Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 15 năm học 2009

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 15 năm học 2009

Học vần:

Bài 60:

om am

A. Mục tiêu:

 - Đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm ; từ và các câu ứng dụng.

 - Viết được : om, am, làng xóm, rừng tràm.

 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

B. Đồ dùng dạy- học:

 * Giáo viên:

 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng , tranh: L/ TV1. 60/ T15.

 - Quả trám, trái cam.

 * Học sinh:

 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.

C. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 25 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 15 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
 Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Toàn trường chào cờ
Học vần:
Bài 60: 
om am
A. Mục tiêu: 
 - Đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm ; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được : om, am, làng xóm, rừng tràm.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
B. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng , tranh: L/ TV1. 60/ T15.
 - Quả trám, trái cam.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
C. Các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
 bình minh, nhà rông, mây trắng
 - Đọc bài trong SGK.
- 3 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần om: 
 + Em hãy phân tích vần om ?
+ Vần om có o đứng trước, m đứng sau.
 + Hãy so sánh vần om với ong?
+ Giống: đều bắt đầu bằng o. 
 Khác nhau: om kết thúc bằng m.
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
o – mờ – om / om
 - Yêu cầu HS tìm và gài
- HS gài: om , xóm
 + Em hãy phân tích tiếng xóm? 
+ xóm ( x đứng trước, om đứng sau, dấu sắc trên o)
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 xờ- om- xom- sắc- xóm / xóm
 - GV giới thiệu tranh vẽ làng xóm.
- HS quan sát tranh.
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: làng xóm
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc : om, xóm, làng xóm 
 b, Dạy vần am:
 ( Quy trình tương tự dạy vần om)
 + Em hãy phân tích vần am?
+ Vần am được bắt đầu bằng a kết thúc bằng m.
 + Em hãy so sánh vần am với vần om?
+ Giống: Cùng kết thúc bằng m.
 Khác: vần am bắt đầu bằng a.
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
- a - mờ - am / am
 - Cho HS cài và phân tích tiếng.
- tràm ( tr trước, am sau, dấu huyền trên a)
 - Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
- trờ - am- tram- huyền- tràm / tràm 
 - Giới thiệu tranh vẽ rừng tràm 
 - Cho HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: rừng trám
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
am, tràm, rừng tràm.
 c, Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu
 om làng xúm 
 am rừng tràm 
- 3 HS nêu lại cách viết.
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
- Viết bảng con: 
om, am, làng xóm, rừng tràm
 - Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
 d, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 chòm râu quả trám
đom đóm trái cam
 - GVgiải thích một số từ- giới thiệu quả trám, trái cam.
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần om hoặc am.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi.
 - Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ?
+ Tranh vẽ trời mưa , trời nắng.
 + Em hãy đọc các dòng thơ dưới tranh?
- 3 HS đọc bài.
 - GVđọc mẫu 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
Mưa tháng bảy gãy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bòng.
 b, Luyện viết:
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết: 
om, am, làng xóm, rừng tràm
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Nói lời cảm ơn.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ mẹ mua cho bé bóng bay. Bé cảm ơn mẹ.
 + Tại sao bé lại cảm ơn mẹ?
+ Bé cảm ơn mẹ vì mẹ mua cho bé bóng bay để bé chơi cùng bạn bè.  
 + Em đã bao giờ nói: “ Em cảm ơn !”chưa?
- HS trình bày ý kiến.
 + Khi nào ta phải cảm ơn?
+ Khi người khác giúp em điều gì...
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
III. Củng cố - dặn dò:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”:Thi viết tiếng có vần om, am.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 12 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về học bài, xem trước bài 61: 
ăm âm.
 - HS nhớ và làm theo 
Toán:
Tiết 57: 
 Luyện tập
A. Mục tiêu:
 - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ trong pham vi 9.
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Rèn kĩ năng nhận biết hình vuông.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ bài 4, bài 5 (80) 
 * Học sinh:
 - Bảng con, SGK, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng làm:
- 2 HS làm bài trên bảng 
8 + 1 = 9 7 + 2 = 9
9 - 8 = 1 9 - 7 = 2
 - Gọi HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9
- 5 HS đọc bảng trừ
 - GV nhận xét và cho điểm.
 II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 *Bài 1(80): 
 + Bài yêu cầu gì ?
*Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài, tiếp nối đọc kết 
- Làm bài, trình bày
quả.
8+1=9 7+2=9 6+3=9 5+4=9
 - Gọi HS khác nhận xét
1+8=9 2+7=9 3+6=9 4+5=9
9- 8=1 9- 7=2 9- 6=3 9- 5=4
9- 1=8 9- 2=7 9- 3=6 9- 4=5
 + Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?
* Đổi chỗ các số trong phép cộng, kết quả không thay đổi.
* Phép cộng và phép trừ là hai phép tính ngược lại nhau.
 * Bài 2 (80):
 + Bài yêu cầu gì ?
* Số ?
 + Làm thế nào để điền được số vào chỗ chấm?
+ Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.
 - Yêu cầu HS làm bài 
- Cả lớp làm bài vào SGK , 1 em làm ở bảng phụ.
 - Gắn bài, nhận xét
- Chữa bài.
5 + 4 = 9 9 - 3 = 6 3 + 6 = 9
4 + 4 = 8 7 - 2 = 5 0 + 9 = 9
2 + 7 = 9 5 + 3 = 8 9 - 0 = 9
 * Bài 3 (80): 
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
 + Em hãy nêu cách so sánh hai số?
* Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 + Tính kết quả của từng vế rồi so sánh.
 - Tổ chức HS tham gia chơi : Tiếp sức.
- HS tham gia chơi .
 - Gắn bảng phụ, hướng dẫn cách chơi.
- Mỗi đội tham gia chơi 5 HS .
 - Cho hai đội tham gia chơi.
 - GV nhận xét, công bố kết quả.
>
<
=
 5 + 4 = 9 6 < 5 + 3 
 9 - 2 5 + 1 
 ? 
 9 - 0 > 8 
 4 + 5 = 5 + 4
 * Bài 4 (80):
 + Bài yêu cầu gì ?
* Viết phép tính thích hợp:
 - GV hướng dẫn và giao việc.
- Quan sát tranh, đặt đề toán theo tranh 
 - Yêu cầu HS làm bài
- HS viết phép tính tương ứng vào vở (1 HS làm ở bảng phụ)
 - GV thu bài chấm
- HS gắn bài lên bảng, chữa bài
 - Yêu cầu HS gắn bảng phụ, chữa bài.
3
+
6
=
9
Hay:
9
-
3
=
6
9
-
6
=
3
 * Bài 5 (80): 
 - GV nêu yêu cầu.
* Hình bên có mấy hình vuông?
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nêu và chỉ 
- HS quan sát hình vẽ và nêu.
ra từng hình vuông.
 - Gọi HS nêu trước lớp.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
- Hình bên có 5 hình vuông ( gồm 4 hình nhỏ và 1 hình to).
III. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về xem lại bài, học thuộc 
- HS nhớ và thực hiện.
bảng cộng, trừ trong phạm vi 9.
 - Chuẩn bị bài Phép cộng trong phạm vi10
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Toán:
Tiết 58: 
Phép cộng trong phạm vi 10
A. Mục tiêu:
 - Thành lập và học thuộc bảng cộng.
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 10, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
B. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên:
 - SGK, các hình tròn, bảng phụ bài 2, bài 3( 81)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS lên bảng làm bài, nêu cách so sánh.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
 - Gọi HS nhận xét
 9 - 3 – 4 = 2 9 + 0 – 6 = 3
 - GV nhận xét, cho điểm.
 9 – 6 + 5 = 8 4 + 5 – 2 = 7
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 10:
 a, Bước 1:
 - Giới thiệu phép cộng: 9 + 1 = 10
 - GV gắn lên bảng 9 hình tròn thành 2 nhóm ( 9 / 1).
 - Yêu cầu HS quan sát mô hình và đặt đề toán.
- HS quan sát và đặt đề toán.
+ "Có 9 hình tròn, thêm 1 hình tròn. Hỏi tất cả có mấy hình tròn?” 
 + Gọi HS trả lời đầy đủ ?
+ “ Có 9 hình tròn , thêm 1 hình tròn . Tất cả có 10 hình tròn ” .
 + Ta có thể làm phép tính gì ?
+ Tính cộng.
 + Hãy đọc phép tính và kết quả.
9 + 1 = 10
 - Cho HS đọc: " chín cộng một bằng mười "
- HS tiếp nối đọc.
 b, Bước 2:
 - Giới thiệu phép cộng: 1 + 9 = 10
 + 1 cộng 9 bằng mấy? Vì sao em biết?
+ 1 cộng 9 bằng 10. Vì đổi chỗ các số 9 và 1 trong phép cộng.
 - Viết phép tính lên bảng.
1 + 9 = 10
 - Cho HS đọc: 
- HS đọc: "Một cộng chín bằng mười"
 c, Bước 3: Với 10 hình tròn, các bước
 tương tự như giới thiệu phép tính 9 + 1 và 1 + 9. 
 - Giới thiệu các phép cộng: 8 + 2 và 2 + 8; 7 + 3 và 3 + 7; 6 + 4 và 4 + 6; 5 + 5.
8 + 2 = 10
2 + 8 = 10
7 + 3 = 10
3 + 7 = 10
 6 + 4 = 10
 4 + 6 = 10
 5 + 5 = 10
 + Em có nhận xét gì về kết quả của các cặp tính trên?
+ Kết quả của các phép tính trên đều bẳng 10.
 + Vị trí của các số trong phép cộng như thế
+ Các số 9 và 1 đã đổi chỗ cho nhau.
nào ?
+ Các số 8 và 2 đã đổi chỗ cho nhau.
+ Các số 7 và 3 đã đổi chỗ cho nhau.
+ Các số 6 và 4 đã đổi chỗ cho nhau.
 + Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả thế nào ?
+ Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi .
 e, Bước 4: Cho HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- 4 HS đọc trước lớp.
3. Luyện tập:
 *Bài 1(81): 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
*Tính:
 - Cho HS làm bài , 1 em làm trên bảng phụ.
- HS làm bài , chữa bài.
 - GV nhắc nhở HS viết kết quả cho thẳng cột.
 - Gắn bài , nhận xét.
+
+
+
+
+
+
 1 2 3 4 5 9 
 9 8 7 6 5 1 
 10 10 10 10 10 10
 - Cho HS làm bài vào bảng con.
- HS làm bảng con đọc kết quả.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả tính. 
b, 1 + 9 = 10 2 + 8 = 10
 9 + 1 = 10 8 + 2 = 10
 9 – 1 = 8 8 - 2 = 6
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
 3 + 7 = 10 4  ... xem lại bài, học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
 - Chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 10
- HS nhớ và thực hiện.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập viết:
Tuần 13: 
 nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng,
 bệnh viện, đom đóm
A. Mục tiêu:
 - HS viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm; kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
 - Biết viết đúng và đẹp các chữ trên.
 - Rèn thói quen cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
 - Có ý thức giữ vở sạch sẽ và viết chữ đúng đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết sẵn các chữ của bài viết, bảng trắng kẻ li.
 * Học sinh:
 - Vở tập viết, bảng con.
C. Các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết .
 - GV nhận xét, sửa chữavà cho điểm. 
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con, 3 HS lên viết bảng lớp: 
cây thông , củ gừng, con ong
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Quan sát mẫu và nhận xét:
 - Gắn chữ mẫu lên bảng.
- HS quan sát chữ mẫu.
 - Gọi HS đọc bài viết.
- Một số HS đọc : nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
 - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét
- HS nhận xét về số nét trong chữ, độ 
cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ 
+ trường (tr, ương, dấu huyền)
+ buôn (b, uôn)
+ lành (l, anh, dấu huyền)
+ bệnh ( b, ênh, dấu nặng)...
 3. Hướng dẫn và viết mẫu:
 - GV lần lượt viết mẫu từng từ và nêu quy
- HS quan sát mẫu
trình viết
nhà trường buụn làng
hiền lành đỡnh làng
bệnh viện đom đúm
- 3 HS nêu lại cách viết.
 - Cho HS viết trên bảng con. GVchỉnh sửa
- HS viết trên bảng con : 
 nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
 4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- HS viết trong vở theo mẫu : 
 nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
 - Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách viết liền nét.
 - Chấm một số bài , nhận xét
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, khen những em viết
đẹp, giữ vở sạch.
 - Dặn HS luyện viết lại bài vào vở ô li.
 - HS nghe và ghi nhớ
Tập viết:
Tuần 14: 
đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, 
ghế đệm, mũm mĩm
A. Mục tiêu:
- HS viết đúng các chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm; kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
 - Biết viết đúng và đẹp các chữ trên.
 - Rèn thói quen cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
 - Có ý thức giữ vở sạch sẽ và viết chữ đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết sẵn các chữ của bài viết, bảng trắng kẻ li.
 * Học sinh:
 - Vở tập viết, bảng con.
C. Các hoạt động dạy- học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết .
 - GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm. 
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con, 3 HS lên viết bảng lớp: 
 buôn làng, bệnh viện, nhà trường
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 2. Quan sát mẫu và nhận xét:
 - Gắn bảng phụ đã viết mẫu lên bảng.
- HS quan sát chữ mẫu.
 - Gọi HS đọc bài viết.
- Một số HS đọc : 
 đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
 - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét
- HS nhận xét về số nét trong chữ, độ 
cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ 
+ thắm ( th, ăm, dấu sắc trên ă)
+ mầm ( m, âm, dấu huyền trên â)
+ đệm (đ, êm, dấu nặng dưới ê)
+ mũm ( m, um, dấu ngã trên u)...
 3. Hướng dẫn và viết mẫu:
 - GV lần lượt viết mẫu từng từ và nêu quy
- HS quan sát mẫu
trình viết
 đỏ thắm mầm non
 chụm chụm trẻ em
 ghế đệm mũm mĩm
- 3 HS nêu lại cách viết.
 - Cho HS viết trên bảng con. GVchỉnh sửa
- HS viết trên bảng con : đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
 4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- HS viết trong vở theo mẫu : đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
 - Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách viết liền nét.
 - Chấm một số bài , nhận xét
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, khen những em viết
đẹp, giữ vở sạch.
 - Dặn HS luyện viết lại bài vào vở ô li.
 - HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 60: 
 Phép trừ trong phạm vi 10
A. Mục tiêu: 
 - HS học thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 10.
 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết bài 2, bài 3, bài 4( 83, 84), các hình tròn.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, vở Toán, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra HS làm các bài tập trên 
- 2 HS làm bài, nhận xét
bảng lớp.
 5 + 3 + 2 = 10 6 + 3 - 5 = 4
 - GV nhận xét, đánh giá.
 4 + 4 + 1 = 9 5 + 2 - 6 = 1
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10:
 a, Hướng dẫn học phép trừ:
 - GV gắn 10 hình tròn lên bảng
 + Có mấy hình tròn ?
+ Có 10 hình tròn. 
 + Cô bớt đi 1 hình tròn , còn mấy hình tròn ?
+ Có 10 hình tròn bớt đi 1 hình tròn, còn 9 hình tròn. 
 - GV nêu: 10 hình tròn, bớt 1 hình tròn, còn 9 hình tròn. 
- 3 HS nhắc lại
 + 10 trừ 1 bằng mấy?
+ 10 trừ 1 bằng 9
 + Ta có thể làm phép tính như thế nào ?
+ Làm phép tính trừ : 
10 - 1 = 9
 - GV ghi bảng: 10 - 1 = 9
- HS đọc: Mười trừ một bằng chín.
 + Cô bớt đi 9 hình tròn , còn mấy hình tròn ?
+ Có 10 hình tròn bớt đi 9 hình tròn, còn 1 hình tròn.
 + 10 trừ 9 bằng mấy?
+ 10 trừ 9 bằng 1
 + Em hãy nêu phép tính và đọc:
10 - 9 = 1
- HS đọc cá nhân: Mười trừ chín bằng một
 * Tương tự trên:
 - Với 10 hình tròn- bớt 2 hình tròn - giới thiệu: 10 – 2 = 8
10 – 2 = 8
- HS đọc: Mười trừ hai bằng tám
 - Rồi bớt đi 8 hình tròn- giới thiệu: 10 – 8 = 2
10 - 8 = 2
- HS đọc: Mười trừ tám bằng hai 
 - Với 10 hình tròn, bớt đi 3 hình tròn
và giới thiệu: 10 – 3 = 7
10 – 3 = 7
- HS đọc: Mười trừ ba bằng bảy
 - Rồi bớt đi 7 hình tròn- giới thiệu:
10 – 7 = 3
10 – 7 = 3
- HS đọc: Mười trừ bảy bằng ba 
 - Với 10 hình tròn, bớt đi 4 hình tròn và giới thiệu: 10 – 4 = 6
 - Với 10 hình tròn bớt đi 6 hình tròn và giới thiệu : 10 - 6 = 4
 + Mười trừ năm bằng mấy?
10 - 4 = 6
- HS đọc: Mười trừ bốn bằng sáu
 10 – 6 = 4
- HS đọc: Mười trừ sáu bằng bốn
- 3 HS nêu: Mười trừ năm bằng năm
10 – 5 = 5
 b, Đọc công thức trừ trên bảng:
 - Cho HS đọc thuộc lòng các công thức trên
- HS đọc cá nhân, nhóm , cả lớp.
 - Kiểm tra HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10
- HS đọc cá nhân
 3. Luyện tập:
 * Bài 1 (83):
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
* Tính:
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- HS làm bài vào bảng con ý a
 - Lưu ý: Viết kết quả thẳng cột với các số trong phép tính.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
-
-
-
-
-
- 
 10 10 10 10 10 10 
 1 2 3 4 5 10 
 8 7 6 5 4 0 
 - Yêu cầu cả lớp làm ý b vào SGK
 - Gọi HS đọc kết quả , nhận xét.
 9 + 1 = 10 8 + 2 = 10 7 + 3 = 10 
10 - 1 = 9 10 - 2 = 8 10 - 3 = 7 
10 - 9 = 1 10 - 8 = 2 10 - 7 = 3 
 4 + 6 = 10 5 + 5 = 10
 10 – 4 = 5 10 – 5 = 5
 10 – 6 = 4 10 – 0 = 10
 + Em hãy nhận xét các phép tính trong mỗi cột?
* Phép cộng và phép trừ là hai phép tính ngược lại nhau.
 *Bài 2 (83):
 + Bài toán yêu cầu gì?
* Số:
 - Yêu cầu cả lớp làm bài 
- HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
 - Cho 2 HS làm bài vào bảng phụ.
 - Gọi HS trình bày quy trình tính.
 - Yêu cầu HS kiểm tra theo cặp.
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
9
8
7
6
5
4
3
2
1
 * Bài 3 (84):
 + Bài toán yêu cầu gì?
 + Muốn so sánh các số em làm thế nào?
 - Tổ chức HS chơi trò chơi: tiếp sức 
 - Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi.
 - Mỗi đội tham gia chơi 6 em.
 - GV nhận xét, công bố kết quả.
 * Bài 4(84):
+ Bài toán yêu cầu điền dấu >, <, = vào ô trống.
+ Em tính kết quả của phép tính rồi so sánh.
>
<
>
<
=
 9 10 10 4
>
<
 ? 
 3 + 4 10 6 + 4 4
=
=
 6 10- 4 6 9 - 3 
 - Gọi HS nêu yêu cầu
* Viết phép tính thích hợp:
 - Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính.
- HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính vào vở.
 - GV chấm một số bài .
 - Cho HS gắn bài, nhận xét
10
-
4
=
6
III. Củng cố - dặn dò:
 * Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng.
- Cả lớp cùng tham gia chơi trò chơi.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 10, xem lại bài tập. Chuẩn bị bài : Luyện tập.
- HS ghi nhớ và làm theo
Sinh hoạt:
Sinh hoạt Sao
I. Mục tiêu:
 - Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các quy định của sao và đề ra phương hướng cho tuần sau.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của sao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Hoa vườn nhà Bác
 + Năm cánh sao vui
+ Sao của em
+ Cháu yêu chú bộ đội.
+ Chú bộ đội và cơn mưa.
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của sao trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ thực hiện tốt các hoạt động của sao.
	Đoàn kết giúp đỡ bạn, chào hỏi lễ phép với người trên.
 	 - Đi học đều, đúng giờ. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ngăn nắp của chú bộ đội Cụ Hồ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ, biết sắp đặt gọn gàng..
	 - Tích cực học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
	 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể: tập thể dục giữa giờ, tập múa thành thục bài múa mới và bài thể dục nhịp điệu. Tổ chức trò chơi dân gian đúng quy định.
	- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học , khu vực sân trường được phân công sạch sẽ.
Trang phục đúng qui định. Tuyên dương: Mĩ Linh, Vân Khánh, Châu Anh, Thu Hương, Khánh Duy. Chăm sóc cây cảnh chu đáo. Tích cực tham gia ủng hộ HS nghèo, HS Thái Long.
 + Nhược điểm:
- Một số em còn chưa cố gắng thường xuyên rèn đọc , rèn viết.
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của sao; rèn luyện tác phong chú bộ đội
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam. .
- Thực hiện tốt nội quy đội. Tiếp tục tập thuộc các bài hát múa tập thể mới và Bài thể dục nhịp điệu. 
 * Toàn sao tiếp tục vui văn nghệ theo chủ đề: Anh bộ đội Cụ Hồ.	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan tieng viet lop 1.doc