Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 29

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 29

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 KNS*: - Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).

 - Giao tiếp ứng xử phù hợp.

 - Kiểm soát cảm xúc.

 - Ra quyết định.

 

doc 34 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 KNS*: - Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
	 - Giao tiếp ứng xử phù hợp.
	 - Kiểm soát cảm xúc.
	 - Ra quyết định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Từ hôm nay các em học một chủ điểm mới – chủ điểm Nam và Nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng nam nữ và vẽ đẹp riêng về tình cách của mỗi giới. Qua bài tập đọc: “Một vụ đắm tàu” các em sẽ hiểu rõ hơn tình bạn của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
2.H dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu: KNS*: - Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
+ Hai HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV đưa tranh minh họa và giới thiệu về chủ
điểm Nam và Nữ.
- HS đọc đoạn nối tiếp (lượt 1)
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc.
- GV yêu cầu từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn (lượt 2).
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (Li-vơ-pun, bao lơn). 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài:
KNS*: - Giao tiếp ứng xử phù hợp.
	 - Kiểm soát cảm xúc.
	 - Ra quyết định.
- Nêu và hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. 
-GV nêu: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? 
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?
+ Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? 
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
- GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ. Là HS, ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện để là nam - phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ - phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài (Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống đến hết) theo cách phân vai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đã chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Con gái ”.
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- HS luyện phát âm từ khó.
- HS luyện đọc nối tiếp và tìm từ khó.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi sgk.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc.
+ Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- HS lắng nghe
+Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
+ Một ý nghĩ vụt đến – Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần.
- HS lắng nghe.
- Một tốp 5 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
 Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5 và bài 3 * dành cho HS khá, giỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- GV chốt, cho điểm
2. Dạy bài mới:
Bài 1: GV chốt về đặc điểm của phân số trên băng giấy.
- GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
- GV chốt.
 Phân số chiếm trong một đơn vị.
* Bài 3: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt.
Bài 5: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà làm bài 3, 4 /61
- Chuẩn bị ôn tập phân số.
- Nhận xét tiết học
- HS lần lượt sửa bài 3, 4.
- HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện bài 1.
 - Sửa, nêu miệng D. 
- Miệng: 
B. Đỏ (Vì số viên bi là 20 x = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ).
- Nhóm 4:
Phân số bằng phân số ; ; 
Phân số bằng phân số 
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số
- Làm vở: 
a) ; ; 
 Kể chuyện
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
 - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 KNS*: - Tự nhận thức
 - Giao tiếp ứng xử phù hợp.
	 - Tư duy sáng tạo.
	 - Lắng nghe, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện; các từ ngữ khó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu.
2. GV kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi (2 -3 lần):
KNS*: - Tự nhận thức
- GV kể lần 1. GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng Vân); giải nghĩa một số từ ngữ khó: hớt hải (từ gợi tả dáng vẻ hoảng sợ lộ rõ ở nét mặt, cử chỉ), xốc vác (có khả năng làm được nhiều việc, kể cả việc nặng nhọc), củ mỉ cù mì (lành, ít nói và hơi chậm chạp),
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trong SGK.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
KNS*: - Giao tiếp ứng xử phù hợp.
- GV cho một HS đọc 3 yêu cầu của tiết KC. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
a) Yêu cầu 1:
- GV cho một HS đọc lại yêu cầu 1.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa truyện, kể lại với bạn bên cạnh nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV cho HS xung phong kể lại lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn tắt, kể tỉ mỉ).
- GV bổ sung, góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt.
b) Yêu cầu 2, 3:
- GV cho một HS đọc lại yêu cầu 2, 3.
- GV hướng dẫn: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng Vân. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai nhân vật Quốc, Lâm, Vân – xưng “tôi”, kể lại câu chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của 1 trong 3 nhân vật đó.
- GV mời 1 HS làm mẫu: nói tên nhân vật em chọn nhập vai; kể 2, 3 câu mở đầu.
- GV yêu cầu từng HS “nhập vai” nhân vật, KC cùng bạn bên cạnh; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra.
- GV cho HS thi KC. Mỗi HS nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn trao đổi, đối thoại.
- GV nhận xét, tính điểm, cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người trả lời câu hỏi đúng nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước nội dung của tiết KC đã nghe, đã đọc ở tuần 30 để tìm được câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- HS tiếp nối nhau KC trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh họa trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa.
- Một số HS kể lại lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS thực hiện yêu cầu.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa.
- HS thi KC trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện nhập vai hay nhất và bạn trả lời câu hỏi đúng nhất trong tiết học.
Buổi chiều 
TH Tiếng Việt:
TIẾT 1- TUẦN 28
I. MỤC TIÊU: 	
 - Xác định và tìm đúng 2 câu ghép có quan hệ giả thiết - kết quả.
 - Đọc trôi chảy và rành mạch bài: Đánh tam cúc.
 - Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.	
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu một số từ, cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ giả thiết - kết quả.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm 2 câu ghép.
- Gọi học sinh trả lời, em khác nhận xét.
- GV kết luận, nêu đáp án. 
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài đánh tam cúc.
- Yêu cầu chia đoạn, tìm nội dung từng đoạn.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ câu hỏi để chọn câu trả lời đúng.
- Gọi học sinh nêu đáp án.
- GV nêu đáp án
Câu a (ý 1) Câu b (Ý2) Câu c (Ý 3) 
Câu d(Ý 2) Câu e (Ý2) Câu g (Ý3) 
Câu h (Ý 1) Câu I (Ý 2)
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét 
- 1HS đọc bài
- 2 em một bàn th ... TIÊU:
- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
- HS làm các bài tập 1a, 2, 3. Các BT còn lại HS khá giỏi làm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng từ lớn đến bé ?
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau
- GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Ôn tập về đo độ dài và khối lượng 
2.2. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cho HS thực hiện tương tự như bài 1 
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS giải thích cách làm và làm vào vở 
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cho HS nhận xét bài 3 và bài 4 có điểm gì khác và cách làm bài 4 như thế nào?
- Cho HS làm bài 
3. Củng cố:
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng 
- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập vào vở 
- Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích .
- HS nêu 
a/4km382m =4,382 km ; 2km 79m =2,079 km 700m =0,700 km =0,7km
b/7m4dn = 7,4m 5m9cm=5,09 m 5m75mm= 5,075m
- HS nhận xét 
- HS làm 
a/2kg350g = 2,350kg;
1 kg 65g =1,065kg
b/8 tấn 760kg = 8,760tấn ; 
2tấn 77kg = 2,077tấn 
- HS nhận xét 
- HS đọc yều cầu và làm bài tập. 
a/ 0,5 m =0,50m =50cm
b/0,075km = 75m
c/ 0,064kg = 64g 
d/ 0,08tấn = 0,080tấn = 80 kg 
- HS nhận xét 
- HS đọc 
- HS nêu nhận xét 
a/ 3576m =3,576 km b/ 53cm = 0,53 m
c/ 5360kg =5,360tấn d/ 657g = 0,657 kg
- HS nhận xét 
Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. MỤC TIÊU:
 - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 + Châu Đại Dương nằm ở nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây Nam Thái Bình Dương.
 + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
 + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
 + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
 - Sử dụng quả địa cầu để biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
 + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
 + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Quả Địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống? Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
- Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Châu Đại Dương và châu Nam Cực có những đặc điểm tiêu biểu gì về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời.
a.1. Châu Đại Dương:
a) Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn:
 Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK:
- Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK.
Bước 2:
- GV cho một số HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
b) Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên:
 Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau: 
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa 
Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Bước 2:
- GV mời một số HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
c) Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế:
 GV yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:
- Về số dân châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
a.2/ Hoạt động 4: Châu Nam Cực:
 Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh:
- Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
- Cho biết:
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Vì sao châu Nam cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?
Bước 2: 
- GV mời một số HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: 
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
+ Là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau “Các đại dương trên thế giới”.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS xem lược đồ, đọc thông tin và suy nghĩ câu trả lời.
- Một số HS vừa chỉ bản đồ vừa trình bày.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS xem tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng.
- Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung:
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời:
- Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống.
- Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len, dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang từ những thế kỉ trước); còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.
- Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS xem lược đồ, tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và thảo luận.
- Một số HS chỉ bản đồ và trình bày, các HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
Buổi chiều Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tháng 4 – 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 – 1976.
 + Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
 + Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca , Thủ đô và thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vài Dinh Độc Lập, nội các Dương 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu.
2.2. Hoạt động 1:
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-01-1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khóa VI.
- GV nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.
2.3. Hoạt động 2:
- GV cho HS tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
2.4. Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận làm rõ ý: Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.5. Hoạt động 4:
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khóa VI.
- GV cho HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Dặn HS về nhà xem trước bài “Xây dựng nhà máy thủy điện hòa bình”.
- 1 HS trình bày, HS khác nhận xét. 
- HS lắng nghe.
* Làm việc cả lớp.
- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK. 
* Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung: Quốc hội quyết định: lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
* Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận và phát biểu: Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI thể hiện sự thống nhất đất nước.
- HS lắng nghe.
* Làm việc cả lớp.
- HS phát biểu cảm nghĩ.
 Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần.
 - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu 
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua :
+ Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
+ Học tập: Có học bài, làm bài tập, sôi nổi xây dựng bài. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao, chữ viết còn cẩu thả...
+ Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác.
+ Vệ sinh: VS cá nhân khá sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch.
+ Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn.
* Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ.
* Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 29
- Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao.
3. Kết thúc 
- Cho HS hát các bài hát tập thể.
- Lớp trưởng nêu chương trình.
- Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến.
-HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
- HS bình bầu cá nhân có tiến bộ.
- HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau
 Duyệt của BGH
 Ngày tháng năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 29 C LAN.doc