Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 8

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 8

I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).

II. Đồ dùng dạy học

 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Ngày soạn: 7/10/2011 Ngày dạy: Thứ 2/10/10/2011
TIẾT 1: CHÀO CỜ
---------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BÀI 15: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
II. Đồ dùng dạy học
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
A.ÔĐTC
B. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.GV sửa lỗi phát âm. ghi bảng từ khó đọc. 
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp 
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
 b) Tìm hiểu nội dung bài
 - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
 Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
Những cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng thú vị gì?
Những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?
Giảng thêm từ vàng rợi: là màu vàng ngời sáng, rực rỡ đều khắp rất đẹp mắt
Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
 Bài văn cho ta thấy gì?
Đó cũng chính là nội dung của bài 
c) Đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu
- HS đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm
D. Củng cố dặn dò 
Nơi em ở có rừng cây nào đẹp?
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
1’
5’
1’
10’
10’
10’
3’
- 3 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- Bài chia 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp
- Đọc từ khó đọc
- 3 HS đọc nối tiếp. HS kết hợp đọc chú giải
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- HS lắng nghe
Lớp đọc thầm và 1 HS đọc câu hỏi 
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như 
+ Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ truyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp... Những con mang vàng đang ăn cỏ non, ...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng : lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và dải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu vàng và nắng cũng vàng rực..
HS nêu
ND:Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
- HS đọc ND
- 1 HS đọc toàn bài
- HS theo dõi
- HS đọc cá nhân
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
HS kể
TIẾT 3: TOÁN
BÀI 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu 
Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng 
bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay 
đổi.
II. Đồ dùng – dạy học
 - GV: SGK, thước...
 - HS : vở, sgk, thước...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
A.ÔĐTC 
B. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy – học bài mới 
1.Giới thiệu bài. Ghi đầu bài
2. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay xoá đi chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
a) Ví dụ
 Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m; 90cm = ...m
- Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết qủa so sánh của em.
b) Nhận xét
- Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
- Trong ví dụ trên ta đã biết 0,9 = 0,90. Vậy khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào với số đã cho này ?
- Qua bài toán trên bạn nào cho biết khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào.
- Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9 ; 8,75 ; 12.
- GV nghe và viết lên bảng : 
0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt, có phần thập phân là 0,00 ; 0,000....
- Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở bên phải phần thập phân thì khi bỏ đi chữ số 0 đó đi thì được một số như thế nào?
- Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000 ; 8,75000 ; 12, 000.
- GV viết lên bảng : 
0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
+Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
+ Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: HD học ở nhà
4. Củng cố – dặn dò 
Nêu nhận xét về phân số bằng nhau?
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
1’
5’
1’
10’
10’
10’
3’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nhắc lại tên bài
- HS điền và nêu kết quả :
9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
- HS trao đổi ý kiến
+Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.
+Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,90 là số bằng với số 0,9.
+Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
+Nếu xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
+Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.
+Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bênphải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- 1 HS đọc trước lớp
- 1 HS đọc đề bài toán 
- 2 HS lên bảng làm bài
+Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán 
- 1 HS khá nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
+Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi.
TIẾT 4: CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT)
BÀI 8 : KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu
 - Viết đúng bài chính tả, Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
 - Tìm được các tiếng chứa yê,ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
 - Rèn tính cẩn thận, khoa học
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ hoặc 3 từ phiếu phô tô nội dung bài tập 3
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS viết những tiếng chứa ia/ iê trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy :
 Sớm thăm tối viếng
 Trọng nghĩa khinh tài
 Ở hiền gặp lành 
3 . Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài 
b. Hướng dẫn nghe- viết chính tả 
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết 
- Yêu cầu đọc và viết các từ khó 
 * Viết chính tả 
 * Thu bài chấm
c. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- HS đọc các tiếng vừa tìm được
 Em nhận xét gì về cách đánh các dấu thanh ở các tiếng trên?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh . Nếu HS nói chưa rõ GV có thể giới thiệu
4. Củng cố dặn dò 
Nêu quy tắc viết hoa?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
21’
10’
3’
- HS lên bảng viết theo lời đọc của GV - các tiếng chứa iê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính
- HS nghe
- 1 HS đọc 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy bất ngờ.
- HS tìm và nêu 
- HS viết: ẩm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm...
- HS viết theo lời đọc của GV
- Thu 5-7 bài chấm
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng viết cả lớp làm vào vở
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
+Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ 2 ở âm chính.
- HS đọc 
- Quan sát hính minh hoạ, điền tiếng còn thiếu, 1 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét bạn làm trên bảng
a. Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết 
 Thuyền đi đâu về đâu
 (Xuân Quỳnh)
b. Lích cha lích chích vành kuyên
mổ từng hạy nắng đọng nguyên sắc vàng
 (Bế Kiến Quốc)
- HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát tranh 
- HS nối tiếp nêu theo hiểu biết của mình.
TIẾT 5: KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
--------------------------------------------o0o------------------------------------------
Ngày soạn: 7/10/2011	 	 Ngày dạy: ... hàng phần trăm, ta viết chữ số 0 vào hàng phần mười để có.
3m5cm = 3m = 3,5m
c.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS NX
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV nêu lại cách làm cho HS
- GV xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò 
Nêu mối quan hệ giữa mét với km , cm, mm
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
1’
5’
1’
10’
8’
7’
7’
3’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng viết
1m = dam = 10dm
 Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS lần lượt nêu :
1000m = 1km 1m = km
1m = 100cm 1cm = m
- HS nghe bài toán.
- HS cả lớp trao đổi đề tìm cách làm bài.
- 1 HS nêu cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bước 1 : Chuyển 6m4dm thành hỗn số có đơn vị là m thì ta được :
6m4dm = 6m
Bước 2 : Chuyển 6 thành số thập phân có đơnvị là m thì ta được 
6m4dm = 6 = 6,4m
- HS thực hịên :
3m5dm = 3m = 3,05m
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 8m6dm = 8m = 8,6m
b)2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c) 3m7cm = 3m = 3,07
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS nêu :
3m4dm = 3m = 3,4m.
- 2 HS lên bảng làm bài
a) 2m5cm = 2m = 2,05m.
21m36cm = 21m = 21,36m
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)5km302m =5km =5,302km
b)5km75m = 5km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km.
TIẾT 2: ĐỊA LÝ
BÀI 8: DÂN SỐ NƯỚC TA
I. Mục tiêu
 - Biết sơ lực về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam
 - Biết tác động của dân số đôngvà tăng nhanh
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biếtmột số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số 
II. Đồ dùng dạy - học
- GV:Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 (phóng to).
- Biểu đồ gia tăng dân số
 - HS: vở, sgk
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi HS 
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài - GV ghi đầu bài
b) HD tìm hiểu
HĐ1: Dân số, so sánh dân số việt nam với dân số các nước đông nam Á
- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc 
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
- Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam?
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét- kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á và là một trong những nước đông dân trên thế giới 
HĐ2: Gia tăng dân số ở Việt Nam
1’
5’
1’
10’
10’
3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau
- HS lắng nghe – nêu tên bài
HS đọc
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triều người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Nước ta có dân số đông.
- 1 HS lên bảng trình bày
- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV nêu yêu cầu: Hai em ngồi cạnh nhau hãy cùng xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi sau 
- Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm.
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng them bao nhiêu người?
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu lần?
+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
GV nhận xét
HĐ3 : Hậu quả của dân số tăng nhanh
10’
- HS đọc biểu đồ 
 HS làm việc theo cặp
+ Dân số nước ta qua các năm:
Năm 1979 là 52,7 triệu người.
Năm 1989 là 64,4 triệu người.
Năm 1999 là 76,3 triệu người.
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu người
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1triệu người.
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò 
- Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài
3’
- Mỗi nhóm có 6 - HS cùng kàm việc để hoàn thành phiếu 
- HS nêu 
+Dân số tăng nhanh:
Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao
TIẾT 3: ÂM NHẠC
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH,
HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH . NGHE NHẠC
I Mục tiêu.
 - H\s hat bài reo vang bình minh, hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc . trình bày 2 bài hát theo nhóm , cá nhân.
 - H\s nghe bài hát cho con sáng tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu.
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn,nhạc cụ quen dùng
 - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
Nội dung 1: ôn tập bài hát hát: Reo vang bình minh
- GV hỏi: Nói cảm nhận về bài hát Reo vang bình minh ân trình bày bài hát có lĩnh xướng
+ Lĩnh xướng reo vang reongập hồn ta
+ Đồng ca: líu líu lo lo
Nội dung 2: Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- GV hướng dẫn: HS hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh bằng cách đối đáp
Nhóm 1: Hãy xua tan đen tối
Nhóm 2: Để bầu trờimàu xanh
+ Đồng ca: La lala la
- Trình bày bài hát theo nhóm
- Trong bài hát hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình
- Hãy hát một câu hoặc một đoạn trong những bài hát trên
Nội dung 3: Nghe nhạc : Cho con
- Em nào biết tên bài , tác giả , nội dung của bài hát
- GV giới thiệu cho Hs biết 
- GV tự trình bày bài hát .
Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài
10’
13’
10’
2’
- H\s hát bài reo vang bình minh kết hợp gõ đệm , đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc, sửa lại những chỗ hát
- HS trả lời
- Trình bày theo nhóm
- Nhóm1: Reo vang reongập hồn ta
- Nhóm 2:
- h\s hát kết hợp với vận động theo nhạc
- HS thực hiện
- H/s trình bày
- Chim bồ câu
H/s xung phong
- HS tra lời
- H\s theo dõi 
- H/s nghe hát hoà theo
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI)
I. Mục tiêu
 - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài :Mở bài trực tiếp, gián tiếp (BT1).
 - Phân biệt được hai cách kết bài :mở rộng và không mở rộng (BT2) viết được đoạn kết bài theo kiểu gián tiếp ,đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3)
II. Đồ dùng dạy học
 Giấy khổ to và bút dạ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh?
 Thế nào là mở bài gián tiếp?
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- Yêu cầu HS đọc nội dung , yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS trình bày
Đoạn nào mở bài trực tiếp? đoạn nào mở bài gián tiếp?
Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài
- HS HĐ nhóm 4. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm
- Gọi nhóm có bài viết giấy khổ to dán phiếu lên bảng
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét KL.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài
- HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài của mình
- GV nhận xét ghi điểm
Phần kết bài thực hiện tương tự
 4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài 
1’
5’
1’
11’
10’
10’
2’
- 3 HS lần lượt đọc 
- HS nhắc lại tên bài
- HS đọc
- HS thảo luận 
-HS đọc đoạn văn cho nhau nghe 
+ Đoạn a: Mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên nguyễn Trường Tộ
+ Đoạn b: Mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hươn ... rồi mới giới thiệu con đường định tả.
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- HS làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 8
I. Mục tiêu:
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 9.
II. Nội dung sinh hoạt 
	1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 8
	a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
	b. Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hoà, Hiền, Thảo (Môn Toán)
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Hậu, Thu, giới, Thảo.
	c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa nghiêm túc
	- Đã tiến hành lao động làm nhà vệ sinh khu trường xong chưa hoàn thành.
	2. Kế hoạch tuần sau
	- Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc chưa làm xong, duy trì tốt mọi nền nếp hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc