Giáo án lớp 1 - Tuần 8 - Hồ Trần Thị Loan

Giáo án lớp 1 - Tuần 8 - Hồ Trần Thị Loan

I.Mục tiêu:

 -Đọc được:ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ,, từ và câu ứng dụng ; Viết được :ua, ưa , cua bể, ngựa gỗ,

 -Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề : Giữa trưa .

Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ua, ưa

 -Giáo dục HS biết không nên đi vào lúc giữa trưa vì dễ bị ốm

II.Chuẩn bị :

-Tranh minh hoạ từ khóa cua bể, ngựa gỗ.

-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

-Tranh minh hoạ chủ đề luyện nói: Giữa trưa.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 8 - Hồ Trần Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 15/ 10 /2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Chào cờ
 *********************************
Tiết 2+ 3: Học vần 
	 Bài 30 : Vần ua - ưa 
I.Mục tiêu:
 -Đọc được:ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ,, từ và câu ứng dụng ; Viết được :ua, ưa , cua bể, ngựa gỗ,
 -Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề : Giữa trưa	.
Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ua, ưa
 -Giáo dục HS biết không nên đi vào lúc giữa trưa vì dễ bị ốm
II.Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ từ khóa cua bể, ngựa gỗ.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
-Tranh minh hoạ chủ đề luyện nói: Giữa trưa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : 
Viết: chia quà , tỉa lá , lá mía
Đọc bài vần ia , tìm tiếng có chứa vần ia trong câu ứng dụng
GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới:
Giới thiệu tranh rút ra vần ua, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ua
Lớp cài vần ua.
So sánh vần ua với vần ia?
Phát âm ua
Hướng dẫn đánh vần 1 lần.u- a - ua
Có ua, muốn có tiếng cua ta làm thế nào?
Cài tiếng cua.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng cua.
Gọi phân tích tiếng cua. 
GV hướng dẫn đánh vần cờ - ua - cua
Dùng tranh giới thiệu từ “cua bể”.
 Trong từ có tiếng nào mang vần mới học?
Gọi đánh vần tiếng cua, đọc trơn từ cua bể.
Gọi đọc lại toàn bảng
Vần 2 : vần ưa (dạy tương tự )
So sánh 2 vần.
Đánh vần: ư - a - ưa
 ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa
 ngựa gỗ
Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
* Viết: Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
Nhận xét , sửa sai
Nhận xét , sửa sai
* Dạy từ ứng dụng:
Cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
Tìm tiếng mang vần mới học ?
Phân tích tiếng : đùa, nứa , xưa
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Giải thích từ, đọc mẫu
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học.Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
Tìm tiếng mang vần mới học trong câu
Phân tích tiếng;mua, dừa
Đánh vần, đọc trơn
GV nhận xét và sửa sai.
*Luyện viết vở TV GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
*Luyện nói :Chủ đề “Giữa trưa”
Treo tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Tại sao em biết tranh vẽ giữa trưa mùa hè?
Tại sao em không nên chơi đùa vào giữa trưa?
Buổi trưa em thường làm những gì?
4.Củng cố dặn dò: : Gọi đọc bài.
Tìm tiếng mới có vần mới học. xem bài ở nhà.
Lớp viết bảng con
2 em lên bảng tìm tiếng có vần ia 
1 – 2 em đọc sgk
Vần ua mở đầu bằng âm u, kết thúc âm a
Cài bảng cài.
Giống: đều kết thúc âm a
Khác: ua mở đầu âm u
Cá nhân, nhóm, lớp
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm c đứng trước vần ua.
Toàn lớp.
Có âm c đứng trước , vần ua đứng sau
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm, lớp
Tiếng cua.
Cá nhân 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm, lớp
Cá nhân 2 em
Giống nhau : a cuối vần.
Khác nhau : u và ư đầu vần.
Cá nhân, nhóm, lớp
Quan sát nhận xét độ cao , khoảng cách , các nét
Viết định hình, viết bảng con
Viết định hình, viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng chứa vần vừa học
chua, đùa, nứa, xưa.
3 em
Cá nhân, nhóm, lớp
CN 2 em, đồng thanh.
Vần ua, ưa.
Cá nhân vài em .Đại diện 2 nhóm.
Cá nhân 6 ->8 em, nhóm ,lớp đồng thanh
 mua, dừa.
2 em
Cá nhân, nhóm, lớp
Toàn lớp.
Luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV.
Trả lời theo gợi ý của GV
Vẽ người đứng nghỉ dưới gốc cây bóng đang tròn
Dễ bị cảm nắng 
Đi ngủ
Đại diện 2 nhóm tìm, HS khác nhận xét, HS bổ sung.
Tiết 4: Đạo đức: 
 Gia đình em (T1)
I.Mục tiêu:
- Nêu được những việc trẻ cần làm để thể hiện kính trọng , lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ ; Biết lễ phép với ông bà cha mẹ .
- Rèn cho HS có biết lễ phép với ông bà cha mẹ và biết làm những việc nhỏ thể hiện kính trọng ông bà cha mẹ.
- Giáo dục HS có ý thức biết vâng lời ông bà cha mẹ.	
- Phân biệt được các hành vi , việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng lễ phép , vâng lời ông bà cha mẹ.
II. Chuẩn bị :
: -Tranh minh họa câu chuyện của bạn Long.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Em hãy kể về gia đình của mình?
Ở tranh bạn nào sống với gia đình?
Bạn nào sống xa cha mẹ?
GV nhận xét bài cũ 
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tên bài
Hoạt động 1 : 
Kể chuyện có tranh minh hoạ
Em có nhận xét gì việc làm của bạn Long?
Điều gì sẻ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ?
*Chốt ý: Bạn Long trong bài không vâng lời mẹ nên bị ốm không đi học được , vậy đó là việc làm không nên ,bạn Long chưa ngoan làm bố mẹ vất vả....Các em nên vâng lời bố mẹ , giúp bố mẹ những công việc như: quét nhà, lau bàn ghế, đuổi gà... làm bố mẹ vui lòng.
Hoạt động 2 :
Liên hệ thực tế.Sống trong gia đình em được quan tâm như thế nào?
Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
Gọi nhóm lên trình bày trước lớp
GV nhận xét bổ sung ý kiến của các em.
Kết luận:
Gia đình là nơi em được yêu thương, chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo, các em cần chia sẻ với bạn không được sống cùng gia đình, các em phải yêu quý gia đình, kính trọng, lẽ phép, vâng lời ônh bà cha mẹ
3.Củng cố Trò chơi: Đổi nhà.
GV hướng dẫn học sinh chơi thử, tổ chức cho các nhóm chơi đổi nhà.
Nhận xét, tuyên dương. 
 Học bài, xem bài mới.
Nhận xét giờ học
1 HS kể: 
Học sinh quan sát và chỉ.
Vài HS nhắc lại.
Bạn Long chưa vâng lời mẹ.
Không thuộc bài, bị ốm khi đi nắng.
Lắng nghe
Trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi của GV
Chăm sóc, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy bảo.
Yêu thương kính trọng vâng lời ông bà cha mẹ.
Lần lượt các nhóm lên phát biểu.
Lắng nghe.
Lắng nghe cô tóm nội dung bài học.
1 em nêu : Gia đình em.
Các nhóm chơi trò chơi.
Thực hiện ở nhà.
 ********************************* 
 Ngày soạn: 16 / 10 /2010
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Tiết 1+ 2 Học vần
 Bài 31: Ôn tập 
I.Mục tiêu:
-Đọc được :ia , ua , ưa các từ ngữ ,câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được :ia, ua, ưa ; các từ ngữ ứng dụng
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Khỉ và Rùa.
- Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các âm , từ đã học thành thạo
- Giáo dục HS không nên cẩu thả và ba hoa trong cuộc sống..
- HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh
 II. Chuẩn bị:
-Bảng ôn như SGK.	
-Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
- Tranh minh hoạ truyện kể.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh	
1.Bài cũ : Viết :nô đùa, xưa kia, cửa sổ
Đọc bài vần ua , ưa , tìm tiếng chứa vần ua, ưa trong câu ứng dụng?
GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới : Ôn tập các bài đã học trong tuần. Đó là những vần gì?
GV treo bảng ôn như SGK.
Gọi đọc âm, vần.
Ghép chữ và đánh vần tiếng.
Gọi ghép tiếng, GV ghi bảng.
Gọi đọc bảng vừa ghép.
Hướng dẫn viết : Mùa dưa, ngựa tía.
Nhận xét , sửa sai
*Đọc từ ứng dụng: Ghi các từ lên bảng
Phân tích tiếng:trỉa, mía, dưa
Gọi đọc từ, GV giảng từ “Mua mía”
Gọi nêu tiếng mang vần vừa ôn.
GV đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Các từ còn lại tiến hành dạy như từ mua mía.
Gọi đọc các từ ứng dụng.
Gọi đọc bài ở bảng lớp.
3.Củng cố tiết 1: Gọi đọc bài.
Nhận xét tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp:
*Đọc vần, tiếng, từ .
*Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đua đưa
Gió qua cửa sổ
Bé vừa ngủ trưa.
Hỏi tiếng mang vần vừa ôn trong câu.
GV nhận xét.
Gọi đọc trơn toàn câu:
*Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 9 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
*Kể chuyện : “Khỉ và Rùa”
GV treo tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Câu chuyện hôm nay kể là gì?
Kể diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ
Yêu cầu HS chỉ tranh nối tiếp kể
T1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân..... rùa theo khỉ đến...
T2:Đến nơi Rùa băn khoăn ... ngậm vào đuôi Khỉ.....
T3:Vừa tới cổng.....Rùa rơi xuống đất
T4:Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nứt ...maiRùa có vết rạn
Kể lại toàn câu chuyện
Câu chuyện có mấy nhân vật? em thích nhân vật nào? Vì sao?
Câu chuyện nói lên điều gì? ( ý nghĩa) Truỵện nói thói ba hoa cẩu thả là tính xấu , có hại và còn giải thích cái mai của Rùa
3.Củng cố dặn dò: : 
Gọi đọc bài.
Tìm tiếng mới mang vần mới học.
xem bài mới
Viết bảng con
2 em
Vần ia, ua, ưa.
Quan sát âm vần.
Học sinh đọc.
Lớp quan sát ghép thành tiếng.
Tru, trua, trưa, 
6 em
Toàn lớp viết bảng con
Đọc thầm tìm tiếng chứa vần vừa ôn
3 em
Cá nhân tiếp nối chú ý các em đọc chậm như : Tiến , Vui , .....
Cá nhân tiếp nối nêu tiếng mang vần ia.
Mía, đọc trơn mua mía.
Quan sát làm theo yêu cầu của GV.
Cá nhân , nhóm, lớp
( Các em đọc chậm đọc tiếng , các em khá giỏi đọc trơn câu , .....)
2 em.
Đại diện 2 nhóm.
Tiếng lùa, đưa, vừa, trưa.
CN đánh vần tiếng 4 em.
Đọc trơn tiếng, Đọc trơn câu cá nhân, nhóm , lớp
Toàn lớp
Nhắc lại chủ đề.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV.
Khỉ và rùa
Lắng nge
Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút) và cử đại diện nhóm thi kể
Các nhóm chỉ vào tranh và kể tóm tắt nội dung mà tranh thể hiện
Nhóm nào kể đúng nội dung 4 tranh nhóm đó thắng
2 em
Có 3 nhân vật , khỉ , rùa, vợ khỉ, Thích nhân vật HS tự nói theo ý thích
Ba hoa , cẩu thả là tính xấu, có hại
Thực hiện ở nhà.
Luyện đọc, viết thành thạo các tiếng , từ có chứa vần ia, ua, ưa
 **************************************
Tiết 3: Toán:
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4 ; Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
- Rèn cho HS có kĩ năng làm tính cộng , viết thẳng cột các số phép tính dọc trong phạm vi 3, phạm vi 4
- Giáo dục HS tính cẩn thận
*Ghi chú:Bài 1, bài 2 ( dòng 1), Bài 3 
II. Chuẩn bị :
-Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. -Bộ đồ dùng toán 1.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: đọc bảng cộng trong phạm vi 4
Tính: 2 +2 3 + 1 1 + 3
Nhận xét bài cũ .
2.Bài mới :
GT trực tiếp : Ghi tên bài “Luyện tập”.
3.HD làm các bài tập :
Bài 1 : Tính:
+
+
+
+
+
 3 2 2 1 1
 1 1 2 3 2
GV theo dõi nhận xét sữa sai (chú ý cách đặt tính của học sinh )
Bài 2 : Điền số
Hướng dẫn cách làm , làm mẫu 1 bài
GV hướng dẫn mẫu 1 bài:
Yêu cầu các em làm phiếu học tập và nêu kết quả.
GV theo dõi chấm 5 ...  cầu
Quan sát tranh đặt bài toán
Nhiều HS đặt đề toán
HS viết phép tính vào vở, 1 hs lên bảng viết phép tính
3
+
2
=
5
2
+
3
=
5
Nêu yêu cầu
Đại diện 3 tổ thi nhau nối , lớp làm VBT
Đọc lại các phép cộng trong phạm vi 5
Làm lại các bài tập đã làm sai
 **************************************
Tiết 3: Sinh hoạt Sao
I.Mục tiêu:
- Đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện được trong tuần 8
- Thực hiên các bước sinh hoạt lớp tự nhiên 
- Đề ra kế hoạch cho tuần 9
- Rèn kĩ năng giao tiếp trước tập thể cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị :
-Nội dung sinh hoạt 
- Địa điểm sinh hoạt thoáng mát.(Nếu ngoài trời )
III. Các hoạt động dạy học :
Ổn định tổ chức nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt Sao
Nhắc lại các bước sinh hoạt Sao
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc lại cho các Sao thành viên trong sao , tên sao , các sao trưởng
+ Tập hợp điểm danh (Sao trưởng tập hợp điểm danh).
+Kiểm tra vệ sinh cá nhân (Sao trưởng yêu cầu các bạn đưa tay ra phía trước để kiểm tra vệ sinh cá nhân : áo quần , đầu tóc ,mặt mũi tay chân .
+Sao trưởng nhận xét .
+ Kể các việc tốt trong tuần .( Các sao thực hiện tốt MTHTTT, học tập có tiến bộ , bước đầu thực hiện các đôi bạn cùng tiến có kết quả , học tập có tiến bộ ...Tiến Nhi ,Thành Thoa , Thi Vui , Nguyên Quân , .....)
Hoan hô Sao .......
Chăm ngoan học giỏi 
Làm được nhiều việc tốt .
+Đọc lời hứa của Sao nhi đồng
Vâng lời Bác Hồ dạy 
Em xin hứa sẵn sàng 
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
+Phát động kế hoạch tuần tới thi đua chào mừng chủ điểm “Chào mừng 20- 11’’
Nhận xét bổ sung,giúp đỡ thêm cho các sao còn chậm
Tuyên dương các sao tốt
Tiết 3: Luyện tự nhiên xã hội
 Cuộc sống xung quanh (T1)
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố :
-Nêu được một nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi em ở .
-Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh , sạch , đẹp .
II.Chuẩn bị :
-Các hình ảnh về lớp học .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi tên bài cũ :
-Em hãy cho biết tên thôn , xã , huyện của em đang ở.
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to. 
Hỏi: Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?
Giáo viên khái quát và giới thiệu bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.
MĐ: Học sinh tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xunh quanh mình.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV cho học sinh quan sát và nhận xét về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi học sinh kể về những gì mình quan sát được.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh nhận ra đây là bức tranh vẽ về hoạt động ở nông thôn . Kể được một số hoạt động ở nông thôn .
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và hoạt động:
Em nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là bức tranh về cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Tập kể về nơi em đang ở.
MĐ: Học sinh biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và tập thảo luận theo nội dung sau:
Các em đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
3.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.
Học sinh quan sát và nêu:
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 4 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV
Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.
Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV
Nhóm khác nhận xét.
HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình. .
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nhắc nội dung bài học.
**************************************
 Ngày soạn: 6 /1/2010
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Luyện tập viết:
 Bài 76: OC – AC
I.Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh yếu , trung bình viết được các tiếng có vần oc , ac
- Các em khá giỏi viết từ , câu có vần oc , ac
- Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách , độ cao , tiếng từ cần luyện .
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở cho học sinh.
II.Chuẩn bị :
-Bảng chữ mẫu viết các tiếng , từ cần luyện
- Bảng con
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức :
- Bắt bài hát .
2. Bài cũ :
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các vần oc ,ac , con sóc , bản nhạc
- Nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài nêu yêu cầu tiết học .
- Đưa mẫu chữ cần luyện lên bảng 
- Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét : Độ cao , khoảng cách của các con chữ ,điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các con chữ
+ Cần lưu ý học sinh :
Nét nối giữa o và c , a và c 
Nét nối giữa vần oc và âm đầu , ac với âm đầu
Khoảng cách giữa các tiếng , khoảng cách giữa các từ
Cách viết dấu thanh ở các tiếng .
Chú ý tư thế ngồi viết cho học sinh
Theo dõi luyện viết nhiều cho các em viết chậm , viết chưa đúng.
- Yêu cầu học sinh viết bài .Giao nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng học sinh 
+ Các em trung bình , yếu viết 2 dòng hạt thóc , 2 dòng bản nhạc .
+ Các em khá giỏi viết viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà viết câu Chúng em học hai buổi mỗi ngày.
- Theo dõi uốn nắn thêm .
- Thu bài chấm 
4.Củng cố :
- Nhận xét tiết học tuyên dương các bạn viết đẹp
- Hướng dẫn luyện viết về nhà với các em viết chậm.
-Học sinh hát tập thể
- Học sinh viết bảng con 
-Quan sát mẫu chữ
- Nhận xét 
- Học sinh luyện viết , chú ý tư thế ngồi viết đúng khoa học .( Chú ý : Văn Tiến ,Quỳnh , Xoan , Minh Liên ,Nhung , Viết Quốc , Nguyệt , Vĩ , Thơ....) 
- Rèn viết đẹp cho các em :, Thúy ,Như Ý , Ngọc Ánh , Anh Quốc , Kim Anh ,Công Lý , Thái Long , Phương Ly, Vân Ngân...... 
- Quan sát nhận xét bài của bạn 
 *********************************
Tiết 2: Luyện toán:
 Một chục – Tia số
I.Mục tiêu :
-Giúp cho học sinh nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- Biết đọc và ghi số trên tia số.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi thực hiện các phép tính .
II.Chuẩn bị :
-Tranh vẽ , thước kẻ.
- Bộ đồ dùng học Toán.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
2.Bài luyện:
- Giới thiệu nêu yêu cầu của tiết học a.Ôn khái niệm “một chục”.
Giáo viên đính mô hình cây như tranh SGK lên bảng, cho học sinh đếm số quả trên cây và nói số lượng quả.
Giáo viên nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
Cho học sinh đếm số que tính trong bó que tính và nêu số lượng.
Giáo viên hỏi: 
10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
Giáo viên ghi bảng
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
Gọi học sinh nhắc lại những kết luận đúng.
b.Ôn luyện về tia số.Giới thiệu tia số:
Giáo viên vẽ tia số rồi giới thiệu:
Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (được ghi số 0), các điểm vạch cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm (mỗi vạch) ghi 1 số theo thứ tự tăng dần
0 1 2 3 4 5 6 7  10
Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh số: Số ở bên trái số ở bên trái.
Bài 1: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình rồi vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.
Cho học sinh làm VBT.
Bài 2: Học sinh đếm và khoanh tròn theo mẫu.
Bài 3: Cho học sinh làm ở bảng từ, học sinh khác làm VBT.
Gọi học sinh nêu để khắc sâu về tia số cho học sinh.
3.Củng cố :
GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học.
Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò về nhà:
Làm lại các bài tập trong VBT.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh đêm và nêu: 
Có 10 quả.
Học sinh nhắc lại
Có 10 que tính.
Một chục que tính.
Một chục.
Học sinh đọc nhiều em.
10 đơn vị.
10 đơn vị = 1 chục.
1 chục = 10 đơn vị.
Học sinh lắng nghe để nắm chắc bài học.
Học sinh đọc các số trên tia số: 0, 1, 210
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên làm VBT bài 1 và 2.
Học sinh khắc sâu lại tia số trên bảng từ theo bài tập 3.
Học sinh nêu lại: 
10 đơn vị = 1 chục.
1 chục = 10 đơn vị.
 *********************************
Tiết 3: Sinh hoạt Sao
I.Mục tiêu:
- Đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện được trong tuần qua .
- Đề ra kế hoạch cho tuần đến .
- Rèn kĩ năng giao tiếp trước tập thể cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị :
-Nội dung sinh hoạt Sao
- Địa điểm sinh hoạt thoáng mát.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt Sao
Nhắc lại các bước sinh hoạt Sao
+ Tập hợp điểm danh (Sao trưởng tập hợp điểm danh).
+Kiểm tra vệ sinh cá nhân (Sao trưởng yêu cầu các bạn đưa tay ra phía trước để kiểm tra vệ sinh cá nhân : áo quần , đầu tóc ,mặt mũi tay chân .
+Sao trưởng nhận xét .
+ Kể các việc tốt trong tuần .
Hoan hô Sao .......
Chăm ngoan học giỏi 
Làm được nhiều việc tốt .
+Đọc lời hứa của Sao nhi đồng
Vâng lời Bác Hồ dạy 
Em xin hứa sẵn sàng 
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
.Phát động kế hoạch tuần tới 
 Trang trí lớp học thân thiện chủ đề “ Nói lời hay , làm việc tốt”để trường kiểm tra 
Nhận xét bổ sung,giúp đỡ thêm cho các sao còn chậm 
Tuyên dương các sao tốt
-Dặn dò về nhà đọc lời hứa của sao
Học sinh nêu các bước sinh hoạt Sao
Các sao tự sinh hoạt có sự hướng dẫn của Giáo viên 
Tuyên dương các Sao có tiến bộ
Tuyên dương các bạn có nhiều tiến bộ 
Nhắc lại các bước sinh hoạt sao
Tập hợp theo sao của mình 
Hát tập thể ,ra về.
 ********************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 lop 1 CKTKN ca ngay.doc