Giáo án Tập viết 1 - Tuần 32

Giáo án Tập viết 1 - Tuần 32

 Thứ . ngày tháng .năm

Phạm Thị Hằng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

 Tuần 32 Phân môn: Tập đọc

 Bài: Luỹ tre

I. Mục tiêu:

1. Đọc:

- HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Luỹ tre.

- Luyện đọc các từ ngữ: luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm; nghỉ hơi sau đúng mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần iêng, yêng

- HS tìm được các tiếng có vần iêng trong bài; nói được câu có tiếng chứa vần iêng; phân biệt vần iêng và vần yêng.

3. Hiểu:

- Hiểu được nội dung bài: Cảnh đẹp của làng quê Việt Nam. Vào mỗi buổi sáng sớm, luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.

4. HS chủ động luyện nói theo đề tài:

- Hỏi đáp về loài cây.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói ( SGK)

2. Tranh vẽ (ảnh) phóng to các loài cây.

3. Sưu tầm tranh, ảnh về luỹ tre làng.

 

doc 9 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập viết 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ .. ngày tháng .năm 
Phạm Thị Hằng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
 Tuần 32 Phân môn: Tập đọc
 Bài: Luỹ tre
I. Mục tiêu: 
1. Đọc:
- HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Luỹ tre.
- Luyện đọc các từ ngữ: luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm; nghỉ hơi sau đúng mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần iêng, yêng
- HS tìm được các tiếng có vần iêng trong bài; nói được câu có tiếng chứa vần iêng; phân biệt vần iêng và vần yêng.
3. Hiểu:
- Hiểu được nội dung bài: Cảnh đẹp của làng quê Việt Nam. Vào mỗi buổi sáng sớm, luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
4. HS chủ động luyện nói theo đề tài: 
- Hỏi đáp về loài cây.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói ( SGK)
Tranh vẽ (ảnh) phóng to các loài cây.
Sưu tầm tranh, ảnh về luỹ tre làng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
Đồ dùng
Tiết 1 
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ
Bài : Hồ Gươm.
(?) Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào?
(?) Cảnh Hồ Gươm có gì đẹp?
* Kiểm tra - đánh giá
- 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
* Trực tiếp
1 phút
1. Giới thiệu bài
Từ xa xua, luỹ tre gắn bó với làng quê Việt Nam. Hôm nay chúng ta cùng cảm nhận sự gần gũi và vẻ đẹp của luỹ tre vào lúc sáng sớm và buổi trưa qua bài đọc “Luỹ tre”.
- GV treo tranh, giới thiệu bài, ghi bảng
Tranh minh hoạ
17 phút
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu lần 1.
Giọng đọc: chậm, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở một số từ ngữ: sớm mai, rì rào, cong, kéo, đầy nắng, nằm , nhai, bần thần, đầy
- GV đọc mẫu.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
*Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
(?) Tìm từ chứa tiếng có âm đầu r?
- Trả lời: rì rào, bóng râm 
(?) Tìm từ chứa tiếng có âm đầu g?
- Trả lời: gọng vó
- GV hỏi, HS trả lời.
- HS tìm từ; GV gạch chân từ.
- HS đọc từ (cá nhân, đồng thanh).
Từ ngữ khó:
+ vó: dụng cụ dùng để bắt cá, tôm, tép gồm 2 thanh tre vót mỏng xếp chéo nhau , uốn cong buộc với mảnh vải phía dưới để đựng tôm, tép. Gọng vó : thanh tre uốn cong.
+bần thần: trạng thái lo nghĩ, băn khoăn.
- GV giải thích từ ngữ khó.
*Luyện đọc câu: 
Mỗi sớm mai / thức dậy/
Luỹ tre xanh/ rì rào/
Ngọn tre / cong gọng vó/
Kéo mặt trời lên cao.// 
Những trưa /đồng đầy nắng/
Trâu nằm/ nhai bóng râm/
Tre/ bần thần nhớ gió/
Chợt về/ đầy tiếng chim.//
- HS ngắt nhịp thơ.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
Nghỉ 2 phút
* Luyện đọc đoạn, bài:
+ Khổ 1: 4 câu đầu
+ Khổ 2: 4 câu cuối
- HS đọc nối tiếp khổ thơ 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài:
- 4HS thi đọc.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
8 phút
3. Ôn các vần iêng, yêng.
a.Tìm tiếng trong bài có vần iêng.
+Tiếng: tiếng.
+ Phân tích:
iêng: âm đôi iê +âm cuối ng
tiếng: âm t + vần iêng + thanh sắc trên đầu âm ê.
- HS tìm tiếng có vần iêng.
-HS đọc, phân tích vần iêng, tiếng tiếng.
b.Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng.
điếng, liệng, liếng, biêng ..
- HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêng.
c. Điền vần iêng hoặc yêng
(?) So sánh vần iêng và vần yêng?
- Trả lời:
+ Giống: âm cuối ng.
+ Khác: vần iêng có âm đầu iê, vần yêng có âm đầu yê.
+ Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên.
+ Chim yểng biết nói tiếng người.
- HS so sánh hai vần iêng, yêng.
- GV treo tranh, HS quan sát.
- HS điền vần, đọc câu.
- HS nhận xét
- GV giải thích về chiêng, chim yểng.
Tranh minh hoạ
2 phút
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ
 Bài: Luỹ tre
* Kiểm tra - đánh giá
- HS đọc toàn bài, tìm tiếng, từ có vần iêng, yêng
B. Bài mới:
* Trực quan, vấn đáp, luyện tập - thực hành
8 phút
 1. Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu lần 2.
* Khổ 1:
(?) Vào buổi sớm, luỹ tre có gì đẹp?
- Trả lời: Luỹ tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao.
- HS từng khổ thơ, trả lời câu hỏi.
* Khổ 2:
(?) Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa.
- Trả lời: Những trưa đồng đầy nắng
 Trâu nằm nhai bóng râm
 Tre bần thần nhớ gió
 Chợt về đầy tiếng chim
(?) Buổi trưa, bên luỹ tre có gì vui?
- Trả lời: Buổi trưa có chú trâu nằm dưới bóng râm của luỹ tre, có chim hót
Nghỉ 2 phút
10 phút
2. Luyện đọc
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
7 phút
4. Luỵện nói.
Đề tài: Hỏi đáp về các loài cây.
M.+ Bạn biết những cây gì?
+ Tôi biết cây chuối, cây mít, cây cau, cây dừa.
+ cây bưởi, cây táo, cây phượng
- HS quan sát tranh, hỏi - đáp nhóm 2 theo chủ đề luyện nói.
* Trò chơi: Tên của tôi là gì?
- HS lên bảng nói đặc điểm của một loài cây, HS khác đoán tên loài cây đó.
5 phút
C. Củng cố - Dặn dò.
+ Bài sau: sau cơn mưa.
- GV nhận xét tiết học.
 Thứ .. ngày tháng .năm 
Phạm Thị Hằng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
 Tuần 31 Phân môn: Tập đọc
 Bài: Sau cơn mưa
I. Mục tiêu: 
1. Đọc:
- HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Sau cơn mưa
- Luyện đọc các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh ,vườn.; ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Ôn các vần ây, uây
- Tìm được tiếng có vần ây trong bài, tìm được tiếng ngoài bài có vần ây, uây.
3. Hiểu:
- Hiểu được các từ ngữ, nội dung bài: Sau trận mưa rào, bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp.
HS chủ động nói theo chủ đề:
- Trò chuyện về cơn mưa.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói ( SGK)
- Sưu tầm các tranh, ảnh về cảnh và vật trong và sau cơn mưa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
Tiết 1 
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài : Luỹ tre.
(?) Luỹ tre vào buổi sáng có gì đẹp?
(?) Luỹ tre vào buổi trưya có gì đẹp?
* Kiểm tra - đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét, GV đánh giá.
B. Bài mới
* Trực tiếp
1 phút
1. Giới thiệu bài
- Vào mùa hè thường có những trận mưa rào rất to rồi tạnh ngay. Sau trận mưa, mọi vật đều như sáng hơn, đẹp hơn. Hôm nay chúng ta cùng cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật sau trận mưa rào.
- GV treo tranh, giới thiệu bài, ghi bảng.
Tranh minh hoạ
17 phút
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu lần 1. 
Giọng đọc: chậm, đều, tươi vui.
- GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
*Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
(?) Tìm các từ chứa tiếng có âm đầu r?
- Trả lời: mưa rào, râm bụt, giội rửa, sáng rực.
(?) Tìm từ 2 tiếng có âm đầu nh, qu?
- Trả lời: nhởn nhơ, quây quanh
(?) Tìm từ có vần anh?
- Trả lời: xanh bóng
(?) Tiếng có vần ươn?
- Trả lời: vườn
(?) Tìm từ có vần ăt?
- Trả lời: mặt trời
- GV hỏi, HS trả lời.
- HS tìm tiếng, từ; GV gạch chân dưới từ.
- HS đọc tiếng, từ (cá nhân, đồng thanh)
- Từ ngữ khó: 
+ râm bụt: hoa màu đỏ, thường mọc thanh bụi.
+ nhởn nhơ: thong thả, chận rãi.
- GV giải nghĩa từ ngữ khó.
*Luyện đọc câu: 
+ Bầu trời xanh bóng/ như vừa được giội rửa.//
+ Mẹ gà mừng rỡ/ “tục, /tục”/dắt bầy con / quây quanh vũng bước đọng trong vườn.//
- HS xác định từng câu. 
- HS đọc nối tiếp câu. 
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.
Nghỉ 2 phút
* Luyện đọc đoạn, bài:
+ Đoạn 1: Từ “Sau trận mưa  mặt trời”.
+ Đoạn 2: Từ “Mẹ gà  trong vườn”.
- HS xác định đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS thi đọc đoạn theo tổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài:
- 4 HS thi đọc.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
8 phút
3. Ôn các vần ây, uây.
a.Tìm tiếng trong bài có vần ươm.
+ Tiếng: mấy
+ Phân tích: 
ây: âm đầu â + âm cuối y.
mấy: âm m + vần ây.
- HS tìm tiếng có vần ây
- GV giới thiệu vần ôn : ây
- HS đọc, phân tích vần ây, tiếng mấy.
b.Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây.
(?) So sánh vần ây và uây?
+ Giống : âm cuối y.
+ Khác : vần uây có thêm âm u.
M. xây nhà, khuấy bột
+ thầy (giáo),cây (cối)
+ (ngoe) nguẩy
- GV giới thiệu vần mới: uây
- HS đọc cần mới.
- HS HS so sánh 2 vần: ây, uây
- HS quan sát tranh, tìm từ có vần ây, uây.
- HS thi tìm tiếng, từ có vần ây, uây.
Tranh minh hoạ
2 phút
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
 Bài: Sau cơn mưa.
* Kiểm tra - đánh giá
- HS đọc toàn bài kết hợp tìm tiếng, từ có vần ây, uây.
B. Bài mới:
* Trực quan, vấn đáp, luyện tập - thực hành
12 phút
 1. Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu lần 2.
* Đoạn 1:
(?) Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi như thế nào?
- Trả lời: Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi: 
- Những đóa râm bụt thêm đỏ chói.
- Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa.
- Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời.
- HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi.
* Đoạn 2:
(?) Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa?
- Trả lời: Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục”dắt bầy con quây quanh vũng bước đọng trong vườn.
Nghỉ 2 phút
10 phút
2. Luyện đọc.
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
5 phút
3. Luỵện nói.
Đề tài: Trò chuỵện về mưa.
(?) Tranh vẽ cảnh gì?
- Trả lời: vẽ một bạn nhỏ rất thích thú với trời mưa.
M
+ Bạn thích trời mưa hay trời nắng?
+ Vì sao? 
- HS quan sát tranh.
- GV hỏi, HS trả lời.
- HS hỏi - đáp nhóm 2 theo chủ đề luyện nói.
- HS nêu ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá.
3 phút
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
 Thứ .. ngày tháng .năm 
Phạm Thị Hòa Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
 Tuần 32 Phân môn: Tập đọc
 Bài: Hồ Gươm
I. Mục tiêu: 
1. Đọc:
- HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Hồ Gươm.
- Luyện đọc các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê; ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy; đọc đúng câu.
2. Ôn các vần ươm, ươp.
- Tìm được tiếng có vần ươm trong bài, nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
3. Hiểu:
- Hiểu được các từ ngữ, nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
4. HS đọc đúng câu văn miêu tả theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài Hồ Gươm và luyện nói ( SGK)
- Sưu tầm các tranh, ảnh về Hồ Gươm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
Tiết 1 
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài : Hai chị em.
(?) Cậu bé làm gì khi chị động vào con gấu bông, lên dây cót chiếc ô tô?
(?) Vì sao cậu ngồi chơi mà lại thấy buồn?
(?) Qua bài đọc, con rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Kiểm tra - đánh giá
- 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét, GV đánh giá.
B. Bài mới
* Trực tiếp
1 phút
1. Giới thiệu bài
- Hồ Gươm là một cảnh đẹp nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Người dân thủ đô rất tự hào về Hồ Gươm và luôn cố gắng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng. Hôm nay chúng ta cùng tham quan Hồ Gươm qua lời miêu tả của nhà văn Ngô Quân Miện để thấy hết được vẻ đẹp đó.
- GV treo ảnh chụp toàn cảnh Hồ Gươm, giới thiệu bài và ghi bảng.
Tranh minh hoạ
17 phút
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Trực quan, vấn đáp, luyện tập - thực hành
a. GV đọc mẫu lần 1.
+ Giọng đọc: chậm, trìu mến
- GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
*Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
(?) Tìm các tiếng có âm đầu l?
- Trả lời: khổng lồ, long lanh, lấp ló, lá, là 
(?) Tìm từ 2 tiếng có âm đầu x?
- Trả lời: xum xuê
- GV hỏi, HS trả lời.
- HS đọc từ (cá nhân, đồng thanh)
- Từ ngữ khó: 
+ bầu dục: dạng hình quả trứng.
+ khổng lồ: rất lớn.
+ xum xuê: cây cối có nhiều cành lá rập rạp, tươi tốt.
+ cổ kính: cổ và trang nghiêm
- GV giải nghĩa từ ngữ khó.
*Luyện đọc câu: 
- HS xác định từng câu. 
- HS đọc nối tiếp câu theo dãy.
Nghỉ 2 phút
* Luyện đọc đoạn, bài:
+ Đoạn 1: Từ “Nhà tôi .. long lanh”
+ Đoạn 2: Từ “Cầu Thê Húc .. xanh um”.
- HS xác định đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS thi đọc đoạn theo tổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài:
- 4HS thi đọc, HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
8 phút
3. Ôn các vần ươm, ươp.
a.Tìm tiếng trong bài có vần ươm.
+ Tiếng: Gươm.
+ Phân tích: 
Gươm: âm G + vần ươm.
- HS tìm tiếng có vần ươm.
- HS đọc, phân tích vần ươm, tiếng Gươm.
b.Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
(?) So sánh vần ươm và ươp?
- Trả lời:
+ Giống : âm đầu ư, âm giữa ơ.
+ Khác : vần ươm có âm cuối m, vần ươp có âm cuối p.
M. Đàn bướm bay quanh vườn hoa.
 Giàn mướp sai trĩu quả.
- HS so sánh vần ươm và ươp
- HS quan sát tranh
- HS nói câu có vần ươm, ươp. 
2 phút
C. Củng cố- Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2
5 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
 Bài: Hồ Gươm.
* Kiểm tra - đánh giá
- 3HS đọc bài kết hợp tìm tiếng, từ có vần ươm, ươp.
B. Bài mới:
* Trực quan, vấn đáp, luyện tập - thực hành
12 phút
 1. Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu lần 2.
(?) Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
- Trả lời: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội.
(?) Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào?
- Trả lời: mặt hồ như một chiếc giương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
(?) Đọc tên gọi của cảnh nêu dưới mỗi bức ảnh? 
- Trả lời: Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa
(?) Đọc những câu văn miêu tả cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
- Trả lời:
+ Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. 
+ Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. 
+ Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
- HS đọc đoạn 2
- GV treo 3 bức ảnh theo câu 3.
- GV hỏi, HS trả lời.
Tranh minh hoạ
Nghỉ 2 phút
13 phút
2. Luyện đọc.
- HS đọc từng đoạn + trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm
5 phút
C. Củng cố, dặn dò.
 (?)Con có yêu cảnh đẹp Hồ Gươm không? Vì sao?
(?) Hồ Gươm còn có tên gọi khác là gì ? Giải thích các tên gọi đó.
- Trả lời: Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ tả vong, hồ Hoàn kiếm. Hồ có tên gọi như vậy liên quan đến câu chuyện trả kiếm của vua Lê Lợi cho Rùa thần. 
- HS đọc lại toàn bài.
- GV hỏi, HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tap viet Tuan 32.doc