Giáo án ôn luyện buổi chiều môn Toán + Tiếng Việt

Giáo án ôn luyện buổi chiều môn Toán + Tiếng Việt

LUYỆN CHIỀU

MÔN : TOÁN - TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

A. YÊU CẦU :

- Giúp học sinh nhạn biết những việc làm thường phải làm trong các tiết học toán

- Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo đồ dùng học tập

- Giáo dục HS học tốt môn toán

B. LÊN LỚP :

 

doc 7 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện buổi chiều môn Toán + Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN CHIỀU 
MÔN : TOÁN - TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A. YÊU CẦU : 
- Giúp học sinh nhạn biết những việc làm thường phải làm trong các tiết học toán 
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo đồ dùng học tập 
- Giáo dục HS học tốt môn toán 
B. LÊN LỚP : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
a. a. Hoạt động1 :
- Giáo viên yêu cầu học sinh để đồ dùng học toán lên bàn 
- Giáo viên đưa một số đồ dùng như : Thước , que tính ,hình tròn, bảng con ....Yêu cầu học sinh nêu đúng tên đồ dùng đó. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bộ ghép - Cách bảo quản đồ dùng 
- Giáo viên lần lượt lấy ra từng thứ có trong đồ dùng đưa cho học sinh xem .Sau đó lại bỏ vào chỗ cũ 
- Giáo viên thao tác nhiều lần , hướng dẫn học sinh thao tác 
c. Trò chơi : Tìm nhanh tên đồ vật 
Cách chơi : Mỗi tổ cử 1 em lên tìm đò vật theo yêu cầu của giáo viên 
	Em nào tìm nhanh - đúng thì tổ đó sẽ thắng 
- VD giáo viên nêu : Hãy tìm cho cô hình tròn trong bộ đồ dùng học toán 
- Nhận xét , tuyên dương 
d. Nhận xét - Dặn dò : 
- Tập sử dụng thành thạo bộ đồ dùng học toán - Bài sau : Nhiều hơn , ít hơn.	
- Học sinh cả lớp thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- Học sinh nêu cá nhân 
- Cả lớp thực hiện theo giáo viên 
- Học sinh tìm nhanh , đúng. 
LUYỆN CHIỀU
MÔN : TIẾNG VIỆT - CÁC NÉT CƠ BẢN
A. YÊU CẦU : 
- Giúp học sinhnhận biết được các nét cơ bản gồm 13 nét : Nét thẳng ( ngang , đứng , xiên phải, xiên trái, ) ; nét móc ( móc xuôi , móc ngược , móc hai đầu ) ; nét cong ( cong kín, cong trái, cong phải, ) ; nét khuyết ( khuyết trên, khuyết dưới, ) ; nét thắt . 
- Học sinh viết được tất cả các nét đó .
B. LÊN LỚP :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
a. Hoạt động 1: Nêu được tên các nét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các nét cơ bản 
- Giáo viên viết lên bảng tất cả các nét học sinh nêu lên bảng .
- Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh đọc các nét trên bảng 
b. Hướng dẫn viết : 
Giáo viên cho HS lấy bảng con - Giáo viên đọc các nét , cho học sinh viết bảng con 
- Nhận xét - Sửa sai cho học sinh ( nếu có ) 
c. Trò chơi : Đọc nhanh tên nét 
Cách chơi : - Giáo viên cầm trên tay một số nét cơ bản 
 - Giáo viên giơ lên nét nào bất kỳ , yêu cầu học sinh đọc tên nét đó 
- Bạn nào nhanh đọc đúng , bạn đó sẽ thắng 
- Nhận xét - tuyên dương 
d. Dặn dò : 
- Về nhà tập đọc lại tên các nét đã học 
- Xem trước bài âm e 	
- Học sinh lần lượt nêu các nét cơ bản
- Đọc cá nhân - đồng thanh 
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh đọc đúng nhanh
LUYỆN CHIỀU
ĐẠO ĐỨC ( TC ) : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
A. YÊU CẦU :
- Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học ở tiết trước 
B. LÊN LỚP : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
+ khởi động : Cho hS chơi “ Bắn tên “ 
- GV hô : Bắn tên , bắn tên 
- Tên : Hoa, Mai, Lan, ....
- GV yêu cầu HS có tên đứng lên , sau đó tiếp 
tục gọi tên bạn khác 
 a.Hoạt động 1 : Giới thiệu tên - Sở thích của
 mình 
- Cho HS tự giơí thiệu tên của mình , sau đó 
giới thiệu về sở thích của mình cho các bạn 
nghe 
+ Bạn thích gì nhất ? - Gọi từng cặp học sinh 
lên giới thiệu trước lớp 
 b.Hoạt động 2 : Kể về ngày đầu tiên đi học 
- Cho HS giới thiệu trướclớp về ngày đầu tiên đi học củamình 
GV chốt ý : Là hS dưới mái trường tiểu học các con phải biết tên mình , tên bạn , và tên trường và 
cả tên thầy cô nữa . 
c. Dặn dò :- Về nhà tìm các bài hát nói về 
trường , lớp
- Bài sau : Biết chào hỏi khi có khách lạ vào nhà . 
- Tên gì , tên gì . ? 
- HS đứng lên 
- HS tự nêu tên các bạn trong lớp mình 
- Làm việc theo nhóm đôi 
- HS làm việcđộc lập ( cá nhân ) 
- Từng cặp học sinh lên giới thiệu trước lớp 
- Nhận xét 
- HS làm việc độc lập Cá nhân ) 
 - Lớp nhận xét 
LUYỆN CHIỀU
TOÁN ( TC ) : ÔN -NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
A. YÊUCẦU : 
- Giúp học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật 
-Biết sử dụng từ “ nhiều hơn, ít hơn “ khi so sánh 
B.LÊN LỚP : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
Giới thiệu bài : Tiết ỵoc trước các em đã học
bài “ nhiều hơn, ít hơn “khi so sánh số lượng 
của hai nhóm đồ vật . Tiết luyện hôm nay cô
 sẽ hướng dẫn các em nắm kĩ hơn về cách so sánh hai nhóm đồ vật đó . 
a. Hoạt động 1 : So sánh số lượng của hai
 nhóm đồ vật 
- GV : Để lên bàn 5 cái cốc , GV cầm 4 cái thìa trên tay - Gọi HS lên để thìa lên cốc 
-Gọi HS nêu so sánh 
+ Tương tự GV đặt trên bàn mọt số vở và bút 
( Vở 4 quyển , bút 5 cây ) 
- Gọi học sinh nêu so sánh 
b. Hoạt động 2 : Học sinh tìm xem trong lớp số lượng hai nhóm đồ vật để so sánh với nhau 
c. Trò chơi : So sánh nhanh số lượng hai 
nhóm đồ vật 
GV đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau
- Khi GV đưa lên HS nói nhanh cách so sánh 
- Nhận xét -tuyên dương 
d. Dặn dò : - về nhà tấp so sánh cácđối tượng 
đồ vật có trong gia đình em 
- xem trướcbài tiếp theo 
- HS lắng nghe 
- Học sinh xung phong lên để thìa vào 
cốc
- HS nêu : Số cốc nhiều hơn số thìa , 
số thìa ít hơn số cốc 
- Nhiều học sinh nêu lại cách so sánh
- Nêu : Số bút nhiều hơn số vở , số vở 
ít hơn số bút 
- Nhiếu HS nhắclại cách so sánh 
- Số bàn ghế HS nhiều hơn số bàn ghế GV
GV . Số bàn ghế GV ít hơn số bàn
 ghế HS 
- Số bảng con của HS nhiều hơn số 
 bảng của cô . Số bảng của cô ít hơn 
số bảng HS 
-HS thagia trò chơi 
LUYỆN CHIỀU
. LUYỆN TIẾNG VIỆT : ÔN - B
A YÊU CẦU : 
- HS đọc và viết được âm b - Nắm được cấu tạo các nét chữ b 
- Tìm được âm b trong các tiếng , từ trên báo , sách, ....
- Làm tốt vở bài tập tiếng việt
B. LÊN LỚP : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
a. Hoạt động 1 : Đọc bài trong SGK 
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài đã học 
GV cho học sinh mở SGK /5 
- GV ghi bảng : Be, bé, bà, bú, bẻ, bẹ, 
Cho học sinh tìm âmb trong các tiếng trên 
b. Hoạt động 2 :viết bảng con 
GV đọc cho HS viết bảng con : b- bé 
Giải lao
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm vở bài tập
Bài 1 : GV treo tranh bài tập 1 - yêu cầu 
học sinh nêu yêu cầu 
- Gọi HS lên bảng nối 
- Nhận xét 
Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn viết yếu
d. Chấm bài -nhận xét 
e. Dặn dò : 
- Đọc viết bài vừa học 
- Bài sau : thanh sắc 
- HS mở SGK 
-Đọc cá nhân , nhóm đôi , tổ , 
đồng thanh .
- Học sinh xung phong lên bảng tìm -gạch chân dưới âm b 
-Nhận xét 
- Cả lớp viết bảng con 
- Nối tranh tiếng có âm b 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp - Cả
 lớp làm trong vở 
- B.... Bí, bò, búa. 
- Viết b 
-HS cả lớp viét vào vở 
LUYỆN CHIỀU
Luyện TN,XH : ÔN - CƠ THỂ CHÚNG TA
A. YÊU CẦU : 
- HS kể được các bộ phận chính của cơ thể 
- Giúp học sinh có thói quên rèn luyện để cơ thể phát triển tốt 
B. LÊN LỚP : 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
Hoạt động 1 : 
- Gọi học sinhnhắc lại tên bài đã học ?
- GV cho học sinh mở SGK - Bài tập TNXH 
- + Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong vở 
+ Kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể ?
- GV phóng to bài tập 1 treo trên bảng - Gọi
 học sinh lên điền đúng tên các bộ phận theo
 mũi tên chỉ 
- Nhận xét 
Hoạt động nối tiếp : 
GV đặt một số câu hỏi - Yêu cầu HS trả lời 
+ Cơ thể người gồm có mấy phần ? 
+ Các phần trên cơ thể có nhiệm vụ gì ?
GV cho mỗi tổ cử hai đại diện lên bảng thực 
hiện từng hoạt động như : Cúi đầu, gập mình, 
đá chân.
GV : Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh chúng ta 
cần tập thể dục hằng ngày . 
Dặn dò : 
- Hằng ngày các em hãy siêng năng tập thể 
dục để cho cơ thể khoẻ mạnh 
- Xem trước bài tiếp theo . 
- Cơ thể chúng ta 
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Làm bài tâp trong vở 
- HS lên bảng điền 
- Cơ thể người có 3 phần : Đầu ,
 mình và tay chân 
- HS kể 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docLuy_n T1.doc