ 2006
TẬP ĐỌC
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
š&›
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
vHọc sinh biết so sánh các số có 2 chữ số.
vNhận ra các số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số
v Học sinh viết số đúng, đẹp.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên + học sinh: các bó chục que tính và 9 que tính rời.
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Hiếu, Vân, Như)
*Gọi học sinh lên bảng làm bài
vViết số: bảy mươi, bảy mươi hai, bảy mươi ba, bảy mươi chín.
vViết số vào chỗ chấm:	80 81 .. 83 .. 85 .. .  . 90.
90 .. ..  .   97 .. 99
vSố 94 gồm :	chục và 	đơn vị. ( 9 chục và 4 đơn vị )
vSố 85 gồm :	chục và 	đơn vị. ( 8 chục và 5 đơn vị )
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Giới thiệu 62 < 65. .(5 phút)
 -Hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
Hỏi: 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 62 và 65 đều có mấy chục?
 So sánh số đơn vị của 62 và 65
 -Cho học sinh biết: 63 62
 -Cho học sinh làm ví dụ: 42 71
*Hoạt động 2: Giới thiệu 63 > 58.(5 phút)
 -Hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để học sinh nhận biết.
 -Tập cho học sinh nhận biết và diễn đạt
*Nghỉ giữa tiết.
*Hoạt động 3: Thực hành
 -Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu .
.(5 phút)
 -Bài 2 -3: (7phút) Khoanh vào số lớnù nhất:
Khoanh vào số bé nhất:
 -Bài 4: .(3 phút)Cho làm nhóm
Quan sát và trả lời:
62 gồm 6 chục và 2 đơn vị
65 gồm 6 chục và 5 đơn vị
62 và 65 đều có 6 chục
2 < 5 nên 62 < 65.
Quan sát tranh vẽ để nhận biết: 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị. 58 gồm 5 chục và 8 đơn vị. 63 và 58 đều có số chục khác nhau. 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 lớn hơn 58.
Nếu 63 > 58 thì 58 < 63
Hai số 24 và 28 đều có 2 chục , mà 4 < 8 nên 24 < 28.
Hai số 39 và 70 có hai số chục khác nhau: 3 chục bé hơn 7 chục nên
< 70
Múa, hát
Nêu yêu cầu, làm bài và sửa bài.
34 < 38 55 < 57 90 = 90
36 > 30 55 = 55 97 > 92
37 = 37 55 > 51 92 < 97
25 42
Nêu yêu cầu, làm bài và sửa bài.
Làm bài cá nhân
Viết số 72, 38, 64 theo thứ tự :
bé đến lớn: 38, 64, 72.
lớn đến bé: 72, 64, 38
4/ Củng cố:	
v Thu chấm. Nhận xét
vTrò chơi: thi đọc nhanh các số. ( thi đua theo nhóm)
5/ Dặn dò :	
vVề ôn bài. Xem trước bài “ Luyện tập”
š&›
 Kể chuyện KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
š&›
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
 SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
v Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
v Gíao dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
v Gíao viên : Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô
 -Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép, đi học đúng giờ.
 -Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 -Biết giữ trật tự lớp học .Thi nghiêm túc 
 +Học tập :
 -Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. 
 - Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
 -Thi đua giành nhiều hoa điểm 10 . 
 - Biết rèn chữ giữ vở.
 -Nề nếp lớp tương đối tốt.
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Lí cây xanh û”.
 -Chơi trò chơi: Chim bay cò bay.
*Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông .
 - Chú ý vệ sinh lớp học 
 - Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập .
 -Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 26.doc