Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 10 đến 35 - Giáo viên: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 10 đến 35 - Giáo viên: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”

TUẦN 10 Thứ năm ngày .tháng .năm .

 Bài 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I. Mục tiêu:

 - Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

 - Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.

 - Ghi chú: Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như:

 + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.

 + Buổi trưa: ngủ trưa; chiều tắm gội.

 + Buổi tồi: đánh răng.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi.

III. Hoạt động dạy và học:

1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Sự chuẩn bị của học sinh.

3.Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Ôn tập con người và sức khỏe.

- Giáo viên ghi tựa bài.

 b. Bài học:

 * Hoạt động 1: Hoạt động lớp.

 - Hãy nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?

 - Cơ thể người gồm có mấy phần?

 - Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?

 - Nhận biết màu sắc, hình dáng, mùi vị, nóng lạnh . bằng gì?

 - Nếu thấy bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào?

 

doc 49 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 10 đến 35 - Giáo viên: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hòa “A”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ năm ngày..tháng ..năm .
	Bài 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
 - Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 - Ghi chú: Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như:
 + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.
 + Buổi trưa: ngủ trưa; chiều tắm gội.
 + Buổi tồi: đánh răng.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Ôn tập con người và sức khỏe.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Hoạt động lớp.
 - Hãy nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
 - Cơ thể người gồm có mấy phần?
 - Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể?
 - Nhận biết màu sắc, hình dáng, mùi vị, nóng lạnh ... bằng gì?
 - Nếu thấy bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào?
 - Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 2: Nhớ và kể lại việc làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 - Cho học sinh kể lại việc làm trong ngày.
 - Câu hỏi gợi ý:
 + Buổi sáng thức dậy lúc mấy giờ? Làm những công việc gì?
 + Buổi trưa thường ăn gì?
 + Buổi chiều thường làm gì?
 + Buổi tối thường làm gì?
 + Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Hằng ngày chúng ta phải làm vệ sinh cá nhân, xúc miệng, rửa mặt sau khi thức day và trước khi đi ngủ, sau bữa ăn...
4. Củng cố, dặn dò:
 - Cơ thể gồ có bộ phận nào?
 - Để có sức khỏe tốt ta phải làm gì?
 - Cần phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Cần rửa tay trước khi ăn.
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh kể: Đầu, mình, chân và tay.
- Cơ thể người gồm có 3 phần.
- Bằng mắt, mũi, tai (da)...
- Bằng mắt, mũi, da ...
- Khuyên bạn không nên chơi, nếu lỡ bắn vào mắt làm mắt bị hỏng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh kể theo gợi ý của giáo viên.
+ Buổi sáng thức dậy lúc 6 giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn uống ...
+ Buổi trưa ăn cơm.
+ Buổi chiều tắm, ăn cơm, xúc miệng...
+ Tối xem phim, học bài, đi ngủ...
+ Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Đầu, mình, chân và tay.
- Ăn, uống điều độ, ăn đủ chất, uống đủ nước.
 Bổ sung:
	---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 KHỐI DUYỆT
 TUẦN 11	
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
Bài 11: GIA ĐÌNH
Mục tiêu:
 - Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
 - Ghi chú: Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ ở sách giáo khoa bài 11.
2. Học sinh: 
 - Sách giáo khoa, tranh ảnh về gia đình mình.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Gia đình.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm nhỏ.
 Bước 1: Quan sát các hình ở bài 11 SGK trả lời câu hỏi sau:
 - Gia đình Lan gồm có những ai?
 - Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
 - Gia đình Minh gồm có những ai?
 - Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
 - Giáo viên theo dõi giúp đợ học sinh.
 Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung một mái nhà gọi là gia đình.
 * Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình.
 - Thu một số tranh vẽ đẹp cho lớp nhận xét.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
 - Cho học sinh quan sát tranh liên hệ tự giới thiệu về gia đình mình.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ, người thân.
 - Về xem lại bài.
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Quan sát tranh thảo luận nhóm (4HS).
- Gia đình Lan gồm có: Bố, mẹ, Lan và em Lan.
- Họ cùng đi chơi và cùng ăn cơm.
- Gia đình Minh gồ có: Cha, mẹ, Minh và em.
- Minh và những người trong gia đình đang ăn sầu riêng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh vẽ về những người trong gia đình.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Bổ sung:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 12	 Thứ .., ngày..tháng ..năm .
 Bài 12: NHÀ Ở
Mục tiêu:
 - Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
 - Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em.
 - Ghi chú: Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở dùng nông thôn, thành thị, miền núi.
* - Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người
 - Sự can thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở
 - Ý thưc giũ gìn nhà cửa sạch sẽ , ngăn náp gọn gàng.
Chuẩn bị:
 - Các tranh ở trang 26,27 SGK.
 - Sưu tầm một số tranh về các loại nhà khác nhau.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Nhà ở.
- Giáo viên ghi tựa bài.
 b. Bài học:
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh.
 Bước 1: Quan sát các hình ở bài 12 SGK trả lời câu hỏi sau:
 - Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi?
 - Nó thuộc nhà tầng, nhà ngói hay nhà lá?
 - Nhà các em ở gần giống ngôi nhà nào trong các ngôi nhà đó?
 - Giáo viên theo dõi giúp đợ học sinh.
 Bước 2: Gọi từng cặp lên trình bày (1 em hỏi, 1 em trả lời).
 - Giáo viên nhận xét.
 - Nhà em ở đâu? Nhà ngói hay nhà lá?
 Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Nên các em phải yêu quý ngôi nhà của mình.
 * Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tranh ở trang 27 và nêu tên các đồ dùng được vẽ trong tranh.
 - Theo dõi giúp đỡ học sinh.
 Bước 2: Thu kết quả thảo luận.
 - Gọi đại diện các nhóm lên chỉ vào hình và nói.
 - Giáo viên nhận xét.
 Kết luận: Đồ đạt trong gia đình là để phục vụ cho sinh hoạt của mọi người trong gia đình. Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà. Chúng ta không nên đòi bố, mẹ mua sắm những đồ dùng khi chưa có điều kiện.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Gọi vài học sinh lên kể địa chỉ, nhà ở, loại nhà và các dụng cụ trong nhà của mình.
 - Giáo viên nhận xét. Về nhà các em phải biết bảo vệ nhà ở và đồ đạt trong nhà như: Lao nhà, quét nhà ...
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Quan sát tranh thảo luận theo cặp.
- Từng cặp lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Nhà em ở nông thôn, nhà lá...
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh đứng lên kể.
- Lớp nhận xét.
Bổ sung:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Thứ .., ngày..tháng ..năm .
TUẦN 13	Tự nhiên xã hội
	 Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I) Mục tiêu:
 - Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
 - Trách nhiệm của học sinh ngoài việc học tập cần phải biết giúp đỡ gia đình.
 - Ghi chú: Biết được nếu mọ ...  sống:
- Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì khi trời nóng và trờirét .
- Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi.
- Kĩ năng phát triển giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- Các hình ở bài 33 trong SGK. 
- Một số đồ dùng phù hợp với thời tiết trời nóng, trời rét.
- Các tấm bìa vẽ hoặc viết tên các đồ dùng để dùng khi trời nóng, trời rét.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Giời trước chúng ta học bài nào?
 - Dựa vào những dấu hiệu nào để biết trời lặng gió hay trời có gió?
- Giáo viên nhận xét. 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài: Trời nóng, trời rét.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Bước 1: Quan sát tranh trong SGK thảo luận theo cặp câu hỏi dưới tranh.
+ Tranh này vẽ cảnh trời nóng? Tranh này vẽ cảnh trời rét? Vì sao em biết?
+ Em cảm thấy như thế nào khi trời nóng, trời rét?
Bước 2: Gọi vài học sinh lên chỉ vào tranh và trả lời các câu hỏi đã nêu.
- Em cảm thấy như thế nào khi trời nóng?
- Em cảm thấy như thế nào khi trời rét?
- Giáo viên nhận xét.
* Kết luận: Khi trời nóng thường thấy người bức bối, toát mồ hôi, chúng ta nên mặc quần áo ngắn tay. Khi trời rét làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc chúng ta phải mặc quần áo ấm
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống.
- Một hôm trời rét mẹ phải đi làm sớm, mẹ dặn Lan phải mặc quần áo thật ấm để đi học. Do chủ quan nên Lan mặc rất ít áo. Các em đón xem chuyện gì xảy ra với Lan?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động.
- Gọi vài học sinh dự đoán tình huống và 2 nhóm lên sắm vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Trời nóng, trời rét.
Bước 1: Giáo viên nêu cách chơi: Hô “Trời nóng” các em nhanh chóng cầm một đồ vật dùng cho trời nóng giơ lên. Tương tự như thế khi hô “Trời rét” cầm cho một vật dùng cho trời rét giơ lên. Ai giơ lên nhanh sẽ thắng cuộc.
Bước 2: Gọi đại diện các tổ lên chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Vì sao chúng ta phải ăn mặc phù hợp với thời tiết?
* Kết luận: Ăn mặc phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống một số bệnh như: cảm nắng, cảm lạnh.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương những em hoạt động tích cực, động viên các em cố gắng hơn.
- Hát vui.
- Học bài gió.
- 2 – 3 học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát tranh thảo luận theo cặp.
- Vài học sinh lên trình bày trước lớp.
- Trời nóng thường thấy người bức bối, toát mồ hôi, người ta thường mặc quần áo ngắn tay.
- Trời rét làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc người ta phải mặc quần áo ấm
-Nhóm 5 – 6 học sinh thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống.
- Lan có thể bị cảm. 2 nhóm lên sắm vai.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Đại diện các tổ lên chơi.
- Lớp nhận xét.
- Ăn mặc phù hợp với thời tiết để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày tháng năm 2011
TUẦN 34	Tự nhiên xã hội
Bài 34 : THỜI TIẾT
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
- Ghi chú : Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày : nghe đài, xem ti vi, đọc báo,.
* - Thời tiết là yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 - Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. 
II. Chuẩn bị:
- Các hình ở bài 34 trong SGK. 
- Một số tranh ảnh khác về hiện tượng thời tiết. Các tấm bìa ghi tên thời tiết.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Giời trước chúng ta học bài nào?
 - Hãy kể các hiện tượng thời tiết đã học.
- Giáo viên nhận xét. 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài: Thời tiết.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Trò chơi.
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
- Cô sẽ treo 2 tấm bìa cùng một lúc (2 bức tranh về 2 hiện tượng của thời tiết).
- Hai học sinh lên chọn 1 trong số tấm bìa ghi đúng tên dạng thời tiết của tranh.
+ Vì sao em biết?
Bước 2: Cho học sinh tiến hành chơi. (mỗi lần 2 học sinh).
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhìn vào tranh các em thấy thời tiết thay đổi như thế nào?
* Kết luận: Thời tiết luôn biến đổi trong một năm, một tháng, một tuần thậm chí trong một ngày, có khi sáng mưa, chiều nắng,
- Vậy muốn biết ngày mai như thế nào phải làm gì?
ð Chúng ta cần phải chăm theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp, để bảo vệ sức khoẻ.
Hoạt động 2: Thực hành quan sát.
Bước 1: Các em cần quan sát bầu trời, cây cối xem thời tiết hôm nay như thế nào?
Bước 2: Cho lớp ra sân trường để quan sát (cho học sinh xếp thành 2 hàng ngang).
Bước 3: Cho học sinh vào lớp thu kết quả quan sát.
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Dựa vào những dấu hiệu nào em biết điều đó?
- Những ai ăn mặc đúng thời tiết và nhắc nhở các bạn ăn mặc chưa đúng thời tiết hôm nay.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về thời tiết hôm sau đọc cho lớp nghe.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Hát vui.
- Học bài trời nóng, trời rét.
- Nắng, mưa, gió, rét, nóng.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tiến hành chơi.
- Lớp nhận xét.
- Lúc nắng, lúc mưa, lúc gió,..
- Phải nghe dự báo thời tiết trên đài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ra sân trường quan sát.
- Học sinh vào lớp.
- Nắng dịu, gió thổi nhè nhẹ ..
- Nhìn thấy bầu trời trong xanh, gió thổi lá cây lung lay,
Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT
Thứ năm ngày tháng 05 năm 2011
TUẦN 35	Tự nhiên xã hội
Bài 35 : ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
 I. Mục tiêu:
- Biết quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên và học sinh sưu tầm các tranh ảnh về thiên nhiên.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài: Ôn tập : tự nhiên.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học :
Hoạt động 1 : Làm việc với tranh ảnh, vật thật về cây cối.
Bước 1: Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to, yêu cầu dán các tranh ảnh các em sưu tầm được theo các cột: cây hoa, cây rau, cây gỗ.
Bước 2: Các nhóm lên trình bày sản phẩm, đại diện các nhóm lên chỉ và giới thiệu các loại cây.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Quan sát thời tiết.
Bước 1: Giáo viên định hướng quan sát.
- Quan sát xem có mây không?
- Có gió không? Gió mạnh hay nhẹ?
- Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
- Có mưa hay có mặt trời không?
Bước 2: Cho lớp ra sân trường để quan sát.
- Gọi vài học sinh trả lời.
- Kết thúc hoạt động cho học sinh vào lớp.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Hát vui.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Mỗi nhóm 5 học sinh thảo luận dán tranh theo loại cây.
- Các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ra sân trường quan sát.
- Vài học sinh trả lời.
- Học sinh vào lớp.
Bổ sung:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN VA XA HOI.doc