Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 12 năm 2009

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 12 năm 2009

I. MỤC TIÊU

Biết được tên nước,nhận biết được Quốc kì,Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

Nêu được: khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón,đứng nghiêm,mắt nhìn Quốc kì.

Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.

Tôn kính Quốc kì và yêu Tổ quốc Việt Nam.

HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

Bài hát: Lá cờ Việt Nam, bút màu, vở vẽ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. Ổn định tổ chức(1):Lớp hát

 2. Bài cũ: Không kiểm tra

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 12 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
Ngày soạn:5 / 11 / 2009
Ngày dạy:	Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Đạo đức(tiết 12 )
Nghiêm trang khi chào cờ
I. Mục tiêu
Biết được tên nước,nhận biết được Quốc kì,Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
Nêu được: khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón,đứng nghiêm,mắt nhìn Quốc kì.
Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
Tôn kính Quốc kì và yêu Tổ quốc Việt Nam.
HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Bài hát: Lá cờ Việt Nam, bút màu, vở vẽ
III. Hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới( 30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại
 b. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại
H . Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
H. Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ?
+Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch . Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam
 c. Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại
+GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu học quan sát tranh bài tập 2 và cho biết những người trong tranh đang làm gì ?
H. Những người trong tranh đang làm gì?
H. Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào ? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ ?
H. Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc ?
+GV kết luận: Quốc kì tượng trưng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ. Khi chào cờ cần phải: bỏ mũ nón, sửa sang lại đầu tóc, đứng nghiêm, mắt hướng nhìn Quốc kì. Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì , thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam
Giải lao
 d. Hoạt động 3: HS làm bài tập 3
+ HS làm bài tập
+ HS trình bày ý kiến
+ GV kết luận : Khi chào cờ cần phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng
 4. Củng cố, dặn dò(2’): 
 GV nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Học vần( tiết101,102)
Bài 46 : ôn - ơn
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc và được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca;từ và câu ứng dụng.
Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn
*Đọc viết được ôn,ơn.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu,luyện nói,bộ đồ dùng dạy học TV
HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn
III. Hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
HS viết và đọc các từ: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò
HS đọc bài trong SGK
 3. Dạy bài mới(30’)
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại
 b. Dạy vần
ôn
GV giới thiệu ghi bảng:ôn - HS nhắc lại: ôn 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần ôn được tạo nên từ âm nào? ( ô và n )
H.Vần ôn và on giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :Đều kết thúc bằng n.Khác nhau :vần ôn bắt đầu bằng ô)
HS phát âm: ôn
HS phân tích vần ôn ( ô đứng trước âm n đứng sau )- HS đánh vần: ô - n - ôn (cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc : ôn (cá nhân ;nhóm),HS ghép vần,nhận xét
H.Có vần ôn muốn có tiếng chồn ta làm thế nào ?(thêm âm ch dấu huyền) - HS nêu 
GV ghi bảng: chồn - HS ghép tiếng: chồn -HS phân tích tiếng: chồn (âm ch đứng trước vần ôn đứng sau dấu huyền trên ô) 
HS đánh vần: chờ - ôn - chôn - huyền - chồn (cá nhân ;nhóm ;cả lớp ) - HS đọc: chồn (cá nhân ;nhóm ;cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? (con chồn)
GVgiới thiệu và ghi từ : con chồn -HS đọc: con chồn (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc :ôn - chồn - con chồn
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới là từ gì?
HS nêu - GVtô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.
ơn
Quy trình tương tự vần: ôn
 Lưu ý ơn được tạo nên từ ơ và n
HS so sánh vần ơn với vần ôn:
Vần ơn và vần ôn giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :kết thúc bằng n.Khác nhau : ơn bắt đầu bằng ơ)
 Đánh vần: ơ - n - ơn, sờ - ơn - sơn; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ : ôn, ơn, conchồn, sơn ca 
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
+Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng : ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học - HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới - HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ : khôn lớn, mơn mởn.
GVđọc mẫu từ - Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp ).
 4.Củng cố ,dặn dò(2’):
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học.Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
 Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
+Đọc câu ứng dụng 
 GV cho HS quan sát tranh 
 H. Bức tranh vẽ gì ?( Đàn cá đang bơi lội)
 GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng :
 Sau cơn mưa đàn cá bơi đi bơi lại bận rộn.
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học – HS đọc tiếng mới – HS đọc câu ứngdụng - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
+Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết -1 HS đọc lại bài viết -HS viết bài - GV chấm, chữa bài
+ Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Mai sau khôn lớn
HS đọc tên bài luyện nói .HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H. Trong tranh vẽ gì ? 
H. Mai sau khôn lớn em thích làm gì ?
H. Tại sao em thích nghề đó ?
H.Bố mẹ em đang làm nghề gì ?
H. Muốn trở thành người như em mong muốn em phải làm gì ?
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên trình bày -HS nhận xét
 4. Củng cố - dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau
Toán (tiết 45)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học;phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0.biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
*Làm được bài tập 1.
HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Kế hoạch bài dạy
HS: SGK
III. Hoạt động dạy- học
 1.ổn định tổ chức(1’)Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(1’):
HS thực hiện phép tính sau
 4 + 1 4 4 + 15
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập
HS mở SGK làm bài tập 1,bài 2(cột1),bài 2(cột 1),bài 3(cột 1,2),bài 4
**HS khá giỏi làm các bài còn lại.
GV hướng dẫn HS làm và chữa lần lượt từng bài
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài vào vở rồi đổi chéo vở để kiểm tra
Các nhóm báo cáo kết quả
 4 + 1 = 5 – 2 = 
 2 + 3 = 5 – 3 =
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
HS nhận xét và nêu rõ cách làm,GV nhận xét.
 3 + 1 + 1 = 5 - 2 - 2 = 3 - 2 - 1 =
 2 + 2 + 0 = 4 - 1 - 2 = 5 - 3 - 2 =
Giải lao
Bài 3: 2 HS nêu yêu cầu bài
HS lên bảng làm nối tiếp theo nhóm
Dưới lớp nhận xét,GV nhận xét tuyên dương.
 3 + 	 = 4 -	= 3 -	=
 5 - 	= 2 + 	= 	+ 2 = 2	
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài
HS quan sát lần lượt từng tranh và thảo luận theo nhóm đôi:1 em nêu bài toán,1 em trả lời
Các nhóm trình bày
1 HS lên bảng viết phép tính, dưới lớp viết vào vở,GV chấm một số bài nhận xét.
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:6/11/2009
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 11năm 2009 
Học vần( tiết103, 104)
Bài 47 : en, ên
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc được: en, ên, lá sen, con nhện;từ và câu ứng dụng.
Viết được: en, ên, lá sen, con nhện.
Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
*Đọc viết được en,ên.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Tranh vẽ minh hoạ từ khoá, bộ đồ dùng TV
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức(1’)Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết và đọc các từ: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn
2 HS đọc bài trong SGK
 3. Dạy bài mới(30’):
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần
en
Nhận diện vần:
GV giới thiệu ghi bảng:en - HS nhắc lại: en 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần en được tạo nên từ âm nào? (e và n )
H.Vần en và on giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
(Giống nhau :Đều kết thúc bằng n.Khác nhau :vần en bắt đầu bằng e )
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : en - HS phát âm: en
Đánh vần và đọc tiếng từ :
HS phân tích vần en ( e đứng trước âm n đứng sau )- HS đánh vần: e - n -en (cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc: en (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần en muốn có tiếng sen ta làm thế nào ?(thêm âm s ) - HS nêu 
GV ghi bảng: sen- HS ghép tiếng: sen - HS phân tích tiếng: sen ( âm s đứng trước vần en đứng sau) 
HS đánh vần: sờ - en - sen (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )HS đọc: sen (cá nhân;nhóm ;cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? (lá sen)
GVgiới thiệu và ghi từ :lá sen - HS đọc:lá sen (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc: en - sen - lá sen
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu - GVtô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
ên
Quy trình tương tự vần: ên
Lưu ý ên được tạo nên từ ê và n
HS so sánh vần ên với vần en:
Vần ên và vần en giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
(Giống nhau :kết thúc bằng n.Khác nhau : ên bắt đầu bằng ê )
Đánh vần: ê - n - ên, nhờ - ên - nhên - nặng - nhện; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ : en, ên, lá sen, con nhện 
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
 C .Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng : áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học - HS nêu -GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới - HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ : áo len, khen ngợi
GVđọc mẫu từ - Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò(2’):
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ con dế mèn )
 ... nh lập công thức 5-1=5, 6-5=1
Bước 1: Cho HS lấy 6 que tính - GV lấy 6 que tính
H. Có mấy que tính? (6 que tính)
HS bớt đi 1 que- GV bỏ đi 1 que
H. Có 6 que tính bớt đi 1 que tính còn mấy que tính? (4 que tính)
H. Bớt ta chuyển thành phép tính gì?(tính trừ)
H. 6 trừ 1 bằng mấy?(5)
Bước 2: HS trả lời GV ghi công thức lên bảng 6-1=5 HS đọc: cá nhân, nhóm
Bước 3: GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và tự nêu bài toán, trả lời, nêu được phép tính 6-5=1
HS đọc cả 2 phép tính
 b. Hướng dẫn thành lập công thức : 6-2=4, 6-4=2, 6-3=3
GV hướng dẫn tương tự
 c. Bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6
HS thi đua đọc lại các công thức trên bảng
Giải lao
Thực hành
HS mở SGK làm các bài tập1,2,bài 3(cột 1,2)bài 4.
**làm thêm các bài còn lại.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
Khi làm xong HS đổi chéo vở để kiểm tra.GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
 5 + 1 = 6 - 1 =
 6 - 5 = 6 - 2 =
HS tự làm sau đó nêu miệng kết quả
GV giúp HS nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: 2 HS đọc yêu cầu của bài
 6 - 4 -2 = 6 - 2 - 1 =
HS làm vào bảng con - 3 HS làm trên bảng
HS nhận xét và nêu rõ cách nhẩm,GV chấm một số bài nhận xét.
Bài 4: HS quan sát tranh và nêu bài toán theo nhóm đôi
HS tự ghi phép tính thích hợp vào ô trống.
 4.Củng cố,dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học,về học bài,chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Mĩ thuật( tiết 12)
vẽ tự do
I. Mục tiêu
Tìm,chọn nội dung đề tài. 
Vẽ được bức tranh đơn giản có nội gắn với đề tài và vẽ mầu theo ý thích .
**Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn,hình vẽ sắp sếp cân đối,màu sắc phù hợp.
Giáo dục HS ham học mĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Sưu tầm một số tranh ảnhvẽ nhiều đề tài
HS: Vở tập vẽ một, bút chì , tẩy và mầu
III. Các hoạt động dạy - học 
 1.ổn định tổ chức (1’): Lớp hát
 2.Kiểm tra bài cũ (2’)
GV kiểm tra dụng cụ học tập HS
 3.Bài mới(30’)
Giới thiệu bài: GV ghiới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại - GV ghi bảng
Hướng dẫn cách vẽ tranh
GV cho HS quan sát một số tranh
H. Tranh này vẽ những gì?
H. Màu sắc trong tranh như thế nào?
H. Đâu là hình ảnh chính? đâu là hình ảnh phụ?
GV hướng dẫn HS cách vẽ: vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
Giải lao
thực hành:
GV gợi ý để HS chọn đề tài
H. Em định vẽ gì?
H. Ngoài ra em vẽ thêm hình gì?
HS vẽ - GV bao quát và giúp đỡ HS yếu
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
HS trưng bày sản phẩm - GV và HS nhận xét, đánh giá
GV nhận xét - tuyên dương.Nhắc HS về chuẩn bị giờ sau.
Ngày soạn:8/11/2009
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Toán (48)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Thực hiện được phép cộng, trừ trong phạm vi 6.
HS làm toán thành thạo.
*Làm được bài tập 1.
Giáo dục HS ham học toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
GV: kế hoạch bài dạy 
HS: SGK, bút
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát
 2. Bài cũ (3’)
Gọi 1 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6
2 HS lên bảng làm bài
 6 - 1 = 6 - 2 = 
 6 - 5 = 6 - 4 =
3. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS lên bảng - GV ghi bảng
b. HS làm bài tập .
HS mở SGK làm các bài tập 1(dòng 1),bài 2(dòng 2),bài 3(dòng 3),bài 4(dòng 4),bài 5.
**Làm các bài tập còn lại.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
Các nhóm báo cáo kết quả,GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2: HS làm bài vào bảng con - 3 HS làm trên bảng.
 1 + 3 + 2 = 6 -3 - 1 = 5 - 1 - 3 =
 3 + 1 + 2 = 6 - 3 - 2 = 6 -1 -3 =
Dưới lớp nhận xét và nêu rõ cách nhẩm,GV nhận xét.
Bài 3: GV ghi đầu bài lên bảng, 2 HS nêu yêu cầu
2 + 36 3 + 36 4 + 26
2 + 46 3 + 16 4 - 26
HS làm bài vào vở rồi nêu cách làm,GV chấm một số bài nhận xét.
Giải lao
Bài 4: HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi.
GV khuyến khích HS nêu nhiều bài toán khác nhau để từ đó có các phép tính tương ứng.
Bài 5: GV tổ chức trò chơi thi đua giữa các tổ.
GV cùng HS đánh giá và nhận xét.
Củng cố, dặn dò (2’)
GV nhận xét- tuyên dương.Nhắc HS chuẩn bị bài sau
Học vần(tiết 109,110)
Bài 50 : uôn, ươn
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai;từ và câu ứng dụng.
Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
*Đọc viết được uôn,ươn.
HS ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh vẽ minh hoạ phần từ khoá và luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
HS viết và đọc các từ: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui
2 HS đọc bài trong SGK
 3. Dạy bài mới (30’)
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần
uôn
Nhận diện vần
GV giới thiệu ghi bảng:uôn - HS nhắc lại:uôn 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần uôn được tạo nên từ âm nào? (uô và n )
H.Vần uôn và uô giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
(Giống nhau :Đều kết thúc bằng n.Khác nhau :vần uôn bắt đầu bằng uô)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : uôn - HS phát âm:uôn
Đánh vần và đọc tiếng từ :
 HS phân tích vần uôn (uô đứng trước âm n đứng sau )- HS đánh vần: uô - n - uôn (cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc:uôn (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần uôn muốn có tiếng chuồn ta làm thế nào ?(thêm âm ch dấu huyền)
HS nêu - GV ghi bảng: chuồn - HS ghép tiếng: chuồn - HS phân tích tiếng: chuồn( âm ch đứng trước vần chuồn đứng sau) 
HS đánh vần: chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn (cá nhân ;nhóm ;cả lớp ) - HS đọc: chuồn (cá nhân;nhóm cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ con gì? chuồn chuồn )
GVgiới thiệu và ghi từ chuồn chuồn - HS đọc: chuồn chuồn (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc:uôn - chuồn - chuồn chuồn
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu - GVtô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.
 ươn
Quy trình tương tự vần:uôn
Lưu ý yên được tạo nên từ ươ và n
HS so sánh vần ươn với vần uôn:
Vần ươn và vần uôn giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
(Giống nhau :kết thúc bằng n.Khác nhau :ươn bắt đầu bằng ươ )
Đánh vần: ươ - n - ươn, vờ - ươn - vươn ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ : uôn, ươn, chuồn chuồn,vươn vai 
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
 C .Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng : cuộn dây,ý muốn, con lươn, vườn nhãn
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học - HS nêu - GV gạch chân - Gọi HS đọc tiếng mới - HS đọc từ ứng dụng - GV giải nghĩa từ :con lươn, cuộn dây
 GVđọc mẫu từ - Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò (2’):
Đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?(một giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn đang bay lượn )
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: 
 Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
HS đọc nhẩm -nêu tiếng có vần vừa học - HS đọc tiếng mới - HS đọc câu ứng dụng - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết -1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - GV chấm, chữa bài
 c. Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Chuồn chuồn, chấu chấu, cào cào.
HS đọc tên bài luyện
GV gợi ý:
H. Tranh vẽ những con gì ?
H. Em biết những loại chuồn chuồn nào ?
H. Bắt được chuồn chuồn em thường làm gì ?
H. Em đã trông thấy cào cào, châu chấu chưa ?
 4. Củng cố - dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học.
Nhắc HS về chuổn bị bài sau.
Thể dục( tiết 12)
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- trò chơi vận động
I. mục tiêu 
Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước,đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ v .
Biết cách đứng kiễng gót,hai tay chống hông,đứng đưa một chân ra trước,hai tay chống hông.
Bước đầu thực hiện được đứng đưa một chân ra sau(mũi bàn chân chạm đất),hai tay giơ cao thẳng hướng.
Làm quen với trò chơi(động tác chuyền bóng có thể chưa đúng cách). 
II. Địa điểm - phương tiện 
Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập 
GV: chuận bị 1 còi, bóng nhựa 
III. Nội dung và phương tiện 
 A- Phần mở đầu(5’)
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học 
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Cho HS đứng tại chỗ đếm theo nhịp 
Cho HS chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở trên sân trường: 30- 50 m, sau đó đi theo vòng tròn, hít thở sâu rồi đứng lại 
HS tập động tác phối hợp đứng dưa hai tay dang ngang; tập 2x4 nhịp 
HS tập đọng tác phối hợp đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ v và đừng đưa hai tay lên cao thẳng hướng; tập 2 x 4 nhịp 
 B -Phần cơ bản (25’)
HS tập động tác: Đứng kiễng góthai tat chống hông tập 1 -2 lần
HS tập động tác : Đừng đưa một chân ra trước hai tay chống hông tập 2 lần x 4 nhịp 
GV tập mẫu hướng dẫn động tác: HS tập theo GV; GV hô HS tập 
HS tập động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng tập 3 - 4 lần
GV tập mẫu và hướng dẫn động tác - HS tập theo GV - GV hô HS tập; cán sự lớp hô- HS tập. 
Ôn trò chơi “ chuyền bóng tiếp sức’’ - GV nêu tên trò chơi
Gọi HS nêu lại cách chơi; GV phổ biến luật chơi - HS chơi trò chơi - phân thắng thua.
 C- Phần kết thúc (5’)
HS đứng tại chỗ vỗ tay hát
GV hện thống bài học 
GV nhận xét giờ học 
Nhận xét,ký duyệt của ban giám hiệu
Ngàythángnăm 2009
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docthuy 12.doc