Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 5 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 5 năm 2007

Học vần:

Bài 19: U- Ư

I.MỤC TIÊU:

- Đọc và viết được u- ư, nụ, thư.

- Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng, cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ; thứ tư bé hà thi vẽ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.

II.CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán

III.LÊN LỚP:

Tiết 1:

 

doc 30 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 5 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11Tuần 5:	Thứ hai ngày tháng 10 năm 2007
Học vần:
Bài 19: u- ư
I.Mục tiêu:
Đọc và viết được u- ư, nụ, thư.
Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng, cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ; thứ tư bé hà thi vẽ.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.
II.Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán
III.Lên lớp:
Tiết 1:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ.
- Đọc trên bảng: cò bố, cò mẹ, thả cá, da thỏ, bó mạ, tổ cò.
Cá nhân 4-5 em đọc
- Đọc bài sgk
3-4 em
- Viết bảng con: tổ cò, lá mạ.
Cả lớp .
B. Bài mới: Bài 17
1. Giới thiệu bài: u- ư.
 - Giới thiệu tranh
2. Dạy âm và chữ ghi âm
* Chữ u.
- Trên tay cô cầm cái gì?
Cái nụ hoa
- Lấy và cài bảng cho cô âm u.
Cả lớp thực hành.
- Chữ u giống chữ nào đã học?
Giống chữ n viết ngược.
- Gv đọc mẫu- hd hs đọc: u.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Gv uốn nắn sửa sai cho hs.
a. Ghép tiếng và luyện đọc
- Có âm u muốn có tiếng nụ ta làm ntn?
Ghép n vào trước u và dấu nặng dưới u.
- Cả lớp ghép cho cô tiếng nụ.
Hs thực hành ghép.
- Gv đánh vần: nò- u- nu- nặng- nụ.
Cn, nhóm, lớp đọc.
- Đọc trơn: nụ
Cn, nhóm, lớp đọc.
- Đọc cả sơ đồ: n- nụ- nụ.
3-4 hs đọc.
b. Dạy chữ ghi âm ư
- Quy trình tương tự u.
- So sánh u và ư?
- Giống nhau:Đều có u.
- Khác nhau:ư có thêm râu.
- Gv chỉ bảng gọi hs đọc.
Hs đọc cá nhân.
c. Đọc từ ứng dụng
- Gv cài lên bảng các từ ứng dụng
 Hs nhẩm đọc
- Gọi hs đọc bài.
4-5 em đọc
- Hãy tìm tiếng chứa âm vừa học?
Thu, đu, thứ tự, củ
- Gv đọc mẫu giải nghĩa một số từ.
- Chỉ bảng gọi hs đọc cn, nhóm.
8-10 em đọc.
d. Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu- nêu quy trình
 Hs quan sát
- Hd hs viết bảng con từng chữ u, ư, nụ, thư.
Thực hành viết bảng con.
- Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
- Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi hs đọc.
6-8 em đọc cn.
- Hs đọc bài sgk.
3-4 em đọc.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
- Hd hs đọc bài sgk
Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
Các bạn đang vẽ
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
4-5 em đọc.
- Tiếng nào trong câu chứa âm vừa học?
Tiếng : thứ tư.
- Đọc mẫu:
Hs đọc cn nhóm, lớp.
c. Luyện viết bài vào vở tập viết.
- Yêu cầu hs mở vở qs mẫu.
1-2 em đọc nội dung bài viết.
- Nêu lại quy trình viết.
- Hướng dẫn viết từng bài theo mẫu.
 Cả lớp viết bài.
- Xuống từng bàn uốn nắn sửa sai cho các em.
d. Luyện nói theo chủ đề.
Thủ đô
- Yêu cầu hs qs tranh trả lời câu hỏi
Thảo luận cặp đôi
- Trong tranh cô giáo đưa hs đi thăm cảnh gì?
 Chùa Một Cột.
- Chùa Một Cột nằm ở đâu?
- Mỗi nước có mấy thủ đô?
- Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
IV. Củng cố dặn dò:
- Gọi 3 em đọc bài sgk. 
Hs đọc cá nhân.
* Trò chơi: Thi tìm tiếng từ ngoài bài có âm vừa học
 tu hú, bé bú mẹ, củ từ, cú, đố chữ, thử tài.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, viết mục luyện viết.
- Nhận xét giờ học.
Toán;
Bài 17: Số 7.
I. Mục tiêu
- Có khái niệm ban đầu về số 7.
- Biết đọc, viết số 7, so sánh các số trong phạm vi 7.
- Nhận biết được cấc nhóm có 7 đồ vật.
- Biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
II. Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật mẫu đều có số lượng là 7.
III. Lên lớp.
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
A. Bài cũ.
- Yêu cầu cả lớp viết các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn.
Hs viết bảng con.
- Chấm điểm một số bài làm của hs
- Nhận xét.
B. Bài mới: Số 7
1. Giới thiệu bài . Ghi bảng
a. Lập số 7.
- Gv treo tranh và hỏi:
- Lúc đầu có mấy bạn đang chơi cầu trượt?
Thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Có 6 bạn.
- Sau có thêm mấy bạn nữa đến chơi?
- Có 1 bạn.
- Có 6 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
- Là 7 bạn.
- 4-5 hs nhắc lại.
- Cũng làm như vậy với 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn? 6 con tính thêm 1 con tính?
* 7 hs, 7 chấm tròn, 7 con tính tất cả đều có số lượng llà 7.
b. Giới thiệu chữ số 7 in và chũ số 7 viết.
- Để biểu diễn số lượng là 7 như trên người ta dùng chữ số 7.
- Chữ số 7 được viết bằng 2 nét, một nét ngang và 1 nét xiên.
- Hd cả lớp viết bảng con
Thực hành viết bảng con .
- Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
- Chỉ số 7, hs đọc bảng.
 Cá nhân, nhóm .
c. Thứ tự của số 7.
- Yêu cầu hs lấy 7 que tính và đếm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- Gọi hs đếm từ 1 đến 7
2 đến 3 em đọc.
- Đọc ngược lại từ 7 đến 1.
- Số 7 đứng liền sau số nào?
 Số 6.
- Liền trước số 7 là số nào?
Số 6.
- Những số nào đứng trước số 7?
Số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
3. Luyện tập.
Bài 1: 
Hs nêu yêu cầu bài tập
Viết số7.
-Viết theo mẫu trên dòng kẻ.
Cả lớp viết 2 chữ số 7 theo mẫu.
Bài 2:
 Hs nêu yêu cầu bài tập.
Viết số thích hợp vào ô trống.
- Có mấy chiếc bàn là màu trắng?
 Có 6 chiếc.
- Có mấy chiếc bàn là màu xanh?
 Có một chiếc
- Có tất cả bao nhiêu chiếc bàn là?
 Có 7 chiếc.
- Vậy 7 gồm cả 6 và mấy?
 7 gồm 6 và 1, 7 gồm 1 và 6.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài: Gọi hs dọc kết quả.
 Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét ghi điểm.
Bài 3:
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn các em đếm số ô vuông ở trên rồi viết vào ô dưới.
- Gv nx ghi điểm.
Viết theo mẫu.
2 em lên bảng điền.
Hs khác nx.
Bài 4:
 Hs nêu yêu cầu bài tập.
Điền dấu vào ô trống.
Cả lớp làm bài.
- Muốn điền được dấu đúng ta phải làm gì?
So sánh 2 số với nhau.
- Gọi 3 em lên bảng làm bài.
Mỗi em làm 1 cột.
- Chũa bài: Gọi hs nx bài.
3 hs nx.
- gv nx, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Thi tìm số 7 ở giữa các số khác.
 2 hs lên thi tìm.
- Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
Hs xếp trên bộ đồ dùng.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
Đạo đức:
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
I.Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu được sách vở, đồ dùng học tập phải được giữ gìn để chúng bền, đẹp giup các em học tập thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn.
- Để giữ gìn đồ dùng học tập, sách vở cần sắp xếp ngăn nắp, không làm điều gì hư hại cho chúng.
II. Chuẩn bị:
- Bút màu, sgk.
III. Lên lớp.
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì?
2-3 hs trả lời.
- Hãy nhớ và ghi lại phần bài học
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
2 hs nêu lại đầu bài.
2. Các hoạt động cơ bản.
 Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
Mở vở bài tập đạo đức
* Mục tiêu: Xác định được đâu là những đồ dùng học tập ở giữa các đồ dùng học tập khác.
- Cách thực hiện: Dùng bút màu tô cấc đồ dùng học tập có trong tranh và gọi tên chúng.
Làm việc độc lập- trao đổi kết quả cho nhau.
Vài em trình bày trước lớp.
* Đồ dùng học tập có trong tranh là sgk, vở bài tập, bút máy, bút chì , thước kẻ, tẩy cặp sách.
- Có chúng các em mới học tập tốt được. Vì vậy cần phải giữ gìn để chúng sạch đẹp , bền lâu.
 Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
Chia nhóm 4
* Mục tiêu: Tìm được ra lợ ích của việc giữ gìn đồ dùng sạch đẹp.
 Thảo luận nêu câu hỏi và lần lượt trả lời câu hỏi.
- Các em cần làm gì để giữ gìn dồ dùng học tập, sách vở?
- Để giữ gìn đồ dùng học tập được bền đẹp các em cần làm gì?
- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo.
Các nhóm trình bày
 Nhóm khác bổ sung.
+ Kết luận sgv.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
* Mục tiêu: Mỗi em tự giới thiệu với bạn mình 1 đồ dùng ht của bản thân được giữ gìn tốt nhất.
Từng cặp tự giới thiệu với nhau.
- Tên đồ dùng là gì?
- Sử dụng nó làm việc gì?
- Em đã làm như thế nào để nó được tốt như vậy?
Vài hs lên trình bày.
- Khen ngợi một số em trong lớp đã biết sử dụng và bảo quản đồ dùng ht cho bền đẹp. Nhắc nhở những em giữ gìn chưa tốt.
IV. Củng cố dặn dò.
Thực hành giữ gìn sách vở cho bền đẹp.
Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày tháng 10 năm 2007
Học vần:
Bài 20: x- ch
I.Mục tiêu:
Đọc và viết đưỡc,ch, xe, chó.
Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứngs dụng trong bài: xe ô tô chở cá về thị xã.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
II.Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học tiếng Việt.
III.Lên lớp:
Tiết 1:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ.
- Đọc trên bảng: u, ư, nụ, thư, thứ tự, cá thu, đu đủ, cử tạ củ từ.
Cá nhân 4-5 em đọc
- Đọc bài sgk
3-4 em
Viết bảng con: thứ tự, củ từ.
Gv nx ghi điểm.
Cả lớp .
B. Bài mới: Bài 18
1. Giới thiệu bài: x - ch.
 - Giới thiệu tranh
2. Dạy âm và chữ ghi âm
* Chữ x.
- Tranh vẽ gì?
Xe ô tô
- Lấy và cài bảng cho cô âm x
Cả lớp thực hành.
- Chữ x giống chữ c ở điểm nào?
Giống chữ c là cùng có nét cong phải.
- Gv đọc mẫu- hd hs đọc: x.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Gv uốn nắn sửa sai cho hs.
a. Ghép tiếng và luyện đọc
- Có âm x muốn có tiếng xe ta làm ntn?
Ghép e vào sau x. 
- Cả lớp ghép cho cô tiếng xe.
Hs thực hành ghép.
- Gv đánh vần: xờ - e- xe..
Cn, nhóm, lớp đọc.
- Đọc trơn: xe.
Cn, nhóm, lớp đọc.
- Đọc cả sơ đồ:x- xe- xe.
3-4 hs đọc.
b. Dạy chữ ghi âm ch
- Quy trình tương tự x.
- So sánh x và ch?
- Giống nhau:Đều có nét cong phải.
- Khác nhau:ch có thêm h.
- Gv chỉ bảng gọi hs đọc.
Hs đọc cá nhân.
c. Đọc từ ứng dụng
- Gv cài lên bảng các từ ứng dụng
 Hs nhẩm đọc
- Gọi hs đọc bài.
4-5 em đọc
- Hãy tìm tiếng chứa âm vừa học?
xẻ, xa xa, chì, chả.
- Gv đọc mẫu giải nghĩa một số từ.
- Chỉ bảng gọi hs đọc cn, nhóm.
8-10 em đọc.
d. Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu- nêu quy trình
 Hs quan sát
- Hd hs viết bảng con từng chữ x, ch, xe, chó.
Thực hành viết bảng con.
- Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
- Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi hs đọc.
6-8 em đọc cn.
- Hs đọc bài sgk.
3-4 em đọc.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
- Hd hs đọc bài sgk
Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
 Ô tô tải chở cá.
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
4-5 em đọc.
- Tiếng nào trong câu chứa âm vừa học?
Tiếng : ô tô.
- Đọc mẫu:
Hs đọc cn nhóm, lớp.
c. Luyện viết bài vào vở tập viết.
- Yêu cầu hs mở vở qs mẫu.
1-2 em đọc nội dung bài viết.
- Nêu lại quy trình viết.
- Hướng dẫn viết từng bài theo mẫu.
 Cả lớp viết bài.
- Xuống từng bàn uốn nắn sửa sai cho các em.
d. Luyện nói theo chủ đề.
Xe, bò, xe lu, xe ô tô.
- Yêu cầu hs qs tranh trả lời câu hỏi
Thảo luận cặp đôi
- Trong tranh vẽ gì?
xe bò ,xe lu, xe ô tô.
- Hãy chỉ từng loại xe?
- Tại sao lại gọi là xe bò?
- Xe lu dùng để làm gì? ô t ...  Giữ vệ sinh thân thể.
- Hàng ngày em thường làm gì để giữ sạch cơ thể?
 2. Các hoạt động cơ bản.
a. Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân.
- Mục tiêu: Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Cách thực hiện: Nói cho nhau nghe hàng ngày chúng ta đã làm gì để giữ sạch cơ thể?
+ Gọi một số em đại diện nêu những việc mình đã làm để giữ sạch thân thể.
=> Hằng ngày chúng ta phải luôn tắm gội để giữ cơ thể luôn sạch sẽ.
b. Hoạt động 2: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: Hs nhận được việc nào nên làm và việc nào không nên làm đẻ giữ cho da luôn sạch sẽ.
* Bước 1: Yêu cầu hs qs tranh ở trang 12-13.
- Bạn nhỏ trong tranh làm gì?
- Theo em bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao?
- Yêu cầu nhiều em nói càng tốt.
* Bước 2: Nhận xét.
c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Học sinh biết trình tự làm các việc.
- Khi đi tắm chúng ta cần làm những việc gì?
- Để bảo vệ thân thể chúng ta cần làm gì?
d. Hoạt động 4: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách rửa chân tay sạch sẽ, cắt móng tay móng chân.
- Rửa chân tay đúng cách và sạch sẽ.
IV. Củng cố dặn dò.
- Vì sao chúng ta cần giữ vệ sinh thân thể?
- Thực hành giữ vệ sinh.
- Trao đổi với người ngồi cạnh và nói cho nhau nghe câu hỏi trên.
- Làm việc theo cặp. Một em hỏi một em trả lời và ngược lại.
- Các em khác bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
- Tắm, gội đầu, mặc áo, tập bơi.
- Bạn gội đầu đúng vì giữ đầu sạch sẽ cho dễ chịu không bị nấm tóc lại không bị đau đầu.
- Bạn tắm dưới ao với trâu là sai vì trâu bẩn, nước ao bẩn sẽ bị ngứa mọc mụn.
- Tắm, rửa tay, rửa chân, bấm móng tay vào lúc cần làm việc đó.
- 2 hs trả lời, hs khác bổ sung.
- Không đi chân đất, thường xuyên tắm rửa.
- Lên bảng cắt móng tay và rửa tay bằng chậu nước có xà phòng.
Thứ sáu ngày tháng 10 năm 2007
Học vần
Bài 21: Ôn tập.
I Mục tiêu:
- Đọc và phát âm thành thạo các âm chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh.
- Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Thỏ và sư tử.
II. Chuẩn bị:
Bảng ôn tập sgk.
- Tranh minh hoạ.
III. Lên lớp:
Tiết 1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Đọc k, kh, kẻ, khế.
- Viết bảng con: kẻ, khế.
- Đọc bài sgk.
- Nhận xét- ghi điểm.
- Đọc nối tiếp.
- Cả lớp viết bài.
- 3 - 4 em đọc.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài:
- Yêu cầu hs qs tranh trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Tiếng khỉ do mấy âm ghép lại?
- Ngoài âm kh trong tiếng khỉ tuần qua các em đã được học âm gì?
- Ghi các âm vào hàng ngang và vào cột dọc.
- Gv chỉ bảng gọi hs đọc.
- Luyện đọc cá nhân các âm ở cột dọc.
2. Ghép tiếng và luyện đọc.
a. Cứ một âm ở cột dọc các em ghép lần lượt với các âm ở hàng ngang để được tiéng mới.
- Chỉ bảng gọi hs luyện đọc các tiếng vừa ghép được.
b. Ghép tiếng với các dáu thanh đã học.
- Mỗi em sẽ ghép một tiếng theo thứ tự. Các dấu thanh trên đầu sau đó đọc tiếng vừa ghép được.
- Luyện đọc bài trên bảng.
c. Luyện đọc từ và câu ứng dụng.
- Ghi bảng các từ ứng dụng chỉ bảng gọi hs đọc cn.
- Tìm tiếng chứa âm vừa học.
- Gv đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ.
- Chỉ bảng yêu cầu hs đọc cn.
d. Luyên viết bảng con.
- Xe chỉ, củ sả.
 - Gv viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Hướng dẫn các em viết tưng từ theo mẫu.
- Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc.
- Yêu cầu hs đọc bài do Gv chỉ.
- Gọi hs đọc bài sgk.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
- Treo tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Đọc cho cô câu ứng dụng dưới tranh.
- Tiếng nào chứa âm vừa ôn?
- Gv đọc mẫu, hs đọc cá nhân.
c. Luyện viết bài vào vở tập viết:
- Cả lớp mở vở, đặt vở cầm bút đúng.
- Nêu lại quy trình viết.
- Hướng dẫn hs viết từng dòng theo mẫu.
- Xuống từng bàn để hd thêm cho các em.
d. Kể chuyện: Thỏ và sư tử.
- Nội dung câu chuyện SGV.
- Kể diễn biến câu chuyện diễn cảm kèm theo tranh minh hoạ.
- Yeu cầu các nhóm cử đại diện kể.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gọi đai diện 2 nhóm kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
IV. Củng cố dặn dò.
Vài em đọc bài SGK.
Làm bài tập và học kỹ bài ở nhà.
Nhận xét.
- Vẽ con khỉ..
- Do 2 âm kh và i, dấu hỏi.
- U, i,x, ch, k..
- Hs đọc cá nhân.,nhóm.
- Lần lượt mỗi em ghép một tiếng theo thứ tự từ trái sang phải.
- Dấu \ , / ,? , ., .
- Cá nhân 8 -10 em đọc.
- Hs nhẩm đọc( 5- 6 em ).
- x, ch, s, k, kh, r.
- Từ 8 -10 em đọc.
- Quan sát và viết vào không trung.
- Cả lớp viết bảng con.
- 6 - 8 em đọ theo và không theo thứ tự.
- 2- 3 em đọc.
- Quan sát tranh thảo luận.
- Xe ô tô chở sư tử.
- Cả lớp nhẩm, 2- 3 em đọc cả câu.
- xe, chỉ, khỉ, sư, sở.
- 10 - 12 em đọc- lớp đọc.
- Quan sát chữ mẫu.
- 2 em đọc lại nội dung bài viết.
- Cả lớp viết bài.
- Lớp nghe và thảo luận theo tranh.
- Cử đại diện lên kể từng tranh, mõi nhóm kể 1 tranh.
- Sư tử kiêu căng luôn bắt nạt các vật khác, cuối cùng đã bị trừng trị.
Thủ công:
Xé dán hình vuông, hình tròn.
I Mục tiêu:
- Hs làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy để tạo hình.
- Xé được hình vuông hình tròn theo hd và biết cách dán cho cân đối.
II. Chuẩn bị:
Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn.
Hai tờ giấy màu khác nhau.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs để học bộ môn này.
- Giấy màu, hồ dán, giấy làm nền vở thủ công.
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn hs quan sát nhận xét.
- Cho hs quan sát bài mẫu.
- Giảng giải.
- Các em hãy quan sát và phát hiện xem xung quanh có những vật nào có mặt dạng hình tròn, hình vuông?
- Hãy ghi nhớ và xé dán cho đúng.
2. Hướng dẫn mẫu.
a, Vẽ và xé hình vuông.
- Lấy tờ giấy thủ công màu sẫm lật mặt sau đánh dấu, đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh là 8 ô.
- Làm thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật. Sau khi xé xong lật mặt sau cho hs quan sát.
b. Vẽ và xé hình tròn.
- Đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh là 8 ô. Xé hình vuông khỏ tờ giấy màu ròi lần lượt xé 4 góc sau đó chỉnh dần để tạo hình tròn.
c. Hướng dẫn dán.
- Sau khi đã xé được hình vuông và hình tròn, hd các em dán hình.
- Xếp hình cân đói trước khi dán.
- Dán hình bằng lớp hồ mỏng đều.
3. Thực hành luyện tập.
- Cả lớp kẻ vẽ, dán hình vuông, hình tròn.
IV. Củng cố dăn dò.
- Đánh giá sản phẩm.
- Chấm một số bài tại lớp.
- Chuẩn bị bài sau.
- Ông trăng tròn, mặt trời hình tròn, viên gạch lát nền hình vuông.
- Thực hành trên giấy kẻ ô li theo thao tác của Gv.
- Thực hành xé.
- Kiên trì để xé được hình vuông, hình tròn.
- Thực hành dán vào vở. 
.
Tuần 6:
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2007
Học vần
Bài 22: p - ph - nh.
I.Mục tiêu:
Đọc và viết được : p, ph, nh.
Đọc được các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng trong bài : phỏ bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ; nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố , thị xã.
II.Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học tiếng Việt.
III.Lên lớp:
Tiết 1:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ.
- Đọc trên bảng: xe chỉ , củ sả, kẻ ô, ghế gỗ.
Cá nhân 4-5 em đọc
- Đọc bài sgk
3-4 em
- Viết bảng con: củ sả , rổ khế.
- Gv nx ghi điểm.
Cả lớp .
B. Bài mới: Bài 22.
1. Giới thiệu bài: p , ph, nh..
 - Giới thiệu tranh
2. Dạy âm và chữ ghi âm
* Chữ p - ph:
- Tranh vẽ gì?
- Trong tiếng phố âm gì đã học?
- Âm đứng trước âm ô là âm gì ngày hôm nay chúng ta sẽ học: âm ph.
- Âm ph được ghi bằng mấy con chữ? Chữ nào các em đã học?
- Chỉ chữ p giới thiệu âm mới.
- Chữ p gồm có nét xiên phải , nét sổ thẳng và nét móc hai đầu.
- Gv chỉ chữ p gọi vài em đọc.
Vẽ phố xá.
Âm ô.
3- 4 hs đọc
- Ghi bằng 2 con chữ: p và h.
- Chữ h 
- Lấy và cài bảng cho cô chữ p.
Cả lớp thực hành.
- Quan sát nhận xét
- Gv đọc mẫu- hd hs đọc: p.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Gv uốn nắn sửa sai cho hs.
- Thêm h vào sau p ta có ph.
- Hãy cài cho cô chữ ph.
- Quan sát nhận xét.
- Đọc mẫu: ph.
a. Ghép tiếng và luyên đọc
- Thêm ô vào sau ph và dấu sắc ta được tiêng gì?
- Hãy phân tích tiếng phố.
- Đánh vần ra sao? phờ - ô - phô- sắc- phố.
- Đọc: phố.
- Hs thực hành.
- Hs đọc nối tiếp.
- Tiếng phố.
- ph trước ô sau dấu sắc trên đầu ô.
- Cá nhân , nhóm, lớp đọc.
- Cá nhân , nhóm, lớp.
b. Dạy chữ ghi âm kh.
- Quy trình tương tự ph.
- So sánh ph và nh?
- Giống nhau:Đều có h.
- Khác nhau: ph có p còn nh có n ở trước.
- Gv chỉ bảng gọi hs đọc.
Hs đọc cá nhân.
c. Đọc từ ứng dụng
- Gv cài lên bảng các từ ứng dụng
 Hs nhẩm đọc
- Gọi hs đọc bài.
4-5 em đọc
- Hãy tìm tiếng chứa âm vừa học?
- Tiếng: phở, phá, nho, nhổ.
- Gv đọc mẫu giải nghĩa một số từ.
- Chỉ bảng gọi hs đọc cn, nhóm.
8-10 em đọc.
d. Luyện viết bảng con.
- Gv viết mẫu- nêu quy trình
 Hs quan sát
- Hd hs viết bảng con từng chữ p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
Thực hành viết bảng con.
- Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
- Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi hs đọc.
6-8 em đọc cn.
- Hs đọc bài sgk.
3-4 em đọc.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
-Hd hs đọc quan sát tranh sgk.
Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
 -Vẽ nhà dì Na ở phố, và có chó xù.
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
4-5 em đọc.
- Tiếng nào trong câu chứa âm vừa học? Đánh vần và phân tích lại.
Tiếng : nhà , phố.
- Đọc mẫu:
Hs đọc cn nhóm, lớp.
c. Luyện viết bài vào vở tập viết.
- Yêu cầu hs mở vở qs mẫu.
1-2 em đọc nội dung bài viết.
- Nêu lại quy trình viết.
- Hướng dẫn viết từng bài theo mẫu.
 Cả lớp viết bài.
- Xuống từng bàn uốn nắn sửa sai cho các em.
d. Luyện nói theo chủ đề.
Chợ, phố, thị xã.
- Yêu cầu hs qs tranh trả lời câu hỏi
Thảo luận cặp đôi
- Trong tranh vẽ gì?
Vẽ chợ, đường phố, thị xã.
- Nhà em có gần chợ không? Ai đi chợ?
Hs tự liên hệ nói theo tranh.
- Chợ dùng để làm gì?
- Mua bán, trao đổi hàng hoá.
- Thị xã ta có tên gọi là gì?
- Thị xã so với thị trấn thì thế nào?
- Thị xã Móng Cái
- Thị xã lớn hơn thị trấn.
IV. Củng cố dặn dò:
- Gọi 3 em đọc bài sgk. 
Hs đọc cá nhân.
* Trò chơi: Thi tìm tiếng từ ngoài bài có âm vừa học
- Phì phò, thổ phỉ, phố nhỏ, nhớ nhà , líy nhí, nhà kho.....
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, viết mục luyện viết.
- Nhận xét giờ học.
Toán.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(234).doc