Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 10 đến tuần 18

Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 10 đến tuần 18

A. Mục tiêu:

 Giúp HS:

· Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

· Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày để có sức khỏe tốt.

· Tự giác thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe.

B. Hoạt động dạy và học:

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1129Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Tuần 10 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
 BÀI 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI
 VÀ SỨC KHỎE
A. Mục tiêu:
 Giúp HS:	
Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày để có sức khỏe tốt.
Tự giác thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: bài 9
+Sau khi học tập con cần làm gì để giữ gìn sức khỏe?
+Hãy nêu những hoạt động thư giản đúng cách?
-Nhận xét.
3.Bài dạy: bài 10
 Khởi động: “chi chi chành chành”
-Giải thích và ghi tựa bài: Ôn tập
Hoạt động 1: Mục đích củng cố cho HS các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quanh.
 Bước 1: Phát phiếu cho các nhóm.
Nội dung:
+Cơ thể người gồm có  phần
+Đó là 
+Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là 
+Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh nhờ có 
 Bước 2: Kết quả hoạt động.
Hoạt động 2: Mục đích là củng cố các kiến thức vệ sinh hằng ngày, các hoạt động có lợi cho sức khỏe.
 Bước 1: 
-Yêu cầu HS gắn tranh ảnh về các hoạt động nên làm và không nên làm.
 Bước 2: Trình bày sản phẩm.
 Kết thúc hoạt động: GV khen ngợi các nhóm có hoạt động tíchh cực và có sự chọn lựa đúng.
Nghĩ giữa tiết: Trò chơi vận động.
Hoạt động 3: Mục đích khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khỏe tốt.
-HS tự giác thực hiện các nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và hoạt động.
 Gợi ý: 
+Buổi sáng lúc ngủ dậy em làm gì?
+Buổi trưa em ăn những món gì?
+Ở trường giờ ra chơi em thường chơi những trò gì?
 Bước 2: Kết quả hoạt động.
 Trò chơi: “Đúng sai” 
-GV ghi tên các hoạt động, HS chọn đúng, sai.
Củng cố dặn dò:
-Thực hành bài học hôm nay.
-Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh.
-Hát vui.
-Cần nghỉ ngơi và giải trí đúng cách.
-Cả lớp cùng chơi.
-Làm việc với phiếu bài tập.
-HS thảo luận nhóm 2 em và ghi vào phiếu.
-HS đọc câu trả lời của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Gắn tranh theo chủ đề.
-HS làm việc theo tổ (nhóm) dán tranh (hoặc vẽ) theo chủ đề.
-Từng nhóm lên trình bày và giới thiệu với cả lớp về bức tranh đã dán.
-Các nhóm khác nghe, xem và nhận xét.
-Kể về một ngày của em.
-Cả lớp cùng tham gia.
-Thi đua nhớ và kể những việc đã làm trong một ngày của mình.
-HS nhận xét và nêu những việc nên làm hằng ngày để giữ vệ sinh và sức khỏe tốt.
-Cả lớp cùng chơi.
-Tổ nào có nhiều bạn đúng, tổ đó thắng.
TUẦN 11
BÀI 11: XÃ HỘI – GIA ĐÌNH
A. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
Gia đình là tổ ấm của em.
Bố mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân yêu nhất của em.
Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: bài 10
+Cơ thể người gồm những phần gì?
+Hãy kể các giác quan? Giác quan giúp ta điều gì?
+Nêu một số hoạt động có lợi cho sức khỏe?
-Hằng ngày em nên làm gì để giữ vệ sinh và có sức khỏe thật tốt?
-Nhận xét.
3.Bài dạy: Bài 11
 GT bài: Gia đình chính là tổ ấm của chúng ta. Ở đó có ông bà, cha mẹ, anh, chị, em  là những người thân yêu nhất. Bài học hôm nay các con sẽ có diệp kể về tổ ấm của mình và được nghe các bạn kể về tổ ấm của các bạn.
Hoạt động 1: 
 Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
Cách tiến hành.
 Bước 1: Chia nhóm.
-Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
-Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
 Bước 2: Kết quả hoạt động.
 Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình.
Hoạt động 2:
 Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình mình.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Về những người trong gia đình của em (vẽ một cảnh sinh hoạt của em thì càng tốt)
 Bước 2: Triễn lãm tranh.
-Chọn bức vẽ đẹp cho cả lớp xem và cho tác giả giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp biết.
 Kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh, chị, em là những người thân yêu nhất của em.
Nghỉ giữa tiết: Thư giãn.
Hoạt động 3:
 Mục tiêu: Giúp HS ứng xử những tình huống thường gặp hằng ngày, thể hiện lòng yêu quý của mình đối với người thân.
Cách tiến hành: Nêu tình huống.
+Một hôm mẹ đi chợ về tay xách rất nhiều thứ, em sẽ làm gì giúp mẹ lúc đó?
+Bà của Lan hôm nay bị mệt. Nếu là Lan em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà vui và chóng khỏi bệnh?
 Kết luận: Gia đình là nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân. Em phải có bổn phận vâng lời người trên và chăm sóc, kính trọng ông, bà, cha, mẹ.
Củng cố dặn dò:
-Thực hành bài học.
-Xem trước bài 12.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui: “Cả nhà thương nhau”
-HS trả lời câu hỏi, các bạn khác góp ý bổ sung.
-Cả lớp nghe.
-Làm việc với SGK.
-Chia nhóm 2 em 1 bàn quan sát hình ở trang 24 và 25.
-Từng nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nghe và góp ý bổ sung. (Mỗi câu 1, 2 nhóm trả lời)
-Đại diện nhóm kể về gia đình Lan và Minh: Ai sinh ra ta? Mọi người đều sống chung trong một mái nhà gọi là gì?
-Vẽ tranh: Em vẽ về tổ ấm của em.
-Cả lớp vẽ vào vở bài tập.
-Từng nhóm sẽ giới thiệu bức tranh của mình với các bạn.
-Hoạt động cả lớp.
-Chia nhóm đóng vai: tổ 1, 2 xử lí tình huống 1; tổ 3, 4 xử lí tình huống 2.
TUẦN 12
BÀI 12: NHÀ Ở
A. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình.
Nhà ở có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể. HS biết địa chỉ nhà ở của mình.
Kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà với các bạn trong nhóm.
Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ôn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Bài 11
+Tổ ấm của em là gì?
+Trong gia đình em có những quyền được gì và những bổn phận gì?
-Nhận xét.
3.Bài dạy: Bài 12 
 GT bài: Các con và những người thân trong gia đình cùng sinh sống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc dưới một mái nhà. Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu rõ hơn về nhà ở của chúng ta.
-Ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
 Mục đích: HS nhận ra được các loại nhà khác nhau ở các vùng, miền khác nhau. Biết nhà mình thuộc loại nhà ở, vùng miền nào?
Cách tiến hành:
 Bước 1: Trả lời câu hỏi:
+Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi?
+Nó thuộc loại nhà tầng, nhà trệt, nhà ngói hay nhà lá.?
+Nhà của gần giống ngôi nhà nào trong các loại nhà đó?
 Bước 2: Treo tranh.
-GV giải thích thêm về các dạng nhà ở: nhà ở nông thôn (nhà lá, nhà vách đất, nhà tranh), nhà tập thể, nhà cư xá, nhà chung cư ở thành phố, các dãy phố, nhà ở miền núi (nhà sàn, nhà rông ) có kèm tranh minh họa.
 Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình, nên các em phải yêu quý ngôi nhà của mình.
Hoạt động 2:
 Mục đích: Kể được tên các đồ dùng trong nhà.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ.
-Nói tên các đồ dùng được vẽ trong hình?
 Bước 2: Thu kết quả thảo luận.
 GV kết luận: Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Nghỉ giữa tiết: Hát vui.
Hoạt động 3: Vẽ tranh.
 Mục tiêu: Biết vẽ ngôi nhà của mình, giải thích cho cả lớp xem.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Vẽ tranh.
 Bước 2: Giới thiệu tranh đã vẽ.
 Bước 3: Gợi ý:
+Nhà em ở rộng hay chật?
+Nhà em ở có sân, vườn không?
+Nhà ở của em có mấy phòng?
 Kết luận: Có nhà ở tốt với đầy đủ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình đều là mơ ước của mỗi người. Nhà ở của các bạn rất khác nhau, em cần nhớ địa chỉ nhà của mình, và luôn yêu quý nhà, nơi em sống hằng ngày với những người thân yêu nhất.
Củng cố dặn dò:
-Thực hành bài học.
-Làm BT TNXH.
-Xem trước bài 13.
-Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-Cả lớp.
-Quan sát tranh.
-Quan sát hình 12 / 26.
-HS làm việc theo cặp, cùng quan sát và nói cho nhau nghe. (GV theo dõi và giúp đỡ HS).
-Nêu cá nhân.
-HS lên vừa chỉ vừa nói các câu trả lời đã trao đổi theo cặp.
-HS nêu thêm ý: Nhà ở của mình là nhà tập thể hay nhà cư xá, chung cư, 
-Làm việc với SGK/ trang 27.
-Chia nhóm 4 em, mỗi nhóm quan sát 1 hình ở trang 27.
-Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV, có thể giúp HS nếu đồ dùng nào các em chưa biết.
-Đại diện các nhóm lên kể tên các đồ vật được vẽ trong hình mà mình đả quan sát.
-Các bạn trong nhóm có thể hổ trợ, bổ sung cho bạn mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
-Từng HS vẽ về ngôi nhà của mình.
-2 bạn ngồi cạnh nhau, cho nhau xem tranh và nói với nhau về ngôi nhà ... iêu:
 Giúp HS biết:
Lớp học là nơi các em đến học hằng ngày.
Nói được các thành viên và các đồ dùng có trong lớp học.
Nói được tên lớp, cô giáo và 1 số bạn cùng lớp.
Nhận dạng và phân loại các đồ dùng có trong lớp học.
Kính trọn thầy cô giáo, đoàn kết các bạn và yêu quý lớp học của mình.
B. Hoạt động dạy và học.
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: An toàn khi ở nhà
+Kể tên một số vật nhọn, dễ gây đứt tay, chảy máu?
+Ngoài việc phòng tránh các vật nhọn đó ra, ở nhà chúng ta còn phải phòng tránh các đồ vật gì dễ gây nguy hiểm?
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3.Bài dạy: Bài 15
Giới thiệu bài:
 GV hỏi: Các em học ở trường nào, lớp nào?
-Vậy chúng ta đã biết tên trường, lớp của mình rồi đấy. Hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về lớp học của mình.
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
 Mục đích: Biết được lớp học có các thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần thiết.
Các bước tiến hành:
 Bước 1:
+Trong lớp học có những ai và có những thứ gì?
+Lớp học của bạn gần giống với lớp học nào trong các hình đó?
+Bạn thích lớp học nào? Tại sao?
-GV bao quát lớp và đến từng nhóm giúp đỡ các em các câu trả lời khó.
 Bước 2: 
-GV chỉ định bất kì một thành viên nào trong các nhóm lên trình bày.
 Kết luận: Trong lớp học nào cũng có các thầy hoặc cô giáo, có các đồ dùng phục vụ cho dạy và học: bảng lớp, lọ hoa, tranh ảnh, bàn ghế 
Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình.
 Mục đích: HS giới thiệu được về lớp học của mình.
Cách tiến hành:
 Bước 1:
-Quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn.
 Bước 2:
-GV gọi một số em đứng lên kể về lớp học của mình.
-Nếu HS kể còn thiếu, GV gợi ý cho các em kể đầy đủ.
 Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quí giữ gìn các đồ đạc trong lớp học của mình, vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô và các bạn.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
Cách tiến hành:
 Bước 1: 
-Mỗi nhóm được phát 1 bộ bìa.
-Chia bảng thành các cột dọc tương ứng với số nhóm.
-Yêu cầu gắn nhanh tên đồ vật có trong lớp học vào tấm bìa to.
-Sau mỗi lượt GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá.
Củng cố dặn dò:
-Ghi nhớ và thực hành bài học.
-Xem trước bài 16.
-Làm BT TNXH.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân HS trả lời, bạn khác góp ý bổ sung.
-Một số HS trả lời.
-Quan sát các hình ở trang 32, 33 / SGK và trả lời câu hỏi sau với bạn:
-Làm việc theo nhóm 4 em, quan sát và thảo luận trong nhóm các câu hỏi GV yêu cầu.
-Từng thành viên trong nhóm nói cho nhau nghe xem mình thích lớp học nào trong số các lớp học của hình và tại sao mình lại thích lớp học đó.
-Làm việc theo lớp.
-Một số bạn lên trình bày, các bạn khác nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến nếu có.
-HS làm việc cá nhân: Quan sát lớp học của mình và định hướng trước những điều sẽ giới thiệu về lớp học của mình.
-Làm việc theo lớp: Một số em kể, các em khác nghe, nhận xét và bổ sung.
-HS kể được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, các thành viên trong lớp và đồ đạc của lớp mình.
-Mỗi tổ có một tấm bìa to và bộ bìa nhỏ ghi tên các đồ vật có và không có trong lớp học của mình.
-Tổ nào gắn nhanh và đúng là thắng.
TUẦN 16
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
A. Mục tiêu:
 Giúp HS biết
Các hoạt động học tập ở lớp.
Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.
Hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Bài 15
+Trong lớp học có những ai và có những gì?
+Em giữ gìn các đồ dùng dạy – học trong lớp ra sao?
-Nhận xét.
3.Bài dạy: Bài 16.
 GT bài: Tiết học vừ qua chúng ta đã tìm hiểu về lớp mình, hôm nay cô và các con sẽ tiếp tục tìm hiểu xem có những hoạt động nào ở lớp.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 Mục tiêu: HS biết các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng họat động.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát và nói với bạn về các hoạt động được thể hiện trong từng hình.
+Trong từng tranh, giáo viên đang làm gì? HS làm gì?
+Hoạt động nào được tổ chức trong lớp, hoạt động nào được tổ chức ngoài trời?
-HS tiếp tục thảo luận về câu hỏi.
+Kể tên các hoạt động ở lớp.
 Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
 Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 Mục đích: HS giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Nêu yêu cầu: GT cho bạn về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
+Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp vui chơi và học tập tốt?
 Bước 2: Trình bày kết quả trao đổi.
+Trong tất cả các hoạt động, có hoạt động nào em chỉ làm việc một mình mà không hợp tác với bạn và cô giáo không?
 Kết luận: Trong bất kỳ hoạt động HT và vui vhơi nào, các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ chia xẻ với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ: Chơi vui hơn học giỏi hơn.
Củng cố dặn dò:
 Hỏi: Nêu các hoạt động ở lớp? Em cần tham gia các hoạt động đó như thế nào để vui chơi và học tập tốt?
-Về nhà vẽ tranh về các hoạt động mà em thích nhất ở lớp. Xem trước bài 17.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Quan sát tranh bài 16 trang 34/ SGK và trả lời các câu hỏi sau:
-Cá nhân HS nêu, các bạn khác cùng trao đổi, bàn bạc.
-Nhóm 2 em.
-HS cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhiều ý và đầy đủ.
-2 HS một nhóm.
-HS nói cho nhau nghe: học vẽ, học toán, đọc, viết, hát,  quan sát con vật, đồ vật, cây cối, hoa lá, cảnh vật, chơi trò chơi, tập thể dục
-Hoạt động nào bản thân mình thích nhất.
-Một số HS trình bày trước lớp, HS khác nghe và bổ sung nhận xét.
-Không có hoạt động nào.
-Trả lời cá nhân.
-Làm BT TNXH.
TUẦN 17
BÀI 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC
 SẠCH ĐẸP
A. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
Thế nào là lớp học sạch đẹp.
Tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp đối với sức khỏe và học tập. Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp sạch đẹp. Có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia những hoạt động làm cho lớp mình sạch đẹp.
B. Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Hỏi: Con thường tham gia những hoạt động nào ở lớp?
+Con thích hoạt động trong lớp hay ngoài trời? Vì sao?
-Nhận xét.
3.Bài dạy: Bài 17
 GT bài: Các em có yêu quý lớp học của mình không?
-Yêu quý lớp học các em phải làm gì?
-Hôm nay ta học bài: Giữ lớp học sạch đẹp.
Hoạt động 1: Quan sát lớp học.
 Mục đích: Nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn.
Cách tiến hành:
-Trong bài hát bé dùng chổi để làm gì?
-Vậy ở lớp ta nên làm gì để giữ sạch lớp học?
-Con hãy quan sát em lớp mình đã sạch đẹp chưa?
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 Mục đích: Biết giữ lớp học sạch đẹp.
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Câu hỏi thảo luận:
-Trong bức tranh 1, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
-Trong bức tranh 2. các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
 Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
-GV gọi HS trả lời.
 Kết luận: Để lớp học luôn sạch đẹp các con phảo luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch đẹp, khang trang.
Hoạt động 2: Thực hành giữ lớp học sạch đẹp.
 Mục đích: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Phát dụng cụ.
 Bước 2: Thảo luận theo gợi ý.
+Những dụng cụ này được dùng vào việc gì?
+Cách sử dụng từng loại như thế nào?
 Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận.
 Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ (đồ dùng) hợp lí, có như vậy mới bảo đảm an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
Củng cố dặn dò:
-Lớp sạch đẹp có lợi gì?
-Thực hành bài học, làm BT.
-Xem trước bài 18.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Cả lớp cùng hát bài “Bé chăm quét nhà”.
-Giữ lớp học sạch đẹp.
-Theo cặp.
-Một vài HS đứng lên nhận xét.
-Chia nhóm 2 HS: quan sát tranh ở trang 36 / SGK và trao đổi ý kiến.
-Cá nhân trả lời, các bạn nhận xét và bổ sung về các ý: Lớp em sạch đẹp chưa, có góc trang trí như tranh ở trang 37 không? Bàn ghế xếp thế nào? Cặp, mũ, nón đã để dúng nơi qui định chưa? Em có viết, vẽ bẩn lên tường, bàn, ghế không? Em có vứt rác hay khạc nhổ ra lớp không? Em giữ lớp sạch đẹp thế nào?
-Chia nhóm theo tổ, mỗi tổ một số dụng cụ chổi, giẻ lau bảng, bàn ghế, cây lâu nhà, xô nước, khẩu trang, ki hốt rác, thùng rác, 
-Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung.
TUẦN 18:	
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH_2.doc