Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

A. YÊU CẦU:

- Củng cố muc tiêu ở tiết 1.

- Giáo dục HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài hát ''Sách bút thân yêu ơi''

- Đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.

- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Em phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?

2. Dạy - học bài mới:

* Hoạt động 1: Thi ''Sách vở ai đẹp nhất''

a. Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc thi và thành phần ban giám khảo

- Có 2 vòng thi: vòng 1: thi ở tổ, vòng 2: thi ở lớp

- Tiêu chuẩn chấm thi:

+ Có đầy đủ sách vở, đồ dùng đúng qui định

+ Sách vở sạch, không bị quăn góc, xộc xệch

+ Đồ dùng học tập sạch sẽ

b. Học sinh cả lớp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn

-Yêu cầu: - Các đồ dùng khác xếp cạnh chồng sách vở

 - Cặp sách treo ở cạnh bàn

c. Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1 - 2 bạn đẹp nhất thi ở vòng 2

d. Tiến hành thi vòng 2

e. Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng tổ, cá nhân thắng cuộc

* Hoạt động 2: Cá lớp hát bài ''Sách bút thên yêu ơi''

 

doc 35 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Ngày soạn: 18/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ hai 21/ 9/ 2009
ĐẠO ĐỨC: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (T)
A. YÊU CẦU:
- Củng cố muc tiêu ở tiết 1.
- Giáo dục HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát ''Sách bút thân yêu ơi''
- Đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
2. Dạy - học bài mới: 
* Hoạt động 1: Thi ''Sách vở ai đẹp nhất'' 
a. Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc thi và thành phần ban giám khảo
- Có 2 vòng thi: vòng 1: thi ở tổ, vòng 2: thi ở lớp
- Tiêu chuẩn chấm thi:
+ Có đầy đủ sách vở, đồ dùng đúng qui định
+ Sách vở sạch, không bị quăn góc, xộc xệch
+ Đồ dùng học tập sạch sẽ
b. Học sinh cả lớp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn
-Yêu cầu: - Các đồ dùng khác xếp cạnh chồng sách vở 
 - Cặp sách treo ở cạnh bàn 
c. Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1 - 2 bạn đẹp nhất thi ở vòng 2
d. Tiến hành thi vòng 2 
e. Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng tổ, cá nhân thắng cuộc 
* Hoạt động 2: Cá lớp hát bài ''Sách bút thên yêu ơi'' 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ 
''Muốn cho sách vở đẹp lâu
Đồ dùng đẹp mãi, nhớ câu giữ gìn'' 
3. Hoạt động nối tiếp:
+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng bền đẹp có ích lợi gì ? 
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học
- Nhận xét giờ học.
________________________________
TIẾNG VIỆT:	BÀI 22: P-PH, NH
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng
- Viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá;
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề chợ, phố, thị xã.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: xe chỉ, T2: củ sả, T3: kẻ ô.
- 1 học sinh lên bảng viết: rổ khế
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ? 
+ Trong tiếng '' phố '' và tiếng " nhà ", chữ và âm nào đã học rồi ?
- Học sinh đọc cá nhân ô, a
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: p, ph, nh. 
Giáo viên viết bảng: p, ph, nh, học sinh đọc theo giáo viên: p, ph, nh. 
*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
 p
 a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ p trên bảng và nói: chữ p gồm nét cong hở trái và 1 nét sổ dài 
- Học sinh thảo luận: so sánh p với n
+ Giống: đèu có nét móc 2 đầu 
+ Khác: p có nét sổ dài, n có nét móc trên.
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu p (pờ )
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
ph 
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ ph trên bảng và nói: chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h 
- Học sinh thảo luận: so sánh ph với p
+ Giống: đều có chữ p 
+ Khác: ph có thêm chữ h
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
Phát âm: - Giáo viên phát âm mẫu ph (phờ) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
Đánh vần tiếng khóa 
- Giáo viên viết lên bảng: phố và đọc phố
- Học sinh đọc: phố và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của của các chữ trong tiếng phố viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: phờ - ô - phô - sắc - phố.
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
Đọc trơn từ khóa 
- Giáo viên viết bảng: phố xá, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp.
- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: ph
phố
phố xá
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: p, ph vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: p, ph
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: phố và nói cách viết
- Học sinh viết bảng con phố
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
nh (qui trình dạy như ph)
Lưu ý: - Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h 
 - So sánh nh và ph: + Giống chữ h
+ Khác: nh bắt đầu bằng n
- Phát âm: nhờ
- Đánh vần: nhờ - a - nha - huyền - nhà
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Học sinh đọc các từ ứng dụng : phở bò nho khô
	phá cỗ nhổ cỏ
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: p - ph, phố, phố xá và nh, nhà, nhà lá.
- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Hướng dẫn học sinh viết : p, ph, nh, phố xá, nhà lá. 
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu trong vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã. 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ cảnh gì?
+ Nhà em có ở gần chợ không?
+ Chợ dùng để làm gì?
+ Nhà em ai là người hay đi chợ?
+ Thị xã ta đang ở có tên là gì?
Trò chơi:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học, về nhà ôn lại bài, xem trước bài 23.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________________________________
 Ngày soạn: 18/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ ba 21/ 9/ 2009
TOÁN:	 LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10, biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: các tấm thẻ ghi số từ 0 đến 10.
- HS: Bộ đồ dùng Toán và bút màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng: 1 em viết các số từ 0 đến 10; 1 em viết các số từ 10 đến 0.
- Cả lớp làm bảng con: 10 . . . 6, 10 . . . 10
- Hỏi HS về cấu tạo của số 10.
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
+Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối theo mẫu )
- Gọi HS nêu cách nối, cả lớp làm bài.
- GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.
+Bài 3: ( Hoạt động cá nhân )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Có mấy hình tam giác )
- GV hướng dẫn HS quan sát thật kỹ rồi nêu cách làm.
- HS lầm bài và chữa bài.
- GV nhận xét và chấm điểm.
+Bài 4: (Hoạt động cả lớp )
- Gọi HS nêu yêu cầu của phần a. ( Điền dấu , = )
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một cột.
- Cả lớp nhận xét bài của bạn, chữa bài ( nếu sai )
- GV nhận xét và chấm điểm.
Tương tự như vậy với phần b, c.
- Gọi HS nêu kết quả, GV nhận xét.
+Bài 5: Trò chơi " Tiếp sức "
- GV dán 3 bài lên, nêu yêu cầu của trò chơi.
- Mỗi tổ cử 1 nhóm 5 bạn lên chơi .
- HS thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập trong VBT.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
TIẾNG VIỆT:	BÀI 24: Q- QU, GI
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: q - qu, gi, chợ quê, cụ già từ và câu ứng dụng
- Viết đuợc q, qu, gi, chợ quê, cụ già
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: nhà ga, T2: gồ ghề, T3: ghi nhớ.
- 1 học sinh lên bảng viết: gà gô.
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ? 
+ Trong tiếng '' quê '' và tiếng " già ", chữ và âm nào đã học rồi ?
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: q - qu, gi
Giáo viên viết bảng: q - qu, gi, học sinh đọc theo giáo viên: q - qu, gi
*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
 q
 a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ q trên bảng và nói: chữ q gồm nét cong hở phải và 1 nét sổ dài 
- Học sinh thảo luận: so sánh p với q
+ Giống: đều có nét sổ dài 
+ Khác: q có nét cong hở phải.
b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu q ( cu )
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh 
qu 
a. Nhận diện chữ:
- Giáo viên tô lại chữ qu trên bảng và nói: chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ q và u
- Học sinh thảo luận: so sánh qu với q
+ Giống: đều có chữ q 
+ Khác: qu có thêm chữ u
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
Phát âm: 
- Giáo viên phát âm mẫu qu (quờ) 
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh 
Đánh vần tiếng khóa 
- Giáo viên viết lên bảng: quê và đọc quê
- Học sinh đọc: quê và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của của các chữ trong tiếng quê viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: quờ - ê - quê.
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp
Đọc trơn từ khóa 
- Giáo viên viết bảng: chợ quê, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp.
- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: 	qu
	quê
	chợ quê
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
c. Hướng dẫn viết chữ:
Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)
- Giáo viên viết mẫu: q, qu vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ
- Học sinh viết bảng con: q, qu
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)
- Giáo viên viết mẫu: quê và nói cách viết
- Học sinh viết bảng con quê
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
gi (qui trình dạy như qu)
Lưu ý: - Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i
 - So sánh gi và g:	 + Giống chữ g
+ Khác: gi kết thúc bằng i
- Phát âm: di
- Đáng vần: di - a - gia - huyền - già
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Học sinh đọc các từ ứng dụng : 	quả thị giỏ cá
	qua đò giã giò
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: q - qu, quê, chợ quê và gi, già, cụ già.
- ... 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh đọc câu: bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa 
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Từ bài này trở đi chúng ta sẽ học về các vần, Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ia 
- giáo viên viết lên bảng: ia, và cho học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Dạy vần 
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên viết lại vần ia lên bảng và nói: vần ia được tạo nên từ i và a 
- Học sinh thảo luận: so sánh ia với a
+ Giống: a 
+ Khác: ia bắt đầu bằng i 
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: i - a - ia 
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp. 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng: tía, gọi học sinh đọc: tía
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng tía viết như thế nào ?
Học sinh: t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên ia
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
i - a - ia
 tờ - ia - tia - sắc - tía
lá tía tô.
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ia, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ia
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: tía và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con tía
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3học sinh đọc các từ ứng dụng : tờ bìa vỉa hè 
 lá mía tỉa lá 
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi học sinh đọc lại 
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ia, tía, lá tía tô 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Em có nhanạ xét gì về bức tranh này ? 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
+ Khi đọc có dấu phẩy, chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
* Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
+ Khi viết vần hoặc tiếng, từ khóa trong bài, 
- Học sinh viết vào vở vần ia, tía, tía tô 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
* Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Chia quà 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh ?
+ Bà chia quà cho những quà gì ?
+ Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn ?
+ Em thường được ai hay cho quà nhất ?
+ Khi được cho quà em có thích không ? Em sẽ nói điều gì ?
+ Em thường để dành quà cho ai trong gia đình ?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 30
- Nhận xét giờ học. 
______________________________
 TOÁN:	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm: 1 1 2 
 + + +
 2 1 1 
 - Cả lớp làm bảng con: 2 + 1 = 
- 1 học sinh đọc lại con tính cộng trong phạm vi 3
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
+Bài 1: Quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh nhìn tranh vẽ và tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm
- Giáo viên nhận xét 
+Bài 2: Tính 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh là bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh đọc kết quả 
- Giáo viên nhận xét chung 
+ Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống 
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh chữa bài 
- Học sinh nhận xét bài của bạn 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh 
+ Bài 5:
- GV nêu yêu cầu
- GV tổ chức cho HS làm bài
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Về nhà ôn lại bài đã học, bài tập trong vở bài tập, giờ sau kiểm tra 
- Nhận xét giờ học.
 _________________________________________________________________
 Ngày soạn: 18/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu 21/ 9/ 2009
TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
A. YÊU CẦU:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4;
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng: 3 + 2 + o , 2 = o + 1, 3 = o + 2
- Cả lớp làm bảng con: 2 + 1, 1 + 1
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng con trong phạm vi 4
a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng 3 + 1 = 4
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu:
+ Có 3 con chim, thêm 1 con chim nữa. Hỏi tất cả có mấy con chim ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán 
- Gọi HS nêu lại câu trả lời: ''3 con chim thêm 1 con chim được 4 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên 
- Giáo viên: 3 thêm 1 bằng mấy ?
- Học sinh: 4 ð gọi học sinh nhắc lại 
- Giáo viên viết bảng: 3 + 1 = 4, đọc là: ''ba cộng một bằng bốn''
- Gọi vài học sinh đọc lại phép tính trên 
- Gọi học sinh lên bảng viết: 3 + 1 = 4
Hỏi lại: 3 cộng 1 bằng mấy ?
Học sinh: 4
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4 (Tương tự như trên)
c. Giáo viên chỉ vào con tính : 	3 + 1 = 4
 	2 + 2 = 4
 	1 + 3 = 4 
Và nêu đây là phép cộng trong phạm vi 4
- Gọi học sinh đọc lại các con tính trên: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
d. học sinh quan sát hình vẽ cuối, nêu câu hỏi để biết: 3 + 1 = 4, 1 + 3 = 4, tức là 3 + 1 cũng giống 1 = 3 ( vì đều bằng 4) 
*Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
+ Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính 
- Học sinh và giáo viên nhận xét . 
+ Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức"
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
- HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình.
- HS và GV nhận xét tính điểm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận , bổ sung.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 5: CỬ TẠ, THỢ XẺ, CHỮ SỐ 
A. YÊU CẦU:
Viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rôm, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết cúa học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: phố xá, nhà ga. 
2. Dạy - học bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
-Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết
- Học sinh đọc các từ trên 1 lần 
* Hoạt động 2: Tập viết
Học sinh tập viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Học sinh viết trong vở tập viết.
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________________
 TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 6: NHO KHÔ, NGHÉ Ọ, CHÚ Ý
A. YÊU CẦU:
- Học sinh đúng các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một
- Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết cúa học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: nghé ọ, cá trê. 
2. Dạy - học bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết
- Học sinh đọc các từ trên 1 lần 
*Hoạt động 2: Tập viết
Học sinh tập viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Học sinh viết trong vở tập viết.
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
SINH HOẠT: 	SINH HOẠT LỚP
A. YÊU CẦU:
- Học sinh biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần để phát huy, khắc phục.
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Đánh giá tuần qua:
+Ưu điểm: - Thực hiện tốt các nề nếp
 - Quần áo gọn gàng, sạch sẽ
 - Đi học đều và đúng giờ
 - Học và làm bài tốt trước khi đến lớp.
 - Đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập
 - Đã chấm dứt tình trạng ăn quà vặt.
+Tồn tại: - Một số em còn quên sách vở: 
 - Nói chuyện trong giờ học
 - Đi học muộn:
 - Quên không mang dép quai hậu:
2. Phương hướng tuần tới:
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập trước khi đến lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn hơn
- Thực hiện tốt các nề nếp
- Mặc đồng phục đến trường.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 56.doc