Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 18 năm 2009

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 18 năm 2009

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

Hệ thống và nhớ tên các bài đạo đức đã học.

Biết vận dụng những những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

GV: Kế hoạch bài dạy

HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Ổn định tổ chức(1):Lớp hát

 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 3. Bài mới( 30):

 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại

 b. Hướng dẫn:

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 18 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 18
Ngày soạn:12/ 12/2009
Ngày dạy	Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Đạo đức ( tiết18)
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Hệ thống và nhớ tên các bài đạo đức đã học.
Biết vận dụng những những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Kế hoạch bài dạy
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới( 30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b. Hướng dẫn:	 
HS thảo luận nhóm đôi: Mỗi nhóm 2 câu hỏi do GV chỉ định (Trong thời gian từ 5 đến 8 phút)
Sau đó các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày
Nội dung câu hỏi:
1. Hãy kể tên các bài đạo đức đã học
2. Để quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ em phải làm gì ?
3. Là anh (chị) em phải đối xử với em (anh) của mình như thế nào ?
4. Em đã làm gì để đồ dùng, sách vở của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng ?
5. Em đã làm gì để rỏ lòng hiếu thảo của mình với ông bà, cha mẹ ?
6. Khi chào cờ em phải đứng như thế nào ? Tại sao ?
7. Để học tốt và nghe giảng đầy đủ em đã làm gì ?
HS nhận xét – Bổ xung
 4. Củng cố, dặndò(2’):
GV nhận xét ý thức học tập của các em, khen ngợi các em học tốt và nhắc HS luôn thực hiện theo các điều đã học được.
Học vần (tiết155,156)
Bài 73: it iêt
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết;từ và câu ứng dụng.
Viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.
*đọc viết được it,iêt.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ,câu,từ khoá và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn
III. Hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
HS viết và đọc các từ: chim cút, sứt răng, sút bóng, nứt nẻ
2 HS đọc bài trong SGK
3. Dạy bài mới (30’)
Tiết 1
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp – HS nhắc lại – GV ghi bảng
Dạy vần
It
+Nhận diện vần
GV giới thiệu ghi bảng: it- HS nhắc lại: it 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
H. Vần it được tạo nên từ âm nào? ( i và t )
H.Vần it và vần ut giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :Đều kết thúc bằng t.Khác nhau :vần it bắt đầu bằng i)
HS phát âm: it
HS phân tích vần it( i đứng trước âm t đứng sau )- ghép vần,nhận xét
HS đánh vần: i- t - it(cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc: it (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần it muốn có tiếng mít ta làm thế nào ?(thêm âm m dấu sắc) 
HS ghép : mít - HS nêu – GV ghi bảng: mít 
HS phân tích tiếng: mít (âm m đứng trước vần it đứng sau dấu sắc trên âm i) 
HS đánh vần: mờ – it – mít – sắc – mít (cá nhân ;nhóm ;cả lớp ) 
HS đọc: mít (cá nhân ;nhóm ;cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? ( quả mít)
 GVgiới thiệu và ghi từ trái mít – HS đọc: trái mít (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc kết hợp : it – mít – trái mít (cá nhân,lớp)
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới là từ gì?
HS nêu - GVtô màu –HS đọc xuôi, đọc ngược.
 iêt
Quy trình tương tự vần: iêt
Lưu ý iêt được tạo nên từ iê và t 
HS so sánh vần iêt với vần it:
Vần iêt và vần it giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :kết thúc bằng t.Khác nhau : iêt bắt đầu bằng iê)
Đánh vần: iê - t – iêt, vờ– iêt - viết – sắc – viết ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: it, iêt, trái mít, chữ viết.
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học
HS nêu – GV gạch chân – Gọi HS đọc tiếng mới 
HS đọc từ ứng dụng – GV giải nghĩa từ : đông nghịt:rất đông
Thời tiết: là tình hình mưa nắngnóng
GVđọc mẫu từ – Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò(2’):
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
 Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ đàn vịt đang bơi)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Con gì có cánh
 Mà lại biết bơi
 Ngày xuống ao chơi 
 Đêm về đẻ trứng.
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học 
HS đọc tiếng mới .HS đọc câu ứngdụng – GV đọc mẫu 
Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết –1 HS đọc lại bài viết – HS viết bài – GV chấm
 c. Luyện nói
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Em tô, vẽ, viết
HS đọc tên bài luyện nói 
GV gợi ý:
H:Tranh vẽ gì?
H:Bạn nữ đang làm gì?
H:Bạn nam đang làm gì?
H:Em đã làm được như bạn chưa ? Em có thích không ?
Gọi đại diện nhóm lên trình bày – HS nhận xét
 4. Củng cố – dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.
Toán (tiết 69)
điểm,đoạn thẳng
I. Mục tiêu
Nhận biết được điểm ,đoạn thẳng; đọc tên các điểm ,đoạn thẳng. kẻ được đoạn thẳng.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
*Nhận biết được điểm.
II. Đồ dùng dạy- học
GV - HS: thước kẻ, bút chì
III. Hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2.Kiểm tra bài cũ(1’):Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b.Giới thiệu điểm và đoạn thẳng
GV vẽ 2 điểm A;B 	.A
 .B
GV: Ta gọi tên 1 điểm là A, điểm kia là B
HS nhắc lại – GV hướng dẫn cách đọc: B đọc là bê, C dọc là xê, D đọc là dê, M đọc là mờ, N đọc là nờ.
GV vẽ một số điểm, yêu cầu HS đọc tên điểm.Sau đó HS lấy thước nối 2 điểm lại
GV chỉ và nói nối hai điểm ta sẽ được một đoạn thẳng.
GV chỉ cho HS đọc đoạn thẳng
 c.Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng
Dụng cụ để vẽ
GV đưa cho HS quan sát và giới thiệu thước thẳng
HS quan sát mép thước và dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng
Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng
Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm thêm 1 điểm nữa vào giấy, đặt tên cho từng điểm
Bước 2: Dùng thước đặt mép thước qua điểm A và B. Tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút đặt đầu bút tựa vào mép thước và lên tại điểm A trượt nhẹ trên giấy từ A đến B
Bước 3: Nhấc bút và thước ra
HS vẽ vài đoạn thẳng
Giải lao
d.Thực hành
Bài 1: HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng trong SGK
Bài 2: HS dùng bút và thước nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng
Bài 3: HS nêu đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng đó 
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Ngày soạn:13/12/2009
Ngày dạy	Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Học vần ( tiết157,158)
Bài 74: uôt ươt
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc được: uôt,ươt, lướt ván, chuột nhắt, ;từ và câu ứng dụng.
Viết được: uôt,ươt, lướt ván, chuột nhắt.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Chơi cầu trượt.
*Đọc viết được uôt,ươt
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá,câu,phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng học TV 1,bảng,phấn
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết và đọc các từ: con vịt, thời tiết, hiểu biết
HS đọc bài trong SGK
 3. Dạy bài mới (30’):
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp – HS nhắc lại – GV ghi bảng
 b. Dạy vần
uôt
+Nhận diện vần
GV giới thiệu ghi bảng: uôt- HS nhắc lại: uôt 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
H. Vần uôt được tạo nên từ âm nào? (uô và t )
H.Vần uôt và vần at giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :Đều kết thúc bằng t.Khác nhau :vần uôt bắt đầu bằng uô)
HS phát âm: uôt
HS phân tích vần uôt( uô đứng trước âm t đứng sau )- ghép vần,nhận xét
HS đánh vần: uô- t – uôt(cá nhân, nhóm, cả lớp ) - HS đọc: uôt (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần uôt muốn có tiếng chuột ta làm thế nào ?(thêm âm ch dấu nặng) 
HS ghép : chuột - HS nêu – GV ghi bảng: chuột 
HS phân tích tiếng: chuột (âm ch đứng trước vần uôt đứng sau dấu nặng dưới ô) 
HS đánh vần: chờ – uôt – chuốt – nặng – chuột (cá nhân ;nhóm ;cả lớp ) 
HS đọc: chuột (cá nhân ;nhóm ;cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? (vẽ chuột nhắt)
GVgiới thiệu và ghi từ: chuột nhắt, HS đọc: chuột nhắt (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc kết hợp : uôt –chuột – chuột nhắt (cá nhân,lớp)
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới là từ gì?
HS nêu - GVtô màu –HS đọc xuôi, đọc ngược.
 ươt
Quy trình tương tự vần: uôt
Lưu ý ươt được tạo nên từ ươ và t 
HS so sánh vần ươt với vần uôt:
Vần ươt và vần uôt giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau :kết thúc bằng t.Khác nhau : ươt bắt đầu bằng ươ)
Đánh vần: ươ- t – ươt, lờ– ươt - lướt – sắc – lướt ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
+Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
+Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học
HS nêu – GV gạch chân – Gọi HS đọc tiếng mới 
HS đọc từ ứng dụng – GV giải nghĩa từ : trắng muốt: rất trắng 
ẩm ướt: không khô ráo; chứa nhiều nước; hơi nước. 
GVđọc mẫu từ – Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò (2’):
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học 
Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ cây cau, chú mèo)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Con mèo mà trèo cây cau 
 Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
 Chú chuột đi chợ đường xa
 Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học 
HS đọc tiếng mới ,phân tích tiếng mới.HS đọc câu ứngdụng – GV đọc mẫu 
Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
+Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết –1 HS đọc lại ... ết bảng con - GV uốn nắn sửa sai 
+Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học
HS nêu – GV gạch chân – Gọi HS đọc tiếng mới 
HS đọc từ ứng dụng – GV giải nghĩa từ : con vạc: con vạc gần giống như con cò. 
GVđọc mẫu từ – Gọi HS đọc lại (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò (2’):
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học .Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) 
Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ chùm nhãn)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Da cóc mà bọc bột lọc
 Bột lọc mà bọc hòn than.
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học 
HS đọc tiếng mới .HS đọc câu ứngdụng – GV đọc mẫu 
Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết –1 HS đọc lại bài viết – HS viết bài 
GV chấm và nhận xét bài của HS
 c. Luyện nói:
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: vừa vui vừa học
HS đọc tên bài luyện nói 
	- GV gợi ý:
H:Bức tranh vẽ gì?
H:Em hãy kể những trò chơi được học trên lớp ?
H:Em hãy kể những tranh vẽ đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học?
H:Em thấy cách học như thế có vui không ?
HS thảo luận nhóm đôi – Gọi đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét
 4. Củng cố - dặn dò(3’):
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.
__________________________________________
Toán ( tiết71)
Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu
Biết đo độ dài bằng gang tay,sải tai,bước chân;thực hành đo chiều dài bảng,lớp học,bàn học,lớp học. 
**Thực hành đo bằng que tính,gang tay,bước chân.
II. Đồ dùng dạy- học
GV- HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại.
 b. hướng dẫn:
+Giới thiệu độ dài gang tay
GV: Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa
HS xác định độ dài gang tay của bản thân: bằng cách chấm một điểm nơi đầu ngón tay cái và một điểm nơi đâu ngón taygiữa rồi nối hai điểm đó lạiđược một đoạn thẳng.
+Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay
GV: Hãy đo độ dài cạnh bàn bằng gang tay
GV làm mẫu rồi cho HS thực hành đo và đọc kết quả
Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân
GV nêu yêu cầu và làm mẫu
3 HS lên bảng đo chiều dài, chiều rộng của lớp học
Giải lao
 c. Thực hành
+ Giúp HS nhận biết đơn vị đo là gang tay
HS đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả: 8 gang tay
+ HS nhận ra: Đơn vị đo là bước chân.
Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân rồi nêu kết quả đo.
+ HS nhận ra: Đơn vị đo độ dài là que tính.HS lấy que tính để thực hành đo.
H. Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “ gang tay” hay “ bước chân”để đo trong cuộc sống? ( Vì gang tay, bước chân là đơn vị đo chưa chuẩn.)
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
___________________________________________
Mĩ thuật ( tiết 18)
Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông
I. Mục tiêu:
HS nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản.
Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông , vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
**Biết chách vẽ hoạn tiết,vẽ mầu vào các hoạ tiết hình vuông.hình vẽ cân đối,tô mầu đều,gọn trong hình.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Một số bài vẽ trang trí hình vuông
HS: Vở tập vẽ 1; màu vẽ
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát
 2. kiểm tra bài cũ(1’): Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại
 b. GV giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản
GV cho HS quan sát vật thật
H. Chiếc khăn tay có hình gì?Trên khăn tay trang trí như thế nào?
H. Cách vẽ của các hình vuông đó có giống nhau không?
H. viên gạch hoa có hình gì? viên gạch được trang trí như thế nào?
GV chỉ ra sự giống nhau – Gợi ý cách vẽ.
GV cho HS quan sát các bài vẽ của HS năm trước
HS nhận xét cách vẽ và cách tô màu
Giải lao
 c. Hướng dẫn HS cách vẽ
GV nêu yêu cầu của bài
H. bài yêu cầu gì? ( Vẽ tiếp cánh hoa còn lại)
GV hướng dẫn cách vẽ cánh hoa; hướng dẫn cách tô màu
H. Cánh hoa tô màu gì, màu nền ta tô màu gì?
 d. Thực hành
HS vẽ tiếp cánh hoa vào vở và tô màu
HS trưng bày sản phẩm – GV và HS nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp nhất.
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:17/12/2009
Ngày dạy	Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2009
Toán (tiết72)
Một chục - Tia số
I. Mục tiêu
Nhận biết ban đầu về 1 chục;biết quan hệ giữa chục và đơn vị:1 chục bằng 10 đơn vị;biết đọc và viết số trên tia số.
*1 chục bằng 10.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Vật thật, bộ đồ dùng môn toán
HS: SGK, que tính
III. Các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đàu bài lên bảng,HS nhắc lại.
 b. Giới thiệu “một chục”
HS xem tranh, đếm số quả trên cây
H. Trên cây có mấy quả?
HS nói số lượng quả
GV nêu: 10 quả còn gọi là một chục quả
HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính
H:10 đơn vị còn gọi là mấy chục( còn gọi là một chục)
GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục
H:1 chục bằng bao nhiêu đơn vị (bằng mười đơn vị)
GV gọi HS nhận xét và nhắc lại
GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục
HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 1 chục bằng 10 đơn vị.
 c. Giới thiệu tia số
GV vẽ tia số và giới thiệu: Đây là tia số, gốc là 0. Các điểm cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm được ghi một số theo thứ tự tăng dần
H. Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số?(Số bên trái bé hơn số bên phải)
Giải lao
 d. Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn
HS làm bài,HS làm xong đổi chéo vở,HS nhận xét,GV nhận xét.
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm bài 
Đếm một chục con vật ở mỗi hình vẽ khoanh tròn vào một chục đó
HS làm xong tự đổi vở để kiểm tra
GV nhận xét bài làm của HS.Tuyên dương HS làm bài tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài
HS tự làm bài, GV quan sát giúp đỡ các em,GV nhận xét bài làm của HS.
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Học vần ( tiết 163, 164)
kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu
Đọc được các vần,từ ngữ,câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức,kĩ năng:20 tiếng/phút.
Viết được các vần,từ ngữ ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức,kĩ năng:20chữ/ 15phút.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Đề kiểm tra	
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b. Luyện đọc
 + Đọc vần
- HS nhớ và đọc lại các vần đã học (mỗi em đọc từ 2 đến 3 vần)
Khi các em đọc GV ghi bảng
- Nếu HS đọc còn thiếu thì GV gợi ý cho các em nhớ và đọc tiếp
- HS luyện đọc vần, đọc trơn các vần: cá nhân, nhóm, cả lớp
- GV ghi một số từ ứng dụng
- HS luyện đọc và phân tích tiếng bất kỳ
+Đọc bài trong SGK
HS mở SGKđọc lần lượt từng bài từ bài 30 đến bài 74: mỗi em đọc 1 bài, các em theo dõi và đọc tiếp
+Luyện viết
HS viết bảng một số vần khó: iêt, yêt, yên, uôc, ươc, ưu, ươu, yêu,...
GV đọc cho HS viết vào vở mỗi vần 1 chữ
Các từ viết vào vở: yết hầu, trái lựu, con hươu, thuộc bài, rước đèn, thước kẻ, con khướu
+Chấm và chữa bài
GV chấm một số bài và nhận xét
+GV thông báo nội dung kiểm tra
 1. Kiểm tra viết
GV đọc cho HS viết vào vở kiểm tra:
Các vần: an, ăm, ay, ai, uông, ươu, ưu, oc, at, ơi, uôt, ươt, ươc, ach, ong, êch, êu, au, ich, uôn
Các từ: lá tía tô, chuột nhắt, thuộc bài, trốn tìm, mùi thơm, nương rẫy
Các câu: Con gì mào đỏ
	Lông mượt như tơ
	Sáng sớm tinh mơ
	Gọi người thức dậy
Tiết 2
 2. Kiểm tra đọc:
Vần: ân, in, un, eng, ang, iêng, om, am, em, êm, iêm, yêm, iên, yên, ot, at
Từ: chẻ lạt, trái nhót, thật thà, bắt tay, ngớt mưa, đông nghịt
Câu: 	Những đàn chim ngói.....
Cách cho điểm:
Viết: Viết đúng 4 vần cho 1 điểm, đúng 2 từ cho 1 điểm, đúng mỗi dòng cho 0,5 điểm
Nếu viết chưa đẹp trừ từ 1 đến 2 điểm
Đọc: Đọc đúng 4 vần ghi 1 điểm, đúng 2 từ ghi 1 điểm, đúng đoạn thơ ghi 3 điểm	
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV thu bài chấm.Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
__________________________________________
Thể dục ( tiết 18)
Sơ kết học kì I
I. Mục tiêu:
- Sơ kết học kì I
- Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học
- Ưu, khuyết điểmvà hướng khắc phục.
II. Địa diểm phương tiện:
 Trên sân trường
III. Nội dung và phương pháp:
A- Phần mở đầu(5’)
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học
HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 50 – 60 m.
Đi thường theo vồng tròn và hít thở sâu.
Cho HS chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại”.
B. Phần cơ bản(30’)
Sơ kêt học kì I
GV nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học về đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi vận động
GV nêu tên các nội dung đã học đồng thời gọi tên 1 số HS lên tập mẫu lại các động tác. 
GV đánh giá kết quả học tập của học sinh, tuyên dương những cá nhân và những tổ có tinh thần học tập đạt kết quả tốt; nhắc nhở chung một số tồn tại và hướng khắc phục trong học kì II.
Trò chơi: “chạy tiếp sức”
GV nêu tên trò chơi, gpọi HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Cho HS chơi thử 1 lần – tổ chức cho HS chơi trò chơi – phân thắng, thua.
C. Phần kết thúc(5’)
HS đi thường và hát.
HS chơi trò chơi “ diệt các con vật có hại”.
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.	 
nhận xét,ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày tháng 12 năm 2009
.

Tài liệu đính kèm:

  • docthuy 18.doc