Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 20 đến tuần 27

Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 20 đến tuần 27

I/ Mục đích,yêu cầu:

-HS đọc và viết được: ach, cuốn sách.

+Đọc được từ,câu ứng dụng

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: giữ gìn sách vở.

II/ Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- H/s đọc và viết các từ ứng dụng bài 80.

- Một học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng bài 80.

 +Giáo viên nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới:

TIẾT 1

* Giới thiệu bài: Thông qua mẫu vật, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ach

- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.

* Dạy vần ach:

- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ach trên bảng.

 + HS thực hành ghép vần ach

GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.

- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ach GV nhận xét.

 + HS yếu đọc lại a- ch- ach/ach

 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- GV yêu cầu HS ghép tiếng sách và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.

 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.

- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.

- Yêu cầu HS đọc lại ach- sách- cuốn sách (cá nhân, nhóm, lớp)

- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.

* Đọc từ ngữ ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.

- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.

- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).

- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn.

- HS đọc toàn bài tiết 1.

 

doc 93 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 20 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: 
Chào cờ đầu tuần.
________________________________________________
Tiết 2,3: Tiếng việt:
Bài 81: ach
I/ Mục đích,yêu cầu:
-HS đọc và viết được: ach, cuốn sách.
+Đọc được từ,câu ứng dụng	
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: giữ gìn sách vở.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- H/s đọc và viết các từ ứng dụng bài 80.
- Một học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng bài 80.
	+Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:	
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua mẫu vật, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ach
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần ach:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ach trên bảng.
 + HS thực hành ghép vần ach
GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ach GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại a- ch- ach/ach
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng sách và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ach- sách- cuốn sách (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn.
- HS đọc toàn bài tiết 1.
*. Viết:
- GV viết mẫu vần ach vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào vở. GV nhận xét chỉnh sửa
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 165 
 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra bài đọc.
+ HS khá đọc trơn đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 + GV gọi 1 số HS đọc lại.
 + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ? HS phân tích tiếng sạch, sách. 
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 81- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
- Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: giữ gìn sách vở
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ăc, âc vừa học.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 82.
______________________________________________________________
Tiết 3 : Toán
Phép cộng dạng 14 + 3
Ga chi tiết
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
 Tiết1, 2: Tiếng việt 
Bài 82: ich- êch
I/ Mục đích,yêu cầu:
-HS đọc và viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
+Đọc được từ, câu ứng dụng
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: chúng em đi du lịch.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- h/s đọc và viết các từ ứng dụng bài 81
- Một học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng bài 81.
	+Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:	
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua mẫu vật, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ich, êch.
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần ich:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ich trên bảng.
 + HS thực hành ghép vần ich
GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ich GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại i- ch- ich/ich
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng sách và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ich- lịch- tờ lịch (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.
* Dạy vần êch:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần êch trên bảng.
 + HS thực hành ghép vần êch
GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần êch GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại ê- ch- êch/êch
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng ếch và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại êch- ếch- con ếch (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: vở kịch , vui thích, mũi hếch, chênh chếch.
- HS đọc toàn bài tiết 1.
*. Viết:
- GV viết mẫu vần ich, êch vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào vở. GV nhận xét chỉnh sửa
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 167 
 +Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra bài đọc.
+ HS khá đọc trơn đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 + GV gọi 1 số HS đọc lại.
 + H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ? HS phân tích tiếng chích, rích, ích. 
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 82- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
- Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: chúng em đi du lịch.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ich, êch vừa học.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 83.
___________________________________________________
Tiết3 :toán
Luyện tập 
I/Mục tiêu:
- Thực hiện được phép cộng( không nhớ ) trong phạm vi 20; cộng nhẩm dạng 14 + 3.
II/Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: 
+ 2 học sinh lên bảng : 13 + 2 = 16 + 3 = 
+ Học sinh làm vào vở 
+ Nhận xét, sửa sai chung
2.Bài mới: 
*.Giới thiệu bài.
*HĐ1:: Ôn tập kĩ năng thực hiện phép cộng.
Mt : Học sinh nhớ lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính 
-Giáo viên hỏi : Em hãy nêu lại cách đặt tính bài 13 + 4 
-Viết 13. Viết 4 dưới số 3 ở hàng đơn vị, viết dấu cộng bên trái rồi gạch ngang ở dưới 
-Em hãy nêu cách cộng 13 + 4 
-Cộng từ phải sang trái 3 cộng 4 bằng 7 : viết 7 . 1 hạ 1 viết 1 
-Giáo viên lưu ý học sinh khi đặt tính cần viết số đơn vị thẳng cột để sau này không nhầm lẫn cột chục với cột đơn vị 
* HĐ2 : Luyện tập 
Mt : Học sinh luyện tập làm tính cộng và tính nhẩm 
-Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách nêu yêu cầu bài 1 
-Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
-Cho 4 em lên bảng làm tính 2 bài / em 
- Học sinh mở SGK, nêu yêu cầu bài 1 
-Học sinh đặt tính theo cột dọc rồi tính (từ phải sang trái )
-Giáo viên sửa sai chung 
-Bài 2 : Tính nhẩm 
- 4 em lên bảng chữa bài 
-Học sinh tự sửa bài 
-Nhẩm theo cách thuận trên nhất 
Cách 1 : 15 cộng 1 bằng 16 ghi 16 
Cách 2 : 5 cộng 1 bằng 6 ; 10 cộng 6 bằng 16 – ghi 16 
-Bài 3 :Tính 
-Hướng dẫn học sinh thực hiện từ trái sang phải ( tính hoặc nhẩm ) và ghi kết quả cuối cùng 
-Ví dụ : 10 + 1 + 3 = 
-Nhẩm : 10 cộng 1 bằng 11 
 11 cộng 3 bằng 14 
-Bài 4 : Học sinh nhẩm tìm kết quả mỗi phép cộng rồi nối phép cộng đó với số đã cho là kết quả của phép cộng ( có 2 phép cộng nối với số 16 . Không có phép cộng nào nối với số 12 ) 
-Gọi học sinh lên bảng chữa bài 
3.Củng cố,dặn dò. 
? Qua tiết luyện tập hôm nay đã giúp cho các em củng cố về những kiến thức gì.
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh tích cực hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về nhà tập làm toán vào vở nháp .
-Hoàn thành vở Bài tập 
- Chuẩn bị bài : Phép trừ có dạng 17 -3 
________________________________________________
Tiết 4 : Thủ công
GV bộ môn thực hiện
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Tiết 1,2 : Tiếng việt 
Bài 83: Ôn tập
I/ Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77- 83. 
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77- 83.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. 
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi HS đọc và viết được: vở kịch , vui thích, mũi hếch, chênh chếch
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:	 tiết 1
* Giới thiệu bài.
 -Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới?
 -GV gắn Bảng ôn được phóng to
*:Ôn tập:
a.Các vần đã học:
b.Ghép chữ và vần thành tiếng
- HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
c.Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GVchỉnhsửaphátâm
 -Giải thích từ: thác nước, chúc mừng, ích lợi. 
d.Hướng dẫn viết:
-Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình ) Chỉnh sửa chữ viết cho học sinh.
 -Đọc lại bài ở trên bảng
Tiết 2:
 a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
 b.Đọc câu ứng dụng trang 169. 
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS
c.Đọc SGK:
d.Luyện viết:
e.Kể chuyện:
+Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện:“ Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng ”
-GV dẫn vào câu chuyện
-GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ
Tranh1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân. Chúng thường nô đùa, hái hoa, đào củ cùng nhau.
Tranh 2:Nhưng có một ngày gió lạnh từ đâu kéo về. Rừng cây thi nhau trút lá, khắp nơi lạnh giá. Chiều đến, Sóc chạy tìm Nhím Thế nhưng ở đâu Sóc cũng chỉ thấy cỏ cây im lìm, Nhím thì biệt tăm. Vắng bạn, Sóc buồn lắm.
Tranh 3: Gặp bạn Thỏ, Sóc bèn hỏi Thỏ có thấy bạn Nhím ở đâu không? Nhưng Thỏ lắc đầu bảo không, khiến Sóc càng buồn thêm. Sóc lại chạy tìm bạn khắp nơi.
Tranh 4: Mãi khi mùa xuân đến từng nhà . Cây cối đua nhau nảy lộc, chim chóc hót véo  ...  bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn
* Hướng dẫn HS tập viết chính tả
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung câu đố.
- Yêu cầu 3 HS đọc bài viết.Cả lớp giải đáp câu đố (con ong)
- Cả lớp đọc thầm lại và tìm những chữ khó viết.
- HS vừa nhẩm vừa đánh vần và viết: chăm chỉ, khắp, gây
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở HS khi viết cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- GV nhắc HS viết phải viết hoa những chữ cái đầu dòng (không đòi hỏi phải viết đẹp).
- GV đọc thong thả từng chữ để HS soát bài. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV chữa trên bảng lỗi phổ biến và hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở.
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điềnchữ tr hay ch?
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài. GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét và đánh giá.
- Lời giải: thi chạy, tranh bóng
b. Điền chữ v,d hay gi?
- 2 HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập Tiếng Việt.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS tiếp tục suy nghĩ để làm bài( vỏ trứng, giỏ cá, cặp da)
- GV cho HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét và chỉnh sửa .
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học tuyên dương HS viết đúng và đẹp.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
__________________________________________________________
Tiết 2 : Kể chuyện
TRÍ KHÔN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được môn loài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS kể 1 đoạn mà em thích trong câu chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
* Giáo viên kể chuyện
- GV kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
- Kể lần 2 kết hợp với từng tranh minh hoạ để giúp HS nhớ câu chuyện. 
- GV lưu ý khi kể chuyện phải chuyển giọng linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân.
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện 
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Bác nông dân đang cày ruộng, con trâu rạp mình kéo cày, Hổ ngó nhìn).
+ Hổ nhìn thấy gì? (Hổ nhìn thấy bác nông dân và con trâu đang cày ruộng). 
+ Thấy cảnh đó Hổ đã làm gì? (Hổ lấy làm lạ, ngạc nhiên và tới hỏi Trâu vì sao lại thế?)
 - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1 (GV chọn cùng đối tượng để kể)
- Trước khi HS kể, GV nhắc cả lớp chú ý nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không?
+ GV hướng dẫn HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1)
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
- GV tổ chức cho các nhóm HS (mỗi nhóm gồm 4 em đóng các vai: Hổ, Trâu, Bác nông dân, người dẫn chuyện) thi kể lại toàn câu chuyện.
- Kể lần 1: GV đóng vai người dẫn chuyện.
- Những lần kể sau mới giao cả vai người dẫn chuyện cho HS.
- GV cần chú ý khi HS kể chuyện nếu các em quên truyện thì có thể gợi ý để các em nhớ lại và kể. GV cho nhiều HS kể.
5. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa truyện.
- GV H: Câu chuyện này cho em biết điều gì? (Hổ to xác nhưng ngốc nghếc, không biết trí khôn là gì. Con người tuy nhỏ nhưng có trí khôn).
 GV nói: Chính trí khôn giúp con người làm chủ được cuộc sống và làm chủ được muôn loài.
- GV H: Các con thích nhân vật nào trong câu chuyện?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tiết 3 :Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS trả lời : Số liền trước số 97 là
 Số liền sau số 74 là.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập 
Bài 1: Viết các số:
a, Từ 59 đến 69
b, Từ 70 đến 80
c, Từ 81 đến 100
- HS đọc yêu cầu đề bài rồi hướng dẫn HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu viết số.
- GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng và cho HS đọc lại các số.
Bài 2: - GV viết số yêu cầu HS đọc số
Bài 3: >, <, = ?
- HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc chữa bài và giải thích cách làm.
- HS, GV nhận xét.
Ví dụ: 82 < 86 vì hai số này đều có 8 chục mà 2 < 6 nên 82 < 86
- GV củng cố cách so sánh số có 2 chữ số.
Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề toán 
- H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt đề toán. Tóm tắt
 Có: 1 chục cái bát 
 Và: 5 cái bát
 Có tất cảcái bát?
- H: Trước khi ghi câu lời giải ta phải làm gì?
- HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc chữa bài, GV kết hợp ghi bảng Bài giải
 1 chục cái bát = 10 cái bát
 Số cái bát có tất cả là:
 10 + 5 = 15 (cái bát)
 Đáp số: 15 cái bát
 - GV củng cố giải toán có lời văn.
Bài 5: GV cho HS tự đọc các câu hỏi rồi trả lời. GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- Số bé nhất có hai chữ số là: 10
- Số lớn nhất có 1 chữ số là : 9
3. Củng cố, dặn dò: Nhấn mạnh nội dung tiết học.
 Chuẩn bị bài tiết sau.
________________________________________________
TIẾT 4: Hát
GV bộ môn thực hiện
__________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 n ăm 2010
Tiết 1,2 :Tập đọc
MƯU CHÚ SẺ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. 
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn.Trả lời câu hỏi 1 – 2 ( SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: - GV cho 2HS đọc thuộc lòng bài: Ai dậy sớm.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài dựa vào tranh minh họa. 
* Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu lần 1: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở 2 câu đầu. Giọng nhẹ nhàng, lễ độ khi đọc lời của Sẻ nói với Mèo. Giọng thoải mái ở những câu văn cuối.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ
 + HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. 
 + GV ghi bảng các từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
 + HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm.
Ví dụ: phân tích từ hoảng, sạch có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì?
 + GV kết hợp giải nghĩa từ: chộp , lễ phép , hoảng , nén sợ (Bằng lời).
- Luyện đọc câu:
 + HS tìm các câu (HS khá, giỏi tìm)
 + 3- 4 HS đọc trơn từng câu một, rồi đọc nối tiếp.
- Luyện đọc đoạn, bài.
 + GV hướng dẫn HS chia đoạn (3 đoạn).
 + 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
 + HS Luyện đọc trong nhóm 3 em (mỗi em đọc 1 đoạn tiếp nối nhau, rồi đổi đoạn đọc cho nhau). GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được.
 Đoạn 1 : 2 câu đầu.
 Đoạn 2: Câu nói của Sẻ.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
 + GV hướng dẫn HS thi đọc (mỗi tổ cử 1 HS đọc).
 + GV lưu ý cho HS đọc đúng rõ ràng và to.
 + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
* Ôn lại các vần: uôn, uông
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần uôn?
- HS nêu. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng muộn. 
b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng chứa vần uôn, uông ngoài bài?
- HS quan sát tranh và đọc mẫu trong SGK: chuồn chuồn, buồng chuối.
- GV giải thích mẫu và yêu cầu HS thi đua tìm tiếng có vần trên.
- GV nhận xét, đánh giá.
c. Nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông
- HS quan sát tranh trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS nêu lên câu mẫu. 
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần uôn, uông.
- GV nhận xét đánh giá.
TIẾT 2
* Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài đọc (Kí hiệu ? trong SGK)
- GV đọc mẫu bài lần 2
- 3 HS đọc đoạn đầu
H: Buổi sớm, điều gì đã xảy ra? (Buổi sớm một con mèo chộp được một chú sẻ).
- 3 HS đọc đoạn 2 
H: Khi Sẻ bị Mèo chộp được. Sẻ đã nói gì với Mèo? 
- 3 HS đọc đoạn cuối 
H: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống? (Sẻ vụt bay đi).
- HS xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài. HS dựa theo mẫu và nói đúng ý.
- GV chốt lại nội dung bài học.
- GV cho 3, 4 HS đọc toàn bài văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài sau: Ngôi nhà.
_____________________________________________________
Tiết 3 :Tự nhiên và xã hội
CON MÈO
I. MỤC TIÊU
 - Nêu ích lợi của con mèo.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- H: Em hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà? 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 
Hoạt động 1: Quan sát con mèo
- Mục đích: HS biết tên các bộ phận của con mèo, ích lợi của con mèo.
- Cách tiến hành: 
 + Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện
- Hỏi: Hãy quan sát tranh vẽ con mèo
 + Bước 2: HS làm việc cá nhân. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
 + Bước 3: HS trình bày trước lớp
- GV kết luận: Cơ thể mèo gồm đầu, mình, lông, chân, ria.
 - Nuôi mèo có ích lợi: Bắt chuột, ăn thịt, làm cảnh
Hoạt động 2: Củng cố về con mèo
- Mục đích: HS trả lời được các câu hỏi để củng cố về con mèo.
- Cách tiến hành:
 + Bước 1: GV yêu cầu HS nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo?(đầu, mình, lông, chân, ria).
 Hãy nêu ích lợi của việc nuôi mèo? 
+ Bước 2: HS trả lời các câu hỏi. GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- GV kết luận: 
H: Khi thấy mèo có biểu hiện khác lạ hoặc bị mèo cắn em sẽ làm gì? (GV cho HS biết khi thấy mèo có những biểu hiện khác lạ em phải nhốt mèo lại, nhờ bác sĩ thú y theo dõi và nếu mèo cắn em phải đi tiêm phòng dại).
- GV cho HS liên hệ thực tế về việc nuôi và chăm sóc con mèo.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
________________________________________
TIẾT 4: Hát
GV bộ môn thực hiện
___________________________________________________________
BGH duyệt ngày../ ../2010
__________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai Cuong tuan 20 27.doc