Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 4 năm 2008

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 4 năm 2008

Học vần:

Bài 13: N - M

I.MỤC TIÊU:

ã Đọc và viết được ; n- m- nơ - me.

ã Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng: no- nô- nơ; mo- mô- mơ; ca nô, bó mạ; bò bê có cỏ, bò bê no nê.

ã Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ,ba má.

II.CHUẨN BỊ:

ã Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.

III.LÊN LỚP:

 

doc 27 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 4 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	
Ngày soạn: 27. 9. 2008 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Học vần:
Bài 13: n - m
I.Mục tiêu:
Đọc và viết được ; n- m- nơ - me.
Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng: no- nô- nơ; mo- mô- mơ; ca nô, bó mạ; bò bê có cỏ, bò bê no nê.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ,ba má.
II.Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
III.Lên lớp:
Tiết 1:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A Bài cũ.
- Đọc bảng con: i, a, bi, cá, ba lô, bi ve, vở ô li, bé hà.
- Đọc bài sgk.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: n- m.
- Gv cầm nơ trên tay và hỏi:
? Cô có cái gì dây.
? Nơ dùng để làm gì.
? Trong tiếng nơ âm nào đã học.
- Hôm nay cô dạy với các em chữ ghi âm mới : n.
- Gv gài bảng.
a. Nhận diện chữ.
- Chữ n in trên bảng cô viết gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi.
- Chữ n viết thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
- Hãy tìm cho cô chữ n trong bộ chữ.
- GV đọc mẫu: nờ.
- Gv hướng dẫn phát âm.
- Gọi Hs đọc.
b. Ghép tiếng.
? Có âm n muốn có tiếng nơ ta làm như thế nào.
- Gv và Hs gài bảng.
- Hãy nêu cách ghép tiếng nơ.
- Đọc mẫu: nờ - ơ- nơ.
- Đọc: nơ.
- Đọc cả sơ đồ.
* Dạy chữ m:
( Quy trình tương tự chữ n ).
- So sánh chữ n và chữ m.
* Giải lao giữa giờ.
c. Luyện đọc từ ứng dụng.
- Gài bảng từ ứng dụng.
- Yêu cầu Hs đọc thầm, Gv chỉ.
? Hãy tìm các tiếng chứa âm vừa học.
? Phân tích tiếng nô, mơ.
- Gv đọc mẫu, giải nghĩa từ.
- Gọi Hs đọc lại cả bài.
? Cô vừa dạy chúng ta âm gì mới.
d. Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Hd Hs cách viết.
- Gv và Hs cùng viết vào không trung.
- Gv nhận xét sửa sai.
- Đọc nối tiếp.
- 2 - 3 em đọc.
- Cái nơ.
- Gài đầu.
- Âm ơ.
- 3, 4 Hs đọc.
- Hs tìm và gài bảng.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Muốn có tiếng nơ ta thêm âm ơ sau âm n.
- Lấy và gài bảng.
- Gồm có 2 âm: Âm n đứng trước, âm ơ đứng sau.
- cá nhân, nhóm đọc.
- Cá nhân, lớp đọc.
- Giống: Đều có nét móc xuôi.
- Khác: m có nhiều hơn n một nét móc xuôi.
- cả lớp đọc thầm.
- Lên bảng gạch chân.
- Tiếng nô gồm có 2 âm. Âm n đứng trước , âm ơ đứng sau.
- Cá nhân, lớp đọc.
- Âm n, m.
	Tiết 2.
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
- Chỉ bảng yêu cầu Hs luyện đọc.
- Sau mỗi em đọc có uốn nắn sửa sai.
- Đọc SGK.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh .
? Tranh vẽ gì.
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
? Tìm tiếng chứa âm vừa học trong câu ứng dụng.
- đọc mẫu.
c. Luyện viết vào vở tập viết.
- Gọi Hs đọc bài viết ở vở.
- Hướng dẫn Hs quan sát chữ mẫu.
- Nêu lại quy trình viết.
- Xuống từng bàn để hướng dẫn thêm.
d. Luyện nói.
? Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì,
? ở quê em người sinh ra mình gọi là gì.
? Còn có cách gọi nào khác?
? Nhà em có mấy anh chị, em là thứ mấy.
? Bố mẹ em làm nghề gì? Hàng ngày bố mệ em thường làm gì để giúp đỡ và chăm sóc các con học tập.
? Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
? Em làm gì để bố mẹ vui lòng.
? Em biết bài hát nào về bố mẹ không.
IV. Củng cố dặn dò.
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng có âm vừa học.
- Nhận xét giờ học.
- 5 - 6 Hs đọc.
- 4 - 6 em đọc.
- Thảo luẩntả lời câu hỏi.
- Bò mẹ và bò con đang ăn cỏ.
- 4 - 5 em đọc.
- Tiếng no, nê có chứa âm n.
- 1 Hs đọc.
- Đọc tư thế ngồi viết.
Bố mẹ, ba má.
- Bầm, u, tía, bủ...
- Hs trả lời.
- Bài cả nhà thương nhau.
- na, nề ,níu, mo , má, mỏng...
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Toán
Bằng nhau- dấu bằng.
I. Mục tiêu.
Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng, biết mỗi ssố luôn bằng chính nó.
Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu bằng để so sánh số lượng.
II. Chuẩn bị.
Các đồ vật có số lượng bằng nhau.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs.
A. Bài cũ.
 - Gọi Hs lên bảng làm bài tập2 SGK.
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bằng nhau.
2. Nhận biết quan hệ bằng nhau.
- Cô có 3 bông hoa và 3 cái lọ. Bạn nào hãy so sánh cho cô xem số hoa và số lọ như thế nào? Tại sao?
a. Giới thiệu 4 = 4
- Chúng ta đã biết 3 = 3. Vậy 4 = 4 có đúng không? Vì sao?
b. Đính tranh như SGK lên bảng để nối và rút ra kết luận.
? Ta viết 4 = 4 như thế nào.
- Viết mẫu 4 = 4( viết số 4 rồi viết tiếp dấu bằng tiếp theo lại viết số 4).
? Vậy 2 có bằng 2 không.
5 = 5?
- Dấu = ta gọi là dấu bằng gồm 2 nét song song ngắn nằm ngang bằng nhau.
- Mỗi số bằng chính nó và ngược lại.
3. Luyện tập.
Bài 1( 22): Nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp quan sát viết bài vào vở bài tập.
Quan sát uốn nắn Hs viết, sửa sai.
Bài 2(22): Nêu yêu cầu.
? Hình đầu tiên có 5 chấm trắng và 5 chấm đen ta nói như thế nào.
- Tương tự Hs làm tiếp các phần còn lại.
- Nhận xét.
Bài 3(23): Nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 4(23). Nêu yêu cầu.
Cách làm tương tự bài 2.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Hai số giống nhau thì như thế nào?
- Về nhà làm bài tập .
 - Nhận xét giờ học.
- Hs làm bài.
- Hs khác nhận xét.
 3 = 3 
- Số hoa và số lọ bằng nhau, vì 1 bông hoa cắm vào 1 cái lọ thì không thừa ra cái lọ nào và cũng không thừa ra bông hoa nào.
- Đúng . Vì cứ 1 thìa cho vào 1 cốc, không thừa ra cái cốc hay cái thìa nào. 4 cái cốc bỏ vào đố là 4 cái thìa.
- Nối 1 ô xanh với 1 ô trắng không có ô nào thừa ra ta nói 4 = 4.
 ...................... 
 .............................
 .............................
 ..........................
- Quan sát Gv viết mẫu.
- Cả lớp viết bảng con: 4 = 4.
 2 = 2
 5 = 5
- Đọc : dấu bằng.
1 = 1, 2 = 2, 3 = 3, 4 = 4
Viết dấu bằng.
- Viết từng dòng theo mẫu.
Viết theo mẫu.
1
=
1
2
=
2
=
5
5
So sánh các nhóm đồ vật với nhau rồi ghi kết quả vào ô trống.
- Số chấm trắng và số chấm đen bằng nhau. 5 = 5.
- 2 Hs lên bảng làm.
- Báo cáo kết quả.
Điền số thích hợp vào ô trống.
=
<
>
5 4 1 2 1 1
=
<
>
3 3 2 1 3 4
<
>
=
2 5 2 2 3 2
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Đổi chéo vở kiểm tra .
- Hs tự làm vào vở.
5
<
4
3
>
4
Viết theo mẫu.
-Hs đổi chéo vở kiểm tra.
Đạo đức
Gọn gàng sạch sẽ ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
Hs thực hiện được nếp sống giữ vệ sinh cá nhân, giữ quần áo gọn gàng sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường.
II. Chuẩn bị.
Vở bài tập đạo đức 1.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
? Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có tác dụng gì.
? Em đã làm gì để có cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Hát bài " Rửa mặt như mèo".
- Gv bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.
? Bạn mèo trong bài hát có sạch không ? Vì sao em biết?
? Rửa mặt không sạch như mèo có tác hại gì.
Hàng ngày các em phải làm vệ sinh cá nhân ăn ở sạch sẽ để mội người khỏi cười chê.
Hoạt động 2: Kể về việc mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Chọn một số em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Nói cho cả lớp biết mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ như thế nào?
- Nhận xét , tuyên dương Hs gọn gàng.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- Cả lớp quan sát tranh- Trả lời câu hỏi.
? ở từng tranh các bạn đang làm gì? Các em cần làm như bạn nào? Tại sao?
Hàng ngày các bạn cần làm như bạn trong tranh1, 4, 3, 5, 7, 8 để có đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Đọc ghi nhớ cuối bài.
-Thực hành ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- 2 Hs trả lời.
- Hs nnhận xét, bổ sung.
- Không sạch vì lấy tay rửa mặt.
- Bẩn xấu , mọi người cười chê lại còn bị đau mắt.
Lần lượt từng em trình bày hằng ngày em đẫ tắm , rửa, gội đầu , chải tóc như thế nào?
- Cả lớp thảo luận.
- Từng cặp Hs trả lời trước lớp.
- Hs khác nhận xét bổ sung.
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 28. 9.2008 
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2007
Học vần:
Bài 14: d -đ
I.Mục tiêu:
Đọc và viết được ; d- đ , dê, đò.
Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
II.Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng học tiếng việt.
III.Lên lớp:
Tiết 1:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A Bài cũ.
- Đọc bảng con: n, m nơ, me, bò bê có cỏ , bò bê no nê.
- Đọc bài sgk.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: d- đ.
? Tranh vẽ gì.
- Gv ghi tiếng dê lên bảng gọi Hs đọc.
? Trong tiếng dê âm nào đã học.
- Hôm nay cô dạy các em chữ ghi âm mới :d.
- Gv gài bảng.
2. Dạy âm và chữ ghi âm.
a. Âm d có đặc điểm gì? 
_ Quan sát nhận xét.
- Hãy tìm cho cô chữ d trong bộ chữ.
- GV đọc mẫu: dờ.
- Gv hướng dẫn phát âm.
- Gọi Hs đọc.
b. Ghép tiếng.
? Có âm d muốn có tiếng dê ta làm như thế nào.
- Gv và Hs gài bảng.
- Hãy nêu cách ghép tiếng dê.
- Đọc mẫu: dờ- ê- dê.
- Đọc: dê.
- Đọc cả sơ đồ.
* Dạy chữ đ:
( Quy trình tương tự chữ d ).
- So sánh chữ d và chữ đ.
* Giải lao giữa giờ.
c. Luyện đọc từ ứng dụng.
- Gài bảng từ ứng dụng.
- Yêu cầu Hs đọc thầm, Gv chỉ.
? Hãy tìm các tiếng chứa âm vừa học.
? Phân tích tiếng da, đi.
- Gv đọc mẫu, giải nghĩa từ.
- Gọi Hs đọc lại cả bài.
? Cô vừa dạy chúng ta âm gì mới.
d. Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Hd Hs cách viết.
- Gv và Hs cùng viết vào không trung.
- Gv nhận xét sửa sai.
- Đọc nối tiếp.
- 2 - 3 em đọc.
- Đàn dê.
- 4 - 5 Hs đọc.
- Âm ê.
- 3, 4 Hs đọc.
- Hs tìm và gài bảng.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Muốn có tiếng dê ta thêm âm ê sau âm d.
- Lấy và gài bảng.
- Gồm có 2 âm: Âm d đứng trước, âm ê đứng sau.
- cá nhân, nhóm đọc.
- Cá nhân, lớp đọc.
- Giống: Đều có d.
- Khác: đ có một dấu gạch ngang.
- cả lớp đọc thầm.
- Lên bảng gạ ... .......................................
.....................................................................................................................................
.Tự nhiên xã hội.
Bảo vệ mắt và tai.
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành th]ờng xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. Chuẩn bị.
- Các hình trong bài 4- SGK.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
? Em Đã làm gì để gọn gàng, sạch sẽ.
? Gọn gàng sạch sẽ có ích lợi gì.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
* Khởi động.
- Giới thiệu bài mới: Bảo vệ mắt và tai.
2. Các hoạt động cơ bản.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Hs nhận ra việc gì nên làm để bảo vệ mắt.
* Cách tiến hành.
- Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát từng tranh ở hình 10 SGK tập đặt và trả lời câu hỏi cho từng tranh.
+ Chỉ vào từng tranh hỏi và trả lời. Một em hỏi và trả lời ngược lại lần l]ợt cho hết số tranh trang 10.
- Bước 2: Cho Hs xung phong trình bày ý kiến của mình.
=> Cần phải bảo vệ đôi mắt của mình.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu:Hs nhận ra được việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn Hs Quan sát từng hình tập đặt câu hỏi để trả lời với nhau.
- Xuống từng bàn để xem các em làm việc.
=> Chúng ta phải bảo vệ tai của mình.
* Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống.
- Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
- Cách tiến hành : Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm 1: Phân vai đóng vai theo tình huống sau.
 Hùng đi học về thấy 2 đưa em của Hùng và Tuấn chơi trò chơi đấu kiếm bằng 2 que nhọn. Nếu là Hùng em sẽ xử trí thế nào?
Nhóm 2: Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi. Hai anh mở ka ra ô kê và hát rất to. Nếu là Lan em sẽ làm gì?
- Nhận xét đánh giá.
IV. Củng cố dặn dò.
- Khen ngợi nhóm đóng tốt.
- Cần biết giữ gìn đôi mắt và đôi tai của mình.
- Nhận xét giờ học.
- Hs trả lời, Hs khác bổ sung.
- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo.
- Cả lớp mở SGK bài 4.
? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì.
? Việc làm đố đúng hay sai.
? Là em, em sẽ làm gì.
- Hs khác bổ sung.
- Làm việc theo cặp.
- Chỉ hình 11 SGK hỏi và trả lời.
? Hai bạn đang làm gì.
? Theo bạn việc làm đó đúng hay sai? Tại sao lại không làm như vậy?
- Đóng vai theo tình huống và xử lý tình huống.
- Nhóm khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 01. 3. 2008
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 10 năm 2008
Tập viết
Tuần 3
I. mục tiêu
- Viết được các từ: Lễ, cọ, bờ, hổ. 
- Viết đúng, đều đẹp các từ.
- Rèn tính cẩn thận cho Hs.
- Hs thêm yêu chữ viết.
II. Chuẩn bị
- Chữ mẫu.
- Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi Hs viết bảng con(bảng lớp)
+ Cả lớp viết: e, b, bé.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài : Trong tiết học tập viết hôm nay, các em sẽ luyện viết đúng và đẹp một số từ ngữ có vần mới học ở tuần trước(ghi bảng Tập viết tuần 3).
b.Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét 
 - Gv treo chữ mẫu.
- Gọi Hs đọc 
- Gv đọc, giải nghĩa từ.
? Tiếng lễ gồm mấy chữ cái.
? Chữ cái nào cao hai dòng li.
? Chữ cái nào cao bốn li.
? Chữ cái nào cao năm dòng li.
? Khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ nh thế nào.
? Khoảng cách giữa các chữ trong từ thế nào.
? Dấu phụ và dấu thanh đặt ở đâu.
hướng dẫn Hs nhận xét các từ còn lại tương tự
c.Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu, nêu qui trình .
- Hs viết bảng con.
- Gv nhận xét, sửa sai.
d. Luyện viết vở tập viết.
- Yêu cầu Hs mở vở, đọc lại nội dung bài viết.
- Hướng dẫn Hs cách viết, cách trình bày.
- Hs viết từng dòng theo mẫu.
- Gv quan sát, uốn nắn.
e. Chấm chữa bài
- Gv thu 5 – 7 bài chấm, nhận xét: về nội dung, cách trình bày, chữ viết.
3. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay các em đợc viết mấy từ.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
2 Hs viết bảng lớp.
- Hs quan sát chữ mẫu
3- 5 Hs.
- Gồm hai chữ cái : L + ê +
- Chữ cái ê, o, ơ, ô.
- Chữ cái: l, h ,b.
- Bằng nửa chữ cái o tương đương bằng một nét hất.
- Bằng một chữ cái o.
- Dấu (^) dặt trên o, dấu (-) trên dấu mũ; dấu (,) trên o, dấu chấm trên i.
2 Hs đọc.
Viết bài vào vở.
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tập viết
Tuần 4
I. mục tiêu
- Viết được các từ: mơ, do, ta, thơ. 
- Viết đúng, đều đẹp các từ.
- Rèn tính cẩn thận cho Hs.
- Hs thêm yêu chữ viết.
II. Chuẩn bị
 - Chữ mẫu.
- Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi Hs viết bảng con(bảng lớp)
+ Cả lớp viết: lễ, cọ, bờ, hổ .
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài : Trong tiết học tập viết hôm nay, các em sẽ luyện viết đúng và đẹp một số từ ngữ có vần mới học ở tuần trước(ghi bảng Tập viết tuần 4).
b.Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét 
 - Gv treo chữ mẫu.
- Gọi Hs đọc 
- Gv đọc, giải nghĩa từ.
? Tiếng mơ, do ta ,thơ gồm mấy chữ cái.
? Chữ cái nào cao hai dòng li.
? Chữ cái nào cao bốn li.
? Chữ cái nào cao năm dòng li.
? Chữ cái nào cao 3 li.
? Khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ nh thế nào.
? Khoảng cách giữa các chữ trong từ thế nào.
? Dấu phụ và dấu thanh đặt ở đâu.
hướng dẫn Hs nhận xét các từ còn lại tương tự
c.Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu, nêu qui trình .
- Hs viết bảng con.
- Gv nhận xét, sửa sai.
d. Luyện viết vở tập viết.
- Yêu cầu Hs mở vở, đọc lại nội dung bài viết.
- Hướng dẫn Hs cách viết, cách trình bày.
- Hs viết từng dòng theo mẫu.
- Gv quan sát, uốn nắn.
e. Chấm chữa bài
- Gv thu 5 - 7 bài chấm, nhận xét: về nội dung, cách trình bày, chữ viết.
3. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay các em đợc viết mấy từ.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
Cả lớp viết bảng con.
2 Hs viết bảng lớp.
- Hs quan sát chữ mẫu
3- 5 Hs.
- Gồm hai chữ cái : mơ, do, ta.
- Tiếng thơ gồm 3 chữ cái.
- Chữ cái a, o, ơ, 
- Chữ d.
- Chữ h.
- Chữ t.
- Bằng nửa chữ cái o tương đương bằng một nét hất.
- Bằng một chữ cái o.
- Dấu (-) trên dấu mũ; dấu (,) trên o.
2 Hs đọc.
Viết bài vào vở.
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thủ công
Xé dán hình vuông, hình tròn.
I.Mục tiêu:
- Hs làm quen với kĩ thuật xé dán giấy để tạo hình.
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn, biết cách dán cho cân đối.
II. Chuẩn bị.
Bài mẫu về xé dán.
Hai tờ giấy màu khác nhau.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét.
- Cho Hs quan sát bài mẫu.
- Giảng giải.
? Hãy quan sát và phát hiện xem xung quanh có những vật nào có dạng hình vuông, hình tròn?
Hãy ghi nhớ và xé dán cho đúng.
2. Hướng dẫn mẫu.
a. Vẽ và xé hình vuông.
- Lấy tờ giấy thủ công màu sẫm lật mặt sau, đánh dấu, đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh là 8 ô.
- Lam thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật. Sau khi xé xong cho Hs quan sát.
b. Vẽ và xé hình tròn.
- Đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô. Xé hình vuông khỏi tờ giấy màu rồi lần lượt xé 4 góc sau đó chỉnh dần để tạo hình tròn.
c. Hướng dẫn dán.
- Xếp hình cân đối trước khi dán.
- Dán hình bằng lớp hồ mỏng , đều.
3. Luyện tập thực hành.
- Cả lớp kẻ, vẽ, xé dán hình vuông, hình tròn.
IV. Củng cố, dặn dò.
Đánh giá sản phẩm.
Chấm bài tại lớp.
Chuẩn bị bài sau.
Giấy màu, hồ dán, vở.
Ông trăng tròn, viên gạch lát nền hình vuông.
- Thực hành trên giấy kẻ ô li theo thao tác của Gv.
- Xé hình vuông từ hình tròn có cạnh là 8 ô.
Kiên trì để vẽ được hình vuông, hình tròn.
Thực hành dán vào vở.
Rút kinh nghiệm........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nhận xét tuần 4
I. Mục tiêu:
 - HS nhận thấy ưu , khuyết điểm trong tuần qua.
 - Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II. Nhận xét chung:
1. Lớp trưởng nhận xét:
2. GV nhận xét:
a. Ưu điểm:
 - Nhìn chung các em đi học đều và đúng giờ.
 - Xếp hàng ra vào lớp tương đối thẳng.
 - Biết, giữ trật tự khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 - Ngoan, lễ phép với thầy cô giáo.
 - Đoàn kết, hòa nhã với bạn bè. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
 - Có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp.
 - Nhiều em hăng hái phát biểu xây dựng bài: Tố Uyên, Thu Huyền, Thúy huyền, Ngọc, Yến.
 - Đã có ý thức tự giác làm bài tâp. về nhà.
 - Có tiến bộ về chữ viết.
b. Tồn tại:
 - Một số em còn đùa nghịch trong khi xếp hàngNgọc Hải, Thịnh.
 - Một số em còn quên đồ dùng: Phương Anh, Phương, Hoàng.
 - Nói chuyện trong giờ: Tiến, Hiếu, Hải.
 - Một số em còn chưa biết giữ vệ sinh cá nhân, bôi bẩn ra quần áo, sách vở, mặt mũi.
III. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy ưu điểm. 
 - Khắc phục tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(240).doc