Giáo án môn Toán lớp 1 - Học kì I

Giáo án môn Toán lớp 1 - Học kì I

I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

_ Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1

_ Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

_ Sách Toán 1

_ Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 40 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1347Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 1 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1
_ Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Sách Toán 1
_ Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
5’
5’
10’
10’
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1:
_ Cho HS xem sách Toán 1
_ Hướng dẫn HS mở sách đến trang “Tiết học đầu tiên”
_ GV giới thiệu về sách Toán:
+ Từ bìa 1 đến “tiết học đầu tiên”
+ Sau “tiết học đầu tiên”, mỗi tiết có một phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học (cho HS xem), phần thực hành. Trong tiết học, HS phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm bài theo hướng dẫn của GV. HS làm càng nhiều bài tập càng tốt.
_ Hướng dẫn HS giữ gìn sách.
2.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1:
_ Cho HS mở sách.
_ Hướng dẫn HS quan sát từng ảnh:
+ Trong giờ học Toán HS lớp 1 thường có những hoạt động nào? Bằng cách nào? Sử dụng những dụng cụ học tập nào?
_ GV tổng kết theo nội dung từng tranh: Trong tiết học toán có khi GV phải giới thiệu, giải thích (hình 1); có khi HS làm việc với các que tính; các hình bằng gỗ, bìa để học số (ảnh 2), đo độ dài bằng thước (ảnh 3); có khi phải làm việc chung trong lớp (ảnh 4); có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với các bạn (ảnh 5) 
Tuy nhiên, trong học tập toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của GV.
3.Giới thiệu với học sinh các yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1:
Học toán các em sẽ biết:
_ Đếm (từ 1 đến 100); đọc số (đến 100); viết số; so sánh hai số; 
_ Làm tính cộng, trừ (nêu ví dụ)
_ Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải toán (nêu ví dụ)
_ Biết giải các bài toán (nêu ví dụ)
_ Biết đo độ dài (nêu ví dụ); biết hôm nay là thứ mấy, là ngày bao nhiêu (ví dụ); biết xem lịch hàng ngày (cho HS xem tờ lịch và nêu hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu )
Đặc biệt, các em sẽ biết cách học tập và làm việc, biết cách suy nghĩ thông minh và biết nêu cách suy nghĩ của các em bằng lời (ví dụ). Muốn học toán giỏi các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ 
4.Giáo viên giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của HS:
_ Giơ từng đồ dùng, và nêu tên gọi của đồ dùng đó.
(chưa yêu cầu HS ghi nhớ tên gọi đó)
_ GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì? (que: dùng học đếm, )
_ Hướng dẫn cách mở, đóng, cất hộp; cách lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV
5.Nhận xét -Dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Học “Các số 1, 2, 3”
_ Quan sát
_ HS lấy và mở sách toán
_ HS thực hành gấp và mở sách.
_ Mở bài “Tiết học đầu tiên” 
_ Quan sát, trao đổi, thảo luận
_ Lấy rồi mở hộp đựng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
_ HS làm theo GV
_ Thực hành
_ Chuẩn bị: Sách toán 1
-Sách Toán 1
-Sách Toán 1
-hộp đựng đồ dùng học toán
TIẾT 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật
_ Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sánh về số lượng
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Sử dụng các tranh của Toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
10’
10’
7’
2’
1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa
Ví dụ: 5 cái cốc, chưa dùng từ “năm”, chỉ nên nói: “Có một số cốc”
_ GV cầm một nắm thìa trong tay (4 cái) và nói:
+ Có một số cái thìa.
_ GV gọi HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa rồi hỏi:
+ Còn cốc nào chưa có thìa?
_ GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: 
+ “Số cốc nhiều hơn số thìa”
_ GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói:
+ “Số thìa ít hơn số cốc”
_ Cho HS nhắc:
2.GV hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong bài học, giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm đối tượng như sau:
_ Ta nối một  chỉ với một 
_ Nhóm nào có đối tượng (chai và nút chai, ấm đun nước ) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn
Chú ý: Chỉ cho HS so sánh các nhóm có không quá 5 đối tượng, chưa dùng phép đếm, chưa dùng các từ chỉ số lượng 
3.Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”
 GV đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Cho HS thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn.
4. Nhận xét - Dặn dò:
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn dò:
+ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
_ HS thực hành
+HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa
+ 1 vàiHS nhắc lại
+ 1 vài HS nhắc lại
_ “Số cốc nhiều hơn số thìa” và “Số thìa ít hơn số cốc” (1 vài HS)
_ Thực hành theo hướng dẫn của GV và nêu: “Số chai ít hơn số nút chai, số nút chai nhiều hơn số chai”
_ So sánh trên các đối tượng: số bạn trai và gái, số vở và bút, 
-5 cốc
-4 thìa
-Sách Toán 1
TIẾT 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn
_ Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa ) có kích tước, màu sắc khác nhau.
_ Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
5’
5’
13’
5’
2’
1. Giới thiệu hình vuông:
_GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ đều nói:
+ Đây là hình vuông
_ Cho HS thực hành nhân diện hình vuông.
_ Cho HS mở SGK phần bài học, GV nêu yêu cầu: Nêu tên những vật có hình vuông?
2.Giới thiệu hình tròn:
 Tiến hành tương tự hình vuông.
Chú ý: Không nêu các câu hỏi:
_Thế nào là hình vuông? Thế nào là hình tròn?
_ Hình vuông có đặc điểm gì? 
 3.Thực hành: 
GV đọc yêu cầu từng bài:
_Bài 1: Tô màu các hình vuông.
_Bài 2: Tô màu hình tròn
Khuyến khích cho HS dùng các bút chì màu khác nhau để tô màu. 
_Bài 3: Tô màu
Nhắc HS hình vuông và hình tròn tô màu khác nhau.
Chú ý: Nếu HS không tô màu vào SGK (vở bài tập) thì thay bài tập 3 bằng hoạt động nối tiếp.
_Bài 4: Cho HS dùng mảnh giấy (bìa) có hình dạng như hình thứ nhất và hình thứ hai của bài 4 rồi gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông như hình vẽ
4.Hoạt động nối tiếp:
_ Yêu cầu: HS nêu tên các vật hình vuông, các vật hình tròn (ở trong lớp, ở nhà, ) 
5.Nhận xét - Dặn dò:
_ Nhận xét tiết học.
_ Học “Hình tam giác”
_ Quan sát và nhắc lại: 
+Hình vuông.
_ Lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình vuông đặt lên bàn học. HS giơ hình vuông và nói: “Hình vuông”
_ Trao đổi nhóm và mỗi nhóm nêu tên những vật có hình vuông (đọc tên đồ vật)
_ Dùng bút chì màu tô màu.
_ Dùng bút chì màu tô màu.
_Dùng bút chì màu tô màu
_ Kể các đồ vật có hình vuông, tròn
_ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
-1 số hình vuông có màu sắc và kích cỡ khác nhau
-1 số hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau
-Sách Toán 1
(vở bài tập)
TIẾT 4: HÌNH TAM GIÁC
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
_ Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật that
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Một số hình tam giác bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa ) có kích thước màu sắc khác nhau
_ Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
5’
5’
10’
5’
2’
1. Giới thiệu hình tam giác:
_GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ đều nói:
+ Đây là hình tam giác
_ GV có thể giới thiệu:
_ Cho HS thực hành nhân diện hình tam giác.
_ Cho HS mở SGK phần bài học, GV nêu yêu cầu: Nêu tên những vật có hình vuông?
2.Thực hành xếp hình:
 _ GV hướng dẫn:
+ Dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình
 3.Trò chơi: Thi đua chọn nhanh các hình
_GV gắn lên bảng các hình đã học: (5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn)
_Gọi 3 HS lên bảng, nêu yêu cầu:
+ Em A chọn hình tam giác.
+ Em B chọn hình tròn
+ Em C chọn hình vuông
Sau mỗi trò chơi nên nhận xét và động viên các em tham gia trò chơi
4.Hoạt động nối tiếp:
_ Yêu cầu: HS nêu tên các vật có hình tam giác
5.Nhận xét - Dặn dò:
_ Nhận xét tiết học.
_ Học “Luyện tập”
_ Quan sát và nhắc lại: 
+Hình tam giác.
+ Cho HS chọn trong 1 nhóm có các hình vuông, hình tròn, hình tam giác ra các hình vuông (để riêng), hình tròn (để riêng), những hình còn lại đặt trên bàn
+ Cho HS trao đổi nhóm xem hình còn lại tên là gì?
+ HS lấy hình tam giác và nói: Hình tam giác
_ Lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình tam giác đặt lên bàn học. HS giơ hình tam giác và nói: “Hình tam giác”
_ Trao đổi nhóm và mỗi nhóm nêu tên những vật có hình vuô ...  Về so sánh các số trong phạm vi 5 (với việc sử dụng các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” và các dấu >, < , =)
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_ Sách Toán 1, Vở bài tập 1, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
8’
12’
Bài 1: Làm cho bằng nhau
_ GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài. Chẳng hạn:
+Phần a: 
 -Hãy nhận xét xem số hoa ở hai bình như thế nào với nhau?
 -Sau khi cho HS nhận xét số hoa ở hai bình không bằng nhau, GV giúp HS nêu cách làm cho số hoa ở hai bình bằng nhau, bằng cách vẽ thêm 1 bông hoa vào bình bên phải
+Phần b: Hướng dẫn HS nhận xét tương tự và nêu cách làm cho số kiến ở hai tranh vẽ bằng nhau bằng cách gạch bớt 1 con kiến ở bức tranh bên trái.
+Phần c: Hướng dẫn tương tự, khuyến khích HS làm bằng hai cách khác nhau
Bài 2: Nối với số thích hợp:
_GV hướng dẫn HSø nêu cách làm
_ Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số, chẳng hạn như ô vuông thứ ba có thể nối với số: 1, 2, 3, 4.
 Nên GV nhắc HS có thể dùng bút chì cùng màu để nối mỗi ô vuông với các số thích hợp, sau đó dùng bút chì màu khác để làm tương tự như trên
_Cho HS đọc kết quả nối
Bài 3: Nối với số thích hợp: 
Tương tự như bài 2 (GV nên giúp HS tự nêu cách làm bài)
_Có thể chuyển bài 2 và bài 3 thành trò chơi “Thi đua nối với các số thích hợp” 
_Nếu HS không nối bằng bút chì thì cho HS nêu bằng lời
* Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 16 “Số 6”
_ Nêu cách làm
+Vẽ thêm 1 bông hoa vào bình bên phải
+Gạch bớt 1 con kiến ở bức tranh bên trái
+Có thể làm bằng hai cách khác nhau
_Nối với số thích hợp
_Làm bài
_Đọc kết quả. Chẳng hạn:
“một bé hơn năm”, “hai bé hơn năm”, “ba bé hơn năm”, “bốn bé hơn năm” 
-Vở bài tập toán
TIẾT 16: SỐ 6
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Có khái niệm ban đầu về số 6
_ Biết đọc, viết số 6; đếm và so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6;vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại
_Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
13’
15’
2’
1.Giới thiệu số 6:
Bước 1: Lập số
_ GV hướng dẫn HS xem tranh 
+Có mấy em đang chơi?
+Có mấy em đi tới?
_GV nói:
+Có năm em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? 
+Năm em thêm một em là sáu em. Tất cả có sáu em. Cho HS nhắc lại
_Yêu cầu HS lấy ra 5 hình tròn, sau đó lấy thêm 1 hình tròn và nói:
+Năm chấm tròn thêm một chấm tròn là sáu chấm tròn; năm con tính thêm một con tính là sáu con tính. Gọi HS nhắc lại
_GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có sáu em, sáu chấm tròn, sáu con tính”
_GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là sáu”
Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết
_GV nêu: Số sáu được viết (biểu diễn) bằng chữ số 6
_GV giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết
_ GV giơ tấm bìa có chữ số 6
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6
_GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 6 rồi đọc ngược lại từ 6 đến 1
_Giúp HS nhận ra số 6 liền sau số 5 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 6
_GV giúp HS viết đúng qui định
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
_GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống
_GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 6. Chẳng hạn:
+Có mấy chùm nho xanh?
+Mấy chùm nho chín?
+Trong tranh có tất cả mấy chùm nho?
_ GV chỉ tranh và nói:
+ “6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5”
_Với các tranh vẽ còn lại HS phải trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống. 
 GV cho HS biết: “Cột có số 6 cho biết có 6 ô vuông”; “Vị trí số 6 cho biết 6 đứng liền sau 5 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6”
_Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1
_ Giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 6 để biết: 1 < 2; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5; 5 < 6. nên cho HS nhận xét để biết 6 lớn hơn tất cảcác số 1, 2, 3, 4, 5, và 6 là số lớn nhất trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Chẳng hạn: Cho HS quan sát để
 thấy tương ứng với số 6 là cột cao nhất có 6 ô vuông
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 6 bằng cách yêu cầu HS làm các bài tập dạng điền dấu >, <, = vào các ô trống
_Chú ý: Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài; tự chấm bài của mình hoặc của bạn mình
Trò chơi: Chơi các trò nhận biết số lượng hoặc thứ tự giữa các số trong phạm vi 6 bằng các tờ bìa có các chấm tròn và các số
4.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: 
+Luyện viết số 6
+Chuẩn bị bài 17: “Số 7”
+HS nhắc lại: “Có sáu em”
_HS nhắc lại: “Có sáu em, sáu chấm tròn, sáu con tính”
+ Tự rút ra kiến thức
_HS đọc: Sáu
_HS đếm từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
_HS viết 1 dòng số 6
+Viết vào bảng
+Viết vào vở
+Có 5 chùm nho xanh
+Có 1 chùm nho chín
+Có 6 chùm nho
_HS nhắc lại
_Đếm ô
_Điền số vào ô trống
_So sánh số
_Điền dấu > ,< , =
-Tranh SGK
-Hình tròn
-Chữ số sáu in, viết
-Vở bài tập Toán 1
TIẾT 17: SỐ 7
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Có khái niệm ban đầu về số 7
_ Biết đọc, viết số 7; đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết số lượng trong phạm vi 7;vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại
_Bảy miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 7 trên từng miếng bìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
13’
15’
2’
1.Giới thiệu số 7:
Bước 1: Lập số 7
_ GV hướng dẫn HS xem tranh 
+Có mấy em đang chơi?
+Có mấy em đi tới?
_GV nói:
+Có sáu em đang chơi cầu trượt, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em? 
+Sáu em thêm một em là bảy em. Tất cả có bảy em. Cho HS nhắc lại
_Yêu cầu HS lấy ra 6 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói:
+Sáu hình vuông thêm một hình vuông là bảy hình vuông; sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính. Gọi HS nhắc lại
_GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có sáu em, sáu chấm tròn, sáu con tính”
_GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là bảy”
Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết
_GV nêu: Số bảy được viết (biểu diễn) bằng chữ số 7
_GV giới thiệu chữ số 7 in, chữ số 7 viết
_ GV giơ tấm bìa có chữ số 7
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
_GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1
_Giúp HS nhận ra số 7 liền sau số 6 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 7
_GV giúp HS viết đúng qui định
+Viết vào bảng
+Viết vào vở
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
_GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống
_GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 7. Chẳng hạn:
+Có mấy con bướm trắng?
+Mấy con bướm xanh?
+Trong tranh có tất cả mấy con bướm
_GV nêu câu hỏi tương tự với tranh còn lại
_ GV nêu và cho HS nhắc lại:
+ “7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
+ 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
+ 7 gồm 3 và 4, gồm 4 và 3”
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống để có
GV giúp HS nhận biết: “Số 7 cho biết có 7 ô vuông”; “Số 7 cho biết 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7”
_Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
_ Giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 7 để biết: 1 < 2; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5; 5 < 6;
6 < 7. Nên cho HS nhận xét để biết 7 lớn hơn tất cảcác số 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 là số lớn nhất trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chẳng hạn: Cho HS quan sát để thấy tương ứng với số 7 là cột cao nhất có 7 ô vuông
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 7 bằng cách yêu cầu HS làm các bài tập dạng điền dấu >, <, = vào các ô trống
_Chú ý: Khuyến khích HS tự phát hiện yêu cầu của đề bài; tự chấm bài của mình hoặc của bạn mình
Trò chơi: Chơi các trò nhận biết số lượng hoặc thứ tự giữa các số trong phạm vi 7 bằng các tờ bìa có các chấm tròn và các số
4.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: 
+Luyện viết số 7
+Chuẩn bị bài 18: “Số 8”
+HS nhắc lại: “Có bảy em”
_HS nhắc lại: “Có bảy em, bảy hình vuuông, bảy con tính”
_HS đọc: số 7
_HS đọc: Bảy
_HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
_HS viết 1 dòng số 7
+Có 6 con bướm trắng
+Có 1 con bướm xanh
+Có 7 con bướm
_HS nhắc lại
_Đếm ô
_Điền số vào ô trống
_So sánh số
_Điền dấu > ,< , =
-Tranh SGK
-Hình vuông
-Chữ số bảy in, viết
-Vở bài tập Toán 1

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan 1 HK I.doc