Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài 19 đến bài 22

Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài 19 đến bài 22

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát và nói một số nét chính về hoạt độn sinh sống của nhân dân địa phương.

- Kĩ năng: Học sinh nói được về các hoạt động sinh động, sinh sống của nhân dân địa phương.

- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Các mô hình trong bài ở SGK.

- Học sinh: SGK - VBT.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 7 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1340Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài 19 đến bài 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát và nói một số nét chính về hoạt độn sinh sống của nhân dân địa phương.
Kĩ năng: Học sinh nói được về các hoạt động sinh động, sinh sống của nhân dân địa phương.
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các mô hình trong bài ở SGK.
Học sinh: SGK - VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra học kỳ I.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xugn quanh trường.
- Mục tiêu: Tham quan khu dân cư.
Bước 1:
- Nhận xét về quanh cảnh trên đường.
- Nhận xét quanh cảnh hai bên đường.
- Người dân địa phương thường làm công việc gì là chủ yếu?
- Giáo viên phổ biến nội qui đi tham quan.
- Yêu cầu học sinh phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không đi tự do.
- Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2: Đưa học sinh đi tham quan.
- Giáo viên cho học sinh xếp hàng.
- Giáo viên dẫn đi quanh trường
- Giáo viên quyết định những điểm dừng để học sinh quan sát kĩ và trao đổi về những gì các em trông thấy.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét buổi tham quan.
- Chuẩn bị: Tiết 2 Thảo luận những gì các em đã quan sát được trên thế giới.
Hát
- Người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì?
- Học sinh: Có nhà cửa, cơ quan, chợ
- Học sinh xếp thành 2 hàng để đi.
- Học sinh vừa đi vừa quan sát.
	 Bài 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát và nói một số nét chính về hoạt độn sinh sống của nhân dân địa phương.
Kĩ năng: Học sinh nói được về các hoạt động sinh động, sinh sống của nhân dân địa phương.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích cuộc sống xung quanh ta.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các mô hình trong bài ở SGK.
Học sinh: SGK - VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
- Mục tiêu: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
- Phương pháp: Thảo luận – Đàm thoại.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Nói với nhau về những gì các em đã được quan sát như hướng dẫn?
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên nói trước lớp.
- Bố mẹ em làm những công việc gì để nuôi sống gia đình.
Hoạt động 1: Làm việc theo SGK.
- Mục tiêu: Hiểu biết về cuộc sống nông dân.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Bước 1: Quan sát và trả lời câu hỏi trong bài.
- Bước 2: Trình bày trước lớp.
- Bức tranh 38, 39 vẽ cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
- Tranh 40, 41 vẽ cuộc sống ở đâu? Tai sao em biết.
- Giáo viên kết luận: Bức tranh 18 vẽ về cuộc sống nông thôn bức tranh 39 về cuộc sống thành thị.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 20.
Hát
- Học sinh chia nhóm thảo luận về những yêu cầu của giáo viên.
- Các em nói về những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân ở đây thường làm.
- Học sinh nêu.
- Học sinh chỉ vào lần lượt hai bức tranh và hỏi về những gì các em nhìn thấy.
- Học sinh nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
 Bài 20: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết xác định một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. Quy định về đi bộ trên đường.
Kĩ năng: Tránh được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè). Đi bộ sát lề đường bên phải của mình (đường không có vỉa hè).
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các hình trong bài 20 SGK, các tấm bìa tròn màu đỏ, xanh và các tấm bìa xe máy, ô tô
Học sinh: SGK - VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Em hãy nêu những nghề nghiệp mà em thấy người dân quanh trường làm?
- Nghề nghiệp cụ thể của bố mẹ em?
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
- Mục tiêu: Biết những tai nạn xảy ra khi không chấp hành luật lệ giao thông.
- Phương pháp: Thảo luận – Đàm thoại.
Bước 1: Chia nhóm
Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý.
Điều gì có thể xảy ra?
Có khi nào em có những hàng động như trong tình huống đó?
Em sẽ khuyên bạn trong tình huống đó như thế nào?
Bước 3: Đại diện lên trình bày.
- Giáo viên cho các nhóm khác bổ xung.
--> Kết luận: Để tránh tai nạn xảy ra, mọi người phải chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông. Chẳng hạn như: không chạy ra đường, không bàm bên ngoài ô tô, không được đưa tay, chân, đầu ra ngoài khi đang ngồi trên xe buýt
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Biết đi bộ như thế nào cho đ1ung luật đi đường.
- Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Đường ở tranh tứ nấht khác gì với đường ở tranh thứ hai?
- Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường?
- Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường?
- Người đi bộ ở tranh thứ hai đi ở vị trí nào trên đường?
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
--> Kết luận: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép về phía bên tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ”.
- Mục tiêu: Rèn phản xạ nhanh và hiểu các tính hiệu đèn đường.
- Phương pháp: Trò chơi.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh biết qui tắc đèn hiệu.
- Khi đèn đỏ: tất cả xe cộ và người đi lại đều phải dừng lại đúng vạch qui định.
- Khi đèn xanh sáng được phép đi
Bước 2: Giáo viên dùng phấn kẻ ngã tư ở trong lớp.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện đi lại
Bước 3: Ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 21
Hát
- Học sinh nêu tên nghề nghiệp ở khu vực quanh trường.
- Chia làm 5 nhóm.
- Cử đại diện lên trình bày từng tình huống.
- 2 BạÏn ngồi gần nhau thảo luận.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh cử đại diện đóng vai đèn tín hiệu.
- Một số đóng vai người đi bộ, xe máy.
- Học sinh thực hiện theo đèn tín hiệu.
	 Bài 22: CÂY RAU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cây rauvà nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau.
Kĩ năng: Nói được ích lợi cảu việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo viên và học sinh đem các cây rau đến lớp. Hình ảnh các cây rau trong SGK. Khăn bịt mắt.
Học sinh: SGK – Chuẩn bị cây rau.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Khi đến ngã tư đường phố gặp đèn tín hiệu giao thông màu đỏ tất cả xe cộ và người đi lại phải làm gì?
- Khi gặp đèn màu xanh?
- Khi đi bộ trên đường ta phải đi về bên nào?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
- Mục tiêu: Hiểu biết được từng loại rau khi ăn.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
Bước 1: 
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau và trả lời.
Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang đến lớp, trong đó bộ phận nào ăn được.
Em thích loại rau nào?
Bước 2: 
- Đại diện lên trình bày.
- Giáo viên kế luận: Có rất nhiều loại rau, các cây rau đều có rễ, thân, lá. Có loại rau ăn lá như bắp cải, có loại rau ăn cả lá, thân như rau cải, rau muống, có loại rau ăn thân như su hào, có loại rau ăn củ như củ cải, cà rốt, có loại rau ăn hoa thiên lý, có loại rau ăn quả như cà chua, bí.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Hiểu được ích lợi khi dùng rau quả.
- Phương pháp: Thảo luận.
Bước 1: Chia nhóm 2 em.
- Giáo viên hướng dẫn quan sát bài 22.
Bước 2: 
- Một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
Bước 3: Hoạt động lớp.
- Em thường ăn loại rau nào?
- Tại sao lại ăn rau?
- trước khi ăn dùng rau làm thức ăn, người ta phải làm gì?
à Giáo viên kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng Rau được trồng ngoài ruộng nên dính nhiểu đất bụi và còn được bón phân Vì vậy cần phải rửa sạch rau trước khi dùng rau làm thức ăn.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn rau gì?”
- Mục tiêu: Biết tên một số loại rau quả.
- Mỗi tổ chọn 1 bạn lên chơi.
- Đứng thành hàng ngang, bịt mắt.
- Giáo viên đưa mỗi em 1 cây và yêu cầu đoán xem đó là cây rau gì?
- Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 23.
- Dặn dò: về nhà ăn nhiều rau.
Hát
- Học sinh trả lời.
- Phải dừng lại.
- Được phép đi.
- Đi về bên phải và sát mép đường.
- Học sinh chia thành 6 nhóm, quan sát các cây rau.
- Học sinh quan sát và thảo luận cùng nhau.
- Học sinh chia nhóm.
- Học sinh quan sát và đọc câu hỏi.
- 2 Bạn lên trình bày.
- Chọn đại diện lên chơi.
- Có thể sờ hoặc ngắt lá ngửi để đoán xem đó là rau gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docTN&XH.doc