Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 31 năm 2012

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 31 năm 2012

I. Mục tiêu

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ; ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .

 - Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa?.

 - Trả lời được câu hỏi 1, ( SGK ).

 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV : Tranh SGK

 - HS : BTHTV, bảng, SGK

III. Hoạt động dạy học

 

doc 16 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Lê Văn tám - Tuần 31 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Sáng : Tập đọc
Bài 18 : Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ; ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .
 - Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa?.
 - Trả lời được câu hỏi 1, ( SGK ).
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Tranh SGK
 - HS : BTHTV, bảng, SGK
III. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ : ( 2 em ) ; Người bạn tốt.
 - GV nhận xét ghi điểm
 2. Dạy học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS luyện đọc
 - GV đọc mẫu lần 1.
 - HS tìm tiếng khó đọc : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.
 - GV gạch chân cho HS đọc.
 - HS luyện đọc cá nhân - ĐT
 - HS phân tích tiếng ngưỡng.
+ Luyện đọc câu
 - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Mỗi bàn đọc 1 câu nối tiếp.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc đoạn, bài
 - 2 HS đọc khổ thơ 1
 - 2 HS đọc khổ 2: 
 - 2 HS đọc khổ 3 : 
 - HS thi đọc từng khổ thơ nối tiếp.
 - Mỗi tổ 1 HS thi đọc.
 - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
 - 2 HS đọc toàn bài.
 - Cả lớp đọc ĐT.
 - GV nhận xét.
+ Thi đọc trơn cả bài.
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. 1 HS chấm điểm.
 - HS đọc, HS chấm điểm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố bài : Nhận xét giờ học
 .
Tiết 2
Luyện tập
 1.ổn định lớp
 2.Tìm hiểu bài đọc , luyện đọc
 a, Tìm hiểu bài 
 - GV đọc mẫu lần 2 trong SGK.
 - HS lắng nghe.
 - 2 HS đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi;
 + Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa ? ( Bà dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa )
 - 2 HS đọc khổ thơ 2 và 3 và trả lời câu hỏi :
 + Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đâu ? ( Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường )
 - GV nhận xét bổ sung : Bước chân tới trường và đi xa hơn nữa chugs ta đều phải qua ngưỡng cửa quen thuộc của nhà mình. Bây giờ nhà không có ngưỡng cửa nữa nhưng nhà ai cũng có cửa ra vào và đó là nơi quen thuộc nhất.
* Thi đọc trơn cả bài
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.1 HS làm BGK.
 - Lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 - Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ăc, ăt
 - Mỗi tổ cử 3 HS lên bảng tham gia viết. Tổ nào viết được nhiều tiếng sẽ thắng .
 3. Củng cố. Dặn dò
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về ôn bài, CB bài sau: 
Sáng Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Chính tả
Tiết 13: Ngưỡng cửa
I -Mục tiêu :
 - HS nhìn bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa : 20 chữ trong khoảng 10 phút.
	- Điền đúng vần ăt hay ăc; chữ g hay gh vào chỗ trống.
	- Viết đúng cự ly, đều và đẹp.
 - Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh.
II -Đồ dùng dạy học:
 - GV: bảng phụ 
 - HS : vở ô ly, bảng
III - Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ; HS viết bảng con trường, đuôi.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 2. Bài mới: 
 a, Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn học sinh tập chép
 - GV treo bảng phụ lên bảng yêu cầu HS đọc đoạn thơ.
 - 3 HS đọc đoạn thơ.
	 - HS tìm tiếng khó viết : 
	 - Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng khó viết.
	 - Học sinh viết tiếng khó vào bảng con : nơi này, đường, tắp
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - GV hướng dẫn cách trình bày trong vở .
 - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở.
	 - GV quan sát, nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết.
 - Soát lỗi : GV đọc chậm cho HS soát lỗi.
	 - HS đổi vở, soát lỗi cho nhau.
 - GV thu chấm một số bài, nhận xét.
 c, Luyện tập
 - Làm bài tập chính tả 
 Bài 2:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu
	 * Điền vần ăt hay ăc 
 - GV gọi HS đọc bài tập.
 - GV cho HS quan sát tranh; Em bé đang làm gì ?
 - 1 HS lên bảng điền, 2 HS nêu miệng.
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh sau đó điền vần vào chỗ chấm.
 Họ bắt tay chào nhau ; bé treo áo lên mắc
 - HS nhận xét , GV nhận xét
 Bài 3: Điền g hay gh ? Tiến hành tương tự bài 2.
 - HS làm vào vở ô li.
 - GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - dặn dò về nhà ôn bài.
 - Nhớ quy tắc chính tả: gh đi với chữ ; e, ê, i. Còn g đi với các chữ còn lại.
 .
Toán :
Tiết 121 : Luyện tập
I - Mục tiêu 
	- Thực hiện được phép tính cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100.
 - Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
	- Thực hành vận dụng làm đúng các bài tập
 - Rèn tư thế ngồi học, ngồi viết cho học sinh.
II - Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ ghi BT 2
- HS : Bảng, vở
III- Hoạt động dạy học : 
 1, Kiểm tra bài cũ :
 2, Bài mới: 
 a) Giáo viên giới thiệu bài
 b) Luyện tập : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
	Bài 1: Đặt tính rồi tính
	- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
	- GV hướng dẫn cách đặt tính.
	- HS làm vào bảng con.
	34 + 42 42 + 34 76 - 42 76 - 34
 34 42 76 76	
 + + - -
 42 34 42 34
 76 76 34 42
 - Chữa bài, nhận xét.
	Bài 2: Viết phép tính thích hợp 
	* GV hướng dẫn HS nhìn vào bảng bên trái rồi viết 	phép tính cộng, trừ thích hợp vào ô trống.
 - HS làm vào SGK.
	42 + 34 = 76
	34 + 42 = 76
	76 - 34 = 42
	76 - 42 = 34
 - Chữa bài, nhận xét.
	Bài 3: >, < , =
	 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tính sau đó so sánh kết quả 2 vế	 rồi điền dấu vào chỗ chấm.	
 - Học sinh làm bài vào vở ô li.
 30 + 6 = 6 + 30 ; 45 + 2 50 + 4
 - GV chấm, chữa bài , nhận xét.
	Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s 
 - Học sinh làm bài vào SGK.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại kết quả sau đó điền 	đúng, sai vào ô trống.
	- 1 Học sinh lênlàm bài trên bảng.
	- Giáo viên theo dõi, giúp học sinh yếu.
	4, Củng cố dặn dò:	
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
	- Khen những em có tiến bộ.
 .
Tập viết 
Tiết 30: Tô chữ hoa Q, R
I .Mục tiêu : 
 - Giúp học sinh tô được các chữ hoa : Q, R
	- Viết đúng và đẹp các vần : ăc, ăt, ươt, ươc; các từ ứng dụng; màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
	- Học sinh có ý thức rèn viết chữ đẹp.
 - Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh.
II .Đồ dùng dạy học : 
 - GV : Chữ mẫu, bảng phụ 
 - HS : Vở tập viết, bảng con.
III .Hoạt động dạy học : 
 1, Kiểm tra: : HS viết bảng con O, Ô, Ơ, P.
 2, Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài :
 - GV cho HS quan sát chữ mẫu Q, R
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình tô chữ hoa Q
 - GV tô trên chữ mẫu HS quan sát. GV vừa tô vừa nêu qui trình viết.
 - HS viết vào bảng con.
 - Hướng dẫn tô chữ R giống như tô chữ P .
 b. Giáo viên gọi HS đọc vần, từ ngữ: ăc, ăt, ươt, ươc ; màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt . ( cá nhân + đt)
 - GV viết bảng, hướng dẫn HS viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 c. Học sinh viết bài vào vở 
 - Giáo viên theo dõi giúp học sinh yếu, nhắc nhở tư thế ngồi viết.
 - GV thu chấm một số bài , nhận xét
3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về viết bài.
 .
Đạo đức 
Tiết 31 : Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng(Tiết 2) 
I - Mục tiêu :
	- HS Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
	- Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, các em cần trồng cây, tưới cây, không được làm hại cây, gây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng.
	- Học sinh có thái độ tôn trọng, và yêu quý hoa nơi công cộng.
 - Rèn tư thế ngồi học cho học sinh.
II - Đồ dùng dạy học 
 - Tranh phóng to, vở bài tập đạo đức.
III - Hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 2.Bài mới.	
 * Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp đôi bài tập 2
 + Mục tiêu: Giúp học sinh biết ngăn chặn việc trèo cây của các bạn.
 + Cách tiến hành 	- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm cặp, trình bày ý kiến bổ xung cho nhau.
	- Những bạn trong tranh đang làm gì?
	- Bạn nào có hành động đúng? Vì sao?
	- Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi - Học sinh khác bổ xung.
 *Kết luận : Trong 5 bạn thì ba bạn đang trèo cây, vin cành, hái lá, hai bạn khác đang 	khuyên nhủ, ngăn chặn việc làm trên của ba bạn. Ba bạn đang phá hại cây 	là sai vì làm hư hỏng cây, làm xấu cây, mất bóng mát. Hai bạn biết khuyên 	nhủ người khác . Như vậy là biết bảo vệ cây xanh.
 * Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3
 + Mục tiêu: HS biết nhìn tranh nối vào các khuôn mặt tươi cười, nhăn nhó.
 + Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu các cặp quan sát tranh ở bài tập 1 và làm việc cá nhân.	
 - Theo từng tranh, HS trình bày kết quả trước lớp, giải thích, tranh luận với nhau.
 - GV kết luận: Khuôn mặt tươi cười được nối với các tranh 1, 2, 3, 4 vì những việc làm trong các tranh này góp phần làm cho môi trường tốt hơn.
	- Khuôn mặt nhăn nhó được nối với các tranh 5, 6.
 	* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài
 3 - Củng cố dặn dò:	
 - Giáo viên nhận xét giờ học
	- Nhắc nhở Học sinh thực hiện bảo vệ cây, hoa nơi công cộng.
 .
 Chiều:
 Tiếng việt ( Ôn)
 Rèn đọc bài: Ngưỡng cửa
I - Mục tiêu: 
 - HS luyện đọc một cách chắc chắn, trôi chảy bài Ngưỡng cửa.
 - Nắm rõ và hiểu kỹ nội dung bài tập đọc đã học . 
 - Rèn kỹ năng nghe viết cho học sinh.
 - Rèn tư thế ngồi học, ngồi viết cho học sinh.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Nội dung ôn
 - HS : vở ô li, vở bài tập TV, SGKTV
III - Hoạt động dạy học:
 1. ổn định lớp
 2. Luyện tập
 a) Luyện đọc
 - GV cho HS mở SGK luyện đọc bài.
 - Mỗi HS đọc 1 câu thơ theo hình thức nối tiếp.
 - GV nhận xét chỉnh sửa.
 * Luyện đọc từng khổ thơ.
 - Mỗi khổ thơ 3 HS đọc.
 * Thi đọc diễn cảm từng khổ thơ.
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
 - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
 - 3 HS đọc cả bài.
 - Cho HS khá thi đọc diễn cảm cả bài thơ.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 b) GV hướng dẫn học sinh lần lượt làm vào vở bài tập. 
 c): Luyện viết bài: Ngưỡng cửa( khổ thơ 3)
 - Hướng dẫn viết vào vở.
 - Hướng dẫn HS cách trình bày, tư thế ngồi, cách cầm bút,....
 - Lần lượt đọc thong thả các câu trong bài : Ngưỡng cửa cho HS viết.
 Ngưỡng cửa
 Nơi này đã đưa tôi
 Buổi đầu tiên đến lớp
 Nay con đưỡng xa tắp,
 Vẫn đang chờ tôi đi.
 - Chấm một số bài, nhận xét
 3- Củng cố , dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - về viết lại cho đẹp .
 .	
Tự học toán
Ôn tiết 121 : Luyệ ... au đó so sánh kết quả 2 vế	 rồi điền dấu vào chỗ chấm.	
 - Học sinh làm bài vào vở ô li.
 37 + 12 = 12 + 37 ; 45 + 23 > 45 - 23 ; 38 < 83
 - GV chấm bài , nhận xét.
 3, Củng cố dặn dò:	
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
	- Dặn dò HS về ôn bài.
 .
Tự học tiếng việt
Rèn viết tiết 30
 I.Mục tiêu :
 - Giúp HS củng cố lại cách tô chữ hoa: Q, R.
 - HS viết đúng và đẹp các vần ăc, ăt, ươt, ươc ; các từ ngữ : màu sắc, dìu dắt, xanh mướt, dòng nước.
 - Học sinh có ý thức rèn viết chữ đẹp.
 - Rèn tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV: Nội dung ôn
 - HS : vở ô li, bảng con.
III. Hoạt động dạy học : 
 1) ổn định lớp
 2 ) Hướng dẫn HS cách tô bài, viết bài.
 - GV gắn chữ mẫu lên bảng: Q, R
 - GV hướng dẫn HS lại quy trình tô các chữ.
 - GV vừa tô vừa nêu qui trình viết HS quan sát.
 - GV hướng dẫn HS tập viết vào bảng con .
 - HS viết bảng con.
 - GV quan sat, chỉnh sửa.
 - Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng : ăc, ăt, ươt, ươc ; màu sắc, xanh mướt, dòng nước, .
 - HS đọc các vần và từ ngữ trên bảng phụ, cá nhân đọc + đồng thanh
 - GV hướng dẫn viết vần và từ .
 - HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Hướng dẫn viết trong vở ô li.
 - HS viết bài vào vở ô li.
 - GV theo dõi nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, giúp học sinh yếu.
 - Học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - Giáo viên chấm bài nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò
 - Giáo viên nhận xét, 
 - Dặn dò : về nhà viết bài.
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Sáng : Tập đọc
Bài 19 : Hai chị em
I. Mục tiêu
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ; vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài : Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người chơi cùng.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Tranh SGK
 - HS : BTHTV, bảng, SGK
III. Hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ : ( 2 em ) . Kể cho bé nghe
 - GV nhận xét ghi điểm
 2. Dạy học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS luyện đọc.
 - GV đọc mẫu lần 1.
 - HS tìm tiếng khó đọc : vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn.
 - GV gạch chân cho HS đọc.
 - HS luyện đọc cá nhân - ĐT
 - Gọi HS phân tích tiếng vui, buồn.
+ Luyện đọc câu
 - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Mỗi bàn đọc 1 câu nối tiếp.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc đoạn, bài
 - 2 HS đọc đoạn 1: “ Từ hai chị emgấu bông”.
 - 2 HS đọc đoạn 2: “ Một lát saucủa chị ấy”
 - 2 HS đọc đoạn 3 : Phần còn lại.
 - 3 HS đọc tiếp sức hết bài.
 - 3 HS đọc toàn bài.
 - Cả lớp đọc ĐT.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
+ Thi đọc trơn cả bài.
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. 1 HS chấm điểm.
 - HS đọc, HS chấm điểm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố bài : Nhận xét giờ học
 .
Tiết 2
Luyện tập
 1.ổn định lớp
 2.Tìm hiểu bài đọc , luyện đọc
 a, Luyện đọc
 - GV đọc mẫu lần 2 hướng dẫn HS luyện đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS đọc thầm SGK.
 - 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi;
 + Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ? ( Cậu nói chị đừng đụng vào con gấu bông của mình )
 - 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô ? ( Cậu nói : Chị hãy chơi đồ chơi của chị )
 - 3 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi : Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ?
 - HS trả lời : ( Vì không có ai chơi cùng cậu )
 - Bài văn muốn nhắc chúng ta điều gì ? ( Không nên ích kỉ ).
* Thi đọc diễn cảm cả bài
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
 - 1 HS làm ban giám khảo.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Củng cố. Dặn dò
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về đọc lại bài, CB bài sau.
 ..
Toán 
 Tiết 124 : Luyện tập 
I -Mục tiêu : Giúp học sinh : 
	- Biết xem giờ đúng ; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ .
	- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Giáo dục học sinh tự giác trong giờ học.
	- Rèn tư thế ngồi học cho học sinh.
II -Đồ dùng dạy học 
 - GV : Bảng phụ BT3
 - HS : Mô hình đồng hồ, bảng, SGK
III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Học sinh đọc giờ đúng trên đồng hồ.
 2. Luyện tập : 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập.
Bài 1: Nối đồng hồ với số giờ chỉ đúng ; HS đọc yêu cầu bài tập
	- GV hướng dẫn HS vị trí của các kim tương ứng với số giờ trên mặt đồng hồ.
	- Học sinh làm bài vào SGK.
	- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ :
 11 giờ ; 5 giờ ; 3 giờ ; 6 giờ ; 7 giờ ; 8 giờ ; 10 giờ ; 12 giờ
 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
	- GV hướng dẫn HS cách làm.
	- Giáo viên lưu ý học sinh quay kim ngắn chỉ đúng vào số giờ kim 	dài chỉ vào số 12.
	- Học sinh thực hành theo nhóm đôi.
	- Chữa bài, inh đọc đề bài
	- Giáo viên cho học sinh làmnhận xét.
Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp ( theo mẫu ) 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
	- GV hướng dẫn nối đồng hồ theo mẫu.
 Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng thì nối với 6 giờ.
 Em đi học lúc 7 giờ , nối với 7 giờ.
 - HS làm bài vào SGK.
 - 1 HS lên bảng chữa.	
	- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
	- Học sinh lần lượt đọc bài làm của mình.
3, Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
	- Dặn dò HS về ôn bài.
Thủ công
Tiết 31: Cắt, dán hàng rào đơn giản ( Tiết 2 )
I - MụC tiêu: 
 - HS biết cách cắt các nan giấy. 
 - HS cắt được các nan giấy và dán vào hàng rào.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Rèn tư thế ngồi học cho học sinh.
II- Chuẩn bị: 
- GV : 2 tờ giấy màu có kẻ ô; bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công.
- HS : Giấy màu, vở, hồ dán
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng HS 
2.Bài mới:
 a.GV HD cách dán hàng rào:
 - ở tiết 1 HS đã kẻ và cắt được các nan theo đúng yêu (4 nan đứng, 2 nan ngang);
Tiết 2; HD các em dán theo trình tự. Một số HS nhắc lại.
 -Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy)
 - Dán 4 nan đứng, các nan cách nhau 1 ô
 - Dán 2 nan ngang:
 + Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô;
 + Nan ngang thứ 2 cách đường chuẩn 4 ô.
b. HS thực hành:
 - GV nhắc HS khi dán hàng rào vào vở theo đúng trình tự như GV đã HD.
 - HS thực hành kẻ , cắt, dán hàng rào.
 - GV nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hàng rào để HS nắm chắc hơn.
 - GV khuyến khích 1 số em khá có thể dùng bút màu trang trí cảnh vật trong
 vườn sau hàng rào. 
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Hướng dẫn trưng bày sản phẩm.
4. Củng cố , dặn dò: 
	- GV nhận xét về tinh thần học tập, việc chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán của HS.
	- GV dặn dò HS chuẩn bị: giấy màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ để học bài: Cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
 ..
 Chiều : Tiếng việt ( Ôn )
 Ôn bài Hai chị em
I.Mục tiêu
 - Giúp HS củng cố khắc sâu lại kiến thức đã học về bài Hai chị em.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết thành thạo.
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài.
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Nội dung ôn
 - HS : Bảng, vở
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Luyện tập
 a) Luyện đọc
 - GV hướng dẫn HS ôn lại bài Hai chị em.
 + Luyện đọc bài Đầm sen.
 - HS luyện đọc tiếng, từ ngữ CN - ĐT: một lát, buồn, vui vẻ, .
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Gọi HS đọc từng câu một theo hình thức nối tiếp.
 Hai chị em đang chơi vui vẻ trước đống đồ chơi . Bỗng cậu em nói :
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - Mỗi bàn đọc 1 câu nối tiếp.
 + Luyện đọc đoạn, bài.
 - 3HS đọc đoạn 1.
 - 3 HS đọc đoạn 2.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Thi đọc trơn cả bài.
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
 - 1 HS chấm điểm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 b) Luyện viết
 - GV đọc cho HS viết đoạn của bài : Hai chị em.
 - HS nghe GV đọc chép bài vào vở tự học.
 - GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết.
 - HS viết bài.
 - GV thu bài chấm, nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò HS về ôn bài.
 - Chuẩn bị bài sau : 
Tự học toán
Ôn tiết 124 : Luyện tập
I.Mục tiêu
 - HS củng cố lại cách xem đồng hồ đúng trên mặt đồng hồ.
 - Rèn kĩ năng xem đồng hồ đúng.
 - Giáo dục HS có ý thức học bài.
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Đồ dùng dạy học
 - GV : Nội dung ôn
 - HS : Bảng, vở
III.Hoạt động dạy học
 1.ổn định lớp
 2.Hướng dẫn HS tự học
Bài 1: Nối đồng hồ với số giờ chỉ đúng ; HS đọc yêu cầu bài tập
	- GV hướng dẫn HS vị trí của các kim tương ứng với số giờ trên mặt đồng hồ.
 1 giờ ; 3 giờ ; 6 giờ ; 8 giờ ; 12 giờ
	- Học sinh làm bài vào vở bài tập toán.
	- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ :
 12 giờ ; 6 giờ ; 5 giờ ; 8 giờ ; 7 giờ ; 9 giờ ; 10 giờ ; 11 giờ
 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
	- GV hướng dẫn HS cách làm.
	- Giáo viên lưu ý học sinh quay kim ngắn chỉ đúng vào số giờ kim 	dài chỉ vào số 12.
	- Học sinh thực hành theo nhóm đôi.
	- Chữa bài, inh đọc đề bài
	- Giáo viên cho học sinh làmnhận xét.
Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp ( theo mẫu ) 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
	- GV hướng dẫn nối đồng hồ theo mẫu.
 Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng thì nối với 6 giờ.
 Em đi học lúc 7 giờ , nối với 7 giờ.
 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - 1 HS lên bảng chữa.	
	- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
	- Học sinh lần lượt đọc bài làm của mình.
3, Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
	- Dặn dò HS về ôn bài.
 Sinh hoạt tuần 31
I.Mục tiêu
 - Giúp HS nhận thấy những ưu điểm đã đạt được trong tuần, và nhược điểm còn tồn tại trong các mặt giáo dục.
 - HS tự sửa chữa nhược điểm.
 - Giáo dục HS học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Nêu phương hướng tuần sau.
II.Nội dung sinh hoạt
 1.Giáo nhận xét chung
 - Đạo đức: 
 - Học tập: 
 - Thể dục, vệ sinh: 
 + Tuyên dương những HS có thành tích cao trong học tập ( nêu tên).
 + Nhắc nhở HS chậm tiến ( nêu tên)
 2. ý kiến của HS
 3. Phương hướng tuần sau
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được; ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết với bạn bè .
 - Học tập : lớp đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 31.doc