Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

BÀI DỰ THI:

“Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh Bình Định

 Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?

Trả lời:

Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương và 65 Điều.

Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

Câu 2: Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy?

 

doc 7 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI:
“Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh Bình Định
 Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? 
Trả lời:
Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương và 65 Điều. 
Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. 
Câu 2:  Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy? 
Trả lời:
Điều 4– Luật Phòng cháy và chữa cháy nêu rõ:
 	1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 
 	2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
 	3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
 	4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 13 – Luật Phòng cháy và chữa cháy nêu rõ về các hành vi bị nghiêm cấm:
 	1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 
 	2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
 	3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 
 	4. Báo cháy giả.
 	5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
 	6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 
 	7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn. 
 	8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Câu 3: Hãy cho biết trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Lực lượng phòng cháy chữa cháy bao gồm những lực lượng nào? 
Trả lời:
Điều 5 – Luật PCCC và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy nêu rõ về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy:
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. 
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. 
Điều 43-Luật PCCC xác định lực lượng phòng cháy và chữa cháy:
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng; 
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Câu 4:  Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định như thế nào? 
Trả lời:
Điều 22-Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ nêu trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy:
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.
c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
 	Điều 45-Luật PCCC nêu rõ nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Câu 5: Hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy? 
Trả lời:
Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy là:
1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. 
2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là lực lượng nòng cốt tại địa bàn, cơ sở, được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, được trang bị kiến thức nghiệp vụ và hiểu biết về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại địa bàn, cơ sở, nhanh chóng đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ, tai nạn khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại. 
      	3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu. 
4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống. 
 Câu 6:  Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy? 
Trả lời:
- Ngày 22/9/2015, Bộ Công an đã ký Quyết định số 5490/QĐ-BCA-X11 về việc xác định Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, ngày 4 tháng 10 năm 1961 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. 
- Ý nghĩa việc xác định ngày 04/10/1961 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy  
Thứ nhất, ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy. 
Thứ hai, đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 55 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 
 Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nói riêng, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. 
Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống để ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng, hun đúc bản lĩnh kiên cường, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của mỗi CBCS lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, là dịp để đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy và đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 
Câu 7: Bốn điều dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Trả lời:
- Ngày 03/8/1966, trong thư khen gửi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 4 điều:
+ Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn. 
+ Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân. 
+ Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy. 
+ Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí. 
 Câu 8:  Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy? (10 điểm)
Trả lời:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 2001 đã quy định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”. 
- Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
+ Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho toàn dân; huy động được đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích cho công tác phòng cháy và chữa cháy. 
+ Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy là dịp để động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, cơ sở. 
+ Ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy”. Đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; đồng thời là dịp tổng kết, đánh giá phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; kiểm điểm và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy vững mạnh. 
Câu 9: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định được Bộ Công an quyết định thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định hiện nay? 
Trả lời:
- Ngày 07/4/2015, Bộ Công an đã ký quyết định số 1725/QĐ-BCA về thành lập và quy định tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định. 
- Tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định
+ Ban Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định. 
+ Phòng Tham mưu. 
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy. 
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 
+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật. 
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. 
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 1. 
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 2.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 3.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 4. 
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 5.
 Câu 10: Viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) cảm nghĩ hoặc kỷ niệm sâu sắc về tấm gương, hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gần dân, vì nhân dân phục vụ hoặc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới? Theo anh, chị có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này. 
Trả lời:
(tự trình bày) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_du_thi_tim_hieu_ve_phong_chay_chua_chay_tinh_Binh_Dinh.doc