Những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực trong dạy học toán ở tiểu học

Những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực trong dạy học toán ở tiểu học

Phương pháp thuyết trình trong việc dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để trình bày tài liệu toán học cho HS.

Phương pháp thuyết trình được sử dụng chủ yếu để trình bày kiến thức mới, sử dụng trong việc giải toán mẫu hoặc hệ thống hoá kiến thức trong ôn tập chương, phần. Phương pháp thuyết trình có ưu điểm là trong thời gian ngắn, GV có thể trình bày một khối lượng lớn các nội dung toán học, chủ động được về thời gian và kế hoạch toàn lớp. Nếu trong thuyết trình GV lập luận gọn gàng, chặt chẽ, diễn đạt có hệ thống thì HS có thể học tập và rèn luyện các mặt đó. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình có những mặt hạn chế như : HS phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động vì chỉ dùng lời nói nếu đơn điệu, HS dễ bị mệt không có điều kiện kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS. Chính vì vậy, ở bậc Tiểu học GV nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Khi cần thiết, cũng chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải : nhịp điệu chậm, phần tài liệu thuyết trình ngắn và chiếm khoảng thời gian ngắn nhất trong một tiết học.

 

doc 3 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực trong dạy học toán ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 TRUYỀN THỐNG VÀ TÍCH CỰC 
TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
Phương pháp dạy học truyền thống
1) Phương pháp thuyết trình 
Phương pháp thuyết trình trong việc dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để trình bày tài liệu toán học cho HS. 
Phương pháp thuyết trình được sử dụng chủ yếu để trình bày kiến thức mới, sử dụng trong việc giải toán mẫu hoặc hệ thống hoá kiến thức trong ôn tập chương, phần. Phương pháp thuyết trình có ưu điểm là trong thời gian ngắn, GV có thể trình bày một khối lượng lớn các nội dung toán học, chủ động được về thời gian và kế hoạch toàn lớp. Nếu trong thuyết trình GV lập luận gọn gàng, chặt chẽ, diễn đạt có hệ thống thì HS có thể học tập và rèn luyện các mặt đó. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình có những mặt hạn chế như : HS phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động vì chỉ dùng lời nói nếu đơn điệu, HS dễ bị mệt không có điều kiện kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS. Chính vì vậy, ở bậc Tiểu học GV nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Khi cần thiết, cũng chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải : nhịp điệu chậm, phần tài liệu thuyết trình ngắn và chiếm khoảng thời gian ngắn nhất trong một tiết học. 
2) Phương pháp giảng giải minh hoạ 
Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để giải thích nội dung toán kết hợp với việc dùng các tài liệu trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích này. 
Phương pháp này kết hợp được giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nên có ưu thế hơn phương pháp thuyết trình trong việc gây hứng thú học tập, trong việc giúp HS hiểu, nhớ kiến thức. Trong môn Toán ở Tiểu học, khi sử dụng phương pháp này GV cần lưu ý rằng càng ở lớp dưới thì thành phần minh hoạ càng phải chiếm tỉ trọng lớn hơn. Tuy nhiên phương pháp này cũng vẫn chỉ nhằm thông báo những kiến thức có sẵn cho HS. Vì vậy, HS vẫn bị đặt trong tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của các em. 
3) Phương pháp gợi mở vấn đáp 
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là PPDH không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. 
Phương pháp vấn đáp là phương pháp đưa ra những câu hỏi thích hợp cho HS trả lời để dần dần đi đến kết luận cần thiết. Thường người ta sử dụng phương pháp vấn đáp để tiến hành gợi mở. 
Phương pháp gợi mở vấn đáp tương đối thích hợp trong dạy học Toán tiểu học. Nó làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động ; kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS ; rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ ; làm cho các em thu nhận kiến thức được nhanh chóng, chắc chắn. 
Riêng với tiểu học, người ta còn đưa ra hai phương pháp dạy học quan trọng nữa, đó là phương pháp trực quan và phương pháp thực hành luyện tập. 
4) Phương pháp trực quan 
Phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học là phương pháp đặc biệt quan trọng ở tiểu học, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, thông qua đó nắm được những kiến thức và kĩ năng tương ứng. 
5) Phương pháp thực hành luyện tập 
Phương pháp thực hành, luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các kiến thức kĩ năng của học sinh thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở tiểu học, vì thế phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong dạy toán ở tiểu học.
Một số phương pháp dạy học tích cực 
Các PPDH tích cực hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi là : PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH kiến tạo, PPDH hợp tác theo nhóm,...
Dạy học theo nhóm 
 Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhằm đạt được mục tiêu học tập. Tính hợp tác là đặc điểm nổi trội : nói chung, trong hoạt động nào cũng cần có hoạt động hợp tác, nhưng ở đây, cần đặt ra quy trình để mọi thành viên trong nhóm đều có hoạt động hợp tác vào từng giai đoạn học tập của nhóm.
Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc
Học sinh Tiểu học khi học Toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân, chẳng hạn để hình thành kỹ năng và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính, kỹ năng trình bày, diễn đạt khi giải toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo... Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản chính xác về mức độ tiếp thu kiến thức, về kỹ 
năng thực hành, về phương pháp suy luận... Từ đó giúp cho giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã học. Hoạt động học tập cá nhân là rất cần thiết bởi, mục tiêu cuối cùng dạy học ở trên lớp là hình thành kiến thức kỹ năng tới từng học sinh.
Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học
Trò chơi họcToán đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ khiến trẻ không thấy e sợ, thấy hứng thú và kích thích tính tò mò, vì vậy sẽ cuốn hút tâm lý của trẻ. Khi trẻ chơi sẽ là lúc bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực có của trẻ. 
Chẳng hạn trò chơi “Nhốt gà vào chuồng” trong tiết dạy học bài “số 6” của Toán 1, giáo viên đã tạo cơ hội để học sinh ôn lại cấu tạo của số 6 và các số đã học bằng việc đưa ra trò chơi yêu cầu học sinh nối các tập hợp những con gà với cái chuồng aos thể chứa đúng số lượng. Trò chơi đó một mặt củng cố biểu tượng số 6, củng cố về cấu tạo số 6, ngoài ra còn giúp học sinh sử dụng được kiến thức vào tình huống chơi? Trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học, nhiều giáo viên đã phát huy tốt tác dụng của việc tổ chức các trò chơi học Toán như , trò chơi “xì điện” Trong bài “Bản nhân 7” hay trò chơi xếp ghép, tạo hình bởi 4 đến 8 hình tam giác cho trước ở Toán 2, Toán 3
Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở tiểu học
Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của học sinh trong các nhà trường, đặc biệt là trong trường Tiểu học. Nó giúp học sinh xem xét nhìn nhận các kiến thức được trang bị trong sách vở với những thực tiễn đa dạng phong phú ở ngoài cuộc sống.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, thầy đã tổ chức tình huống sư phạm, HS hoạt động, phát hiện ra vấn đề. 
• Vấn đề được chứa trong tình huống mà chủ thể HS cần giải quyết nhưng không thể giải quyết ngay được. Để giải quyết được vấn đề, HS phải vượt khó khăn hàm chứa trong vấn đề bằng sự cố gắng trí lực. 
• Khi giải quyết vấn đề, HS đạt được những tri thức và kĩ năng mới. Tính “có vấn đề” được phản ánh trong mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể cá nhân HS với tình huống phải giải quyết. Với HS này tình huống đặt ra có thể chứa đựng vấn đề, nhưng với HS khác thì nó quá dễ, “không có vấn gì” ; với HS này thì vấn đề là “lớn”, nhưng với HS khác thì vấn đề đó là “nhỏ”. 
• Có loại bài tập, khi HS gặp nó lần đầu tiên thì sẽ là vấn đề, nhưng sau đó việc giải các bài tập dạng này sẽ “không còn là vấn đề nữa”. 
 Về lâu dài, hoạt động học tập sẽ hình thành và phát triển ở HS những năng lực khác nhau, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề.
 PPDH Kiến tạo
HS phải là chủ thể tích cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước. Trong quá trình này HS sẽ sắp xếp (làm cho thích nghi) kiến thức mới nhận được vào cấu trúc hiện có để xây dựng nên hệ thống kiến thức mới.
Tri thức Dự đoán Kiểm nghiệm (Thử và Sai) Điều chỉnh Tri thức mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docPP day truyen thong tich cuc trong Toan.doc