Giáo án Mĩ thuật khối 1 (chuẩn kiến thức)

Giáo án Mĩ thuật khối 1 (chuẩn kiến thức)

Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Tập quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

- Yêu mến cái đẹp nghệ thuật.

II. Chuẩn bị:

 + GV: - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi.

 + HS : - Vở tập vẽ.

 - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức: - Hát

2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới: * Giới thiệu bài:

 * Nội dung bài:

 

doc 54 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật khối 1 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	
Ngày giảng
 Bài 1: xem tranh thiếu nhi vui chơi
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. 
- Yêu mến cái đẹp nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
 + GV: - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi. 
 + HS : - Vở tập vẽ.
 - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò 
a.HĐ1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi :
- Giáo viên giới thiệu tranh.
- Đây là loại tranh vẽ về hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, các em có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
- Với đề tài vui chơi rất phong phú và đa dạng, cuốn hút người xem, nhiều bạn rất thích đề tài này và đã vẽ được những bức tranh đẹp, chúng ta cùng xem tranh của các bạn.
b.HĐ2 : Hướng dẫn học sinh xem tranh :
- Giáo viên treo tranh.
- Trong tranh này vẽ gì ?
- Trên tranh có những hình ảnh nào ?
- Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ ?
- Các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu ?
- Trong tranh có những màu nào ?
- Màu nào được vẽ nhiều nhất ?
- Em có thích bức tranh đó không ? Vì sao ? 	
c.HĐ3: Tóm tắt kêt luận:
- Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp, muốn thưởng thức được cái hay cái đẹp của tranh trước hết các em cần quan tâm đến quan sát và trả lời câu hỏi đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh.	
d.HĐ4: Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét giờ học.
- Y thức học tập của học sinh.	
- Học sinh quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý quan sát, lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Vẽ các bạn đang vui chơi.
-Các bạn đang chơi trò chơi nhảy dây, đá cầu, cầu lông. Bên cạnh đó còn có cây, bồn hoa, mặt trời.
- Hình ảnh các bạn đang nhảy dây, đá cầu, đánh cầu lông là chính, hình ảnh phụ là cây, bồn hoa và mặt trời.
- Đang diễn ra ở sân trường.
- Màu đỏ, màu vàng, màu xanh.
- Màu xanh.
-1HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS giữ trật tự.
- HS lắng nghe, đóng góp xây dựng bài.
4. Dặn dò:
 - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
 *Rút kinh nghiệm:
-
-
-
-
 *************************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
 Bài 2 : Vẽ nét thẳng
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được các loại nét thẳng.
- Biết cách vẽ nét thẳng . 
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
 + GV: - Một số hình vẽ, ảnh có các nét thẳng. 
 - Một bài vẽ minh họa .
+ HS : - Vở tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò
a.HĐ1. Giới thiệu nét thẳng :
- Giáo viên vẽ lên bảng và giới thiệu các nét thẳng: Nét thẳng ngang ( _ ) nét thẳng xiên ( / ) nét thẳng đứng ( ) nét gấp khúc ( /\/\/\ ).
- GV ví dụ một số đồ vật thực tế.
b.HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét thẳng :
*Cách vẽ các nét:
- Vẽ nét thẳng ngang: Vẽ nét thẳng từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
- Nét thẳng nghiêng : Vẽ nét từ trên xuống, từ phải sang trái hoặc ngược lại.
- Nét thẳng đứng : Vẽ từ trên xuống dưới.
- Nét gấp khúc : Vẽ như nét thẳng nghiêng nhưng liền vào nhau.
=> Từ những nét trên ta có thể vận dụng vào vẽ cây, nhà, đất...
- Vẽ núi: Vẽ nét gấp khúc.
 Vẽ nước: Nét ngang.
-Vẽ cây:Vẽ nét thẳng đứng, nét nghiêng.
- Vẽ đất: Nét ngang.
- Vẽ nhà: Nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên.
-Vẽ hàng rào: Nét thẳng đứng,nét ngang.
c.HĐ3. Thực hành :
- GV hướng dẫn HS cách vận dụng các nét vào bài của mình.
- Không nên dùng thước kẻ để vẽ nét thẳng mà phải vẽ bằng tay.
d.HĐ4: Đánh giá - nhận xét:
- Giáo viên cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Đường nét.
+ Màu sắc.
- GV đánh giá xếp loại bài vẽ.
- Học sinh quan sát.
- Cái bảng, quyển vở.
HS vẽ theo ý thích vào bài vẽ của mình (Núi, sông, nhà cửa, cây...)
- Vẽ xong tô màu theo ý thích.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Rõ ràng, đẹp.
- Hài hòa, tươi sáng.
 4. Dặn dò :
Về nhà quan sát các đồ vật có nét thẳng.
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau. 
 *Rút kinh nghiệm:
-
-
-
-
 ***************************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
 Bài 3 : Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
I. Mục tiêu:
- Nhận biết ba màu: Đỏ - vàng - lam.
- Biết vẽ màu vào hình đơn giản, vẽ được kín hình, không chờm ra ngoài hình vẽ . 
- Yêu mến cái đẹp, giữ gìn tạo ra cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
 + GV: - Một số tranh ảnh có ba màu Đỏ - vàng - lam. 
 - Một số đồ vật có màu Đỏ - vàng - lam.
+ HS : - Vở tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a.HĐ1. Giới thiệu màu sắc :	
- Có 3 màu cơ bản: Đỏ - vàng - lam.
- Đây là màu gì ?
- Kể tên các đồ vật ở xung quanh có màu ( Đỏ - vàng - Lam ).
* Giáo viên kết luận :
Mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc, màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
b.HĐ2. Thực hành :
- Hình 2 ở vở tập vẽ vẽ gì ?
- Hình 3 vẽ gì ?
- Hình 4 vẽ gì ?
- Theo em lá cờ phải tô mấy màu ? là những màu nào ?
- Quả xoài có thể tô màu gì ?
- Dãy núi tô màu gì ?
- Khi tô nên tô như thế nào cho đẹp ?
- GV quan sát nhắc nhở HS cách tô màu.
c.HĐ3. Nhận xét đánh giá:
- GV thu một số bài cùng học sinh nhận xét về:
- Cách vẽ màu.	
- Màu: Đỏ - vàng - lam.
- Mũ (màu đỏ) bút (màu xanh) quả bóng(màu vàng). Trong hộp sáp màu có màu đỏ, vàng, lam. 
- Vẽ lá cờ.
- Vẽ quả xoài.
- Vẽ núi.
- Lá cờ tô hai màu: Màu vàng tô ngôi sao, còn màu đỏ tô lá cờ.
- Có thể tô màu xanh (quả xanh) màu vàng (quả chín).
- Màu xanh lam hoặc màu tím.
- Phải tô màu xung quanh trước, ở giữa sau. Tô màu không chờm ra ngoài nét.
- HS vẽ màu vào hình 2,3,4 vở tập vẽ.
- HS nhận xét bài của bạn.
+ Bài đẹp: Đã biết cách chọn màu đúng, tô đẹp, kín hình...
+ Bài chưa đẹp: Tô màu bị chờm ra ngoài hình.
 4. Dặn dò :
Quan sát mọi vật và gọi tên màu của nó ( Lá cây, hoa, quả...)
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
*Rút kinh nghiệm:
-
-
-
-
 ********************************************************************************************************
Ngày soạn	
Ngày giảng:
 Bài 4 : Vẽ hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được hình tam giác.
- Biết cách vẽ hình tam giác . 
- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một hình tương tự.
II. Chuẩn bị:
 + GV: - Một số hình có dạng hình tam giác. 
 - Cái Ê ke, cái khăn quàng.
+ HS : - Vở tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò
a.HĐ1. Giới thiệu hình tam giác ;
- GV cho HS quan sát đồ dùng trực quan (hình vẽ SGK - Tr 9 ).
- Hình 1a vẽ gì ?
- Hình 1b vẽ gì ?
- Hình 1c vẽ gì ?
- Hình 3a vẽ gì ?
- Hình 3b vẽ gì ?
- Các hình trên đều được vẽ ra từ hình gì?
b.HĐ2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình tam giác :
* Cách vẽ: Vẽ từng nét một.
- Vẽ nét xiên từ trên xuống theo chiều từ trên xuống theo chiều từ trái sang phải (h1) sau đó vẽ một nét thẳng ngang( h2 ),tiếp đó là một nét từ phải sang trái (h3).
- Hình tam giác có rất nhiều dạng hình khác nhau.
c.HĐ3. Thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước, con cá...vào phần giấy ở Tr 9.
- Vẽ màu theo ý thích.
d.HĐ4. Nhận xét - đánh giá:
- Thu một số bài đã hoàn thành GV cùng HS nhận xét bài vẽ về:
- Hình vẽ ?
- Màu sắc ?	
- Học sinh quan sát.
- Vẽ cái nón.
- Vẽ cái Ê ke.
- Vẽ mái nhà.
- Cánh buồm.
- Dãy núi.
- Các hình trên đều được vẽ ra từ hình tam giác .
- Vẽ 2,3 cái thuyền buồm to, nhỏ khác nhau.
- Học sinh vẽ bài vào vở.
- Học sinh nhận xét bài của bạn.
- Rõ ràng.
- Tươi sáng, rõ nét.
 4. Dặn dò :
Quan sát một số hình dáng, đường nét của một số quả cây, hoa, lá.
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
*Rút kinh nghiệm:
-
-
-
-
****************************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
 Bài 5: Vẽ nét cong
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết nét cong. 
- Biết cách vẽ nét cong.
- Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Một số đồ vật có dạng hình tròn.
 - Bài vẽ của học sinh
+ HS: - Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò 
a.HĐ1: Quan sát nhận xét : 
 Giới thiệu nét cong
- Giáo viên vẽ bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét khép kín.
- GV gợi ý câu hỏi để HS nhận xét: 
+ Nét nào là nét cong?
- Giáo viên vẽ bảng hình: Quả, lá cây... gợi ý các em nhận ra các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong.
b.HĐ2: Cách vẽ:
- Giáo viên hướng dẫn vẽ trên bảng để học sinh cả lớp cùng quan sát.
- Các hình hoa, quả... được vẽ từ nét cong.
- Giáo viên gợi ý: 
+ Các hình gì có thể vẽ từ nét cong?
+ Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh vẽ bảng.
c.HĐ3: Thực hành :
- Giáo viên gợi ý học sinh làm bài tập.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý, giúp đỡ học sinh kịp thời.
d.HĐ4. Nhận xét - đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ về:
 + Hình vẽ
 + Màu sắc
- Học sinh quan sát.
 (H.a) (H.b)
(H.c)
- Học sinh trả lời.
- Hình tròn , hình chiếc lá...
- Học sinh vẽ hình theo ý thích.
- HS làm bài.
- Vẽ tranh theo ý thích.
-HS quan sát và nhận xét bài vẽ của bạn.
- Tìm chọn bài vẽ đẹp theo ý thích.
4. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng cây, hoa, quả trong thiên nhiên.
*Rút kinh nghiệm:
-
-
-
-
 ****************************************************** ... n.
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh có những hình ảnh nào?
- Em hãy kể tên các màu sắc trong tranh?
- Mô tả các hình dáng trong tranh?
- Hình ảnh nào nổi bật nhất?
- Hoạt động trong tranh diễn ra ở đâu?
- Em hãy đặt tên cho bức tranh theo ý mình.
- Sau các câu trả lời của mỗi nhóm giáo viên bổ sung, tóm tắt về nội dung, cách sắp xếp về hình vẽ, màu sắc của mỗi bức tranh.
c.HĐ4. Nhận xét - đánh giá:
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Động viên, khích lệ học sinh.
- Củng cố nội dung bài học.
- Học sinh quan sát tranh.
- Làm quen và tiếp xúc với tranh của thiếu nhi.
- Học sinh quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm.
- Lần lượt các nhóm trả lời theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Các nhóm tự đặt tên cho bức tranh của nhóm mình.
4. Dặn dò:
 - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
 - Chuẩn bị cho bài sau, bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên.
- Nhắc học sinh chuẩn bị bút chì, bút màu cho bài sau.
 ******************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
Bài31: vẽ cảnh thiên nhiên
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Tập quan sát thiên nhiên.
 - Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích.
 - Thêm yêu mến quê hương đất nước mình.
II - Đồ dùng dạy học:
 GV: + Tranh, ảnh phong cảnh quê hương đất nước Việt Nam. 
 + Tranh vẽ phong cảnh của thiếu nhi. 
 HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 1.
 + Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a) HĐ 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên:
- Giới thiệu cảnh thiên nhiên và gợi ý học sinh nhận xét:	
+ Tranh vẽ, ảnh chụp cảnh gì?
+ Hình ảnh nào rõ nhất trong tranh?
+ Em hãy kể những hình ảnh có trong tranh?
+ Trong tranh, ảnh có những màu gì?
+ Em thích vẽ cảnh nào trong thiên nhiên 
(cảnh rừng cây, đồng ruộng, đồi núi, sông 
biển ...).
b) HĐ 2: Cách vẽ:
- Giáo viên vẽ bảng để hướng dẫn học sinh: 
+ Lựa chọn cảnh mình định vẽ.
+ Vẽ các hình ảnh cây, nhà, đồi núi, mây trời ...
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Tô màu gọn trong hình vẽ, tô kín nền giấy.
c) HĐ 3: Thực hành:
- Bài tập: Vẽ cảnh thiên nhiên theo ý thích.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý bổ sung kịp thời, giúp các em hoàn thành bài vẽ trên lớp.
 d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên lựa chọn một số bài vẽ gợi ý học sinh tìm ra: 
+ Bài vẽ đẹp
+ Bài vẽ chưa đẹp
- Giáo viên nhận xét bổ sung thêm.
- Giáo viên xếp loại
- Học sinh quan sát tranh, ảnh về thiên nhiên.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng. 
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn.
- Nắm được cách vẽ cảnh thiên nhiên ở mức độ đơn giản.
- Học sinh làm bài.
- Vẽ cảnh thiên nhiên theo cách cảm nhận riêng.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Nêu ý kiến về bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- Tập xếp loại theo cảm nhận riêng.
4- Dặn dò:
- Hoàn thành tiếp bài (nếu chưa xong).
- Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
 ******************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
Bài32: vẽ đường diềm trên áo, váy
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
 - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
 - Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy.
 - Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II - Đồ dùng dạy học:
 GV: + Một số đồ vật có trang trí đường diềm.
 + Một số bài trang trí đường diềm của học sinh năm trước.
 HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
 + Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a) HĐ 1:Giới thiệu đường diềm:
- Giáo viên giới thiệu mẫu áo, váy có trang trí gợi ý học sinh nhận xét: 
+ Đường diềm được hình trang ở vị trí nào trên áo, váy?
+ Đường diềm được vẽ những hình gì?
+ Đường diềm có mấy màu?
- Giáo viên kết luận: 
- Có nhiều cách trang trí đường diềm trên áo, váy. Trang trí đường diềm trên áo, váy
b) HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm :
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ đường diềm: 
+ Chọn vị trí trên áo, váy để vẽ đường diềm.
+ Vẽ hình (hình chữ nhật).
+ Chia khoảng (các ô bằng nhau).
+ Vẽ hoạ tiết (hoạ tiết tự chọn).
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên lưu ý học sinh: 
+ Sử dụng ít màu (3 - 4 màu). 
+ Màu nền khác màu hoạ tiết. 
+ Tô màu đều, không tô màu ra ngoài nét vẽ.
+ Tô màu vào áo, váy hoặc để trắng.
c) HĐ 3: Thực hành:
- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, quan sát học sinh làm bài.
- Gợi ý bổ sung, giúp các em hoàn thành bài vẽ.
d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên lựa chọn một số bài cùng học sinh nhật xét.
- Gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ đẹp.
- Chấm điểm, xếp loại bài vẽ.
- Động viên khích lệ học sinh.
- Học sinh quan sát mẫu áo, váy.
- Nhận xét về đường diềm trên áo, váy theo cách hiểu của mình.
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách trang trí đường diềm.
- Học sinh làm bài.
- Vẽ trang trí đường diềm trên áo, váy và tô màu.
- Học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn
- Tìm chọn bài vẽ đẹp theo ý thích.
4- Dặn dò:
 - Quan sát các loài hoa.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
 ******************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
Bài33: vẽ tranh bé và hoa
I - Mục tiêu:
 - Nhận biết được đề tài "Bé và hoa".
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
 - Vẽ được bức tranh về đề tài "Bé và hoa".
II - Đồ dùng dạy học:
 GV: + Một số tranh đề tài Bé và hoa.
 + Một vài tranh vẽ về đề tài khác.
 + Tranh hoặc ảnh về các loài hoa.
 HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 1.
 + Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a) HĐ 1: Giới thiệu đề tài:
- Giáo viên giới thiệu một số tranh khác nhau để học sinh quan sát và tự tìm ra tranh đề tài "Bé và hoa". 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: 
+ Hình ảnh trong tranh.
+ Màu sắc.
+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh.
- GV bổ sung kiến thức và tóm tắt nội dung.
b) HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh em bé là hình ảnh chính của tranh (vẽ to rõ ràng...).
+ Vẽ hoa, cây, nhà, đồi núi, mặt trời... để bức tranh sinh động hơn.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng.
c) HĐ 3: Thực hành:
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, bao quát lớp, gợi ý hướng dẫn bổ sung, giúp các em hoàn thành bài vẽ.
d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên nhận xét chung, củng cố nội dung bài học.
- Xếp loại bài vẽ.
- Động viên, khích lệ học sinh.
- Học sinh so sánh và quan sát nhận ra đề tài "Bé và hoa".
- Học sinh nhận xét.
+ Hình ảnh.
+ Màu sắc.
+ Hình ảnh chính, phụ. 
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh nắm được cách vẽ tranh đề tài "Bé và hoa".
- Học sinh tự vẽ được tranh "Bé và hoa" theo cảm nhận riêng.
4- Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
 ******************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
 Bài34: vẽ tự do
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - Tự chọn được đề tài để vẽ tranh.
 - Vẽ được tranh theo ý thích.
II - Đồ dùng dạy học:
 GV: + Tranh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt... của hoạ sĩ và thiếu nhi.
 HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ lớp 1.
 + Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a) HĐ 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu tranh vẽ về các dạngđề tài khác nhau của hoạ sĩ, thiếu nhi, gợi ý câu hỏi để học sinh nhận ra:
+ Tranh phong cảnh.
+ Tranh sinh hoạt.
+ Tranh chân dung...
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét về: 
+ Hình ảnh trong tranh?
+ Hình ảnh chính là gì?
+ Hình ảnh phụ có những gì?
+ Màu sắc trong tranh?
+ Màu đậm, màu nhạt trong tranh?
- Em thích vẽ về đề tài gì? Vì sao?
b) HĐ 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Giáo viên lấy ví dụ minh hoạ vẽ bảng để học sinh cùng quan sát: 
+ Lựa chọn đề tài theo ý thích.
+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ theo cảm nhận riêng.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên nhắc học sinh về cách vẽ hình cân đối trong khổ giấy, cách vẽ màu. 
c) HĐ 3: Thực hành:
- Giáo viên dành phần lớn thời gian cho học sinh làm bài.
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên bao quát lớp, gợi ý bổ sung giúp học sinh hoàn thành bài vẽ của mình.
d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh nhật xét một số bài vẽ, tìm ra bài vẽ đẹp.
- Giáo viên động viên khích lệ học sinh.
- Tuyên dương những học sinh có bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh tìm ra đề tài tranh vẽ. 
- Học sinh nhận xét tranh theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Tìm ra được đề tài mình yêu thích.
4- Dặn dò:
 - Chuẩn bị cho tiết sau Tiết 35: Trưng bày kết quả học tập.
 ******************************************************************************************
Ngày soạn: 	
Ngày giảng:
 Bài 35: trưng bày kết quả học tập
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - HS thấy được kết quả học tập trong năm.
 - Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy- học môn Mĩ Thuật.
II - Đồ dùng dạy học:
 GV: + Các thể loại tranh.
 + Giấy Ao
 HS: +Các bài vẽ đẹp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a) Hình thức tổ chức:
 - Chọn bài vẽ đẹp :Vẽ theo đề tài ,vẽ theo mẫu, vẽ trang trí.
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- Dán theo loại bài học.
- Có đầu đề 
b) Đánh giá :	
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét các bài vẽ.
- Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
- Tổ chức cho HS xem các bài vẽ
- Nhận xét bài vẽ của bạn
- Học tập cách vẽ tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(165).doc