Giáo án Toán lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 17, 18

Giáo án Toán lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 17, 18

I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về:

- Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10

- Viết các số theo thứ tự cho biết

- Xem tranh, tự nêu bài toán rồi giải và viết phép tính giải bài toán.

II. Các hoạt động dạy học

1 . Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

- Đặt tính ,rồi tính . 10 - 4 ; 7 + 3

 3 + 5 ; 10 - 5

 

doc 9 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Bùi Thị Ngọc – Tiểu học Quán Toan - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: (Từ ngày 17/12 đến 21/12)
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 65: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về:
- Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10
- Viết các số theo thứ tự cho biết
- Xem tranh, tự nêu bài toán rồi giải và viết phép tính giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học
1 . Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặt tính ,rồi tính . 10 - 4 ; 7 + 3 
 3 + 5 ; 10 - 5 
2 . Hoạt động 2: Luyện tập (30’)
* Bài 1/90 : Cột 1 làm bảng con .
 Cột 2 ,3 làm SGK
 - > Củng cố các phép tính cộng trong phạm vi các số đã học.
* Bài 2/90: Cho H làm bảng gài .
 +Trong các số trên số nào lớn nhất ,số nào bé nhất ?
 + Làm cách nào để có dãy số từ lớn đến bé nhanh nhất ? 
 - >Củng cố thứ tự số. Xếp các số chưa đúng thứ tự.
* Bài 3 /90: Làm SGK
=>Sai lầm :. Lúng túng khi nêu đề toán.
3 )Hoạt động 3: Củng cố (5’)
- G đưa tóm tắt - H nêu bài toán -ghi phép tính vào bảng con .
	 có: 9 quả táo .
	Đã ăn :3 quả táo .
	Còn ... quả táo 
Rút kinh nghiệm.
	Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 66: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp H củng cố về:
- Thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10 .
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10
- So sánh các số trong phạm vi 10
- Xem tranh nêu đề toán rồi nêu phép tính giải bài toán.
- Xếp các hình theo thứ tự đã xác định
II Các hoạt động dạy học .
1 .Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho các số :8 ,0 ,7 ,2 ,5 ,1 ,9,.
 + Xếp các số theo thứ tự từ bé đén lớn .
 +Từ lớn đến bé .
2.Hoạt động 2 . Luyện tập .
* Bài 1/91: Làm SGK .
- Sau khi nối xong em được hình gì ?
- Cho H đọc lại dãy số vừa nối .
- > Củng cố thứ tự dãy số đã học .
* Bài 2/91: làm SGK.
-> Củng cố cách tính nhẩm, tính viết.
* Bài 3/91: Làm SGK .
-> Củng cố về so sánh số.
- Trong phép cộng, đổi chỗ các số kết quả không thay đổi .
* Bài 4/91: Làm SGK .
	- H nhìn hình vẽ , nêu tóm tắt, viết phép tính đúng 
	- G chốt lại phép tính đúng .
3 .Hoạt động 3: Củng cố (5’)
* Bài 5/91: Thi đua xếp hình theo mẫu.
Rút kinh nghiệm
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 67: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về:
- Cộng, trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10
- So sánh các số trong phạm vi 10
- Viết phép tính để giải bài toán.
- Nhận dạng hình tam giác.
II. Các hoạt động dạy học
1 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Làm bảng con :điền số vào chỗ ...
	... +3 =10 9 - ...= 4
	10 - ... = 5 4 + ... = 10
2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) 
* Bài 1/92: làm SGK .
-> Củng cố cách đặt tính .Tính nhẩm từ trái sang phải .
* Bài 2/92: Làm SGK 
->Củng cố về cộng trừ và cấu tạo số
* Bài 3/92: Làm bảng cài .
-> Củng cố về so sánh số trong phạm vi 10
* Bài 4/92: Làm SGK
	- Đọc tóm tắt – nêu đề toán – viết phép tính .
* Bài 5/92: G kẻ hình , H đếm số tam giác.
- >Củng cố về nhận dạng hình .
3 .Hoạt động 3: Củng cố (5’)
- H làm bảng con . 4 = 10 - ... ; 5 + 4 = ... ; 8 - 3 = ....
Rút kinh nghiệm
tuần 18: (Từ ngày 24/12 đến ngày 28/12/2007) 
Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 69: Điểm. Đoạn thẳng
I. Mục tiêu : Giúp H 
- Nhận biết được “ điểm”, “ đoạn thẳng”
- Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm
- Biết đọc tên các điểm ,đoạn thẳng .
II .Đồ dùng dạy học - Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
1 )Hoạt động 1: Kiểm tra (5')
- Đồ dùng học tập 
- Bảng con :3 + 2 - 4 = 3 + 6 -7 = 10 -5 +1 =
2 )Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15’)
a )HĐ 2.1: Giới thiệu điểm, đoạn thẳng.
- G chấm 1 điểm lên bảng và giới thiệu .A, .B-> H nhận biết
- Dùng thước nối 2 điểm lại và nói: “ Nối điểm A với điểm B có đoạn thẳng AB”
- H mở SGK/ 94 nhận biết điểm đoạn thẳng .tương tự với đoạn thẳng CD.
=> G kết luận: Chấm 1 lần ta được 1 điểm, qua 2 điểm ta vẽ được 1 đoạn thẳng
b )HĐ 2.2: Hướng dẫn H vẽ đoạn thẳng trên bảng con.
- Để vẽ được đoạn thẳng ta dùng thước thẳng .
- H giơ thước ,dùng tay di động theo mép thước .
+ Bước 1 : Dùng bút chấm 1 điểm , rồi chấm điểm nữa .Đặt tên cho 2 điểm 
+ Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm A ,B .Tay trái giữ thước ,tay phải cầm bút trượt nhẹ từ điểm A - >B .
+ Bước 3 : H vẽ bảng con .
3 )Hoạt động 3: Thực hành (15’)
* Bài 1/94: Làm miệng
-> Củng cố cách đọc tên điểm, đoạn thẳng
*Bài 2/94: Làm SGK
-> Củng cố cách vẽ đoạn thẳng
*Bài 3/95: Làm miệng
-> Chốt cách đếm đoạn thẳng.
= >Sai lầm :Đọc tên các điểm chưa chính xác .
4 )Hoạt động 4: Củng cố (5’)
0
y
x
- G vẽ: 	-> H đọc tên điểm, đoạn thẳng.
- H vẽ bảng con đoan thẳng : HK ,OI , NP .
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 70 : Độ dài đoạn thẳng
I. Mục tiêu: Giúp H 
- Có biểu tượng về : “ Dài hơn – ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính dài ngắn của chúng.
- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một vài cái bút ( thước hoặc que tính) dài ngắn, màu sắc khác nhau
III. Các hoạt động dạy học
1 )Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho H vẽ hai đoạn thẳng vào bảng con .Đặt tên ,đọc lại .
- G ghi H đọc tên điểm ,đoạn thẳng .
 I.
*
 M
*
2 )Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15') 
a )HĐ 2.1: Dạy biểu tượng: “ Dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.
- Sử dụng đồ dùng cho H nhận biết dài hơn, ngắn hơn qua so sánh trực tiếp.
- Giơ 2 bút chì dài ngắn khác nhau .Làm thế nào để biết cái nào dài hơn ngắn hơn 
- Cho 1 H lên so sánh .
- H mở SGK /96 Thước nào dài hơn ,ngắn hơn ?
- Nhận xét đoạn thẳng AB và CD .
b )HĐ 2.2: So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ trung gian.
- Cho H đo độ dài bàn, bảng bằng gang tay -> nhận xét.
- G vẽ hai đoạn thẳng CD ,MN Dùng gang tay đo .H nhận xét .
- Quan sát SGK /96 -> so sánh, nhận xét đoạn nào dài hơn ,ngắn hơn ?Vì sao em biết ? -> Chốt: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.
3 )Hoạt động 3: Thực hành (17’)
* Bài 1/96: Làm miệng -> Củng cố về so sánh độ dài đoạn thẳng.
*Bài 2/97: Làm SGK
= >Sai lầm :Đọc tên các đoạn thẳng chưa chính xác .
4 )Hoạt động 4: Củng cố (5’)
- Vẽ vào bảng con 1 cặp đoạn thẳng dài hơn, ngắn hơn.
Rút kinh nghiệm
Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 71: Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu: Giúp H
- Biết cách so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: bàn học sinh, bảng đen, quyển vở, hộp bút, hoặc chiều dài, chiều rộng của lớp họcbằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “ chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, thước kẻ H, que tính
- Nhận biết được bằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự sai lệch, tính xấp xỉ hay sự ước lượng trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo chưa chuẩn.
- Bước đầu thấy sự cần thiết phải có 1 đơn vị đo chuẩn để đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học
- Thước kẻ, que tính.
III. Các hoạt động dạy học
1 )Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- G vẽ trước từng cặp đoạn thẳng lên bảng. H nhận biết, so sánh đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn.
A B
C D
* * 
2 )Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’)
a )HĐ 2.1: Giới thiệu độ dài gang tay.
- G nêu cách đo và làm mẫu. Chấm 1 điểm , đặt đầu ngón tay cái ,1điểm đặt đâu ngón tay giữa .Nối 2 điểm được đoạn thẳng AB chính là độ dài của gang tay .
- H xác định độ dài gang tay trên bảng con.
b ) HĐ2.2 Hướng dẫn cách đo độ dài gang tay .
- Đo cạnh bàn ,ghế bằng gang tay: 2 -> 3 H
c )HĐ 2.3: Hướng dẫn cách đo bằng bước chân.
- Cho H đo chiều dài lớp học , bồn hoa .Chú ý :bước chân vừa phải thoải mái 
3 )Hoạt động 3: Thực hành (17’)
- Đo độ cao chân bàn bằng gang tay.
- Đo chiều rộng, chiều dài của lớp bằng bước chân.
- Đo độ dài cặp sách, quyển vở, hộp bút bằng que tính.
- Đo độ dài bảng lớn bằng sải tay.
= >Sai lầm :Đo chưa chính xác .
4 )Hoạt động 4: Củng cố (2 – 3’)
+ Có những cách đo độ dài bằng gì?
-> Đây là những đơn vị đo ước lượng. Trong hoạt động hàng ngày muốn đo các vật thì người ta sử dụng thước đo.
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
Toán
Tiết 72: Một chục . tia số.
I. Mục tiêu: Giúp H 
- Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là một chục.
- Biết đọc và ghi số trên tia số.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1 )Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Viết bảng con dãy số từ 0 ->10 .đọc lại . Số nào bé nhất ,số nào lớn nhất ?
2 ) Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15’)
a )HĐ 2.1: Giới thiệu: “ Một chục”
- Cho H đếm 10 quả, 10 que tính.
-> 10 que tính là một chục que tính, 10 quả là một chục quả.
+ 10 đơn vị còn gọi là gì? -> Ghi 10 đơn vị = 1 chục quả.
+ 1 chục =? đơn vị?
B )HĐ 2.2: Giới thiệu “ Tia số”
- G vẽ tia số và giới thiệu: Đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 ( được ghi số 0). Các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm ( mỗi vạch) ghi 1 số theo thứ tự tăng dần.
 	- Có thể dùng tia số để minh hoạ việc so sánh các số: Số bên trái thì bé hơn số bên phải nó và ngược lại.
- Cho H quan sát và nêu những số bé hơn ( lớn hơn): 5, 8
 3 )Hoạt động 3: Thực hành (17’)
*Bài 1/100: Làm SGK
-> Củng cố khái niệm 10 = 1 chục .Một chục chấm tròn là bao nhiêu chấm ?
* Bài 2/100: Làm SGK
-> Củng cố khái niệm 1 chục
* Bài 3/100: Làm SGK
- Số nào nhỏ nhất ,lớn nhất ? Số đứng liền trước số 7 ,8 ,9... là số nào ?
-> Củng cố về tia số
4 )Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- 10 đơn vị = ? chục
- 1 chục =? đơn vị
- Hình vẽ dưới đây gọi là gì? Điểm gốc là số nào
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10	
 Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc17-18hng.doc