Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 24

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 24

I.MỤC TIÊU:

 -Đọc và viết được uân, uyên, xuân, chuyền. Đọc được từ và câu ứng dụng.

 - Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

 - Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Em thích đọc truyện.

-Bộ ghép vần của GV và học sinh, vở tập viết, vở bài tập Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng NObita95 Lượt xem 1117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
THỨ NGÀY
TIẾT
PPCT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Hai
21/02/2011
1
211
Tiếng Việt
Uân - uyên (tiết1)
2
212
Tiếng Việt
Uân - uyên (tiết 2)
3
24
AN
4
24
Đạo Đức
Đi bộ đúng qui định (t2)
KNS
5
24
SHTT
Sinh họat dưới cờ
Ba
22/02/2011
1
93
Toán
Luyện tập
2
213
Tiếng Việt
Uât - uyêt ( tiết1)
3
24
Thể dục
4
214
Tiếng Việt
Uât - uyêt ( tiết2)
5
4
ATGT
Đi bộ an toàn trên đường
Tư
23/02/2011
1
94
Tóan
Cộng các số tròn chục
2
236
Tiếng Việt
Uynh - uych (tiết1)
3
235
Tiếng Việt
Uynh - uych (tiết2)
4
24
Mỹ thuật
Năm
24/02/2011
1
95
Tóan
Luyện tập
2
215
Tiếng Việt
Ôân tập (tiết1 )
3
216
Tiếng Việt
Ôân tập (tiết2)
4
24
Thủ công
Cắt dán hình chữ nhật.
.
Sáu
25/02/2011
1
96
Toán
Trừ các số tròn chục
2
21
Tập viết
Hòa bìnhmới toanh
3
22
Tiếng viết
Tàu thủytuyệt đẹp.
4
24
TNXH
Cây gỗ
KNS 
5
24
HĐTT
Ngày soạn:14/2/2011
Ngày dạy:Thứ hai, ngày 21/2/2011 
Tiết 1-2	 TIẾNG VIỆT
 PPCT:211-212 UÂN– UYÊN.
I.MỤC TIÊU:
	-Đọc và viết được uân, uyên, xuân, chuyền. Đọc được từ và câu ứng dụng.
 - Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
 - Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Em thích đọc truyện.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh, vở tập viết, vở bài tập Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1/Ổn định:
2/KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc từ và câu ứng dụng.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
3/Bài mới:
GV giới thiệu vần uân –uyyên, ghi bảng.
*Hoạt động 1 :
Gọi 1 HS phân tích vần uân.
Lớp cài vần uân.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần uân.
Có uân, muốn có tiếng xuân ta làm thế nào?
Cài tiếng xuân.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng xuân.
Gọi phân tích tiếng xuân.
GV hướng dẫn đánh vần tiếng xuân.. 
Dùng tranh giới thiệu từ “mùa xuân”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng xuân., đọc trơn từ mùa xuân.
Hs đọc trơn lại sơ đồ 1
Vần 2 : vần uyên (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
*Hoạt động 2 :
Hướng dẫn viết bảng con: uân, mùa xuân, uyên, bóng chuyền.
GV nhận xét và sửa sai.
*Hoạt động 3 :
Đọc và hiểu nghĩa từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ theo tay chỉ của gv
*Hoạt động 1 :
Luyện đọc câu và đoạn thơ ứng dụng:
 GT tranh rút câu, đoạn ghi bảng:
Chim én bận đi đâu
....Rủ mùa xuân cùng về.
Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên.
GV nhận xét và sửa sai.
*Hoạt động 2 :
Gv hướng dẫn hs viết vào vở TV.
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
*Hoạt động 3 :
Luyện nói: Chủ đề: Em thích đọc truyện.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Em thích đọc truyện”.
+Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+Các bạn có thích đọc truyện không? 
+ Em đã xem những cuốn truyện gì?
+Hãy kể tên một số truyện mà em biết?
+Trong số các truyện đã xem, em thích nhất truyện nào? Vì sao?
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc lại toàn bộ bảng.
GV đọc mẫu 1 lần.
*Hướng dẫn Hs làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
4/Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Tìm từ chứa vần uân và vần uyên.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm viết vào giấy các từ có chứa vần uân và uyên mà nhóm tìm được (không lấy những từ có trong bài), thời gian giành cho việc này khoảng 3 phút. Sau đó các nhóm cử người dán tờ giấy ghi đó lên bảng. Cho đọc để kiểm tra sự chính xác kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều từ đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Đánh vần: quờ – uân – quân, song khi viết thì lược bỏ bớt 1 chữ u.
GV nhận xét trò chơi.
5/Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Trật tự-hát
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
huơ tay; đêm khuya.
HS phân tích
Cài bảng cài.
CN, tổ, nhóm đánh vần: u – â – n – uân 
CN, tổ, nhóm đọc trơn.
Thêm âm x đứng trước vần uân.
Toàn lớp.
CN 
CN, tổ, nhóm đánh vần:Xờ – uân – xuân.
CN , 2 nhóm ĐT.
Tiếng xuân.
Cn đánh vần , nhóm, lớp đọc trơn.
CN, nhóm
Giống nhau : kết thúc bằng n.
Khác nhau : uyên bắt đầu bằng uyê.
Cá nhân 2em
Toàn lớp viết.
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
CN hs đánh vần tiếng chứa vần mới. Nhóm, lớp đọc trơn từ.
CN , lớp đồng thanh
Vần uân, uyên.
CN 
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên. Học sinh đọc từng câu có ngắt hơi ở dấy phẩy, đọc liền 2 câu có nghỉ hơi ở dấu chấm (đọc đồng thanh, đọc cá nhân). Thi đọc cả đoạn giữa các nhóm (chú ý ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu).
Hs cả lớp viết vào vở
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.Học sinh kể tên những cuốn truyện đã xem và nêu cảm nghỉ vì sao thích.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp nhau hết nội dung bài học.
Học sinh lắng nghe.
Hs làm bài.
CN 1 em
Các nhóm thi nhau tìm và ghi các tiếng vào giấy. Hết thời gian giáo viên cho các nhóm nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Học sinh đọc và viết vào bảng con tiếng “quân”, phân tích cấu tạo tiếng và ghi nhớ cách đọc và viết.
TIẾT:3	Đạo đức
PPCT:24 ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: (Xem tiết trước)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
-Bìa các tông vẽ đèn tín hiệu màu xanh, màu đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
3.Thực hành 
*Hoạt động 1 : Thảo luận cặp đôi bài tập 3:
Mục tiêu: Hs biết được một số nguy hiểm có thể xảy ra nếu đi bộ không đúng quy định.
*Nội dung thảo luận:
Giáo viên yêu cầu học sinh qua sát tranh ở bài tập 3 và cho biết:
+ Các bạn nào đi đúng quy định? Những bạn nào đi sai quy định? Vì sao?
+Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều nguy hiểm gì?
+Nếu thấy bạn mình đi như thế em sẽ nói gì với các bạn ?
-Kiểm tra kết quả hoạt động
-Nhận xét
Kết luận: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
*Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
Mục tiêu: Hs nối được những người đi bộ đúng quy định với “khuôn mặt” cười.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng bức tranh bài tập 4 để nối đúng các tranh với khuôn mặt cười và đánh dấu + vào ô thể hiện việc mà em đã làm.
-Trình bày kết quả.
-Gv nhận xét
Giáo viên tổng kết:
Khuôn mặt tươi cười nối với các tranh 1, 2, 3, 4 ,6 vì những người trong tranh này đã đi bộ đúng quy định.
Các bạn ở những tranh 5, 7, 8 thực hiện sai quy định về ATGT, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng của bản thân 
Khen các em thực hiện đi lại đúng các tranh 1, 2, 3, 4, 6 , nhắc nhở các em thực hiện sai.
*Hoạt động 3: Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ”
Mục tiêu: Hs biết nắm được các tín hiệu đèn giao thông.
Cách chơi: Hs đứng thành ngang, đội nọ đối diện với đội kia, cách nhau khoảng 2-5 bước. Người điều khiển trò chơi đứng ở giữa và đọc:
“Đèn hiệu lên màu đỏ
 . .ta đi
(Đi nhanh ! Đi nhanh ! nhanh, nhanh, nhanh)”
Hs đọc đồng thanh những lời trong dấu ngoặc đơn.
Sau đó người điều khiển đưa đèn hiệu màu xanh, mọi người bắt đầu đi đều bước tại chỗ. Nếu người điều khiển đưa đèn vàng, tất cả dứng vỗ tay. Còn nếu thấy đèn đỏ tất cả phải đứng yên. 
Những người chơi phải thực hiện các động tác theo hiệu lệnh. Ai bị nhầm không thực hiện đúng động tác phải tiến lên trước một bước và tiếp tục chơi hàng ngoài. Đội nào còn nhiều bạn đứng tại chỗ đội đó thắng cuộc.
-Tiến hành chơi
- Nhận xét công bố kết quả của đội thắng cuộc.
4. Vận dụng:
Thực hiện đi bộ đúng quy định theo luật giao thông đường bộ.
Hs quan sát tranh và thỏa luận
Đại diện các cặp trình bày trước lớp 
Các nhóm khác nhận xét bo åsung.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Hs nối vào vở bài tập.
Hs nêu ý kiến của mình trước lớp
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh lắng nghe
Hs thực hành trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
Hs lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn:15/2/2011
Ngày dạy:Thứ ba, ngày 22/2/2011 
 	 Tiết:4 Tóan
PPCT :93 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
-Tiếp tục củng cố khái niệm về số tròn chục. Bước đầu nắm cấu tạo của số tròn chục.
-Hs đọc, viết, so sánh các số trò chục.
-Yêu thích môn học, rèn tình cẩn thận, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giáo viên:
Bộ đồ dùng học toán
 Học sinh:
 Bộ học tóan, que tính
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Ổn định:
2/ Bài cũ:
-1H ... i? Chữ “khoắn ” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “khỏe khoắn”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ áo choàng:
Từ gì? 
-Từ “áo choàng” có mấy chữ? Chữ “áo” có mấy chữ cái? Chữ “choàng” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “áo choàng”
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ kế hoạch:
-Từ gì? 
-Từ “kế hoạch” có mấy chữ? Chữ “kế ” có mấy chữ cái ? Chữ “hoạch” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “kế hoạch”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ mới toanh:
-Từ gì? 
-Từ “mới toanh” có mấy chữ? Chữ “mới ” có mấy chữ cái ? Chữ “toanh” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “mới toanh”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ tàu thủy:
-Từ gì? 
-Từ “tàu thủy” có mấy chữ? Chữ “tàu” có mấy chữ cái ? Chữ “thủy” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “tàu thủy”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ trăng khuya:
-Từ gì? 
-Từ “trăng khuya” có mấy chữ? Chữ “trăng ” có mấy chữ cái ? Chữ “khuya” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “trăng khuya”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ tuần lễ:
-Từ gì? 
-Từ “tuần lễ” có mấy chữ? Chữ “tuần ” có mấy chữ cái ? Chữ “lễ” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “tuần lễ”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ huân chương:
-Từ gì? 
-Từ “huân chương” có mấy chữ? Chữ “huân ” có mấy chữ cái ? Chữ “chương” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “huân chương”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ lời khuyên:
-Từ gì? 
-Từ “lời khuyên” có mấy chữ? Chữ “lời ” có mấy chữ cái ? Chữ “khuyên” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “lời khuyên”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ nghệ thuật:
-Từ gì? 
-Từ “nghệ thuật” có mấy chữ? Chữ “nghệá ” có mấy chữ cái ? Chữ “thuật” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “nghệ thuật”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
+ tuyệt đẹp:
-Từ gì? 
-Từ “tuyệt đẹp” có mấy chữ? Chữ “tuyệt” có mấy chữ cái ? Chữ “đẹp” có mấy chữ cái?
-Độ cao của các con chữ trong từ “tuyệt đẹp”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-Hướng dẫn cách viết.
-Cho HS viết vào bảng.
Hoạt động 3: Viết vào vở
_GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
_Cho HS viết từng dòng vào vở.
3. Củng cố:
_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
_Nhận xét tiết học
4. Dặn dò:
_Về nhà tập viết lại cho đẹp hơn.
Kiểm diện -hát
-Hs viết bảng con.
-hòa bình
-Có 2 chữ . Chữ “hòa ”ø có 3 chữ cái. Chữ “bình” có 3 chữ cái
-Chữ cái b, h, nh cao 5 ô li , các chữ còn lại cao 2 ô li 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng con:
-quả xoài
-Có 2 chữ . Chữ “quả ” có 3 chữ cái. Chữ “xoài ” có 4 chữ cái
-Chữ cái q cao 4 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng con.
-hí hoáy
-Có 2 chữ . Chữ “hí ” có 2 chữ cái. Chữ “hoáy” có 4 chữ cái
-Chữ cái h,y cao 5 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng con
- khỏe khoắn
-Có 2 chữ . Chữ “khỏe” có 3 chữ cái. Chữ “khoắn” có 4 chữ cái.
-Chữ kh, cao 5 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng con
-áo choàng
-Có 2 chữ . Chữ “áo” có 2 chữ cái. Chữ “choàng ” có 4 chữ cái
-Các chữ cái ch, ng cao 5 ô li, các chữ cái còn lại đều cao 2 ô li .
Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con
-kế hoạch
-Có 2 chữ . Chữ “kế” có 2 chữ cái. Chữ “hoạch ” có 4 chữ cái
-Chữ cái k, h, ch cao 5 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-mới toanh
-Có 2 chữ . Chữ “mới ” có 3 chữ cái. Chữ “toanh” có 4 chữ cái
-Chữ cái nh cao 5 ô li, chữ cái t cao 3 ô li, chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-tàu thủy.
-Có 2 chữ . Chữ “tàu” có 3 chữ cái. Chữ “thủy” có 3 chữ cái
-Chữ cái th,y cao 5 ô li, chữ cái t cao 3 ô li, chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-trăng khuya
-Có 2 chữ . Chữ “trăng” có 3 chữ cái. Chữ “khuya” có 4 chữ cái
-Chữ cái gi, đng, kh cao 5 ô li, chữ cái tr cao 3 ô li, chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-tuần lễ
-Có 2 chữ . Chữ “tuần” có 4 chữ cái. Chữ “lễ” có 2 chữ cái
-Chữ cái l cao 5 ô li, chữ cái t cao 3 ô li, chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-huân chương
-Có 2 chữ . Chữ “huân” có 4 chữ cái. Chữ “chương” có 4 chữ cái
-Chữ cái h, ch, ng cao 5 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-lời khuyên
-Có 2 chữ . Chữ “lời” có 3 chữ cái. Chữ “khuyên” có 5 chữ cái
-Chữ cái l, kh cao 5 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-nghệ thuật
-Có 2 chữ . Chữ “nghệ” có 2 chữ cái. Chữ “thuật” có 4 chữ cái
-Chữ cái ngh, th cao 5 ô li, chữ cái t cao 3 ô li, các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con.
-tuyệt đẹp
-Có 2 chữ . Chữ “tuyệt” có 5 chữ cái. Chữ “đẹp” có 3 chữ cái
-Chữ cái y cao 5 ô li, chữ cái đ cao 4 ô li, chữ cái t cao 3 ô li, , các chữ cái còn lại cao 2 ô li.
-Khoảng cách 1 con chữ o.
-Viết bảng con 
-Hs viết vào vở
Tiết 4: TNXH
 PPCT 24: CÂY GỖ
I.MỤC TIÊU:
 	-Biết được tên gọi của một số cây gỗ và nơi sống của chúng.
	-Kể được tên, chỉ được rễ, thân, lá,hoa của cây gỗ. Nêu đuược ích lợi của một số cây gỗ. Kĩ năng kiên định: từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá. Kĩ năngg phê phán hành vi bẻ cành, ngắt lá. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây gỗ. Phát triển kĩ năng giao tiếp.
 -Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, hái lá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình ảnh các cây gỗ phóng to theo bài 24.
-Phần thưởng cho trò chơi, phiếu bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
khám phá:
*Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu bài.
+ Các em đã biết gì về cây gỗ? 
Để hiểu thêm về cây gỗ, hôm nay chúng ta cùng học bài: “cây gỗ”
Kết nối:
*Hoạt động 2: Quan sát cây gỗ:
Mục tiêu: Phân biệt được cây gỗ với những loại cây khác. Biết được một số bộ phận chính của câu gỗ.
- Hs làm việc cá nhân quan sát các cây gỗ ở sân trường và trả lời câu hỏi:
+Tên của cây gỗ là gì?
+Các bộ phận của cây?
+Cây có đặc điểm gì? (cao, thấp, to, nhỏ)
Gọi một vài học sinh nêu tên các bộ phận của cây gỗ và tên cây gỗ đó là gì
Giáo viên kết luận: 
Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa cũng có rể, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về ích lợi của cây gỗ
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cây gỗ.
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:Thảo luận nhóm 4 quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK.
Cây gỗ được trồng ở đâu?
Kể tên một số cây mà em biết?
Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
Cây gỗ có lợi ích gì?
* Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên.
Giáo viên kết luận:
Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều lợi ích. Vì vậy Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 3. Thực hành.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Hỏi tên”.
 Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về cây gỗ 
Cách chơi: Từng cặp học sinh, một bạn tự làm cây gỗ, một bạn học sinh hỏi các câu hỏi:
Bạn tên là gì?
Bạn sống ở đâu?
Bạn có ích lợi gì?
-Hs khác trả lời. Hs nào trả lời lưu loát sẽ được phần thưởng.
-Tiến hành cho hs chơi.
Nhận xét- tuyên dương.
 4. Vận dụng:
Về nhà: Cacù em quan sát các cây gỗ trong vườn, xung quanh nhà, trên đường từ nhà đến trường và hoàn thành bảng sau:
Tên cây gỗ
Nơi trồng
Ích lợi
Tuần sau hs báo cáo kết quả quan sát trong 1 phút.
Hs trả lời.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. Hs khác bổ sung.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.
Đại diện nhóm nói trước lớp 
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Hs lắng nghe.
Tổ chức theo cặp hai học sinh hỏi và đáp.
+Tôi tên là phượng vĩ.
Được các bạn trồng ở sân trường.
Cho gỗ, cho bóng mát  
Học sinh lắng nghe về nhà thực hiện.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 24
I.Nhận xét hoạt động trong tuần:
II.Kế hoạch tuần tới:
 Đã soạn xong tuần 24
 Ngày .. tháng  năm 2011 
 Người soạn: 
 Nguyễn Thị Loan.
Tổ khối duyệt
Nguyễn Thị Linh
BGH duyệt
Nguyễn Thị Hòa

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan24.doc