Bài dạy Âm nhạc lớp 3 cả năm

Bài dạy Âm nhạc lớp 3 cả năm

Bài 1

HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM

Nhạc và lời: Văn Cao

I/ Mục tiêu:

 - Hướng dẫn HS hát chuẩn xác giai điệu và lời ca bài hát Quốc ca Việt Nam(L1).

 - Giúp các em hát hoà giọng, thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát mang tính hành khúc.

 - Giáo dục HS về lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

II/ Chuẩn bị:

 - GV: - Đàn, đài đĩa nhạ

 - HS : - Vở ghi, SGK âm nhạc lớp 3

III/ Các hoạt động day và học:

 1. Ổn định:

 - Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra:

 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

 3. Bài mới:

* Phần mở đầu:

Hôm nay cô trò mình sẽ học bài hát Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác

 

doc 76 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Âm nhạc lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 1
HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM
Nhạc và lời: Văn Cao
I/ Mục tiêu:
 - Hướng dẫn HS hát chuẩn xác giai điệu và lời ca bài hát Quốc ca Việt Nam(L1).
 - Giúp các em hát hoà giọng, thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát mang tính hành khúc.
 - Giáo dục HS về lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: - Đàn, đài đĩa nhạ
 - HS : - Vở ghi, SGK âm nhạc lớp 3	
III/ Các hoạt động day và học:
 1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra: 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
Hôm nay cô trò mình sẽ học bài hát Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
* Phần hoạt động
Nội dung
 Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: 
Dạy bài hát Quốc ca Việt Nam.
* GV giới thiệu bài hát và tác giả.
- Quốc ca là bài hát trong nghi lễ chào cờ hoặc cử nhạc, khi hát phải đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn lá Quốc kỳ. 
 Vào năm 1944 tại Hà Nội trong bối cảnh cuộc tổng khởi nghĩa nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài Quốc ca với nội dung kêu gọi toàn quốc đứng lên cứu nước. Cách mạng tháng 8 thành công, nứơc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Quốc hội khoá I năm 1946 đã công nhận bài hát Tiến quân ca là bài hát Quốc ca Việt Nam.
- GV mở đĩa cho HS nghe.
- GV treo bảng phụ, chia câu - đánh dấu chỗ lấy hơi. 
- GV dạy giai điệu từng câu theo lối móc xích từ câu 1 đến hết lời 1.
- Nhắc các em hát những chỗ có chấm dôi và cao độ cho chính xác.
- Chỉ định 1 đến 2 HS đứng tại chỗ hát.
- GV đàn cho lớp hát toàn bộ lời 1
- HS nghe.
- HS nghe và quan sát.
- HS nghe
- HS quan sat
- Thực hành luyện hát
- HS nghe.
- HS thực hiện
 * Phần kết thúc:
 4. Củng cố:
- Lớp trưởng cho lớp chào cờ và hát Quốc ca.
- GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc lời bài Quốc ca và xem trước lời 2
TUẦN 2 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2
HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM (Tiếp )
 I/ Mục tiêu:
- Giúp HS trình bày bài hát thuần thục lời 1 và 2.
- Hướng dẫn các em chỗ lấy hơi, hát mạnh mẽ, nghiêm trang .
- Giáo dục cho các em lòng tự hào truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài đĩa nhạc.
	- GV hát thuần thục bài hát Quốc ca Việt Nam 
- Một lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam.
 HS : - Vở ghi, SGK âm nhạc lớp 3
	- Một số đồ dùng dạy học khác.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: - Gọi 1 đến 5 em / lớp hát bài Quốc ca Việt Nam.
	 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Giờ trước các em đã được học lời 1 của bài hát Quốc ca Việt Nam, trên cơ sở lời 1 hôm nay cô trò mình sẽ học lời 2 của bài hát.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
+ Hoạt động 1: Ôn bài hát Quốc ca Việt Nam.
+ Hoạt động 2: Dạy hát lời 2 bài: Quố caViệt Nam.
? Em nào có thể giới thiệu về tác giả, nội dung của bài Quốc ca Việt Nam.
- GV nhận xét, tóm tắt lại và bổ xung phần trả lời của HS 
- Cho HS khởi động giọng.
- GV hát mẫu lại bài cho HS nghe.
- GV cho lớp trưởng lên điều khiển chào cờ và cho hát lời 1 bài Quốc ca Việt Nam.
- Cho HS đọc lời ca lời 2.
? Trong lời 2 có những từ nào em chưa hiểu? (Nếu có GV giải thich).
- GV đàn dạy hát từng câu (như lời 1) từ câu 1 đến hết bài.
- Gọi 1 đến 3 em trình bày.
- GV sửa những chỗ sai cho HS.
- Hát đầy đủ lời 2(Nhớ lấy hơi trước khi vào câu hát mới).
- GV đàn cho HS trình bày bài hát.
- Dùng tiết tấu March- TĐ 100.
Giọng Ddol Transpose -5.
- Nhắc nhở HS đứng hát với tư thế nghiêm trang.
- GV nhận xét. 
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe.
- HS khởi động giọng theo mẫu âm: A.
- HS nghe.
- HS thực hiện.
- HS đọc 1 vài lần
- HS trả lời.
- Hát theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- Hát lại.
- HS đứng tại chỗ hát.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
	* Phần kết thúc:
4. Củng cố:
 - Gv đàn cho lớp hát bài Quốc ca với tư thế nghiêm trang khi chào cờ.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học thuộc bài hát Quốc ca Việt Nam.
TUẦN 3
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 3
HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
 I/ Mục tiêu:
- Giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca - Biết trình bày bài hát theo cách hòa giọng, đối đáp, nối tiếp.
- Giáo dục các em tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè và thiên nhiên tươi đẹp.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài đĩa nhạc. bảng phụ
 HS : - Vở ghi, Tập bài hát lớp 3
	- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra: 
 - Hát bài Quốc ca Việt Nam theo nghi lễ chào cờ.
	- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
 Ơ giờ học hôm nay cô sẽ dạy các em một bài hát rất hay đó là bài: Bài ca đi học của nhạc sỹ Phan Trần Bảng là 1 ca khúc ngắn gọn, trong sáng nói lên niềm vui của các em khi tới trường.
Phần hoạt động
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
+ Hoạt động 1: Học hát bài:
Bài ca đi học.
+ Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm.
+ Hoạt động 3: Sử dụng một vài cách hát tập thể.
- GV giới thiệu bài và tác giả.
- Bài hát Bài ca đi học là bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác, ông là người rất tâm huyết và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông. Nhạc sĩ Phan Trần Bảng là tác giả bài hát: Trừơngem xinh xinh, làng em đẹp, cộc cách tùng cheng.
(Nhạc Pháp lời Việt cùng nhạc sĩ Lê Minh Châu- SGK 6). Bài ca đi học là 1 ca khúc ngắn gọn, trong sáng nói lên niềm vui của các em khi tới trường.
- GV mở đĩa cho HS nghe.
- Chia câu, đánh dấu chỗ lấy hơi.
- Cho học sinh đọc lời ca theo t2.
 (Hình tiết tấu của bài)
 - GV làm mẫu và hướng dẫn
- Gọi 1 đến 2 em lên gõ tiết tấu.
- Cho lớp luyện thanh.
 - Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
Bình . long lanh (lấy hơi)
Đàn . rung rinh (lấy hơi).
Bầy  xanh xanh (lấy hơi).
Chào .. tới ttường (lấy hơi).
- GVđàn cho lớp hát ghép toàn bộ lời 1
- GVsửa những chỗ sai cho HS ( nếu có)
- Làm mẫu và hướng dẫn HS cach hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Bình minh dâng lên ánh trên giọt 
 x x 
sương long lanh
 x x
+ Cách hát nối tiếp: 
- Chia lớp làm 4 tổ, mỗi tổ hát 1 câu hết bài, đổi ngược lại.
+ Cách hát đối đáp:
Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu đối đáp nhau, đổi lại phần trình bày.
- Gọi 2 em hát tốt lên hát dối đáp . 
- GV nhận xét. 
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe và quan sát.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo theo mẫu âm A.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- Lớp hát lời 1vài lần.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp chia làm 4 tổ:
+ tổ 1: Hát câu1.
+ tổ 2: Hát câu2.
+ tổ 3: Hát câu3.
+ tổ 4: Hát câu4.và ngược lại.
Lớp chia làm 2 nhóm:
+ nhóm 1 hát câu 1, 3. 
+ nhóm 2 hát câu 2, 4.
Và đổi ngược lại
- HS thực hiện.
 * Phần kết thúc:
4. Củng cố:
 - GV đàn cho từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát để thuộc lời ca, 1 người trong tổ bắt nhịp.
 ? Bài học hôm nay có mấy nội dung?
 - HS trả lời.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Về nhà tập hát thuộc lời ca, hát rõ lời hơn.
 - Hát và chuẩn bị một vài động tác phụ họa cho bài hát.
TUẦN 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4
HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC (tiếp)
 I/ Mục tiêu:
- Giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Hướng dẫn các em trình bày bài hát, hát thuần thục và vận động phụ họa.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài đĩa nhạc.
	- Đàn và hát thuần tục bài hát
- Tranh ảnh minh họa và một số động tác phụ họa cho bài hát.
 HS : - Vở ghi, Tập bài hát lớp 3
	- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 
 - Gọi 1 đến 3 em hát lời 1 bài hát Bài ca đi học.
	- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Hôm nay chúng ta sẽ học lời 2 của bài hát Bài ca đi học kết hợp với 1 số động tác phụ họa đơn giản.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
+ Hoạt động 1 Ôn lời 1 bài hát.
+ Hoạt động 2 Học lời 2 bài hát.
+ Hoạt động 3 Hát kết hợp vận động.
- Cho HS khởi động giọng.
- GV đàn cho lớp ôn lại lời 1 bài hát vài lần.
- Cho từng nhóm hát.
- GV nhận xét.
- Mở đĩa cho HS nghe lời 2 bài hát.
- Cho HS đọc lời 2.
- Dạy hát lời 2 tương tự như lời 1tiết 3.
- Nhắc các em lấy hơi sau mỗi câu hát.
- Cho lớp hát đủ 2 lời.
- Cả lớp hát hòa giọng 2 lời.
- Cho lớp hát đối đáp, chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu.
- Cho HS hát nối tiếp tương tự như ở tiết 3.
- Trình bày bài hát.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn các em hát kết hợp vận động như đã chuẩn bị.
- Cho 2 HS hát khá lên hát và vận động phụ họa.
- Gọi 1 vài nhóm lên vận động.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS khởi động giọng theo mẫu âm A.
- HS hát.
- Từng nhóm thực hiện.
- HS nghe hát.
- HS đọc đồng thanh.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- Lớp hát cả bài.
- Lớp hát.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát nối tiếp.
- Các nhóm lên trình bày.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS hát.
- HS thực hiện.
 * Phần kết thúc:
4. Củng cố:
 - GV đàn, lớp hát ôn lại bài hát.
5. Dặn dò
 - Về nhà tập hát thuộc bài hát kết hợp vận động phụ họa.
TUẦN 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 5
 HỌC HÁT BÀI: ĐẾM SAO
Nhạc và lời: Văn Chung
 I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất nhịp nhàng của bài hát Đếm sao qua nhịp 3/4
- HS có thể hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, thực hiện 1 vài cách hát tập thể.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài đĩa nhạc.
	- Đàn và hát chuẩn xác bài Đếm Sao.
- Tranh vẽ bầu trời và những ngôi sao..
- Chép lời lên bảng phụ thành 4 dòng tương đương với 4 câu.
 HS : - Vở ghi, Tập bài hát lớp 3
	- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra: 
 - Gọi 2 đến 5 em hát bài Bài ca đi học
	 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu: 
 + Giáo viên giới thiệu bài:
 Bầu trời cao vời vợi gợi cho chúng ta ước mơ bay bổng vào không gian, tới những hành tinh xa tít, trong đêm hè gió mát, được ngắm nhìn bầu trời đầy sao, mỗi người đều có cảm xúc thật dễ chịu. Dựa theo trò chơi của trẻ em trong dân gian, nhạc sĩ Văn Chung đã viết bài Đếm sao. Bài hát có giai điệu du dương, lời ca giản dị như bức tranh vẽ lên c ... ại nghệ thuật này, để âm nhạc đem tới nhiều niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
- Giáo viên cho học sinh nghe 1 đến 2 bài hát thiếu nhi và 1 đoạn nhạc không lời.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nghe và quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.? 
 5. Dặn dò: - Về nhà ôn 2 bài Chị ong nâu và em bé với bài Tiếng hát bạn bè mình.
TUẦN 31
Ngày soạn:...../...../........... Ngày giảng:..../...../...........
Bài 31
- ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ –
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
- ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập để trình bày 2 bài hát trên thuần thục hơn. Hướng dẫn các em ôn tập tên các nốt nhạc.
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca - Qua tiết ôn giáo dục các em tình thân ái với bạn bè, tình yêu thiên nhiên, muôn thú và sự tự tin trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Đàn, đài, đĩa nhạc.
Học sinh: - Tập bài hát lớp 3, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra: 
 - Hát bài Chị ong nâu và em bé.
 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Ôn tiết học này các em sẽ được ôn lại 2 bài hát Chị ong nâu và em bát – Tiếng hát bạn bè mình ngoài ra chúng ta ôn lại tên các nốt nhạc được học.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: Ôn bài hát Chị ong nâu và em bé.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại bài hát.
- Cho các em ôn lại cách hát gõ đệm theo phách.
- Cho các em hát kết hợp gõ đêm theo nhịp.
- Cho các em hát kết hợp vận động (yêu cầu học sinh vận động nhẹ nhàng duyên dáng)
- Mời 1 vài em lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
- Hướng dẫn các em hát và vận động phụ hoạ (như tiết 28)
- Cho các em ôn luyện.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cho các em thi biểu diễn theo nhóm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Cho các em ôn trò chơi khuông nhạc bàn tay để nhớ vị trí nốt nhạc.
- Giáo viên viết nốt nhạc trên khuông yêu cầu học sinh đọc tên tốt, cao độ, trường độ.
- Học sinh tập kẻ khuông nhạc và viết nốt nhạc hoàn chỉnh (đọc tên nốt đã chép)
- Học sinh nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh biểu diễn.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh ôn luyện theo tổ, nhóm, các nhóm.
- Học sinh hát và gõ đệm.
- Học sinh thi.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh thực hiện
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 	
 - Giáo viên đàn học sinh hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
	 - Giáo viên nhận xét giờ học? 
 5. Dặn dò: - Về nhà ôn tập nốt và 2 bài hát vừa ôn.
TUẦN 32
Ngày soạn:...../...../........... Ngày giảng:..../...../...........
Bài 32
- HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
 - TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I. Mục tiêu:
- Học sinh được học 1 bài hát của địa phương.
- Giúp các em hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện được tình cảm của bài hát.
- Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục các em tình cảm gắn bó với quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Sưu tầm 1 bài hát của địa phương.
	- Đàn + nhạc cụ gõ.
- Tổ chức cho các em chơi 1 trò chơi mang tính giáo dục âm nhạc để hướng dẫn học sinh tham gia.
Học sinh: - Tập bài hát lớp 3, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra:
 - 3 em hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát nói về địa phương mình.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: Học hát bài: Hoa lê trắng
 Hoạt động 2: 
Trò chơi âm nhạc
- Giáo viên dạy học sinh hát theo các bước như các bài đã học, giáo dục các em về tình yêu thiên nhiên, quê hướng đất nước.
- Giáo viên hướng dẫn các em trò chơi và tổ chức cho các em thi theo tổ.
? Kể tên các bài hát thiếu nhi viết về quê hương?
- Hát 1 đoạn trong các bài hát đó.
- Giáo viên đánh giá cho điểm tương tự từng tổ.
- Kể tên các con vật trong những bài hát đã học ở lớp 3.
- Mỗi tổ cử 4 bạn đóng vai con gà, con chim, con thỏ, con ong,  các em lên trước lớp mỗi em trình bày 1 bài hát mà mình đang sắm vai.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Thực hệin theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tham gia.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh kể tên:
+ con Gà (gà gáy)
+ con Chim (Con chim non)
+ con Thỏ, Hươu, Nai, Sóc (Cùng múa hát)
+ con Ong (Chị ong nâu và em bé)
- Học sinh thực hiện.
- HS nghe.
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 	
 - Giáo viên đàn cho lớp hát ôn lại bài hát.
	 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà ôn tất cả các bài hát và nốt nhạc đã học.
..........................................................................................................................................
TUẦN 33
Ngày soạn:...../...../........... Ngày giảng:..../...../...........
Bài 33
- ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC 
- BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT
- NGHE NHẠC
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gọi tên nốt nhạc hoàn chỉnh gồm cao độ (tên nốt) và trường độ (hình nốt). Học sinh tập viết hoàn chỉnh một số nốt nhạc.
- Học sinh tập trình bày hoàn chỉnh 1 vài bài hát đã học qua cách hát hoà giọng, đối đáp, lĩnh sướng, nối tiếp và trình bày theo các hình thức song ca, tam ca, tốp ca.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Đàn + Nhạc cụ.
	- Tranh vẽ khuông nhạc và các nốt nhạc.
Học sinh: - Tập bài hát lớp 3, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra: 
 - Xen kẽ trong giờ.
 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập tên các nốt nhạc và tập biểu diễn các bài hát đã học ngoài ra các em còn đưcợ nghe nhạc.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc.
 Hoạt động 2: Tập biểu diễn.
- Giáo viên cho học sinh ôn tập các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để học sinh nhớ vị trí nốt nhạc.
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tham gia, 1 em đọc tên nốt, em khác chỉ nốt nhạc trên vị trí bàn tay.
- Giáo viên viết 1 số nốt nhạc bên khuông, học sinh tập đọc hoàn chỉnh từng nốt gồm cao độ (vị trí nốt) trường độ (hình nốt).
- Cho học sinh tập kẻ khuông nhạc và viết nốt nhạc hoàn chỉnh.
- Yêu cầu các em đọc lại tên các nốt vừa được viết.
+ Tập biểu diễn các bài hát.
- Giáo viên chọn 3 bài trong chương trình đã được học để các tổ, các nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Học sinh tham gia.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tham gia.
- Các nhóm trình bày.
- HS nghe.
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 
	 - Giáo viên đàn cho lớp ôn bài Tiếng hát bạn bè mình.
 - Giáo viên nhận xét giờ học? 
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà ôn lại tất cả các bài hát đã học.
....................................................................................................................................... 
TUẦN 34 
Ngày soạn:...../...../........... Ngày giảng:..../...../...........
Bài 34 
TẬP BIỂU DIỄN
I/ Mục tiêu:
- HS hát thuộc và trình bày tốt bài hát đã học.
- Khuyến khích cho HS tự tin khi trình bày các bài hát, động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
	HS : - Chuẩn bị tốt những bài hát đã học.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 HS lên trình bày một bài hát tự chọn.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập biểu diễn các bài hát đã học ở học.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Nội dung 1:
Biểu diễn các bài hát: 
 + Hoạt động 1: Trình bày cá nhân.
+ Hoạt động 2: Trình bày theo tổ.
- GV ghi nội dung.
- Mỗi HS trình bày 2 bài hát, 1 bài đơn ca, 1 bài hát theo tổ.
+ Hình thức đơn ca: Mỗi em sẽ được lên nhúp phiếu và về chỗ chuẩn bị bài hát của mình(những bài hát đã học) và trình bày bài hát trước lớp, khi trình bày bài hát các em có thể vận động phụ họa hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo nhịp, phách.
- GV yêu cầu HS trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chon bài hát và bắt nhịp cho các bạn trình bày.
- Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ họa hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo nhịp, phách.
- Khuyến khích HS tự tin khi trình bày các bài hát, động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
- HS ghi bài.
- HS ghi nhớ cách trình bày.
- HS ghi nhớ cách trình bày.
- HS lắng nghe.
	* Phần kết thúc:
4. Củng cố:
- GV nhận giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả những bài hát đã học.
TUẦN 35 
Ngày soạn:...../...../........... Ngày giảng:..../...../...........
Bài 35 
TẬP BIỂU DIỄN
I/ Mục tiêu:
- HS hát thuộc và trình bày tốt bài hát đã học.
- Khuyến khích cho HS tự tin khi trình bày các bài hát, động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
	HS : - Chuẩn bị tốt những bài hát đã học.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1 HS lên trình bày một bài hát tự chọn.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập biểu diễn các bài hát đã học ở học.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Nội dung 1:
Biểu diễn các bài hát: 
 + Hoạt động 1: Trình bày cá nhân.
+ Hoạt động 2: Trình bày theo tổ.
- GV ghi nội dung.
- Mỗi HS trình bày 2 bài hát, 1 bài đơn ca, 1 bài hát theo tổ.
+ Hình thức đơn ca: Mỗi em sẽ được lên nhúp phiếu và về chỗ chuẩn bị bài hát của mình(những bài hát đã học) và trình bày bài hát trước lớp, khi trình bày bài hát các em có thể vận động phụ họa hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo nhịp, phách.
- GV yêu cầu HS trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chon bài hát và bắt nhịp cho các bạn trình bày.
- Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ họa hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo nhịp, phách.
- Khuyến khích HS tự tin khi trình bày các bài hát, động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
- HS ghi bài.
- HS ghi nhớ cách trình bày.
- HS ghi nhớ cách trình bày.
- HS lắng nghe.
	* Phần kết thúc:
4. Củng cố:
- GV nhận giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả những bài hát đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac lop 3 chuam.doc