Giáo án Tự nhiên - Xã hội 1 - An toàn trên đường đi học

Giáo án Tự nhiên - Xã hội 1 - An toàn trên đường đi học

Tự nhiên - xã hội (20) An toàn trên đường đi học

I/ Mục tiêu:

 +Kiến thức:- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.

- Nắm được quy định về đi bộ trên đường.

+Kĩ năng:- Tránh một số tình huống nguy hiểm trên đường đi học

- Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè), đi bộ sát lề đường về phía tay phải của mình (đường không có vỉa hè).

+Thái độ:- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong bài 20 SGK trang 42 & 43

III/Các hoạt động day-học:

 

doc 4 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên - Xã hội 1 - An toàn trên đường đi học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên - xã hội (20) An toàn trên đường đi học
I/ Mục tiêu: 
 +Kiến thức:- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
- Nắm được quy định về đi bộ trên đường.
+Kĩ năng:- Tránh một số tình huống nguy hiểm trên đường đi học
- Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè), đi bộ sát lề đường về phía tay phải của mình (đường không có vỉa hè).
+Thái độ:- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 20 SGK trang 42 & 43
III/Các hoạt động day-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Nơi em ở là nông thôn hay thành phố?
-Người ở nông thôn chủ yếu làm nghề gì ?
- Em hãy kể về nơi em ở ?
3.Bài mới: 
 Hoạt động1: Giới thiệu bài 
GV đưa tranh lên và hỏi:
Anh chụp cảnh gì?
Tại sao tai nạn lại xảy ra?
Theo em tại sao tai nạn lại xảy ra ?
GV đưa đầu bài lên bảng.
 Hoạt động 2: Thảo luận tình huống
* GV chia 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong tranh.
- Điều gì có thể xảy ra?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày .
 - Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
àĐể tránh xảy ra các tai nạn trên đường, mọi người cần chấp hành những quy định về trật tự ATGT: không được chạy lao ra đường, bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang đi trên các phương tiện giao thông 
Hoạt động 3: Quan sát tranh( trao đổi theo cặp)
+ Đường ở tranh 1khác gì với đường ở tranh 2?
+ Người đi bộ ở tranh 1 đi ở vị trí nào trên đường?
+ Người đi bộ ở tranh 2 đi ở vị trí nào trên đường?
+ Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì?
àKhi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình hoặc đi trên vỉa hè.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ai đúng – ai sai”
GV phổ biến luật chơi.
 4.Củng cố: 
 - Người đi bộ phải đi ở đâu trên đường?
Liên hệ : 
5.Nhận xét-Dặn dò: Để đảm bảo cho mình và mọi người các em phải luôn đi đúng quy định.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập Xã hội 
- HS hát.
- 2 – 3 em trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đầu bài
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
( Nếu chơi dưới lòng đường sẽ bị tai nạn; nếu đùa giỡn trên thuyền sẽ bị lật thuyền ; nếu đeo bám theo xe sẽ bị ngã ; nếu đi qua đường không đúng vạch dành cho người đi bộ sẽ bị tai nạn ; đi học qua suối phải cẩn thận , nếu không sẽ bị trượt ngã)
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV
- Một số em trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS tham gia trò chơi.
Học vần Bài 77: ăc - âc
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:- Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc. Từ ngữ ứng dụng màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
-Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
Kĩ năng: rèn đọc trơn và đúng các từ ngữ ứng dụng.
Thaùi độ: HS mạnh dạn, tự tin khi đọc.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh minh họa từ khoá mắc áo,vật mẫu: quả gấc, tranh minh họa từ ứng dụng.
III.Phương pháp: quan sát đàm thoại, thực hành
IV/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: - HS đọc: con sóc, hạt thóc, bản nhạc, con cóc, bác sĩ , con vạc.
- 1HS đọc vần và từ ngữ ứng dụng bài 76.
- 1 HS đọc câu ứng dụng “Da cóc mà bọc bột lọc hòn than.”
- GV nhận xét ghi điểm.
- HS viết: con cóc, bác sĩ, con vạc.
GV nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần ăc
a/ Nhận diện vần
Yêu cầu học sinh nhận diện vần ăc
- So sánh ăc với ac
Nêu cấu tạo vần ăc:
Đánh vần đọc trơn vần:
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV viết tiếng mắc và yêu cầu HS nhận diện tiếng: mắc.
Nêu cấu tạo tiếng .
Gv giới thiệu tranh rút ra từ khóa.
GV ghi bảng: mắc áo
Đọc vần, tiếng, từ khóa.
« Vần âc (quy trình tương tự)
- Vần âc được tạo nên bởi â và c
- So sánh: âc với ăc
Hoạt động 3: Viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết: 
 ăc, mắc áo, âc, quả gấc
 Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 màu sắc giấc ngủ
 ăn mặc nhấc chân
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa.
( màu sắc là tất cả các màu xanh, đỏ, tím vàng. ăn mặc là cách nói: như là ăn mặc gọn gàng.giấc ngủ là khoảng thời gian ngủ, nhấc chân là động tác đưa chân lên khỏi mặt đất)
Hoạt động 5: Trò chơi.
GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi.
Chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ cử ba em thực hiện tro chơi. Mỗi tổ phân công 1 em chọn từ, 1em mang lên và 1em gắn từ lên các cành của cây đội mình, sau 3 phút tổ nào gắn được nhiều từ hơn tổ đó sẽ thắng cuộc.
Củng cố,s dặn dò.
Nhận xét tiết học.
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: ăc - âc
HS nhận diện vần.( 3em)
+ Giống nhau: kết thúc bằng c
+ Khác nhau: bắt đầu bằng ă, a.
- Vần ăc được tạo nên bởi ă và c
- HS đánh vần:ă- cờ - ăc/ăc CN-ĐT
HS đọc tiếng. 
- Âm m đứng trước, vần ăc đứng sau, dấu sắc trên ă 
- HS đánh vần: mờ - ăc- măc- sắc- mắc/ mắc CN-ĐT.
- HS đọc từ khóa:CN-ĐT.
- HS đọc CN-ĐT
+ Giống nhau: kết thúc bằng c
+ Khác nhau: bắt đầu bằng â
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc thầm từ và tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ kết hợp nêu cấu tạo một số từ ngữ.
- HS đọc cá nhân- đồng thanh.
HS tham gia trò chơi.
cả lớp cổ vũ nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctu nhien.doc