Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 15

Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 15

A. Mục đích - yêu cầu :

- Đọc được : om,am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.

- Viết được : om,am, làng xóm, rừng tràm.

- Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề :Nói lời cảm ơn.

B. Đồ dùng dạy học

 - GV:Tranh như SGK,Bộ ĐDDH,bảng con

 - HS: Bộ ĐDHT,bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: Bài 59: Ôn tập

- HS đọc và viết: ang, anh, inh, ênh,ương, uông, ung, ưng, eng, iêng, ăng, âng, bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- HS đọc câu ứng dụng: SGK / 121

- GV nhận xét và ghi điểm

 

doc 10 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
	Tiết 141+142: Môn: Học vần	
 Bài 60: om - am	 SGK/122,123	
TGDK: 70/
A. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc được : om,am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : om,am, làng xóm, rừng tràm.
- Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề :Nói lời cảm ơn.
B. Đồ dùng dạy học
 - GV:Tranh như SGK,Bộ ĐDDH,bảng con
 - HS: Bộ ĐDHT,bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 59: Ôn tập
- HS đọc và viết: ang, anh, inh, ênh,ương, uông, ung, ưng, eng, iêng, ăng, âng, bình minh, nhà rông, nắng chang chang. 
- HS đọc câu ứng dụng: SGK / 121
- GV nhận xét và ghi điểm
 Tiết 1 
2. Bài mới: .
a.Dạy vần mới
*Vần om.
-“om” GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu – HS đọc : CN - ĐT
- HS phân tích vần om
- HS ghép – GV sửa sai, nhận xét – GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn 
- HS ghép “xóm”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích , đánh vần , đọc trơn.
- GV giới thiệu tranh - GV giảng từ “làng xóm”. HS đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần am. (tương tự)
*So sánh 2 vần: om – am
b.Thư giãn;
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ.
- Giảng từ: trái cam.
d.HDHS viết bảng con: om, am, xóm, tràm. (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Cây ở tranh thứ 1 như thế nào ?
- Cây ở tranh thứ 2 như thế nào ?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu.
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Nói lời cám ơn.
	(?) Tranh vẽ gì ?
	(?) Khi được nhận thứ gì từ tay người khác em phải làm sao ?
	(?) Tại sao em bé phải cám ơn chị ?
	(?) Em có bao giờ nói cảm ơn chưa ? 
	=> Giáo dục học sinh biết nói lời cảm ơn khi nhận quà của người khác
3.Củng cố,dặn dò:
- Tổng hợp âm,tiếng,từ
- Trò chơi;Tìm tiếng mới
4. Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung:
........................................................................................................................................................
Tiết 15 	Môn: Đạo đức	
	 Bài 7 : Đi học đều và đúng giờ	(tt)	
TGDK: 35/
A.Mục tiêu: 
- Học sinh biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
+ Yêu cầu phát triển: Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ. 
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV :Tranh trong vở bài tập đạo đức
- HS : 	Vở bài tập đạo đức	
C. Các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
(?) Đi học đều giúp em thực hiện được điều gi ?
(?) Để đi học đúng giờ em phải làm gì ?
- Nhận xét,đánh giá. 
*Hoạt động 2: * Sắm vai tình huống bài tập 4 
- GV chia nhóm và phân công đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
? Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
=> Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe và giảng bài đầy đủ.
*Hoạt động 3:Nhận xét tình huống bài tập 5- TL nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- Kết luận: Trời mưa,các bạn vẫn đội mũ,mặc áo mưa vượt khó khăn đi học,các bạn thật đáng khen.
 (?) Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
(?) Chúng ta chỉ nghĩ học khi nào? Nếu nghĩ học cần phải làm gì ?
=>Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt,đảm bảo nội quy trường học,giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
* Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò: Cho học sinh đọc 2 câu thơ ở vở bài tập.
D. Bổ sung:
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
	Tiết 143+144: Môn: Học vần	
 Bài 61: ăm - âm	 SGK/ 124,125 	
	 TGDK: 70/
A. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc được: âm, ăm, nuôi tằm, hái nấm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : âm, ăm, nuôi tằm, hái nấm.
- Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề : Thứ,ngày,tháng,năm.
B. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh như SGK,Bộ ĐDDH,bảng con,tấm lịch
 - HS: Bộ ĐDHT,bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 60: am-om
- HS đọc và viết: om, am, làng xóm, rừng tràm, chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam. 
- HS đọc câu ứng dụng: SGK / 123
- GV nhận xét và ghi điểm
 Tiết 1 
2. Bài mới: .
a.Dạy vần mới
*Vần ăm.
-“ăm” GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu – HS đọc : CN - ĐT
- HS phân tích vần ăm
- HS ghép – GV sửa sai ,nhận xét – GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn 
- HS ghép “tằm”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích , đánh vần , đọc trơn.
- GV giới thiệu tranh - GV giảng từ “nuôi tằm”. HS đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần âm. (tương tự)
*So sánh 2 vần: ăm – âm
b.Thư giãn;
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ.
- Giảng từ:tăm tre.
d.HDHS viết bảng con: âm, ăm, nuôi tằm, hái nấm. (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Con suối như thế nào ?Đàn dê đang làm gì ?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu.
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: thứ, ngày, tháng, năm.
 - Tranh vẽ gì ? Cảnh vật trong tranh nói lên điều gì ?
	(?) Ngày chủ nhật em thường làm gì ?
	(?) Em thích ngày nào nhất trong tuần ? Vì sao ?
	=> Giáo dục học sinh trong ngày chủ nhật các em phải phụ giúp cha mẹ những công việc nhỏ trong gia đình mà em có thể làm được.	
3.Củng cố,dặn dò:
- Tổng hợp âm, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung:
.......................................................................................................................................................
	Tiết 57 Môn: Toán	
	 Bài 55 : Luyện tập SGK/ 80 
 TGDK: 35’	
A. Mục tiêu:.
-Yêu cầu cần đạt: Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 9, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1(Cột 1,2), bài 2 (cột 1 ), bài 3(Cột 1,3), bài 4.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ:
- HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2HS làm bài tập:
 Bài 3 ( phần 2)-SGK/ 79; bài 2 (cột 3,4 )
- 2 HS đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 9
-GV nhận xét,ghi điểm.
* Hoạt động 2 Luyện tập
Bài 1(cột 1,2): Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10
- Học sinh nêu miệng kết quả. Nhận xét, sửa bài
Bài 2(cột 1 ) : Vận dụng bảng cộng và trừ trong phạm vi 9 điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài, 3 HS đại diện lên đính số vào chỗ chấm , đổi vở kiểm tra.
*Thư giãn
Bài 3 (cột 1,3): Vận dụng bảng cộng và trừ trong phạm vi 9 điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng con - sửa bài.
Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS nhìn mô hình,nêu đề bài toán .Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ - sửa bài.
*Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi điền nhanh, điền đúng.
-Chia lớp thành 3 đội chơi.
-Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương
*Nhận xét - dặn dò: 
D. Bổ sung:..
Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2010
Tiết 145+146: Môn: Học vần	
 Bài 62: ăm - âm	 SGK/ 126,127 	
	 TGDK: 70/
A. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề :Bữa cơm.
B. Đồ dùng dạy học
 - GV:Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con, quả chôm chôm, tranh chó đốm.
 - HS:Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 61: ăm-âm
- HS đọc và viết: ăm, âm, nuôi tầm, hái nấm, tăm tre, đường hầm, đỏ thắm, mầm non
- HS đọc câu ứng dụng: SGK / 125
- GV nhận xét và ghi điểm
 Tiết 1 
2. Bài mới: .
a.Dạy vần mới
*Vần ôm.
-“ôm” GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu – HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần ôm
- HS ghép – GV sửa sai, nhận xét – GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn 
- HS ghép “tôm”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích , đánh vần , đọc trơn.
- GV giới thiệu tranh - GV giảng từ “con tôm”. HS đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần ơm. (tương tự)
*So sánh 2 vần: ôm – ơm
b.Thư giãn;
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ.
- Giảng từ:chó đốm.
d.HDHS viết bảng con: ôm, ơm, con tôm, đống rơm. (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Các bạn đang làm gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng .
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 4 câu.
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: bữa cơm
	(?) Tranh vẽ gì? Em thấy có những ai ?
	(?) Hằng ngày em ăn cớm mấy lần ? Gồm những món gì? Em thích ăn món gì nhất ?
3.Củng cố,dặn dò:
- Tổng hợp âm, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung:
......................................................................................................................................................
Tiết 58 Môn: Toán	
	 Bài 56: Phép cộng trong phạm vi 10	SGK/ 81	
 TGDK: 35/
A Mục tiêu:
 - Yêu cầu cần đạt: Làm được tính cộng trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2,bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 10, bảng phụ
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Gọi học sinh đọc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 9.
- 3 HS làm bài :bài 1 ( cột 3,4 ); bài 2 ( cột 2 );bài 3 ( cột 3 )
- Gv nhận xét,ghi điểm
* Hoạt động 2: HS Lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
- Cho học sinh nhìn hình vẽ trong SGK tự viết thành phép tính.
- Giáo viên ghi bảng.1+9=10 9+1=10
 2+8=10 8+2=10
 3+7=10 7+3=10
 4+6=10 6+4=10 5+5=10
- Rèn học sinh đọc thuộc, Giáo viên xóa dần kết quả.
- Học sinh đọc cá nhân – giáo viên xóa dần kết quả
 * Thư giãn:
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Vận dụng bảng cộng vừa lập làm được tính cộng trong phạm vi 10 
Bài 1a. Học sinh bài (GV nhắc nhở cách đặt kết quả thẳng cột), 2 HS làm bảng phụ, nhận xét,sửa bài
Bài 1b. Học sinh bài – 4 HS nêu miệng kết quả,nhận xét, sửa bài.
Bài 2:Vận dụng bảng cộng vừa lập làm được tính cộng trong phạm vi 10 điền số vào hình vẽ. .
- Học sinh bài – 1 HS làm bảng phụ,nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS nhìn mô hình nêu đề bài ,viết phép tính – 1 HS làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. 
D. Bổ sung:
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2010
	Tiết 1 5 Môn: Tự nhiên – Xã hội	
	 Bài 15: Lớp học	SGK /32,33	
 TGDK : 35/
A.Mục tiêu: 
- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên của lớp, GVCN và một số bạn cùng lớp.
+ Yêu cầu phát triển: Nêu một số điểm giống và khác nhau cuả các lớp học trong hình vẽ SGK.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh, lớp học.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động1: Quan sát,thảo luận
+ Mục tiêu: Nêu một số điểm giống và khác nhau cuả các lớp học trong hình vẽ SGK.
 - GV YC HS quan sát hình 32, 33 ,thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
? Lớp học của em gần giống lớp học nào trong đó:
? Em thích lớp học nào trong các hình đó ? Tại sao ?
→ GV kết luận: Lớp học nào cũng có thầy,cô giáo và HS.Trong lớp có bàn ghế cho GV và HS..Việc trang trí các thiết bị ,đồ dùng dạy học phụ thuộc vào điều kiện từng trường.
 * Thư giãn:
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
+ Mục tiêu: - Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
 - Nói được tên của lớp, GVCN và một số bạn cùng lớp.
? Kể về lớp học của mình cho bạn: Tên các bạn trong lớp, ? Trong lớp em thường chơi với ai?
tên đồ dùng trong lớp,các đồ dùng đó dùng để làm gì? 
Gọi học sinh lên kể trước lớp.
 → GV kết luận: Các em cần nhớ tên lớp,tên trường của mình, yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô giáo và các bạn. 
 *Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- 2 đội thi đua nói nhanh tên các đồ dùng có trong lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh ghi được nhiều đồ dùng nhất.
* NX- DD:
D.Bổ sung : .
Tiết 147+148: Môn: Học vần	
 Bài 63: em - êm	 SGK/ 128,129 	
	 TGDK: 70/
A. Mục đích - yêu cầu :
- Đọc được: em, êm, con tem, sao đêm.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : em, êm, con tem, sao đêm.
- Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề : Anh, chị, em trong nhà.
B. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh như SGK, Bộ ĐDDH, bảng con, con tem, que kem.
 - HS:Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 62: ôm-ơm
- HS đọc và viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm, mùi thơm, chôm chôm, sáng sớm,chó đốm.
- HS đọc câu ứng dụng: SGK / 127
- GV nhận xét và ghi điểm
 Tiết 1 
2. Bài mới: .
a.Dạy vần mới
*Vần em.
-“em” GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu – HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần em
- HS ghép – GV sửa sai ,nhận xét – GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn 
- HS ghép “tem”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
- GV giới thiệu tranh - GV giảng từ “con tem”. HS đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần êm. (tương tự)
*So sánh 2 vần: em – êm
b.Thư giãn;
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ :trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học – hướng dẫn học sinh đọc các từ.
- Giảng từ: que kem.
d.HDHS viết bảng con: em, êm, con tem, sao đêm.. (giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách và cách nối nét của các nguyên âm đôi).
 Tiết 2
đ.Đọc bảng lớp nội dung tiết 1
- HS nhìn bảng đọc trơn.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng .
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, đọc 2 câu.
g.Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Anh, chị, em trong nhà
- Tranh vẽ gì ?
	- Anh, chị, em cùng bố mẹ sinh ra còn gọi là anh, chị, em gì ?
- Trong nhà nếu ta là anh, chị thì phải đối xử như thế nào?
=> Giáo dục học sinh tinh thần yêu thương và giúp đỡ nhau trong gia đình.
3.Củng cố,dặn dò:
- Tổng hợp âm,tiếng,từ
- Trò chơi;Tìm tiếng mới
4.Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung:
........................................................................................................................................................
Tiết 59 Môn: Toán	
	 Bài 57: 	Luyện tập SGK/82	 
 TGDK: 35’	
A. Mục tiêu:.
-Yêu cầu cần đạt: Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1,bài 2, bài 4, bài 5.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, bông hoa số
- HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10:
- 1 HS làm bài tập 4 SGK / 81
-GV nhận xét,ghi điểm.
* Hoạt động 2 Luyện tập
Bài 1: Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Học sinh nêu miệng kết quả.Nhận xét, sửa bài
Bài 2: Vận dụng bảng cộng trong phạm vi 10 tính theo cột dọc.
- Học sinh làm bài, 3 HS đại diện lên đính kết quả, đổi vở kiểm tra.
*Thư giãn
Bài 4 : Vận dụng bảng cộng trong phạm vi 10 thực hiện phép tính
- Học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng con- sửa bài.
Bài 5: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS nhìn mô hình, nêu đề bài toán .Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ - sửa bài.
*Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi điền nhanh, điền đúng.
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
*Nhận xét - dặn dò: 
D. Bổ sung :.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tiết 149+ 150: Môn: Tập viết
 Bài: - nhà trường, buôn làng, bệnh viện, đình làng
 - đỏ thắm, mầm non, ghế đệm, quả trám ..
 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt: Viết đúng các chữ : nhà trường, buôn làng, bệnh viện, đình làng ; đỏ thắm, mầm non, ghế đệm, quả trám .kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
- Yêu cầu phát triển: HS khá, giỏi viết được đủ số lượng dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Khung bảng,mẫu chữ cái, bảng con
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra vở tập viết của HS
- 3 HS lên viết bảng lớp - Nhận xét + ghi điểm
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.HDHS viết bảng con:
- GV viết mẫu lên bảng lớp
- HS luyện viết bảng con
- GV nhận xét sửa chữa.
c. HDHS cách viết 
- HS đọc, phân tích các tiếng
- GV HDHS cách viết, độ cao, cách nối nét, chỉnh sửa tư thế ngồi viết.
 d.Thư giãn:
e. HS thực hành viết
- GVYCHS xem vở mẫu,nhắc nhở HS cách cầm bút, đặt vở
- HS viết bài.—GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
g.GV thu vở chấm bài,nhận xét bài viềt
3.Củng cố:HS luyện viết lại các tiếng viết chưa đúng.
*NX-DD:
D. Bổ sung:
Tiết 60: Môn: Toán	
	 Bài 58: Phép trừ trong phạm vi 10 SGK/ 83,84	 
A Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: Làm được tính trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 10, bảng phụ
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: HS Lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
- Cho học sinh nhìn hình vẽ SGK và tự đặt bài toán, viết phép tính trên bảng con.
10 – 1 = 9	10 – 9 = 1 	10 – 2 = 8 	
10 – 8 = 2 	10 – 3 = 7 	10 – 7 = 3 	
10 – 4 = 6 	10 – 6 = 4 	10 – 5 = 5
- Rèn học sinh đọc thuộc và xóa dần kết quả.
- Cho vài học sinh ôn lại bảng trừ.
 * Thư giãn:
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Vận dụng ghi nhớ bảng trừ để làm tính theo hàng dọc,hàng ngang.
Bài 1a.HS làm bài, 2HS sửa bài trên bảng phụ,nhận xét, sửa bài.
Bài 1b.HS nêu miệng kết quả bài tập. 
Bài 4: Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp (cho học sinh tập nêu đề bài theo tranh).
- HS viết phép tính- 1 HS làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố:
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép phép tính.
- Chia lớp thành 5 đội chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* NX-DD: 
D.Bổ sung:
Tiết 15 Sinh hoạt tập thể: 	 Tổng kết tuần
- Giáo viên nhận xét lại tất cả các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt.
- Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau).
- Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc.
- Cả lớp sinh hoạt trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 15.doc