Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

A. YÊU CẦU:

- Đọc được: m, n, nơ, me; từ và câu ứng dụng

- Viết được: n, m, nơ, me

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bố, mẹ, ba má.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa các từ khóa: nơ, me

- Tranh minh họa câu ứng dụng

- Tranh minh họa phần luyện nói

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 học sinh lên bảng viết, đọc: i - bi, a - cá

- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô ly

 

doc 37 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Ngày soạn: 18/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ hai 21/ 9/ 2009
ĐẠO ĐỨC: GỌN GÀNG SẠCH SẼ (tiếp)
A. YÊU CẦU:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo, gọn gàng, sạch sẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức, bài hát ''Rửa mặt như mèo''
- Lược chải tóc
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ?
- Vì sao phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ?
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Bạn đó có gọn gàng, sạch sẽ không ?
+ Em có muốn làm như bạn nhỏ đó không ?
- Học sinh quan sát và trao đổi nhóm đôi
- Gọi vài học sinh lên trình bày trươc slớp
ð Giáo viên kết luận
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 2 (bài 4)
- Học sinh từng đôi giúp nhau sửa lại áo quần đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh thực hiện theo cắp
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
*Hoạt động 3: Cả lớp hát bài ''Rửa mặt như mèo''
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu thơ:
''Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu''
3. Hoạt động nối tiếp:
+ Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng em cảm thấy như thế nào ?
Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học
- Nhận xét giờ học 
_________________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 13: N, M
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: m, n, nơ, me; từ và câu ứng dụng
- Viết được: n, m, nơ, me
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bố, mẹ, ba má.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa: nơ, me
- Tranh minh họa câu ứng dụng
- Tranh minh họa phần luyện nói
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng viết, đọc: i - bi, a - cá 
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô ly
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Bức tranh vẽ ai và đang làm gì ?
+ Bức tranh vẽ quả gì ?
+ Trong tiếng nơ và me, có chữ và âm nào đã được học ?
- Học sinh đọc cá nhân: ơ, e
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới: n, m. 
- Học sinh đọc theo giáo viên: n - nơ, m - me
*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
n
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên viết bảng: n, vừa viết vừa nói: chữ n gồm 1 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu.
b. Phát âm và đánh vần tiếng
Phát âm:
- Giáo viên phát âm mẫu, học sinh quan sát
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh 
Đánh vần: 
- Giáo viên viết bảng: nơ và đọc: nơ
- Học sinh đọc: nơ
+ Vị trí của các chữ trong tiếng nơ được viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: nờ - ơ - nơ
- Học sinh đánh vần theo: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
- Giáo viên chính sửa cách đánh vần cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu lên bảng: n, vừa viết vừa nói quy trình viết. 
- Học sinh viết vào bảng con: n
- Giáo viên n sửa lỗi cho học sinh 
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: nơ và nêu qui trình viết
- Học sinh viết vào bảng con: nơ 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
m (Dạy tương tự n)
Lưu ý: - Chữ m gồm hai nét móc xuôi, một nét móc hai đầu
- So sánh m với n: 
+ Giống: đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu
+ Khác: m nhiều hơn một nét móc xuôi.
d. Đọc tiếng, từ ứng dụng
Đọc tiếng ứng dụng: 
- Học sinh đọc theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét chính sửa phát âm cho học sinh 
Đọc từ ứng dụng:
- Học sinh đọc các từ ứng dụng:	 ca nô bó mạ 
- Giáo viên giải thích các từ trên
- Giáo viên đọc mẫu
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
- Học sinh lần lượt phát âm: n - nơ, m - me
- Học sinh đọc các từ, tiếng ứng dụng theo: nhóm, cá nhân, cả lớp
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét về tranh minh họa của câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng theo nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chính sửa lỗi phát âm cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh giở vở tập viết và chuẩn bị tư thế ngồi viết
- Học sinh viết: n, m, nơ, me theo mẫu trong vở tập viết
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý theo tranh, học sinh trả lời:
+ Quê em gọi người sinh ra mình là gì ? 
+ Nhà em có mấy anh chị em ? Em là thứ mấy ?
+ Em hãy kể tình cảm của mình đối với bố mẹ ? 
+ Em sẽ làm gì để bố mẹ vui lòng ?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh theo dõi và đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 14
- GV nhận xét giờ học. 
______________________________________________________________________
 Ngày soạn: 20/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ tư 23/ 9/ 2009
TOÁN: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số.
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn.
- Học sinh say mê so sánh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm: 3 o 3 , 5 o 5, 1 o 1
- Cả lớp làm bảng con: 2 o 2
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu, 1 học sinh nêu cách làm
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh chữa miệng (theo từng cột)
+ Các số được so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau ?
+ Kết qủa thế nào ?
Bài 2: Viết theo mẫu
- Học sinh nêu yêu cầu của bài và đọc bài mẫu
- Học sinh làm tiếp các phần còn lại, giáo viên quan sát giúp đỡ
- Học sinh đổi bài kiểm tra lẫn nhau
- Học sinh nêu kết quả bài làm của bạn, nhận xét
Bài 3: Làm cho bằng nhau (theo mẫu)
Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu. Gọi học sinh giải thích tại sao lại nối như hình vẽ 
- Học sinh tự làm bài, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét
*Hoạt động 2: Trò chơi ''Nối phép tính với kết qủa đúng''
- Giáo viên nêu cách chơi
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong sách giáo khoa 
- Nhận xét giờ học 
____________________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 15: T, TH
A. YÊU CẦU
- Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: t, th, tổ, thỏ
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: ổ, tổ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa
- Tranh minh họa câu ứng dụng
- Tranh minh họa phần luyện nói
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng viết: d - dê, đ - đò
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ?
+ Con gì hay ăn củ cà rốt ?
+ Trong tiếng tổ và thỏ chữ và âm nào đã được học ?
- Học sinh đọc cá nhân: ô, o
Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới: t, th. Giáo viên viết bảng: t - th
- Học sinh đọc theo giáo viên: t - tổ, th - thỏ
* Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
t
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên viết lại chữ t và nói: Chữ t gồm 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược dài và một nét ngang ngắn.
+ Chữ t và đ giống và khác nhau ở điểm nào ?
b. Phát âm và đánh vần
Phát âm:
- Giáo viên phát âm mẫu: t (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra)
- Học sinh nhìn bảng phát âm: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
Đánh vần:
- Giáo viên viết bảng: tổ và đọc tổ
- Học sinh đọc: tổ
+ Vị trí của các chữ trong tiếng tổ được viết như thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần: tờ - ô - tô - hỏi - tổ
- Học sinh đánh vần: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
Giáo viên viết mẫu lên bảng: t và hướng dẫn qui trình viết. Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: t
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho học sinh
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: tổ, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: tổ 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
th: (Qui trình dạy tương tự như t)
Lưu ý: - Chữ th là chữ ghép từ 2 con chữ t và h
- So sánh chữ t và th: + Giống: đều có chữ t
 + Khác: th có thêm con chữ h
d. Đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng
Đọc tiếng ứng dụng: to, tơ, ta
 tho, thơ, tha
- Học sinh đọc: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
Đọc từ ngữ ứng dụng: ti vi, thợ mỏ
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ngữ trên
- Giáo viên giải thích các từ trên
- Giáo viên đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc lại
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: t - tổ, th - thỏ
- Học sinh đọc các từ, tiếng ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
+ Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chính sửa lỗi phát âm cho học sinh 
- Giáo viên đọc m ẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh viết vào vở tập viết: t, th, tỏ, thỏ theo mẫu trong vở tập viết
- Học sinh viết lần lượt từng dòng
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ 
- Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi: 
+ Con gì có ổ ? 
+ Con gì có tổ
+ Các con vật có ổ, tổ , còn con người có gì để ở ?
+ Em có nên phá ổ, tổ của các con vật đó không ? Vì sao ?
Trò chơi:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 15
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
A. YÊU CẦU:
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Đưa ra được một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có h ... e - ke - hỏi - kẻ
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh
c. Hướng dẫn viết chữ:
* Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: k, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: k
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: kẻ và nói qui trình viết
- Học sinh viết lên không trung bằng ngón trỏ 
- Học sinh viết bảng con: kẻ
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
kh (qui trình dạy như k)
Lưu ý: - Chữ kh là chữ ghép từ hai con chữ k và h 
 - So sánh kh và k: + Giống chữ k
	 + Khác: kh kết thúc bằng h
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- 2 học sinh đọc các từ ứng dụng : 	kẽ hở	 khe đá
	 	kì cọ	 cá kho
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
- HS đọc lại: cá nhân, nhóm, cả lớp
TIẾT 2
 *Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: k, kẻ và kh, khế 
- Học sinh đọc các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
+ Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhìn tranh minh họa câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 học sinh đọc câu ứng dụng
 *Hoạt động 2: Luyện viết 
- Hướng dẫn học sinh viết : k, kh, kẻ, khế
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
 *Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: ù ù, vo vo, ro ro, tu tu
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Các vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào?
+ Em có biết các tiếng kêu khác của loài vật không?
+ Tiếng kêu nào làm cho người ta sợ?
+ Tiếng kêu nào khi nghe người ta thích?
- GV cho HS bắt chước tiếng kêu của các con vật.
Trò chơi:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 21
- Nhận xét giờ học.
______________________________
TOÁN:	 	 SỐ 9
A. YÊU CẦU:
- Biết được 8 thêm 1 được 9, viết số 9, đọc, đếm được từ 1 đến 9, biết so sánh các số trong phạm vi 9; biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại
- Mẫu chữ số 9 in và viết
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đếm từ 1 đến 8
- Cả lớp viết bảng con số 8
- Hỏi: 8 gồm mấy và mấy? (8 gồm 6 và 2; 7 và 1; 5 và 3; 4 và 4)
2. Dạy - học bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu số 9
Bước 1:Lập số 9
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và nói:
+ Có 8 bạn đang chơi, 1 bạn nữa chạy tới. Tất cả có mấy bạn?
+ 8 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn ? (9 bạn)
- Gọi học sinh nhắc lại: Tất cả có 9 bạn
- Yêu cầu học sinh lấy ra 8 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói: ''8 hình vuông thêm 1 hình vuông là 9 hình vuông''
- Làm tương tự như trên với số chấm tròn, con tính 
Hỏi: Số học sinh, số hình vuông, số chấm tròn, số con tính là mấy ? (9) 
Bước 2: Giới thiệu số 9 in, số 9 viết
- Giáo viên nêu: Số chín được viết bằng chữ số 9
- Giáo viên đưa số 9 viết, số 9 in để học sinh nhận biết 
- Giáo viên giơ tấm bìa có chữ số 9, học sinh đọc ''Chín''
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Học sinh đếm từ 1 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 1
- Học sinh quan sát dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và trả lời:
+ Số 9 liền sau số mấy ?
+ Số 9 là số như thế nào với dãy số trên ?
* Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết số 9
Bài 2: (Hoạt động cả lớp)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn học sinh 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữ bài, giáo viên nhận xét 
Bài 3: (Hoạt động cả lớp)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, GV theo dõi giupứ đỡ HS chậm
- Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 cột.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét chung, HS chữa bài (nếu sai)
Bài 4: (Hoạt động nhóm)
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét và chữa bài
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh đếm từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
- Số 8 là số liền sau số mấy ? 
- Về nhà ôn lại bài, viết lại số 8 vào bảng con nhiều lần
- Nhận xét giờ học.
 _________________________________________________________
 Ngày soạn: 26/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu 29/ 9/ 2009
TOÁN:	SỐ 0
A. YÊU CẦU:
- Viết được số 0, đọc và đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 que tính, 10 tờ bìa, mỗi tờ bìa viết 1 số từ 0 đến 9
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng: 9 o 9, 8 o 9
- Cả lớp viết bảng con số 9
- 1 học sinh đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1
2. Dạy - học bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu số 0
Bước 1: Hình thành số 0
Giáo viên hướng dẫn học sinh 
- Lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi 1 que tính. Mỗi lần bớt như vậy lại hỏi: ''Còn mấy que tính ?'' cho đến lúc không còn que tính nào nữa 
- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
+ Lúc đầu trong bể có mấy con cá ?
+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con ?
+ Lấy tiếp 1 con nữa còn lại mấy con ?
+ Lấy nốt 1 con cá, trong bể còn lại mấy con cá ?
- Giáo viên nêu: Để chỉ không còn con nào ta dùng số 0 biểu thị.
Bước 2: Giới thiệu số 0 in, số 0 viết
- Giáo viên nêu: Số không được viết bằng chữ số 0
- Giáo viên gắn bảng số 0 viết, số 0 in để học sinh nhận biết 
- Giáo viên giơ tấm bìa có chữ số 0, học sinh đọc ''Không''
Bước 3:Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
+ Số 0 là số như thế nào trong dãy số trên ?
* Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh nêu kết quả theo từng dòng 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh làm quen với thuật ngữ: ''Số liền trước''
- Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi điền số 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh nêu kết qủa, giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập 
- Nhận xét giờ học.
_______________________________
TIẾNG VIỆT:	BÀI 21: ÔN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: u, ư, x, che, s, r, k, khe ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21 u, ư, x, che, s, r, k, khe; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: thỏ và sư tử.
- HS khá giỏi kể được 2 -3 đoạn truyện theo tranh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn trong sách giáo khoa, trang 44
- Tranh minh họa câu ứng dụng
- Tranh minh họa truyện kể: '' thỏ và sư tử ''.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: k, kh, kẻ, khế 
- Học sinh đọc các từ: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ?
+ Trong tiếng khỉ có chữ và âm gì đã học ?
+ Tuần qua các em đã được học các âm chữ gì mới?
- Giáo viên gắn bảng ôn lên bảng. Học sinh kiểm tra, bổ sung
 * Hoạt động 2: Ôn tập 
a. Các chữ và âm vừa học
- Học sinh lên bảng, chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng 1
- Giáo viên đọc âm, học sinh chỉ chữ
- Học sinh chỉ chữ và đọc âm
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
b. Ghép chữ thành tiếng
- Học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang
- Học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh và giải thích
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:	 xe chỉ	 kẻ ô
 củ sả	 rổ khế
- Học sinh đọc các từ ngữ: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
d. Tập viết các từ ngữ
- Học sinh viết trong vở tập viết từ: xe chỉ theo mẫu
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
TIẾT 2
 * Hoạt động 1: Luyện đọc 
Nhắc lại bảng ôn ở tiết 1
- Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
- Học sinh đọc câu ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
 * Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh viết trong vở tập viết các từ còn lại theo mẫu
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
 * Hoạt động 3: Kể chuyện ''Thỏ và sư tử''
- Học sinh đọc tên câu chuyện, giáo viên dẫn vào câu chuyện
- Giáo viên kể lại diễn cảm, kèm theo tranh minh họa
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên kể lại
- Học sinh đại diện các nhóm lên chỉ tranh và kể lại
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh theo dõi đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 22
- Nhận xét giờ học.
______________________________
SINH HOẠT: 	SINH HOẠT LỚP
A. YÊU CẦU:
- Học sinh biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần để phát huy, khắc phục.
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Đánh giá tuần qua:
+Ưu điểm: - Thực hiện tốt các nề nếp
 - Quần áo gọn gàng, sạch sẽ
 - Đi học đều và đúng giờ
 - Đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập
+Tồn tại: - Một số em còn quên sách vở: 
 - Nói chuyện trong giờ học
 - Đi học muộn:
2. Phương hướng tuần tới:
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập trước khi đến lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn hơn
- Thực hiện tốt các nề nếp
- Mặc đồng phục đến trường.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 4(1).doc