Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 27, 28

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 27, 28

I. Mục tiêu:

- Tô được các chữ hoa: E, Ê, G

- Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.(Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).

- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.

II. Chuẩn bị: -Chữ mẫu.

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:...........................................................
Tập viết
TÔ CHỮ HOA E, Ê,G
Mục tiêu: 
Tô được các chữ hoa: E, Ê, G
Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.(Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
Chuẩn bị: -Chữ mẫu.
 - Bảng con, vở viết.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: Tô chữ E, Ê , G hoa và các từ ngữ ứng dụng.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
Cho học sinh quan sát chữ hoa.
Chữ E gồm những nét nào?
Quy trình viết: Bắt đầu từ dòng kẻ thứ 6 các em sẽ tô theo nét chấm, điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ thứ 2 .
Chữ Ê tương tự thêm dấu mũ.
Chữ G gồm những nét nào?
Giáo viên vừa viết, vừa nêu quy trình viết.
Hoạt động 2: Viết vần.
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên cho học sinh viết từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Thu chấm, nhận xét.
Củng cố-Dặn dò: -Nhận xét tiết học.
Học sinh quan sát.
Gồm 1 nét viết liền không nhấc bút.
Học sinh tô 1 chữ trong vở tập viết.
 nét xoắn cong phải và nét khuyết dưới.
- Học sinh tô chữ trong vở tập viết
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nêu.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:.........................................................
Chính tả
NHÀ BÀ NGOẠI
Mục tiêu:
Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Nhà bà goại: 27 chữ trong khoảng 10-15 phút.
Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c,k vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 (SGK).
Chuẩn bị:
Đoạn văn viết ở bảng phụ.
Vở viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ: Cái Bống.
Nhận xét bài viết của học sinh ở tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả bài: Nhà bà ngoại.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Giáo viên treo bảng phụ.
HS Nêu tiếng khó viết.
Phân tích các tiếng đó.
- HD cách trình bày.
Cho học sinh chép bài vào vở. 
- HD chấm lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2: Điền vần ăm hay ăp.
Bài 3: Điền chữ c hoặc k.
Khi nào viết k?
Giáo viên sửa sai cho học sinh.
Củng cố- Dặn dò:
Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
- Em nào có nhiều lỗi sai về nhà chép lại bài.
Học thuộc qui tắc viết chính tả.
Học sinh đoc đoạn cần chép.
Học sinh nêu: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, thoang thoảng, khắp vườn.
Học sinh phân tích.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh viết.
Học sinh đổi vở cho nhau để sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu.
4 học sinh lên bảng làm
Lớp làm vào vở.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bảng lớp.
Lớp làm vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:.........................................................
Tập đọc
AI DẬY SỚM 
Mục tiêu: 
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết được cảnh đẹp của đất trời.
Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (SGK).
Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.
HS khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươn, uông.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Hoa ngọc lan.
Đọc bài ở SGK.
+ Nụ hoa lan được tả như thế nào?
+ Hương hoa lan thơm thế nào?
Viết: hoa lan
xanh thẫm
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Ai dậy sớm.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên gạch chân các từ cần luyện đọc: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.
Phân tích và ghép tiếng sớm, vườn, lên, trời.
Luyện đọc câu.
Hoạt động 2: Ôn vần ươn – ương.
Tìm tiếng trong bài có vần ươn – ương.
Phân tích tiếng vừa tìm đươc.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ươn – ương.
Thi nói câu có tiếng chứa vần ươn – ương.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội nói đúng.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Gọi HS đọc khổ thơ 1.
Khi dậy sớm điều gì chờ đón con?
Đọc khổ thơ 2.
Ai dậy sớm mà chạy ra đồng thì điều gì đang chờ đón?
Đọc khổ thơ cuối.
Cả đất trời đang chờ đón con ở đâu?
d/ Hoạt động 4: Học thuộc lòng.
Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
Đọc câu đầu – xóa dần các tiếng chỉ giữ lại tiếng đầu câu.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
e/ Hoạt động 5: Luyện nói.
Nêu chủ đề luyện nói.
Giáo viên ghi nhận, tuyên dương.
4/Củng cố:
Đọc thuộc lòng bài thơ.
Qua bài học muốn nói với chúng ta điều gì?
Hát.
Học sinh đọc.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh dò bài.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc từ.
Học sinh ghép.
Mỗi bàn đọc 1 câu.
Mỗi học sinh đọc 1 câu theo hình thức tiếp nối.
Học sinh đọc đoạn.
Học sinh đọc toàn bài
 vườn , hương.
Học tìm từ.
Đọc đồng thanh tiếng đúng.
Lớp chia thành 2 đội gồm những em khá giỏi.
+ Đội A nói câu chứa tiếng có vần ươm.
+ Đội B nói câu chứa tiếng có vần ương.
Học sinh đọc, cả lớp dò theo.
Hoa ngát hương đang chờ đón con ở ngoài vườn.
Học sinh đọc.
 có vừng đông đang chờ đón.
Học sinh đọc.
 ở trên đồi.
Học sinh đọc bài.
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
 nói những việc làm vào buổi sáng.
Học sinh chia nhóm và tập nói trước trong nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày trong nhóm.
Cảnh buổi sáng rất đẹp, ai dậy sớm mới có thể thấy được.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:.........................................................
Chính tả
CÂU ĐỐ
Mục tiêu:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8-10 phút.
- Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống.
Bài tập (2) a hoặc b.
Chuẩn bị:
Bài viết trên bảng phụ.
Vở viết, vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Nhắc lại quy tắc viết k, gh, ngh.
Viết bảng con các tiếng sai nhiều ở tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả bài: Câu đố.
Hoạt động 1: Viết chính tả.
Giáo viên treo bảng phụ.
Con vật đươc nói trong bài là con gì?
Nêu chữ khó viết.
Giáo viên kiểm tra, sửa lỗi.
 - HD cách trình bày
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2a: Điền ch hay tr. 
Bài 2b: Điền v, d, gi vào chỗ trống.
4/Củng cố- Dặn dò:
Khen các em viết đẹp có tiến bộ.
- Học thuộc quy tắc chính tả viết với k hay c.
Những em viết sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài.
Hát.
Học sinh nêu.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đọc thầm.
 con ong.
Học sinh nêu.
Phân tích chữ khó.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh chép chính tả vào vở.
Học sinh đổi vở để sửa lỗi.
Học sinh nêu yêu cầu.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:.........................................................
Tập viết
TÔ CHỮ HOA H,J,K
Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa H, J, K.
Viết đúng các vần: iêt, uyêt, yêu , iêu,các từ ngư: viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai.( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.
Chuẩn bị: -Chữ mẫu.
 - Vở viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ:
Kiểm tra phần viết ở nhà của học sinh.
Học sinh lên viết các từ: vườn hoa, ngát hương
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: viết chữ H, J, K, 
Hoạt động 1: Tô chữ H, J, K.
Chữ H gồm mấy nét?
Giáo viên nêu quy trình viết: Viết nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét sổ thẳng.
Chữ hoa K gồm mấy nét? 
Giáo viên nêu quy trình và viết mẫu.
Hoạt động 2: Viết vần, từ ngữ ứng dụng.
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên cho học sinh viết từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Thu chấm.
Củng cố: Nhận xét.
2 nét
Gồm 3 nét.
Học sinh quan sát.
Viết bảng con.
Học sinh quan sát.
Học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:..................................................
Chính tả
NGÔI NHÀ
Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – 12 phút.
- Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3(SGK).
Chuẩn bị: -Bảng phụ.
 - Vở viết, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả khổ thơ 3.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Giáo viên treo bảng phụ.
Hãy tìm những tiếng trong khổ thơ mà em có thể viết sai. 
Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết để tên bài vào giữa trang.
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Treo tranh.
Tranh này vẽ gì?
Nhận xét.
Nêu quy tắc chính tả viết với k.
Củng cố:-Khen những em viết đúng, đẹp, những em học tốt.
Dặn dò:- Học thuộc quy tắc chính tả viết với k.
Những em viết sai nhiều, chép lại toàn bộ bài.
- Học sinh quan sát.
 mộc mạc, đất nước.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh chép khổ thơ 3 vào vở, cách lề 3 ô, đầu dòng viết hoa.
Đặt dấu kết thúc câu.
Học sinh dò bài, soát lỗi.
 điền vần iêu hay yêu.
4 học sinh lên bảng làm.
Lớp làm vào vở.
Điền c hay k.
Ông trồng cây cảnh, kể chuyện.Chị xâu kim.
- Lớp làm vào vở.
Học sinh nêu.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:..................................................
Tập đọc
QUÀ CỦA BỐ 
Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.
Trả lời câu hỏi 1.2 (SGK).
- Học thuộc lòng 1 khổ của bài thơ
- HS khá, giỏi học thuộc lòng cả bài thơ.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ SGK.
SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ:
Học sinh đọc bài SGK thuộc lòng bài: Ngôi nhà.
Viết: xao xuyến, lãnh lót.
Bài m ... ọc sinh theo dõi và lắng nghe.
 - Học sinh quan sát thao tác của giáo viên.
 - Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.
RÚT KINH NGHIỆM :
Tự nhiên xã hội
BÀI 27 : CON MÈO
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
- Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: mắt tinh, tai mũi thính, răng sắc, móng vuốt nhọn, chân có đệm thịt đi rất êm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?	(Con Gà)
 - Gà có những bộ phận chính nào?	(Đầu, mình, 2 chân, 2 cánh)
 - Gà đi bằng gì?- nuôi gà để làm gì?
 - Nhận xét tiết học bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Con Mèo
HĐ1: Quan sát con mèo
Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con mèo 
Cách tiến hành
GV hỏi:
 - Nhà bạn nào nuôi Mèo?
 - Nói với cả lớp nghe về con Mèo của nhà em
 - Cho HS quan sát con Mèo trong tranh vẽ
 - Mô tả lông, chỉ, nói rõ các bộ phận bên ngoài của con Mèo, lông màu gì? 
 - Con Mèo di chuyển như thế nào?
 - GV theo dõi sửa sai cho những bạn chưa biết
 - GV cho 1 số em lên 1 em hỏi, 1 em trả lời với nội dung như đã yêu cầu?
 - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
Kết luận: Toàn thân Mèo được bao phủ 1 lớp lông mềm
 - Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt Mèo to, tròn và sáng, trong bóng tối con ngươi dãn ra. Mèo có mũi và tai rất thính.
 - Răng Mèo sắc để xẻ thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.
 HĐ2: Thảo luận chung
Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc nuôi Mèo.
Cách tiến hành :
GV nêu câu hỏi
 - Người ta nuôi Mèo để làm gì?
 - Mèo dùng gì để săn mồi?
 - GV cho HS quan sát 1 số tranh và chỉ ra đâu là tranh con Mèo đang săn mồi?
 - Em cho Mèo ăn bằng gì? Chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận: Nuôi Mèo để bắt chuột, làm cảnh.
 - Móng chân Mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu móng lại, khi vồ mồi nó mới giương ra.
 - Em không nên trêu chọc Mèo làm cho Mèo tức giận, nếu bị Mèo cắn phải đi chích ngừa ngay.
HĐ3: HĐ nối tiếp 
Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học 
Cách tiến hành 
Củng cố: Vừa rồi các em học bài gì?
 - Mèo có những bộ phận chính nào? 
 - Lông Mèo như thế nào?
Theo dõi HS trả lời 
Dặn dò:Về nhà xem lại nội dung bài vừa học 
 - Nhận xét tiết học.
- HS nói về con Mèo của mình.
- HS quan sát Mèo trong tranh. HS thảo luận nhóm đôi.
- HS theo dõi
- Thảo luận chung
- Bắt chuột.
- Móng vuốt chân, răng.
- Mèo ăn cơm, rau, cá.
- HS trả lời 
RÚT KINH NGHIỆM.
Tự nhiên xã hội
BÀI 28 : CON MUỖI
I. MỤC TIÊU:
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Biết cách phòng trừ muỗi.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI:
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin về con muỗi.
- Kỹ năng tự bảo vệ: tìm kiếm cách lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Trò chơi./- Động não./ - Quan sát và thảo luận nhóm.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	 SGK, ảnh con muỗi phóng to.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: GV Cho lớp nêu bài học hôm trước	(Con Mèo)
 - Mèo có những bộ phận chính nào?	
 - Nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
1. Khám phá:
HĐ1 Trò chơi 
Cách tiến hành
- GV cho lớp chơi: Con Muỗi
‘Có con Muỗi vo ve vo ve, chích cái miệng hay nói chuyện, chích cái chân hay đi chơi, chích cái tay hay đánh bạn, ôi da! Đau quá! Em đập cái bụp muỗi chết.’
 - Vậy tại sao ta lại đập chết Muỗi?
à GT bài ghi đề
2. Kết nối:
HĐ2: Tìm hiểu về con muỗi 
 Mục tiêu :HS biết được muỗi sống ở đâu, cách phòng trừ , tiêu diệt muỗi .
 Cách tiến hành 
 GV nêu câu hỏi với các nội dung sau:
 - Muỗi sống ở đâu?
 - Tác hại của Muỗi?
 - Cách diệt trừ Muỗi?
 - Vào lúc nào em hay nghe tiếng Muỗi vo ve?
 - GV theo dõi các em thảo luận:
 - Cử 1 số đại diện lên trình bày: 1 em hỏi 1 em trả lời.
 - Lớp nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Muỗi đốt ta sẽ bị mật máu và Muỗi là trung tâm truyên bệnh từ người này sang người khác. Các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét.
Các em ngủ cần phải mắc màn, nhắc ba mẹ thường xuyên diệt Muỗi, phun thuốc trừ Muỗi.
3. Thực hành:
HĐ 3:Quan sát hình ảnh con muỗi:
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - GV YC HS quan sát con Muỗi ở trong tranh được phóng to và trả lời câu hỏi:
 - Con hãy chỉ các bộ phận bên ngoài của con Muỗi?
 - Con Muỗi to hay nhỏ? 
 - Khi đập con Muỗi em thấy con Muỗi cứng hay mềm?
 - Muỗi dùng vòi để làm gì?
 - Con Muỗi di chuyển như thế nào?
Bước 2: Cử 1 số đại diện lên trình bày.
 - GV theo dõi, nhận xét.
Bước 3: GV kết luận: Muỗi có đầu, mình, chân, cánh. Muỗi di chuyển bằng cách bay bằng cánh. Đậu tại chỗ bằng chân.muỗi có vòi để hút máu người và động vật.
4. Vận dụng: 
- Muỗi thường sống ở đâu?là con vật có ích hay có hại?
 - Muốn tiêu diệt Muỗi ta phải làm gì?
 - Về nhà các con cần đề phòng , tránh không cho muỗi đốt, tiêu diệt muỗi thường xuyên.
 - Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp hát.
- Nó hút máu ta.
- Thảo luận nhóm.
HS quan sát nhóm đôi- TLCH
- Có đầu, mình, chân và cánh.
- Con muỗi nhỏ
- Con Muỗi mềm.
- muỗi dùng vòi để hút máu
- Bằng chân, cánh.
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM.
Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC: AI DẬY SỚM
I.Mục tiêu:
 - Luyện đọc trơn bài, biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, chấm.
 - Trả lời được các câu hỏi trong bài.
 - Làm được các bài tập: 1, 2/ trang 30.
II. Hđ dạy- học: 
1 Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu cả bài- Lớp theo dõi.
- Yêu cầu hs luyện đọc cá nhân:
 + Hs yếu đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ
 + Hs Tb đọc cả bài.
. + Hs khá, giỏi đọc cả bài biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ 
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp:
 + Hs khá, giỏi đọc trước; TB, yếu đọc sau.
2 HD HS làm bài tập:
- Gv hd hs làm bài tập trắc nghiệm:1,2/ 30.
 + Yêu cầu hs đọc và nêu yêu cầu của từng bài.
 + Gv hd hs nắm yêu cầu từng bài.
 + Hs làm bài cá nhân
- Gv nhận xét chốt kết quả đúng.
- Đáp án: Câu 1: Thứ tự các từ cần điền: vườn, hương, sớm, đồi
 Câu 2: nếu dậy sớm sẽ thấy được thiên nhiên buổi sớm
Toán
LT: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 à 100
I. Mục tiêu: -Củng cố cho HS nhận biết và lập được bảng các số từ 1 à 100.
 - Củng cố về cấu tạo số, một số đặc điểm các số trong bảng.
 - Bài tập:, 4, 5, 6, 7/ trang 24 ( HS yếu làm bài 4, 5(a,c), 7 )
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: củng cố cho hs về bảng các số từ 1à 100
- Bài tập: cho HS đếm nối tiếp từ 0à100
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: củng cố cho về cấu tạo số , số liền trước, số liền sau
- Bài tập:
+ HD HS làm BT 4,5/ trang 24.
+ Đáp án: bài 5: a/ Đ; b/ S, c/ Đ, d/ S
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: củng cố cho HS về một số đặc điểm của các số trong bảng .
- Bài tập: HD HS làm BT 6,7- Đáp án: Bài 6: a/ 9; b/ 10;c/ 10; d/ 99
 Bài 7:a/11; b/ 98
Tiếng việt
LUYỆN CHÍNH TẢ:CÂU ĐỐ 
I.Mục tiêu:
- Sửa được lỗi sai trong bài CT: Câu đố. HS khá giỏi nghe viết đúng bài chính tả, HS TB yếu chép lại đúng bài chính tả
- Làm đúng các bài tập điền vần ươn, ương; điền chữ tr hay ch. 
II Hoạt động dạy học:
1. Viết chính tả: 
a/ HD sửa lỗi
 - Đọc lại bài chính tả.
 - Hs nêu những lỗi trong bài của mình.
 - GV ghi lên bảng HD HS sửa lỗi
 - Hs tự sửa lỗi của mình.
b/ HD Viết lại bài:
 - GV đọc cho HS khá giỏi viết lại bài chính tả; YC HS TB, yếu chép lại đúng bài chính tả.
 - YC HS đổi vở kiểm tra lỗi chính tả.
2. Ôn chính tả: điền vần ươn, ương; điền chữ tr hay ch. 
- HS làm bài: 1, 2, 3/trang 31.
- Sửa bài-Đáp án: + Bài 1: vần ươn: vườn, mượn
 Vần ương: sương, hương
 + Bài 2: trong vườn, giọt sương.
 + Bài 3: bé trai,, chai nước khoáng
Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC:QUÀ CỦA BỐ
I.Mục tiêu:
 - Luyện đọc trơn bài, biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, chấm.
 - Trả lời được các câu hỏi trong bài.
 - Làm được các bài tập: 1, 2/ trang 38.
II. Hđ dạy- học: 
1 Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu cả bài- Lớp theo dõi.
- Yêu cầu hs luyện đọc cá nhân:
 + Hs yếu đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ
 + Hs Tb đọc cả bài.
. + Hs khá, giỏi đọc cả bài biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ 
- Tổ chức cho hs thi đọc trước lớp:
 + Hs khá, giỏi đọc trước; TB, yếu đọc sau.
2 HD HS làm bài tập:
- Gv hd hs làm bài tập trắc nghiệm:1,2/38.
 + Yêu cầu hs đọc và nêu yêu cầu của từng bài.
 + Gv hd hs nắm yêu cầu từng bài.
 + Hs làm bài cá nhân
- Gv nhận xét chốt kết quả đúng.
- Đáp án: Câu 1: ngoan 
 Câu 2: Quà của bố bạn nhỏ là: nghìn cái nhớ, nghì cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS cộng trừ cấc số trong phạm vi 20; giải toán có lời văn
- Bài tập:4, 5, 6, 7/ trang 27(HS yếu làm bài 4, 5)
II. Các HĐ dạy học:
Hoạt động 1: 
-Mục tiêu: Củng cố cho HS cộng trừ các số trong phạm vi 20.
- Bài tập:
+ HD HS làm BT 5/ trang 27: Yêu cầu HS xác định yêu cầu, thực hiện
 GV HD thêm cho HS yếu
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: củng cố cho HS về giải toán có lời văn .
- Bài tập:+ HD HS làm BT 4,6, 7/ trang 27: 
 >Bài 4:Số cái bát còn lại là: >Bài 6 :số quả còn lại là:
 19- 8 = 11(cái bát) 11 -1 = 10 (quả)
 ĐS: 11 cái bát ĐS: 10 quả
 > Bài 7:Đáp án B
Tiếng việt
LUYỆN CHÍNH TẢ:QUÀ CỦA BỐ
I.Mục tiêu:
- Sửa được lỗi sai trong bài CT: Quà của bố. HS khá giỏi nghe viết đúng bài chính tả, HS TB yếu chép lại đúng bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập tìm tiếng có vần oan, oat; điền vần oan, oat; điền chữ x hay s. 
II Hoạt động dạy học:
1. Viết chính tả: 
a/ HD sửa lỗi
 - Đọc lại bài chính tả.
 - Hs nêu những lỗi trong bài của mình.
 - GV ghi lên bảng HD HS sửa lỗi
 - Hs tự sửa lỗi của mình.
b/ HD Viết lại bài:
 - GV đọc cho HS khá giỏi viết lại bài chính tả; YC HS TB, yếu chép lại đúng bài chính tả.
 - YC HS đổi vở kiểm tra lỗi chính tả.
2. Ôn chính tả: điền vần ai, ay; điền chữ c hay k. 
- HS làm bài: 1, 2, 3/trang 39.
- Sửa bài-Đáp án: + Bài 1: vần oan: hoan, ngoan
 Vần oat: đoat, hoạt
 + Bài 2: a/ ngoan ngoãn, .
 b/ đoạt giải
 + Bài 3: con sâu, làm xiếc

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27,28.doc