Giáo án Lớp 1 Tuần 27 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 27 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

NGÔI NHÀ

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc trơn cả bài: phát âm đúng các tiếng, từ khó: tiếng có vần yêu, từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

 Ôn các vần iêu -yêu. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu - yêu. Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu.

 Học sinh hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. Học thuộc bài thơ.

 Giáo dục học sinh biết yêu quý ngôi nhà của mình.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh vẽ ngôi nhà, bảng phụ, sách giáo khoa.

 Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập tiếng Việt.

 

doc 29 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 27 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/03/2005
	Ngày dạy : Thứ hai/ 14/03/2005
CHÀO CỜ
š&›
TẬP ĐỌC
NGÔI NHÀ
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc trơn cả bài: phát âm đúng các tiếng, từ khó: tiếng có vần yêu, từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
 Ôn các vần iêu -yêu. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu - yêu. Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu.
v Học sinh hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. Học thuộc bài thơ.
v Giáo dục học sinh biết yêu quý ngôi nhà của mình.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh vẽ ngôi nhà, bảng phụ, sách giáo khoa.
v Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập tiếng Việt.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
v Học sinh đọc và trả lời bài “Quyển vở của em” (Duy, Hương, Dũng)
Hỏi : Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vởû? (Thấy bao nhiêu trang giấy trắngsờ mát dịu thơm tho, dòng kẻ ngay ngắn ) 
Hỏi : Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? (Tính nết của người trò ngoan) 
Hỏi : Tìm tiếng có vần iêt - uyêt? 
- Gọi 3 em lên viết :thò mỏ, nghỉ, sỏi( Năm, Hân)
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1
-Cho học sinh xem tranh.
Hỏi: Tranh vẽ gì?
*Giới thiệu bài, ghi đề bài: Ngôi nhà
*Hoạt động 1: Luyện đọc tiếng, từù
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài( hoặc gọi 1 học sinh giỏi đọc).
-Hướng dẫn học sinh đọc thầm: Tìm các tiếng có vần yêu
-Giáo viên gạch chân các tiếng yêu
-Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh vần tiếng : yêu, đọc trơn tiếng yêu .
-Hướng dẫn học sinh đọc các từ cần đọc liền hơi :hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ 
-Luyện đọc các từ ù.
*Hoạt động 2: Luyện đọc câu.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu thơ 
-Chỉ không thứ tự
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động3 Luyện đọc đoạn,bài.
-Giáo viên chia bài thành 3 đoạn, hướng dẫn cách đọc
-Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu
-Cho cả lớp đọc toàn bài
*Hoạt động 4: Trò chơi củng cố.
Hỏi: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu - yêu?
Cho Học sinh thi viết từ có vần iêu – yêu 
Hỏi: Nói câu có chứa vần yêu - iêu?
 *Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc bài trên bảng lớp
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa .
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm
Gọi luyện đọc câu, đoạn, cả bài. 
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu
Hỏi: Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì ?
Hỏi: Bạn nhỏ nghe thấy gì ?
Hỏi: Bạn nhỏ ngửi thấy gì ?
Hỏi: Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước?
Gíao viên đọc diễn cảm bài thơ
Cho học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
Yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng bài thơ.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3 : Luyện nói.
-Luyện nói theo chủ đề: Nói về ngôi nhà em mơ ước
-Gọi 1 học sinh nêu chủ đề.
-Gọi các nhóm trình bày hỏi nhau theo chủ đề.
Cho cả lớp bình chọn bạn nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất.
Ngôi nhà
Đọc cá nhân
Theo dõi.
Đọc thầm và phát hiện các tiếng (yêu)
Phân tích tiếng : Tiếng yêu có âm đôi yê đứng trước, vần u đứng sau 
Đánh vần : yê - u – yêu :cá nhân
Đọc cá nhân, lớp.
Cá nhân
Cá nhân đọc nối tiếp 12 em
Đọc nối tiếp theo nhóm, tổ
Hát múa.
Cá nhân, nhóm, tổ
Cá nhân
Theo dõi
 Cả lớp đọc đồng thanh.
Học sinh thi nói :
Buổi chiều, cái chiếu, điều hay,
 Yêu mến, yếu đuối, yêu thương,
2 nhóm lên bảng thi viết từ
 Lớp em có nhiều bàn ghế.
 Em yêu mái trường của em.
 Hát múa.
Đọc cá nhân.
Lấy SGK. mở sách xem tranh
1 em đọc toàn bài
Đọc thầm
Đọc cá nhân, lớp.
2 em đọc
Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.
Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.
Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà. Phơi trên sân thơm phức.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
2 –3 em đọc bài.
Thi đọc thuộc lòng khổ thơ em thích.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Hát múa.
 Cá nhân.
 Học sinh thi nói về ngôi nhà em mơ ước
- Nhà tôi có ba phòng, rất ngăn nắp, ấm cúng.
- Tôi ước mơ sau này sẽ xây một ngôi nhà hai tầng .
Bình chọn bạn nói hay nhất.
4/ Củng cố: 
v Thi đọc đúng, đọc diễn cảm : 2 em đọc.
 v Giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà của mình..
 v Khen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò:
v Học bài để chuẩn bị viết chính tả bài Ngôi nhà..
š&›
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI( Tiếp theo )
I. Mục tiêu:
vHọc sinh hiểu khi nào và vì sao cần nói lời cảm ơn , nói lời xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng , được đối xử bình đẳng.
vHọc sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
vGiáo dục học sinh chân thành khi giao tiếp. Quí trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Chuẩn bị:
vGiáo viên 	: Tranh ảnh
vHọc sinh	: Vở bài tập	
III. Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ : (Hảo , Uyên, Phụng )
Hỏi : Cần nói lời cảm ơn khi nào?( Cảm ơn khi được giúp đỡ)
Hỏi : Cần nói lời xin lỗi khi nào?( Xin lỗi khi làm phiền người khác)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài : Cảm ơn , xin lỗi
*Hoạt động 1: Thảo luận bài 3
 -Giáo viên nêu yêu cầu: hãy đánh + vào £ trước cách ứng xử phù hợp.
 -Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
*Kết luận: 
 -Tình huống 1: cách ứng xử ( c ) là phù hợp.
 -Tình huống 2: cách ứng xử ( b ) là phù hợp.
*Hoạt động 2: Chơi ghép hoa
 -Giáo viên chia mỗi nhóm 2 nhị hoa ( ghi các tình huống khác nhau vào các cánh hoa : 1 cám ơn, 1 xin lỗi ).
 - Giáo viên nêu yêu cầu ghép hoa.
 -Gọi các nhóm trình bày.
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
 *Trò chơi giữa tiết.
*Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 6
 - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
*Kết kuận chung:
 -Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ.
 -Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Thảo luận bài 3
Các nhóm trình bày – lớp nhận xét.
Chơi ghép hoa.
Làm việc theo nhóm: lựa chọn những cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn ghép với nhị hoa có ghi từ “ cảm ơn” ( Bông hoa xin lỗi cũng làm tương tự ).
Các nhóm trình bày.
Hát múa
Làm bài tập.
Ô trống 1: cảm ơn, ô trống 2 : xin lỗi.
4/ Củng cố :
vYêu cầu học sinh nhắc lại khi nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
5/ Dặn dò :
vThực hiện hành vi : cảm ơn, xin lỗi.
š&›
ĐẠO ĐỨC
 CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 v Học sinh hiểu cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cách chào hỏi, tạm biệt, ý nghĩa lời chào hỏi, tạm biệt. Học sinh biết quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
v Học sinh có kĩ năng phân biệt các hành vi đạo đức chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 v Học sinh có thái độ tôn trọng lễ phép với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên : Tranh bài chào hỏi và tạm biệt.
v Học sinh : Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Tiến, Hương )
Hỏi : Cần nói cảm ơn khi nào? (Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.) 
Hỏi : Cần nói xin lỗi khi nào? (Nói xin lỗi khi làm phiền lòng người khác.)
 3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài : Chào hỏi và tạm biệt
* Hoạt động 1 : Đóng vai.
- Chia lớp làm 2 nhóm .
- Giao nhiệm vụ : Nhóm 1 ,2 đóng vai tình huống 1 . Nhóm 3,4 đóng vai tình huống 2 .
-> Chốt lại cách ứng xử : 
Tranh 1 : Gặp bà cụ . 2 bạn nhỏ đứng lại khoanh tay chào .
Tranh 2 : Khi chia tay các bạn đã giơ tay vẫy và chào tạm biệt 
Kết luận: Chào hỏi khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 2
Giáo viên chốt : 
- Trang 1: Các bạn cần chào hỏi khi gặp thầy cô giáo .
- Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách .
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 2: Thảo luận lớp
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi: 
- Cách chào hỏi trong mọi tình huống giống hay khác nhau ?
-Em cảm thấy như thế nào khi được người khác chào hỏi ?
*Kết luận: Cần chào hỏi khi gặp gỡ,tạm biệt khi chia tay.Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Thảo luận nhóm. Chuẩn bị đóng vai.
 Các nhóm lên đóng vai .
Thảo luận , rút kinh nghiệm về cách đóng vai của mỗi nhóm .
Làm bài , sửa bài , nhận xét 
Hát múa
Cả lớp cùng thảo luận
Khác nhau
Cảm thấy rất vui
Lớp nhận xét bổ sung.
Nhắc lại
4/ Củng cố: 
v Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câ ... áo khoa, 
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Dũng, Thuỳ, Bảo)
v Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “Quà của bố” 
Hỏi : Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?(làø bộ đội ở ngoài đảo xa) 
Hỏi : Bố gửi cho bạn những quà gì ?(nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.)
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
-Cho học sinh xem tranh.
Hỏi: Tranh vẽ gì?
*Giới thiệu bài, ghi đề bài
*Hoạt động 1: Luyện đọc tiếng, từ - Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm: Tìm các tiếng có vần ưt
-Giáo viên gạch chân tiếng đứt
-Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng :
đứt, đánh vần tiếng đứt và đọc trơn tiếng đứt. 
 -Hướng dẫn học sinh đọc các từ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay
-Luyện đọc các từ khó.
Giảng từ hoảng hốt: sợ hãi, lo lắng đột ngột 
*Hoạt động 2:Luyện đọc câu.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
-Chỉ không thứ tự
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gíao viên đọc mẫu một số câu có dấu chấm hỏi
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn,bài.
Chia bài thành 4 đoạn
-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu
-Yêu cầu cả lớp đọc
*Hoạt động 4: Chơi trò chơi củng cố.
Hỏi: Tìm tiếng ngoài bài có vần 
 ưt – ưc?
Cho Học sinh lên bảng thi viết từ có vần ưt- ưc.
Hỏi: Nói câu chứa tiếng có vần ua – ưa?
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa 
 -Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm (giao việc).
Hỏi: Bài này có mấy câu hỏi ?
-Hướng dẫn cách đọc ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và câu hỏi.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu, đoạn, cả bài.
* Hoạt động 3 Tìm hiểu bài.
-Hướng dẫn học sinh nhìn vào phần câu hỏi.
Gọi các nhóm tự hỏi và trả lời.
Giaó viên nhận xét, bổ sung thêm
Hỏi: Bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi và câu trả lời?
*Nghỉ giữa tiết 
*Hoạt động 4 : Luyện nói.
-Luyện nói theo chủ đề: Hỏi nhau: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
-Gọi 1 học sinh nêu chủ đề.
-Hướng dẫn học sinh thảo luận.
 -Chơi trò chơi “Hỏi đáp”
-Giáo viên chốt ý:Làm nũng như cậu bé trong truyện này không phải là tính xấu nhưng hay nhõng nhẽo,quấy khóc, vòi vĩnh thì không tốt, vì làm phiền cha mẹ, làm cha mẹ bực mình,
Giáo dục Học sinh không nên làm nũng cha mẹ.
Bé khóc khi thấy mẹ về.
Cá nhân, lớp.
Theo dõi.
Đọc thầm và phát hiện tiếng (đứt).
Phân tích tiếng:Tiếng đứt có âm đ đứng trước, vần ưt đứng sau, dấu sắc trên âm ư: Cá nhân. 
Đánh vần : đờø – ưt – đứt – sắc – đứt cá nhân
Đọc : đứt: cá nhân, nhóm.
Đọc các từ: cá nhân, lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc nối tiếp :cá nhân 
Cá nhân
Theo dõi
Đọc nối tiếp theo nhóm, tổ.
Hát múa.
Cá nhân, nhóm, tổ.
Cá nhân
Theo dõi 
Đọc đồng thanh
 đứt dây, vứt rác, mứt dừa,
Đạo đức, bực bội , nóng nực, sức khoẻ,
2 nhóm thi viết từ
Mứt dừa rất ngon.
Chúng em không vứt rác bừa bãi.
Em thích học môn đạo đức.
 Hát múa.
Cá nhân.
Lấy sách giáo khoa.
1 em đọc.
Đọc thầm.
3 câu hỏi.
Đọc cá nhân.
Đọc đồng thanh.
Trả lời câu hỏi theo từng nhóm : 1em, 1em trả lời hỏi
Hỏi: Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không ?(Khi mới đứt tay, cậu bé không khóc).
Hỏi: Lúc nào cậu bé mới khóc ?Vì sao?(Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương.)
-Bài có 3 câu hỏi. Em đọc câu hỏi, 1 em trả lời.
Hát múa.
Cá nhân.
Thảo luận nhóm 2. 
 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời:
Hỏi: Bạn cóhay làm nũng bố mẹ không?
Đáp:Có , đôi lúc .
Hỏi: Bạn cóhay làm nũng bố mẹ không?
Nhiều cặp Học sinh thực hành hỏi – đáp.
Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố:
v Thi đọc phân vai : Người dẫn truyện, mẹ, cậu bé.
 v Khen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò:
v Học bài,làm vở bài tập.
	š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu
v Học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.
v Học sinh đọc viết, so sánh số có hai chữ số một cách thành thạo.
v Học sinh có ý thức viết số, trình bày lời giải sạch, đẹp.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ số, dấu.
v Học sinh : Sách giáo khoa, vở.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Mỹ, Hảo, Anh)
 v Viết các số từ 70 đến 80 : 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80.
 - Số liền trước của 99 là 98 89 = 80 + 9
 - Số liền sau của 99 là 100 96 = 90 + 6
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Giới thiệu bài : Luyện tập chung
*Hoạt động 1: Củng cố đọc, viết các số.
Bài 1: Viết các số
-Cho học sinh tự làm bài và lần lượt đứng lên đọc kết quả .
-Lớp đổi vở sửa bài .
Bài 2:Đọc mỗi số sau:35, 41, 64, 85, 69, 70.
*Hoạt động 2: So sánh số
Bài 3 : Điền dấu , =
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Giải toán
Bài 4: Gọi Học sinh đọc đề bài
 1 em lên viết tóm tắt
 1 em giải bài toán
Đổi vở chữa bài 
Bài 2: Viết số lớn nhất có 2 chữ số
-Gọi Học sinh lên bảng viết
Học sinh mở SGK đọc yêu cầu và tự làm bài.
a)15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25.
b)69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
Đọc : Ba mươi lăm,bốn mươi mốt, sáu mươi tư, tám mươi lăm, sáu mươi chín, bảy mươi.
Nêu yêu cầu và tư làm bài
72 65 15 = 10 + 4
85 > 81 42 < 76 16 = 10 + 6
45 < 47 33 < 66 18 = 15 + 3
Hát múa.
Đọc đề bài, tìm hiểu đề, giải vào vở.
 Tóm tắt
 Có : 10 cây cam 
 Và : 8 cây chanh
 Có tất cả : cây ?
 Bài giải:
 Số cây có tất cả là:
 10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số: 18 cây
Nêu yêu cầu, làm bài.
Số lớn nhất có 2 chữ số: 99
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
v Thi đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 100
5/ Dặn dò: v Về ôn bài, làm vở bài tập.
	KỂ CHUYỆN
BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được câu chuyện
v Học sinh Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
v Giáo dục học sinh có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh minh họa.
v Học sinh: Sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra :
v Giáo viên kiểm tra sách giáo khoa.
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”
-Kể lần 1 câu chuyện.
-Kể lần 2 có tranh minh hoa
-Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi, 1 em đại diện nhóm kể lại theo từng đoạn
-Cho Học sinh nhận xét và bổ sung.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn bộ câu chuyện.
-Hướng dẫn kể toàn câu chuyện.
Hỏi: Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
Gọi một số em trả lời
Theo dõi, nghe.
Nghe và quan sát từng tranh.
Hỏi: Tranh 1 vẽ cảnh gì?(Trong 1 túp lều,người mẹ ốm nằm trên giường và đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “ Con mời thầy thuốc về đây”)
Hỏi: Người mẹ ốm nói gì với con? (1 em đại diện kể lại đoạn 1).
-Học sinh tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 
( cách làm như tranh 1)
Đoạn 2 : Cụ già nói gì với cô bé?
Đoạn 3 : Cô bé làm gì khi hái được bông hoa?
Đoạn 3 : Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Hát múa.
-Đóng vai người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé.
-2 nhóm thi kể + đóng vai.
Một số em trả lời :
-Là con, phải yêu thương cha me.
-Con cái phải chăm sóc, yêu thương cha mẹ khi ốm đau.
-Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên.
4/ Củng cố:
v Gọi 1em kể lại cả câu chuyện
v Giáo dục học sinh có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ .
5/ Dặn dò:
v Kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
š&›
SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ
SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
v Học sinh Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
v Giáo dục Học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
v Gíao viên : Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
v Các em chăm ngoan, lễ phép, chuyên cần, đi học đúng giờ.
v Duy trì tốt các nề nếp ra vào lớp
v Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. .
v Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
v Thi đua rèn chữ giữ vở.
v Tồn tại: còn 1 số em hay quên vở, đọc viết chậm, viết chính tả còn sai nhiều.
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Hoà bình cho bé”. Chơi trò chơi: Tôi bảo.
*Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
 v Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. 
 v Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở 
 v Thi đua dành nhiều hoa điểm 10
v Nhắc nhở 1 số em yếu cần chăm chỉ hơn 
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 27.doc