Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyên từ và câu ở lớp 4”

Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyên từ và câu ở lớp 4”

Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho Học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:

1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyên từ và câu ở lớp 4”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
I. Lời nói đầu
Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho Học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, trường Tiểu học Thị trấn Thống Nhất hiện nay là moọt ngoõi trường đạt chuẩn mức độ II đầu tiên của huyện nhà, lại là ngôi trường có bề dày về thành tích trong nhiều năm học vừa qua. Trường vinh dự được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen và huân chương Lao động hạng Ba cao quý. Trường không những được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại mà còn là ngôi trường có chất lửụùng dạy và học luôn đứng ở tốp đầu trong huyện. Chính vì vậy, nhận thức rõ được yêu cầu thiết thực của nhà trường cũng như tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu tôi mạnh dạn ủửa ra saựng kieỏn kinh nghieọm “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4” .
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
a. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, công tác thay sách đạt kết quả tốt nhất, giáo viên được học chương trình mới, phương pháp dạy học mới trong các đợt chuyên đề thay sách. Lớp học được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như: bàn ghế hợp qui chuẩn, bảng chống loá, thiết bị chiếu sáng đầy đủ, phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo. Giáo viên là người có tay nghề, có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn, tài liệu Chuẩn kiến thức và được học về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, đèn chiếu Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được giảm bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ - Ngữ pháp của lớp 4 trước đây, phân môn đã chỉ rõ 2 dạng bài đó là: Bài lí thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng.
*Về phía Học sinh:
- Học sinh đã quen với cách học từ ở lớp 1, 2, 3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Hầu hết các em học sinh đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập lại được sự quan tâm của phụ huynh học sinh mua sắm cho con em các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn tương đối đầy đủ cũng góp phần nâng cao chất lượng của môn học Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung.
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ ngày. Buổi sáng học lí thuyết, buổi chiều các em được luyện tập thực hành để củng cố khắc sâu thêm kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.
2. Khó khăn
- Ai cũng cho rằng khi dạy phân môn Luyện từ và câu thường khô khan, khó truyền đạt được hết ý trong bài học, do đặc thù của môn học, nhất là trong cách tìm từ, giải nghĩa từ hay dùng từ đặt câukhiến cho học sinh cũng phải tiếp thu bài một cách thụ động.
- Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia thời lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô- trò có lúc thiếu nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
- Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm “trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô giáo” cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của phân môn.
- Có nhiều học sinh chưa thật sự chú trọng khi học môn Tiếng Việt nói chung, môn Luyện từ và câu nói riêng. Trong tâm tưởng của các em và một số phụ huynh học sinh đều hướng cho con em học môn Toán nhiều hơn mà chưa thật sự chú trọng môn Tiếng Việt, coi nhẹ môn Tiếng Việt, cho rằng, các em chỉ cần đọc được, viết được là được. Chính vì vậy nhiều học sinh không hứng thú với môn học, thờ ơ với môn học và lệ thuộc vào các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách bài tập có sẵn đáp án, không chịu khó học, suy nghĩ hay chú tâm vào môn học, nhất là đối với phân môn Luyện từ và câu. Do đó các em chưa thật sự hứng thứ với môn học này.
Theo kết quả khảo sát lần thứ nhất, vào tuần 4 (trung tuần tháng 9) với bài Từ đơn – Từ ghép ở lớp 4C, kết quả tôi thu được như sau :
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
4C
28
5
9
11
3
Tỉ lệ
17,7%
32,3%
39,3%
10,7%
	Sau khi kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy rằng trong bài làm của học sinh đạt điểm trung bình và yếu còn mắc nhiều lỗi, cách phân biệt từ đơn, từ ghép còn chưa rõ ràng, nhầm lẫn, chưa theo yêu cầu đề bài. Chất lượng học sinh trung bình và yếu còn nhiều và số học sinh khá, giỏi chưa cao. 
3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó.
- Vì cho rằng phân môn Luyện từ và câu là môn học khô khan, không gây được hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó sự tập trung của học sinh lại chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
- Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn.
- Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích, động viên con em học tập. Thời gian dành cho việc học ở nhà còn ít. Đa số phụ huynh học sinh lại có nguyện vọng cho con em học thiên về môn Toán nhiều hơn.
- Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng kiến thức từ lớp dưới, do khả năng tiếp thu bài hạn chế, nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
Từ những tồn tại nêu trên tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của chất lượng môn Luyện từ và câu. Mặc dù trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Song khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy được những khó hăn đó. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và cùng trao đổi với một số đồng nghiệp trong tổ, trong trường. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường, thông qua cuộc họp Cha mẹ học sinh đầu năm học tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp khắc phục, cách dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú với môn học và nắm bắt bài một cách tốt hơn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4C, năm học 2009 - 2010. 
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn luyện từ và câu.
1.1. Nội dung chương trình gồm 62 tiết được phân như sau:
 Mỗi tuần 2 tiết. Học kì I 32 tiết gồm 5 chủ điểm. Học kì II 30 tiết gồm 5 chủ điểm. Mỗi chủ điểm học sinh được học một chủ đề tương ứng với từng chủ điểm đó.
 1.2. Yêu cầu kiến thức
 a. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ : Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị học thì phân môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó.
 b. Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu.
 * Từ – Cấu tạo tiếng : - Cấu tạo từ : Từ đơn, từ ghép và từ láy.
 - Từ loại : Danh từ, Động từ, Tính từ. 
 * Các kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể, Câu cầu khiến, Câu cảm. 
 * Các dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
 1.3. Yêu cầu kĩ năng về từ và câu:
 a. Từ:
- Nhận biết được cấu tạo của tiếng.
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng.
- Nhận biết từ loại.
- Đặt câu với từ đã cho.
- Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ.
 b. Câu:
- Nhận biết các kiểu câu.
- Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
- Thêm trạng ngữ cho câu.
- Tác dụng của dấu câu.
- Điền dấu câu thích hợp.
 c. Dạy tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
 Thông qua nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
- Chữa lỗi dấu câu.
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
 2. Nắm vững qui trình dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
 Cách dạy theo 2 dạng bài lí thuyết và bài thực hành.
 3. Vận dụng một số phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4. 
 3.1. Phương pháp vấn đáp
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
 Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
 Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lí thuyết và thực hành.
 VD: Khi dạy bài Danh từ (tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm được Danh từ là gì?- Biết tìm danh từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.
 - Giáo viên đưa ra ví dụ: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Lâm thị mỹ dạ
+H: Em hãy tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ?
Dòng 1: Truyện cổ Dòng 5: Đời, cha ông
Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6: Con sông, chân trời
Dòng 3: Cơn nắng, cơn mưa Dòng 7: Truyện cổ
Dòng 4: Con sông, rặng dừa Dòng 8: Ông cha.
+ H: Hãy sắp xếp các từ vừa tìm được ... gian học ở nhà hợp lí, mang lại hiệu quả.
Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu.
*Về phía giáo viên: Với đối tượng là học sinh yếu cần giúp các em xác định được mạch kiến thức trong chương trình được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau.Từ đó giúp học sinh yếu nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới, bổ xung những lỗ hổng về kiến thức ở lớp dưới thì đến lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy được những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt ở lớp 1, 2, 3 theo hệ thống lôgic.
VD: ở lớp 1, các em được học về âm – vần, học sinh tìm tiếng có vần mới học, nói câu chứa tiếng mới học, thì lớp 4 các em sẽ được học kĩ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận: âm đầu – vần – thanh (có tiếng không có âm đầu).
Hay chỉ một khái niệm “Câu hỏi và dấu chấm hỏi” ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu: chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống; ở lớp 3, các em phải đặt và trả lời câu hỏi ; nhưng đến lớp 4 các em không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
VD: Bạn có thể chờ hết tiết sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
Phải biết sử dụng câu hỏi vào mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ, khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn.
*Về phía gia đình: Giáo viên cần gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh học yếu cùng phối kết hợp để giúp đỡ, kèm cặp các em. Thông qua bài tập được giao ở lớp, về nhà phụ huynh cần dành thời gian cho các em học tập để hoàn thành các bài tập đó. Theo tình trạng hiện nay, học sinh chỉ học trên lớp còn về nhà hầu như là không học, nhất là với đối tượng học sinh yếu. Đó là một lối suy nghĩ sai lầm của một số bậc phụ huynh và học sinh mà giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để loại bỏ. Mặt khác, một số cha mẹ thường vin cớ bận công việc làm ăn nên coi nhẹ việc học ở nhà của con cái, không để ý đến việc con em mình học cái gì? học thế nào? Vì vậy nhiệm vụ học tập của học sinh không thể tách rời khỏi yếu tố gia đình bởi đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy các em phấn đấu cho sự học của mình.
*Về phía bạn bè: Giáo viên cũng cần tranh thủ sự trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau giữa học sinh với học sinh. Đôi khi qua cách nói nôm na của bạn bè lại giúp cho đối tượng học sinh yếu thấy đơn giản và dễ hiểu hơn. Chẳng phải “Học thầy không tày học bạn” đó sao. Giao cho học sinh khá thường xuyên kèm cặp học sinh yếu cùng hưởng ứng thi đua “Đôi bạn cùng tiến”. Cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, giờ chào cờ, các cuộc tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, các em sẽ thấy thích thú và tự giác tích luỹ được vốn từ, vốn kiến thức cho mình.
VD : Qua bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi – Trò chơi  các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi, những trò chơi nào có hại, nên tránh. 
Thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi đó, các em sẽ học được ở bạn bè để đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị với mọi người xung quanh.
*Về phương tiện, thiết bị: giáo viên cần tận dụng và sử dụng một cách triệt để các đồ dùng và trang thiết bị dạy học không chỉ trong quá trình dạy học mà còn đóng góp một phần không nhỏ trong viêc giúp đỡ học sinh yếu. Với đối tượng học sinh yếu khả năng tư duy trừu tượng thấp do đó cần tăng cường, hỗ trợ các em về khả năng tư duy bằng hình ảnh, bằng âm thanh bằng trực quan sinh động sẽ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp thứ sáu: Biện pháp về lập kế hoạch bài học.
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song, cho dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó một cách phong phú, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó.
Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ ước mơ (tuần 9)
Bài tập 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ”
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước ao, 
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng  ‘‘mơ’’: mơ mộng, ...
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước mong, ...
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ ước, ...
BT 3 : Nêu yêu cầu viết thêm những từ : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng... vào sau từ ước mơ thể hiện sự đánh giá :
+ HS thảo luận nhóm 4.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ đẹp đẽ.
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ.
- Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông, ước mơ tầm thường.
BT 4: Nêu VD về 1 loại ước mơ nói trên.
+ Bài này cho học sinh làm việc cá nhân.
VD: +Ước mơ được đánh giá cao: Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như: - Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ/ kĩ sư
 - Ước mơ chinh phục vũ trụ
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực, có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn: 
- Ước mơ có truyện đọc/ có xe đạp/ có một đồ chơi
+ Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng gây hại cho người khác:
- Ước mơ được xem ti vi suốt ngày/ ước không phải học mà vẫn được điểm cao
- Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá.
- Ước mơ tầm thường – ước được ăn dồi chó – Ba điều ước.v.v
Tóm lại, vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tốt hơn, nắm vững nội dung của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong mỗi hoạt động từ đó có biện pháp giải quyết, điều chỉnh kịp thời. Việc tổ chức các hoạt động học tập có tác dụng rất lớn đến việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, giúp học sinh biết quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt từ đó hình thành cho các em nhân cách sống và kĩ năng sống. Do đó để có kết quả cao trong tiết dạy Luyện từ và câu giáo viên cần lập kế hoạch bài học chu đáo, cẩn thận chuẩn bị về mọi mặt cho tiết dạy. Việc làm này phải diễn ra trước khi thi công bài dạy trên lớp học.
C. Phần kết luận
I. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng vui mừng và phấn khởi.	
Sau khi áp dụng cách đổi mới phương pháp dạy theo đề tài, tôi đã khảo sát lần 2 vào tuần 14 cuối tháng 11 với bài tập Tìm Danh từ - Động từ – Tính từ trong đoạn văn. Kết quả thu được như sau :
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
4C
28
15
10
3
0
Tỉ lệ
53,6%
35,7%
10,7%
0%
Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu Lớp 4C đã được nâng lên trông thấy. Cụ thể trong bài làm của các em đã thể hiện hiểu và phân biệt được từ loại một cách rõ ràng, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn. Kết quả trên đã minh chứng cho cách làm như đã nêu là hiệu quả và đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại để năng cao chất lượng dạy học hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kết luận sau :
	- Trước hết giáo viên phải là người nắm vững chương trình, kiến thức, kĩ năng tiếng Việt, có vốn sống phong phú.
	- Thực sự yêu nghề, có tâm huyết với nghề.
	- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, sách báo... giao lưu học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm đề ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng cho mình.
	- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, thiết kế bài học một cách khoa học, sáng tạo, linh hoạt.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ. Có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
	- Giáo viên là người khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh với phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. 
Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ thực tế chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4C trường Tiểu học Thị trấn Thống Nhất năm học 2009 – 2010, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4C như sau:
 Biện pháp thứ nhất: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học.
Biện pháp thứ hai: Biện pháp về tài liệu, đồ dùng học tập.
Biện pháp thứ ba: Biện pháp về phân chia đối tượng học sinh.
Biện pháp thứ tư: Biện pháp về phân bố thời gian học tập.
Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu (các đối tượng kèm cặp học sinh yếu là: giáo viên, gia đình, bạn bè và dưới sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị dạy học).
 Biện pháp thứ sáu: Biện pháp về lập kế hoạch bài học.
III. Kiến nghị, đề xuất.
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4” tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, đề tài đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở lớp 4C năm học 2009 – 2010. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi hơn cũng như phạm vi sử dụng được rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thống Nhất, ngày 08 tháng 03 năm 2010.
 Người viết
 Phạm Thị Ngọc Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docangKKN Tieng Viet lop 4 Giai C cap tinh.doc